[TT Hữu ích] Những hồi ức của một lính Hải quân

trung_cadan

Xe buýt
Biển số
OF-108552
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
573
Động cơ
218,479 Mã lực
Nơi ở
Các quán cafe
Website
www.thanglongkydao.com
Em cám ơn cụ đã trả lời.
Em hỏi như vậy vì em thấy các đồn đại tản mát trên mạng TQ, về một chiến dịch lớn của Hải quân TQ nhằm cướp các đảo do Việt Nam và Phi đang chốt giữa. Nó có tên "Hải chiến 92", [cần phân biệt có một trận đánh cũng có từ khóa "Hải chiến 92", nhưng xảy ra vào 2-9-1958, là trận hải chiến lớn nhất của Hải quân TQ với Hải quân Quốc dân ****].

Những tài liệu này cho hay, Hải quân TQ [Hạm đội Nam Hải] xuất phát từ đảo Hải Nam, với mục tiêu thứ nhất là cướp các đảo do Việt Nam đóng giữ, sau đó mục tiêu thứ hai là sẽ cướp nốt các đảo của Philippin.

Tuy nhiên, vừa khởi hành, TQ nhận được tin tình báo là Hạm đội chủ lực của Hải quân Đài Loan cũng đang rời khỏi eo biển Đài Loan.
TQ lo sợ sẽ bị Đài Loan đánh úp nên đã chia đôi Hạm đội Nam Hải, một nửa ở lại để phòng thủ, một nửa tiếp tục tới Biển Đông.

Các tài liệu không cho biết đích xác ngày giờ, mà chỉ nói rằng trận đánh xảy ra trong vòng một tiếng đồng hồ, phía TQ bị Hải quân Việt Nam đánh bại, không xâm lược được bất cứ một tấc đảo, bãi nào của Việt Nam.

Hải chiến 92 không được truyền thông TQ nhắc tới, dù chỉ một lần. Tuy nhiên, tin đồn thì khá nhiều.
Một số cho rằng, ba tàu cá TQ bị chìm, hai tàu cá và một tàu chiến bị trúng đạn, 30 người chết. Một số khác lại nói, khả năng thương vong rất lớn.

Về nửa hạm đội Nam Hải còn lại, khi giáp mặt với Hạm đội chủ lực Đài Loan, hóa ra, TQ đã quá cẩn thận. Đài Loan không hề có ý định đánh úp TQ, mà ngược lại đang có ý định giúp TQ một tay xâm lược Trường Sa.

Chỗ này khá hay ho, ở chỗ, cuộc chạm trán giữa TQ và Đài Loan được báo chí Hồng Kông tường thuật lại, những người Đài Loan được cho là đã nói rằng, "Hỡi những người anh em đại lục, anh em ngã xuống, đã có chúng tôi, chúng tôi sẽ báo thù, thề sẽ dùng cái chết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chúng ta".
Chuyện của cụ em cho rằng là không chính xác, ít nhất là với khá nhiều thông tin em đã biết :D...
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
Cái này tôi e là cụ nhầm.Cùng một máy phát tín-thoại,cùng công suất phát,tín hiệu Morse sẽ được phát rất xa so với thoại.
Tôi trước đây là cơ công,cũng có thời gian sửa máy phát,Công ty nghi khí hàng hải.Hồi đó cty hay mua máy phát bên quân đội thải ra(gọi là thải ra nhưng có khi chưa dùng ngày nào) để làm các máy phát cho các sở giao thông đặt khắp các tỉnh(thời kỳ 1983 trở đi..)hay đặt trên tàu biển pha sông.Hồi đó toàn dùng máy Tiệp,Trung Quốc,Nga...
Tôi chắc chắn cùng máy phát phát tín ở rất xa hơn vẫn nhận được tín hiệu so với khoảng cách nhận tín hiệu thoại.
Cụ nào đã làm ở viện kỹ thuật giao thông,Đường Láng,phòng điện tử...chắc biết rõ điều này..
Vài lời đóng góp.
Tín hiệu Morse là dạng tín hiệu có 2 trạng thái 0-1 (như mã nhị phân) nên quá trình truyền dẫn ít bị nhiễu hơn so với tín hiệu thoại nên vẫn đề thu phát công suất lớn đơn giản hơn hệ thống thu phát tín hiệu thoại, vì vậy hay được dùng để truyền xa hơn cụ ạ, còn về mặt tín hiệu điện thì cự ly truyền như nhau :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
SINH NHẬT HẢI QUÂN

Năm nay là lần sinh nhật thứ 61 của Quân chủng Hải quân (07/05/1955 – 07/05/2016), nhưng nhà cháu đang ‘hoàn cảnh’ quá, chẳng viết được bài chào mừng.

Nhưng xin được báo cáo Quân chủng: người lính Hải quân năm nào, vẫn luôn giữ vững ý chí chiến đấu.

Thời lính thủy: trung dũng – kiên cường






Về với đời thường: vẹn tâm – trọn nghĩa




Chúc Hải quân Việt Nam: Kiên cường trong sóng gió.
 

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,179
Động cơ
221,294 Mã lực
Nhân ngày truyền thống của bộ đội Hải Quân,chúc cụ và gia đình luôn mạnh khoẻ và gặp nhiều may mắn@};-!(em chúc hơi muộn tí,cụ thông cảm:D).
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
Tháng 5 có ngày của Mẹ.
(Mẹ ơi, con dạo này bận quá. Con xin treo lại bài này, để nhớ Mẹ)


Tháng 5, đối với những người từng là lính Cụ Hồ, là tháng tràn đầy những ngày kỷ niệm.

Đó là dịp 30/04 và 1/5: ngày Chiến thắng. Những người lính năm xưa, lại có dịp tụ tập, để nhớ về những thằng đã không trở về. Những đồng đội đã nằm lại chiến trường - mãi mãi tuổi đôi mươi.

Đó là ngày 7/5, ngày chiến thắng Điện Biên. Lại nhớ về bố tôi, một người lính thời kháng chiến 9 năm, đã hành quân, bằng đôi chân trần, trên khắp nẻo đường Tây Bắc, và đã tham gia đánh trận Điện Biên, dưới sự chỉ huy của Đại Tướng.

Đó là ngày 7/5: ngày thành lập Quân chủng Hải quân Việt Nam. Nhà cháu tự nhớ về một thời lính biển-sóng bạc đầu. Và lại nhớ về một tia sáng, lấp lánh ánh lửa lân tinh đêm nào, trên cặp tóc ai đấy, ở một thời trai trẻ.

Ngày 9/5, chiến thắng phát xít –kết thúc chiến tranh thế chiến 2. Lại nhớ về 1 thời nước Nga, nhớ về ‘Bông hồng vàng’ của Pau-tốp-xki, nhớ về ‘Và nơi đây bình minh yên tĩnh- А зори здесь тихие’ của Boris Vasilyev.

Và đó còn là ngày 19/5, sinh nhật Ông Cụ, nếu còn ở lính, thể nào cũng được xem văn công. Giờ đây đã về với đời thường, coi bác Tổng diễn trò trên ti-vi, cũng hài ra phết.


Nhưng cũng trong tháng 5, có một ngày kỷ niệm, mà những người lính thời 7x, không hề biết có nó.


Đó ngày của Mẹ.

Bọn tôi thật đáng trách, chẳng thằng nào biết cả.

Lớn lên, là đi mất hút, bỏ mặc mẹ già, mòn mỏn bên khuôn cửa - đợi chờ.

Những thằng con của mẹ, luôn dấn mình vào những chiến trận xa xôi.

Những thằng con của mẹ, luôn mải mê - biền biệt, đánh giặc nơi chân trời – góc bể, cùng với các đơn vị chủ lực của Cụ Hồ.

Nhưng hôm nay, nhờ có ‘in-tơ-net’ mà biết có ngày của Mẹ. Chúng tôi sẽ gọi điện hỏi thăm mẹ - nếu ở xa, hoặc sẽ về nấu 1 bát canh rau cần cho mẹ, nếu ở gần.


Cho giù đã đi khắp bốn phương trời đánh giặc. Cho giù khắp người sáng lòe ‘sao tiết’. Chúng tôi, sẽ mãi vẫn chỉ là ‘thằng chó cún’ của Mẹ mà thôi.

 

Fomula2007

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-5741
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
135
Động cơ
545,475 Mã lực
đọc xong mà em cảm thấy như hiểu thêm về lín hải quân việt nam ạ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
BÀI CA TRÊN ĐỈNH PÒ HÈN

Đêm khuy cô liêu, đức cha tuyên úy hay nhất, người bạn tâm giao phù hợp nhất, những intangible có thể nâng đỡ tinh thần, gột rửa tâm hồn, thanh tẩy tâm linh, làm cho con người trở nên đỡ đơn côi hơn - trong lúc đảm nhận việc trông nom thương binh nặng, chỉ có thể là các bản nhạc được phát trên đài phát thanh. Đêm hôm qua, tầm 1h sáng, nhà cháu cũng bật ra-đi-ô tìm làn sóng FM 100 theo thói quen.

Tình cờ, nhà đài đang phát chương trình của nhạc sỹ Thế Song. Nhạc sỹ Thế Song vốn đã nổi tiếng trong cánh lính Hải quân nhà cháu qua ca khúc: ‘Nơi đảo xa’ - http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/noi-dao-xa-trong-tan.odmFuBdxNfCG.html.

Nhưng đêm qua, nhạc phẩm của ông được nhà đài phát, lại là bài: ‘Bài ca trên đỉnh Pò Hèn’ - http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/bai-ca-tren-dinh-po-hen-3636.html

Ôi, lời bài hát ca ngợi chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, như đã đưa nhà cháu quay ngược lại thời quân ngũ, thời chiến tranh đánh quân Trung Quốc chưa xa.

------

Rạng sáng ngày 17-2-1979, khi mặt trời vẫn còn chưa mọc, từ phía bên kia biên giới bỗng rền vang tiếng súng. Trên 600 ngàn quân Trung Quốc xâm lược, đã ồ ạt tấn công toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Trong trận chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc sáng 17-2 ấy, đồn biên phòng Pò Hèn (Móng Cái) là một điểm chiến đấu ác liệt.

Trước thời khắc cuộc chiến tranh biên giới nổ ra chừng một tuần, các khối lâm trường, thương nghiệp... đã được lệnh lùi về tuyến sau. Cửa hàng bách hóa thương nghiệp Pò Hèn - nơi chị Hoàng Thị Hồng Chiêm công tác cũng thế, chỉ còn một ít hàng được giữ ở kho. Mọi người thay nhau lên trông coi, bảo vệ.

Chiều ngày 16-2-1979, chị Chiêm được lệnh lên cửa hàng dọn dẹp một số hàng. Chị tranh thủ ghé qua thăm anh Bùi Văn Lượng, người yêu của chị, đang công tác tại đồn biên phòng Pò Hèn. Sau đó, chị Chiêm quay về cửa hàng bảo vệ hàng hóa ở kho.

Sáng hôm sau quân Trung Quốc bất ngờ tấn công Việt Nam.

Vốn là bộ đội xuất ngũ, đã trở về làm ‘thứ dân’ và hòa lẫn –chìm khuất lấp vào trong triệu triệu ‘dân đen’ nước Việt, nhưng khi quân Trung Quốc nổ súng tấn công, từ cửa hàng, Hồng Chiêm đã chạy lên đồn Pò Hèn, nhặt lấy khẩu AK của 1 chiến sỹ mới hy sinh, sát cánh chiến đấu cùng các chiến sĩ biên phòng. Ở đó, cô mậu dịch viên ‘dân đen’, đã thoắt lại trở về thời mình còn là lính. Chị Chiêm đã dùng AK của liệt sỹ, bắn quân Trung Quốc đến viên đạn cuối cùng. Chị đã dùng ngực mình, chắn thêm cho tổ quốc được một loạt đạn của quân thù.

Toàn thể chiến sỹ và dân quân tại đồn biên phòng Pò Hèn, trước sức tấn công như vũ bão của quân Trung Quốc xâm lược, đều đã đứng vững trên chiến hào tiền duyên - tuyến 1, không lùi nửa bước.

Và tất cả…….Toàn bộ những con dân nước Việt ấy, đều đã anh dũng hy sinh ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến. Cả chị Chiêm và người yêu là chiến sỹ Lượng, đều đã hy sinh trong trận đánh không cân sức này.

Tại đồn biên phòng Pò Hèn, trước lúc hy sinh dưới chân cột cờ của Tổ quốc , liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa, chính trị viên đồn Biên phòng Pò Hèn đã có câu nói bất hủ khi bọn xâm lược Trung Quốc bao vây đồn, gọi loa chiêu hàng:

-" Người Việt Nam chỉ biết đứng chứ không biết quỳ gối, chúng mày đến đây, chúng mày sẽ chết".

Câu nói của anh Họa, như một mạch nối dài, lời của danh tướng Trần Bình Trọng khi xưa, trên bến sông Thiên Mạc, khi chặn đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1285:

-“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Sau chiến tranh biên giới năm 1979, chị Chiêm, anh Họa, và đồn biên phòng Pò Hèn, đều được tuyên dương là anh hùng quân đội.

Năm 1984, năm năm sau ngày chị hy sinh, tên chị được đặt cho một ngôi trường cấp II ở xã Bình Ngọc - Trường trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Trong sân trường có bức tượng chị Chiêm bằng ximăng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nhìn thẳng kiên nghị về phía trước. Đặc biệt bàn chân bức tượng dẫm lên một chiếc mũ lính Tàu, thể hiện sự khinh bỉ quân xâm lược.

Bao năm qua, các thế hệ học trò xã Bình Ngọc đã được học dưới mái trường mang tên chị, thấm đẫm niềm tự hào về người nữ liệt sĩ của quê hương và ngày ngày hát vang lớp học những bài ca ca ngợi tấm gương liệt nữ.

-----------

Ấy thế nhưng, các lờ đờ đã đổi thay.

Vào một ngày ‘xấu trời nhưng Đ…ảng thấy đẹp’ của năm 2010, theo chị thị của lờ đờ bên trên, tấm biển trường mang tên Hoàng Thị Hồng Chiêm đã bị đập bỏ, và được thay thế bằng tấm biển trường với tên là trường THCS Bình Ngọc.

Bức tượng của chị trong sân trường, dẫu lờ đờ ra lệnh đập, nhưng do sức ép của các em học sinh, tuy vẫn còn, nhưng lại bị lờ đờ ra lệnh quét nhiều lớp nước vôi rất dày, đã làm mờ đi dòng chữ ghi tên chị trên thân bệ đá.





Oài, ‘Lờ đờ’ thì có thể đã cố tình quên, nhưng trong lòng những thảo dân nhà cháu, những người con đã hy sinh cho nước Việt, cho dù ở bất cứ cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nào, từ:

-Danh tướng Trần Bình Trọng hy sinh trên bãi sông Thiên Mạc năm 1285, hay

-Người lính dân tộc thiểu số Bế Văn Đàn, hy sinh khi lấy thân mình làm giá súng trong trận Điện Biên năm 1954, cho tới

-Người lính Hải quân Ngô Huy Hoàng, bị máy bay Mỹ bắn gẫy chân, đã dùng thắt lưng, tự treo mình bên tháp pháo trên con tầu tuần tiễu 79 tấn, ấn nốt băng đạn cuối cùng cho đồng đội rồi mới chịu gục xuống năm 1964, và gần đây là

- Chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, một người lính đã giải ngũ về làm ‘thứ dân’, nhưng năm 1979, khi quân Trung Quốc xâm lược tới, đã chặn đánh quân thù tới viên đạn cuối cùng.

-> họ đều là những anh hùng bất diệt. Máu của những liệt sỹ trong cuộc chiến đấu đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1979, cũng vẫn là dòng máu đỏ của dân Việt Nam. Không thể có phân biệt giữa máu đỏ của ‘chiến thắng vĩ đại’ và của ‘vấn đề nhậy cảm’.


Trưa tới, ngày 27 tháng 7, nhà cháu sẽ đến quán cơm vỉa hè, mua lấy 1 ly rượu ‘cỏ’. Nhà cháu sẽ uống, vì những những người đồng đội cùng thời với nhà cháu, những người như chị Chiêm, những người đã ngã xuống trên chiến hào đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1979.

Lờ đờ có thể đã cố tình quên, nhưng thảo dân nhà nhà cháu, mãi luôn nhớ tới những người đồng đội anh hùng.
 

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,179
Động cơ
221,294 Mã lực
BÀI CA TRÊN ĐỈNH PÒ HÈN

Đêm khuy cô liêu, đức cha tuyên úy hay nhất, người bạn tâm giao phù hợp nhất, những intangible có thể nâng đỡ tinh thần, gột rửa tâm hồn, thanh tẩy tâm linh, làm cho con người trở nên đỡ đơn côi hơn - trong lúc đảm nhận việc trông nom thương binh nặng, chỉ có thể là các bản nhạc được phát trên đài phát thanh. Đêm hôm qua, tầm 1h sáng, nhà cháu cũng bật ra-đi-ô tìm làn sóng FM 100 theo thói quen.

Tình cờ, nhà đài đang phát chương trình của nhạc sỹ Thế Song. Nhạc sỹ Thế Song vốn đã nổi tiếng trong cánh lính Hải quân nhà cháu qua ca khúc: ‘Nơi đảo xa’ - http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/noi-dao-xa-trong-tan.odmFuBdxNfCG.html.

Nhưng đêm qua, nhạc phẩm của ông được nhà đài phát, lại là bài: ‘Bài ca trên đỉnh Pò Hèn’ - http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/bai-ca-tren-dinh-po-hen-3636.html

Ôi, lời bài hát ca ngợi chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, như đã đưa nhà cháu quay ngược lại thời quân ngũ, thời chiến tranh đánh quân Trung Quốc chưa xa.

------

Rạng sáng ngày 17-2-1979, khi mặt trời vẫn còn chưa mọc, từ phía bên kia biên giới bỗng rền vang tiếng súng. Trên 600 ngàn quân Trung Quốc xâm lược, đã ồ ạt tấn công toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Trong trận chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc sáng 17-2 ấy, đồn biên phòng Pò Hèn (Móng Cái) là một điểm chiến đấu ác liệt.

Trước thời khắc cuộc chiến tranh biên giới nổ ra chừng một tuần, các khối lâm trường, thương nghiệp... đã được lệnh lùi về tuyến sau. Cửa hàng bách hóa thương nghiệp Pò Hèn - nơi chị Hoàng Thị Hồng Chiêm công tác cũng thế, chỉ còn một ít hàng được giữ ở kho. Mọi người thay nhau lên trông coi, bảo vệ.

Chiều ngày 16-2-1979, chị Chiêm được lệnh lên cửa hàng dọn dẹp một số hàng. Chị tranh thủ ghé qua thăm anh Bùi Văn Lượng, người yêu của chị, đang công tác tại đồn biên phòng Pò Hèn. Sau đó, chị Chiêm quay về cửa hàng bảo vệ hàng hóa ở kho.

Sáng hôm sau quân Trung Quốc bất ngờ tấn công Việt Nam.

Vốn là bộ đội xuất ngũ, đã trở về làm ‘thứ dân’ và hòa lẫn –chìm khuất lấp vào trong triệu triệu ‘dân đen’ nước Việt, nhưng khi quân Trung Quốc nổ súng tấn công, từ cửa hàng, Hồng Chiêm đã chạy lên đồn Pò Hèn, nhặt lấy khẩu AK của 1 chiến sỹ mới hy sinh, sát cánh chiến đấu cùng các chiến sĩ biên phòng. Ở đó, cô mậu dịch viên ‘dân đen’, đã thoắt lại trở về thời mình còn là lính. Chị Chiêm đã dùng AK của liệt sỹ, bắn quân Trung Quốc đến viên đạn cuối cùng. Chị đã dùng ngực mình, chắn thêm cho tổ quốc được một loạt đạn của quân thù.

Toàn thể chiến sỹ và dân quân tại đồn biên phòng Pò Hèn, trước sức tấn công như vũ bão của quân Trung Quốc xâm lược, đều đã đứng vững trên chiến hào tiền duyên - tuyến 1, không lùi nửa bước.

Và tất cả…….Toàn bộ những con dân nước Việt ấy, đều đã anh dũng hy sinh ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến. Cả chị Chiêm và người yêu là chiến sỹ Lượng, đều đã hy sinh trong trận đánh không cân sức này.

Tại đồn biên phòng Pò Hèn, trước lúc hy sinh dưới chân cột cờ của Tổ quốc , liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa, chính trị viên đồn Biên phòng Pò Hèn đã có câu nói bất hủ khi bọn xâm lược Trung Quốc bao vây đồn, gọi loa chiêu hàng:

-" Người Việt Nam chỉ biết đứng chứ không biết quỳ gối, chúng mày đến đây, chúng mày sẽ chết".

Câu nói của anh Họa, như một mạch nối dài, lời của danh tướng Trần Bình Trọng khi xưa, trên bến sông Thiên Mạc, khi chặn đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1285:

-“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Sau chiến tranh biên giới năm 1979, chị Chiêm, anh Họa, và đồn biên phòng Pò Hèn, đều được tuyên dương là anh hùng quân đội.

Năm 1984, năm năm sau ngày chị hy sinh, tên chị được đặt cho một ngôi trường cấp II ở xã Bình Ngọc - Trường trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Trong sân trường có bức tượng chị Chiêm bằng ximăng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nhìn thẳng kiên nghị về phía trước. Đặc biệt bàn chân bức tượng dẫm lên một chiếc mũ lính Tàu, thể hiện sự khinh bỉ quân xâm lược.

Bao năm qua, các thế hệ học trò xã Bình Ngọc đã được học dưới mái trường mang tên chị, thấm đẫm niềm tự hào về người nữ liệt sĩ của quê hương và ngày ngày hát vang lớp học những bài ca ca ngợi tấm gương liệt nữ.

-----------

Ấy thế nhưng, các lờ đờ đã đổi thay.

Vào một ngày ‘xấu trời nhưng Đ…ảng thấy đẹp’ của năm 2010, theo chị thị của lờ đờ bên trên, tấm biển trường mang tên Hoàng Thị Hồng Chiêm đã bị đập bỏ, và được thay thế bằng tấm biển trường với tên là trường THCS Bình Ngọc.

Bức tượng của chị trong sân trường, dẫu lờ đờ ra lệnh đập, nhưng do sức ép của các em học sinh, tuy vẫn còn, nhưng lại bị lờ đờ ra lệnh quét nhiều lớp nước vôi rất dày, đã làm mờ đi dòng chữ ghi tên chị trên thân bệ đá.





Oài, ‘Lờ đờ’ thì có thể đã cố tình quên, nhưng trong lòng những thảo dân nhà cháu, những người con đã hy sinh cho nước Việt, cho dù ở bất cứ cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nào, từ:

-Danh tướng Trần Bình Trọng hy sinh trên bãi sông Thiên Mạc năm 1285, hay

-Người lính dân tộc thiểu số Bế Văn Đàn, hy sinh khi lấy thân mình làm giá súng trong trận Điện Biên năm 1954, cho tới

-Người lính Hải quân Ngô Huy Hoàng, bị máy bay Mỹ bắn gẫy chân, đã dùng thắt lưng, tự treo mình bên tháp pháo trên con tầu tuần tiễu 79 tấn, ấn nốt băng đạn cuối cùng cho đồng đội rồi mới chịu gục xuống năm 1964, và gần đây là

- Chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, một người lính đã giải ngũ về làm ‘thứ dân’, nhưng năm 1979, khi quân Trung Quốc xâm lược tới, đã chặn đánh quân thù tới viên đạn cuối cùng.

-> họ đều là những anh hùng bất diệt. Máu của những liệt sỹ trong cuộc chiến đấu đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1979, cũng vẫn là dòng máu đỏ của dân Việt Nam. Không thể có phân biệt giữa máu đỏ của ‘chiến thắng vĩ đại’ và của ‘vấn đề nhậy cảm’.


Trưa tới, ngày 27 tháng 7, nhà cháu sẽ đến quán cơm vỉa hè, mua lấy 1 ly rượu ‘cỏ’. Nhà cháu sẽ uống, vì những những người đồng đội cùng thời với nhà cháu, những người như chị Chiêm, những người đã ngã xuống trên chiến hào đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1979.

Lờ đờ có thể đã cố tình quên, nhưng thảo dân nhà nhà cháu, mãi luôn nhớ tới những người đồng đội anh hùng.
Ông(Bà) hiệu trưởng của ngôi trường này chắc chắn đã nhiều lần đứng bên bức tượng,không biết ông(bà) ấy có tự vấn lương tâm không mà để tấm biển như thế?Lịch sử là lịch sử,sự thật phải được tôn trọng xứng đáng với những gì đã xảy ra;một tấm biển bằng đồng khắc chữ có lẽ cũng không quá đắt!
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,339
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ












Giờ kiếm đâu ra những truyện như thế này đây các cụ, cụ nào có bản scan gửi em với
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,912
Động cơ
1,029,990 Mã lực
BÀI CA TRÊN ĐỈNH PÒ HÈN

Đêm khuy cô liêu, đức cha tuyên úy hay nhất, người bạn tâm giao phù hợp nhất, những intangible có thể nâng đỡ tinh thần, gột rửa tâm hồn, thanh tẩy tâm linh, làm cho con người trở nên đỡ đơn côi hơn - trong lúc đảm nhận việc trông nom thương binh nặng, chỉ có thể là các bản nhạc được phát trên đài phát thanh. Đêm hôm qua, tầm 1h sáng, nhà cháu cũng bật ra-đi-ô tìm làn sóng FM 100 theo thói quen.

Tình cờ, nhà đài đang phát chương trình của nhạc sỹ Thế Song. Nhạc sỹ Thế Song vốn đã nổi tiếng trong cánh lính Hải quân nhà cháu qua ca khúc: ‘Nơi đảo xa’ - http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/noi-dao-xa-trong-tan.odmFuBdxNfCG.html.

Nhưng đêm qua, nhạc phẩm của ông được nhà đài phát, lại là bài: ‘Bài ca trên đỉnh Pò Hèn’ - http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/bai-ca-tren-dinh-po-hen-3636.html

Ôi, lời bài hát ca ngợi chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, như đã đưa nhà cháu quay ngược lại thời quân ngũ, thời chiến tranh đánh quân Trung Quốc chưa xa.

------

Rạng sáng ngày 17-2-1979, khi mặt trời vẫn còn chưa mọc, từ phía bên kia biên giới bỗng rền vang tiếng súng. Trên 600 ngàn quân Trung Quốc xâm lược, đã ồ ạt tấn công toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Trong trận chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc sáng 17-2 ấy, đồn biên phòng Pò Hèn (Móng Cái) là một điểm chiến đấu ác liệt.

Trước thời khắc cuộc chiến tranh biên giới nổ ra chừng một tuần, các khối lâm trường, thương nghiệp... đã được lệnh lùi về tuyến sau. Cửa hàng bách hóa thương nghiệp Pò Hèn - nơi chị Hoàng Thị Hồng Chiêm công tác cũng thế, chỉ còn một ít hàng được giữ ở kho. Mọi người thay nhau lên trông coi, bảo vệ.

Chiều ngày 16-2-1979, chị Chiêm được lệnh lên cửa hàng dọn dẹp một số hàng. Chị tranh thủ ghé qua thăm anh Bùi Văn Lượng, người yêu của chị, đang công tác tại đồn biên phòng Pò Hèn. Sau đó, chị Chiêm quay về cửa hàng bảo vệ hàng hóa ở kho.

Sáng hôm sau quân Trung Quốc bất ngờ tấn công Việt Nam.

Vốn là bộ đội xuất ngũ, đã trở về làm ‘thứ dân’ và hòa lẫn –chìm khuất lấp vào trong triệu triệu ‘dân đen’ nước Việt, nhưng khi quân Trung Quốc nổ súng tấn công, từ cửa hàng, Hồng Chiêm đã chạy lên đồn Pò Hèn, nhặt lấy khẩu AK của 1 chiến sỹ mới hy sinh, sát cánh chiến đấu cùng các chiến sĩ biên phòng. Ở đó, cô mậu dịch viên ‘dân đen’, đã thoắt lại trở về thời mình còn là lính. Chị Chiêm đã dùng AK của liệt sỹ, bắn quân Trung Quốc đến viên đạn cuối cùng. Chị đã dùng ngực mình, chắn thêm cho tổ quốc được một loạt đạn của quân thù.

Toàn thể chiến sỹ và dân quân tại đồn biên phòng Pò Hèn, trước sức tấn công như vũ bão của quân Trung Quốc xâm lược, đều đã đứng vững trên chiến hào tiền duyên - tuyến 1, không lùi nửa bước.

Và tất cả…….Toàn bộ những con dân nước Việt ấy, đều đã anh dũng hy sinh ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến. Cả chị Chiêm và người yêu là chiến sỹ Lượng, đều đã hy sinh trong trận đánh không cân sức này.

Tại đồn biên phòng Pò Hèn, trước lúc hy sinh dưới chân cột cờ của Tổ quốc , liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa, chính trị viên đồn Biên phòng Pò Hèn đã có câu nói bất hủ khi bọn xâm lược Trung Quốc bao vây đồn, gọi loa chiêu hàng:

-" Người Việt Nam chỉ biết đứng chứ không biết quỳ gối, chúng mày đến đây, chúng mày sẽ chết".

Câu nói của anh Họa, như một mạch nối dài, lời của danh tướng Trần Bình Trọng khi xưa, trên bến sông Thiên Mạc, khi chặn đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1285:

-“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Sau chiến tranh biên giới năm 1979, chị Chiêm, anh Họa, và đồn biên phòng Pò Hèn, đều được tuyên dương là anh hùng quân đội.

Năm 1984, năm năm sau ngày chị hy sinh, tên chị được đặt cho một ngôi trường cấp II ở xã Bình Ngọc - Trường trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Trong sân trường có bức tượng chị Chiêm bằng ximăng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nhìn thẳng kiên nghị về phía trước. Đặc biệt bàn chân bức tượng dẫm lên một chiếc mũ lính Tàu, thể hiện sự khinh bỉ quân xâm lược.

Bao năm qua, các thế hệ học trò xã Bình Ngọc đã được học dưới mái trường mang tên chị, thấm đẫm niềm tự hào về người nữ liệt sĩ của quê hương và ngày ngày hát vang lớp học những bài ca ca ngợi tấm gương liệt nữ.

-----------

Ấy thế nhưng, các lờ đờ đã đổi thay.

Vào một ngày ‘xấu trời nhưng Đ…ảng thấy đẹp’ của năm 2010, theo chị thị của lờ đờ bên trên, tấm biển trường mang tên Hoàng Thị Hồng Chiêm đã bị đập bỏ, và được thay thế bằng tấm biển trường với tên là trường THCS Bình Ngọc.

Bức tượng của chị trong sân trường, dẫu lờ đờ ra lệnh đập, nhưng do sức ép của các em học sinh, tuy vẫn còn, nhưng lại bị lờ đờ ra lệnh quét nhiều lớp nước vôi rất dày, đã làm mờ đi dòng chữ ghi tên chị trên thân bệ đá.





Oài, ‘Lờ đờ’ thì có thể đã cố tình quên, nhưng trong lòng những thảo dân nhà cháu, những người con đã hy sinh cho nước Việt, cho dù ở bất cứ cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nào, từ:

-Danh tướng Trần Bình Trọng hy sinh trên bãi sông Thiên Mạc năm 1285, hay

-Người lính dân tộc thiểu số Bế Văn Đàn, hy sinh khi lấy thân mình làm giá súng trong trận Điện Biên năm 1954, cho tới

-Người lính Hải quân Ngô Huy Hoàng, bị máy bay Mỹ bắn gẫy chân, đã dùng thắt lưng, tự treo mình bên tháp pháo trên con tầu tuần tiễu 79 tấn, ấn nốt băng đạn cuối cùng cho đồng đội rồi mới chịu gục xuống năm 1964, và gần đây là

- Chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, một người lính đã giải ngũ về làm ‘thứ dân’, nhưng năm 1979, khi quân Trung Quốc xâm lược tới, đã chặn đánh quân thù tới viên đạn cuối cùng.

-> họ đều là những anh hùng bất diệt. Máu của những liệt sỹ trong cuộc chiến đấu đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1979, cũng vẫn là dòng máu đỏ của dân Việt Nam. Không thể có phân biệt giữa máu đỏ của ‘chiến thắng vĩ đại’ và của ‘vấn đề nhậy cảm’.


Trưa tới, ngày 27 tháng 7, nhà cháu sẽ đến quán cơm vỉa hè, mua lấy 1 ly rượu ‘cỏ’. Nhà cháu sẽ uống, vì những những người đồng đội cùng thời với nhà cháu, những người như chị Chiêm, những người đã ngã xuống trên chiến hào đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1979.

Lờ đờ có thể đã cố tình quên, nhưng thảo dân nhà nhà cháu, mãi luôn nhớ tới những người đồng đội anh hùng.
đỉnh pò hèn...thán phún...những địa danh lịch sử ko bao giờ quên trong chiến tranh biên giới phia bắc 1979...
 

haimeru173

Đi bộ
Biển số
OF-418101
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
3
Động cơ
220,430 Mã lực
Tuổi
34
chưa đi lính, nhưng nghe bác kể hay quá
 

toan10921

Xe hơi
Biển số
OF-301587
Ngày cấp bằng
13/12/13
Số km
164
Động cơ
307,540 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
phukien888.vn
câu chuyện thu hút quá cụ làm em lại muốn đi lính
 

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,802
Động cơ
408,119 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
Lâu lắm mới thấy bài của bác@Baoleo. Cảm ơn bác, nỗi đau này chắc còn dài đấy bác ạ! Chúng ta lực bất tòng tâm rồi!:-L
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Nhà cháu cũng vừa qua đó thắp nén hương, đúng ngày tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ. Có bức ảnh góp với các cụ.

Có đồng chí hy sinh năm 1991 các cụ ạ, lúc đó vẫn còn oánh nhau cơ nhỉ

Mà các cụ cứ bẩu quên quên nhớ nhớ gì đó, cháu không cảm thấy như vậy. Rất đông đoàn vào hương khói, có lần ngày thường cháu đến cũng vẫn có đoàn ra vào, nghĩa trang thanh tịnh trang nghiêm sạch sẽ lắm, cũng chưa nghe nói cụ nào ở đó bị sơ suất về chính sách gì cả

 

tuan.caltex

Xe hơi
Biển số
OF-341395
Ngày cấp bằng
4/11/14
Số km
107
Động cơ
275,030 Mã lực
hay quá ạ
 

ANVLawyes

Xe máy
Biển số
OF-384457
Ngày cấp bằng
27/9/15
Số km
71
Động cơ
241,870 Mã lực
Tuổi
44
Ý nghĩa cụ ạ
 

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,802
Động cơ
408,119 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
Nhà cháu cũng vừa qua đó thắp nén hương, đúng ngày tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ. Có bức ảnh góp với các cụ.

Có đồng chí hy sinh năm 1991 các cụ ạ, lúc đó vẫn còn oánh nhau cơ nhỉ

Mà các cụ cứ bẩu quên quên nhớ nhớ gì đó, cháu không cảm thấy như vậy. Rất đông đoàn vào hương khói, có lần ngày thường cháu đến cũng vẫn có đoàn ra vào, nghĩa trang thanh tịnh trang nghiêm sạch sẽ lắm, cũng chưa nghe nói cụ nào ở đó bị sơ suất về chính sách gì cả

Hy sinh năm 1991 thì e nghĩ đồ là chốt trên đó hoặc tuần tra, trinh sát dính mìn thôi. E đi lính 90 ngồi nói chuyện với các anh trên đó về( e lính QK 2) nói cuối 89 đã ko đánh nhau nữa rồi, mà họ nói gặp cả lính tầu là hoa kiều về phải đi đánh nhau rất sợ và chán nhưng ko biết lámvthê nào!!!
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Hy sinh năm 1991 thì e nghĩ đồ là chốt trên đó hoặc tuần tra, trinh sát dính mìn thôi. E đi lính 90 ngồi nói chuyện với các anh trên đó về( e lính QK 2) nói cuối 89 đã ko đánh nhau nữa rồi, mà họ nói gặp cả lính tầu là hoa kiều về phải đi đánh nhau rất sợ và chán nhưng ko biết lámvthê nào!!!
Chắc đúng vậy cụ ah, 91 thì em cũng hơi biết chút rồi, không nghe nói có đánh nhau. Nhưng em có thằng bạn đi lính xanh trên đó 92-93 nói đêm đi tuần vẫn phải có phương án chống thám báo, thỉnh thoảng vẫn gặp, nên có cụ hy sinh cũng hiểu được. Mà nói cho cùng, đến vụ 18/4/2014 còn hy sinh mất hai cụ ở Bắc Phong Sinh cơ mà.

Mỗi khi đi dọc tuyến biên giới Bình Liêu - Hải Hà (Pò Hèn) - Móng Cái, nhìn bên mình rồi nhìn bên kia, đều có cảm xúc khó tả. Trông bình yên thế mà ngày này năm ấy như thế... Lần nào em vào thắp hương ở nghĩa trang Pò Hèn cũng đang nắng thì đổ mưa, lạ thế chứ.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tổ quốc!

NGƯỜI lại một lần nữa phải oằn mình từ phía Biển! Kẻ thù đang cuồng dại cài bẫy, gây hấn bằng mọi thủ đoạn.

Hỡi anh em Hải quân, CSB và Kiểm ngư! Mong anh em luôn giữ Trái tim nóng và cái đầu lạnh!

Kẻ thù càng cắn càn càng minh chứng chúng đuối lý và bất lực trước bản lĩnh của anh em.!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top