[TT Hữu ích] Những hồi ức của một lính Hải quân

Challenger108

Xe đạp
Biển số
OF-443089
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
37
Động cơ
210,110 Mã lực
Tuổi
32
Yêu Việt Nam Toàn những anh hùng dân tộc
 
Biển số
OF-443060
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
109
Động cơ
210,710 Mã lực
Tuổi
37
câu chuyện thu hút quá cụ làm em lại muốn đi lính
 

Alain

Đi bộ
Biển số
OF-446907
Ngày cấp bằng
20/8/16
Số km
1
Động cơ
208,410 Mã lực
Tuổi
46
Đọc chầm chậm để cảm nhận hồi ức của một CCB Hải quân. Cảm ơn cụ thật nhiều.
 

LinhAnhNguyen

Đi bộ
Biển số
OF-448642
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
8
Động cơ
207,880 Mã lực
Tuổi
39
:( tưởng nhớ các chiến sĩ đã hi sinh <3
 

MTB

Xe tải
Biển số
OF-190952
Ngày cấp bằng
22/4/13
Số km
221
Động cơ
332,073 Mã lực
Cám ơn cụ chủ đã góp những kiến thức và hiểu biết sâu sắc về HQ anh hùng. Sự thật phải mãi là sự thật. Lịch sử phải rõ là lịch sử. Chứ cái kiểu sử "nửa mùa" như giáo khoa xưa nay thì thật đớn hèn và nhàm chán, có cố đọc cũng chỉ để trả bài, xong là quên luôn.
Chúc cụ luôn khỏe và vững tin bên gia đình và vị A trưởng của mình!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
NƠI ĐÂY, BINH MINH YÊN TĨNH.

Từ nay, bình minh tại nơi ở mới của người cựu lính Hải quân, sẽ luôn được đón chào.

Và cánh cổng, sẽ luôn rộng mở, với đồng đội, với bạn bè.


"...Dù rằng đời ta thích hoa hồng
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng..."
Nay đã về đời thường, nên hoa tràn ngập khắp nơi trong ngôi nhà người lính.



Hoa bên trái cổng vào


Hoa bên phải cổng vào



Hoa vườn sau nhà


Hoa trên tường nhà


Hoa khắp nơi






Thời gian ở quân ngũ, không dài như thời gian sống trên đời.
Nhưng, những ký ức thời quân ngũ, mãi chẳng hề phai.

Về nơi ở mới, người lính năm xưa vẫn giành một không gian tương đối, để nhớ về thời còn là bộ đội Hải quân – pháo thuyền nắng lửa – biển xanh – và sóng bạc đầu.




Nơi làm việc và ký ức khi đã về với đời thường, được xếp thứ hai.







Còn khoảng không gian dành cho người lính cựu, là khiêm tốn nhất. Nhưng dẫu thế, khuôn cửa sổ luôn bừng sáng với những nụ hoa.





Một không gian bếp bé xinh



Nơi Tiểu đội trưởng - thương binh của nhà cháu nằm


Và hàng cây đón khách nơi sảnh vào. luôn đứng thẳng như những tiêu binh

 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
NƠI ĐÂY, BINH MINH YÊN TĨNH.

Từ nay, bình minh tại nơi ở mới của người cựu lính Hải quân, sẽ luôn được đón chào.

Và cánh cổng, sẽ luôn rộng mở, với đồng đội, với bạn bè.


"...Dù rằng đời ta thích hoa hồng
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng..."
Nay đã về đời thường, nên hoa tràn ngập khắp nơi trong ngôi nhà người lính.



Hoa bên trái cổng vào


Hoa bên phải cổng vào



Hoa vườn sau nhà


Hoa trên tường nhà


Hoa khắp nơi






Thời gian ở quân ngũ, không dài như thời gian sống trên đời.
Nhưng, những ký ức thời quân ngũ, mãi chẳng hề phai.

Về nơi ở mới, người lính năm xưa vẫn giành một không gian tương đối, để nhớ về thời còn là bộ đội Hải quân – pháo thuyền nắng lửa – biển xanh – và sóng bạc đầu.




Nơi làm việc và ký ức khi đã về với đời thường, được xếp thứ hai.







Còn khoảng không gian dành cho người lính cựu, là khiêm tốn nhất. Nhưng dẫu thế, khuôn cửa sổ luôn bừng sáng với những nụ hoa.





Một không gian bếp bé xinh



Nơi Tiểu đội trưởng - thương binh của nhà cháu nằm


Và hàng cây đón khách nơi sảnh vào. luôn đứng thẳng như những tiêu binh

Dạo này em bận quá nên ít ngó nghiêng.

Xin chúc mừng anh đã hoàn thiện " doanh trại " mới!

Chúc anh và chị luôn khỏe!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
NGÀY NÀY NĂM XƯA, NHÀ CHÁU TRỞ THÀNH LÍNH CỤ HỒ.

Ngày 20 tháng 9 của một năm rất xa rồi, nhà cháu đã tạm biệt làng quê, tòng quân và trở thành lính Cụ Hồ.

Ngày ấy, cũng tiết trời mùa thu đẹp như trời thu Hà Nội hôm nay, với sao trên mũ và quân hàm trên vai, nhà cháu đã trở thành anh bộ đội.

Cảm xúc về ngày xa xưa ấy, có lẽ không bút lực nào tả xiết.

Vậy xin mượn lời thơ của bạn lính Tuấn bê năm viết tặng, để thay dòng stt.

BẠN ĐỒNG NGŨ
(HN ngày 20/09)

Đến hẹn mỗi năm một lần
Nhắn nhe gọi nhau ăn cỗ
Đứa xa bắt xe buýt về
Đứa gần rủ nhau đi bộ.

Gặp nhau mày-tao, ông-tôi
Quan, dân không còn tồn tại.
Kể tên thằng đi xa mãi.
Nhắc nhớ địa danh từng qua.

Uống, ăn chỉ là cái cớ
Thương nhau tóc trụi, bạc màu
Miệng vẫn cười vui hớn hở.
Dạ dày, gút ghiếc để sau…

Mặc xác đỏ đen xã hội.
Bên nhau, vui cạn chén này.
Hai tiếng thủy chung: Đồng đội.
Sá gì chút gió mưa bay.

P.S:

Những người lính năm xưa trong các tấm hình chụp hôm nay, giờ đây tuyệt đại bộ phận đã giữ hàm từ cấp Vụ trở lên.




 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
‘NHỮNG KÝ ỨC VỀ CÁC KỶ VẬT’

- DÂY MỒI TẦU VỚI CÁC VÒNG EO CỦA CHỊ EM.-

Trước hết phải giải thích về ‘dây mồi tàu’.

Trước khi buộc dây cáp để neo chiến hạm vào các cọc ma-ní trên bờ cảng, hay neo buộc vào các chiến hạm bạn khác, lính thủy phải tung về phía bờ hay tầu bạn một đoạn dây mềm. Dây mềm này có 1 đầu được buộc vào dây cáp sẽ neo tầu, còn một đầu vứt lên cho bạn, để bạn bắt đầu dây mềm, sau đó kéo vào, và kéo theo luôn dây cáp tầu bằng thép cứng và sắc. Không ai đủ sức khỏe, cũng như kém thông minh, để tung sợi cáp neo tầu cứng sắc lên cho bạn cả. Sợi dây mềm này được gọi là ‘dây mổi tầu’, thường làm bằng lụa, mềm và rất dai. Lính thủy rất hay cắt trộm để làm quà cho người thân quen. Ấy thế mới có chuyện ‘dây mồi tầu’ liên quan đến các vòng eo của con gái. Câu chuyện như sau:

Quân phục của lính được phát theo cỡ số, không theo số đo của chiến binh, thế mới nên chuyện.

Và trung đội nữ tân binh Hải quân, đã gây ra nhiều tai họa cho nhà cháu vì các vòng eo vớ vẩn của con gái.

Hôm đấy ( hè 1984), nhà cháu về Cục, lĩnh vật tư cho đơn vị.

Để tiết kiệm nhân lực, nên nhà cháu nhận luôn nhiệm vụ lĩnh hộ quân trang cho nữ chiến binh, thay cho cậu Hinh – Ban ‘quân trang -quân nhu’.

Xong việc của nhà cháu ở Cát Bi, nhà cháu lên tổng kho quân chủng, phía sau cảng Hải phòng để lĩnh quân trang.

Khi xem tờ kê của nhà cháu, bố Tại (ai ở Hải quân hồi 1979-1990 đều không thể quên thiếu tá Tại, chỉ huy trưởng cụm kho Hải Phòng. Năm 1985, bố Tại làm nhà ở Thái Bình, trên mặt tiền phía trước nhà đã đắp nổi 2 sao 2 vạch, mặc giù lúc ấy bố Tại mới thiếu tá. Bố Tại giải thích là đắp sẵn như thế để khi nào tao về, chắc chắn sẽ được đúng như nguyện ước) quát nhà cháu luôn:

- Tuanbim, mày nghĩ đâu ra cái bảng kê này đấy.

Nhà cháu tự hào trả lời là:

- bố ơi, số liệu này là con lấy trong sách của Liện xô đấy.

Trong sách đấy, có khai sáng rằng: trong đơn vị Việt Nam, tỷ lệ số đo quần áo 1/2/3/4 tương ứng là 5% - 15% - 75% và 5%.

Bố Tại cáu tiết:

- mày nên biết rằng: lính nữ binh của mày, là gái Cát Hải đấy nhé. Mày mà tin theo sách vở, thì kệ bố mày.

Tuổi trẻ ngông cuồng, nên nhà cháu chẳng lấy gì làm buồn và cứ theo sách, lĩnh phụ tùng cho nữ binh, ra về.

Và thế là tai họa giáng xuống đầu nhà cháu.

Suốt một tuần liền, nhà cháu suốt ngày bị tóc bím quây:

- anh ơi, ở phía sau, em cài khuy không tới, anh đền cho em một đoạn dây mồi, để nối đi.

Chết tiệt.

Trong cái tuần đen đủi ấy, nhà cháu bị hụt mất hơn trăm mét dây mồi. Chả hiểu các em nó dùng để nối dây ‘quang treo’ thật, hay nó dùng để đan túi xách nữa.



Nhưng nhờ cái tai nạn ấy, mà nhà cháu biết được câu ca: “Gái Cát Hải- củ cải Thủy Nguyên” để chỉ cái sự phì nhiêu của cái vòng một, và cái quân trang số ba chết tiệt ấy.

Câu chuyện này thì nhà cháu đã từng ‘biên’ và ‘bốt’ một lần rồi. Nay mới có tấm hình của kỷ vật ‘dây mồi tầu’. Nó sẽ là miếng ghép cuối cùng của trong bức tranh đẹp của miền ký ức, mà nay đã trở thành quá vãng.

Số phận đã định như thế. Thì từ nay, chiếc ‘dây mồi tầu’, sẽ có một vị trí xứng đáng, trong góc nhỏ ‘Một thời quân ngũ’ trong căn phòng của nhà cháu.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
Bổ xung hình ảnh chiếc ma-ní trên bến cảng, dùng để buộc cáp neo tầu.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
‘NHỮNG KÝ ỨC VỀ CÁC KỶ VẬT’
CHIẾC CHĂN LÍNH ĐẦU TIÊN


Thời đấy, đất nước còn khó khăn, nên quân đội có gì thì cấp cho tân binh cái đấy.

Chiếc chăn lính đầu tiên, chẳng phải là chiếc chăn do Cục Quân nhu- Quân trang sản xuất, mà là một chiếc chăn dạ do nhà máy dệt Nam Định dệt. Mà cũng chẳng phải là dạ, đúng ra là sợi. Dưng cánh Quân trang định danh nó là: ‘chăn dạ Nam Định’. Nghe mãi đâm quen tai. Thôi thì ‘dạ’ cũng là ‘sợi’. Vâng, trong sổ Quân trang, nhà cháu được ghi: đã được phát 1 chiếc ‘chăn dạ Nam Định’.

Nhưng phải nói cho ngay. Khi được phát, chiếc chăn mới tinh này dường như có 1 lớp tuyết lông như lông cừu, lóng lánh mầu xanh ngọc, đẹp tuyệt trần và ấm áp vô cùng trong những ngày mùa đông, tháng giá của miền Bắc. So với cái vỏ chăn ‘tiết kiệm’ (tức là bằng các miếng vải vụn to bằng nửa bàn tay-may ghép lại với nhau thành vỏ chăn) mà nhà cháu vẫn đắp ở nhà, thì chiếc chăn được quân đội phát lần đầu tiên, là một vật phẩm lung linh và quý giá.

Sau khi vào lính được 1 năm, thì nhà cháu được “một ông anh” cho 1 chiếc chăn lính cũ. Vậy là nhà cháu bèn gửi chiếc ‘chăn dạ Nam Định’ thần thánh kia về nhà, cho mẹ. Thương con, mẹ cũng chẳng dùng, mà cất đi làm của hồi môn cho con trai.

Rồi nhà cháu lập gia đình, rồi có con. Bấy giờ, chiếc ‘chăn dạ Nam Định’ thần thánh kia mới chính thức được đem ra sử dụng thường ngày, để đắp cho con.

Con trai lớn lên theo năm tháng, chiếc ‘chăn dạ Nam Định’ thần thánh kia cũng đã nhiều tuổi, không còn được dùng để đắp nữa. Nhưng cũng như người lính, còn 1 hơi thở- còn chiến đấu. Chiếc chăn ‘thần thánh’ chở thành tấm nệm để ủ cơm. Tặng cho gia đình người lính những bát cơm ấm, trong mùa đông lạnh giá.

Rồi có điện cả ngày để có thể đỏ lửa cả 3 bữa. Rồi cuộc sống khá dần lên. Chiếc chăn ‘thần thánh’ một thời lui về nghỉ trong xó gác.

Mấy năm trước, con trai hoàn thiện ngôi nhà bên Việt Hưng, cần giẻ lau mạch gạch lát nền nhà, ngó thấy chiếc chăn ‘thần thánh’, bèn reo lên:

-Tốt quá. Cái ‘giẻ’ to này lau mạch vữa thì hết ý.

Miệng nói, tay cu cậu cầm ‘nó’ lẳng luôn vào cốp xe ô tô, trong tiếng khàn khàn đượm buồn của nhà cháu.

-Đấy là chiếc chăn lính đầu tiên của ba đấy. Nếu có nhiều giẻ lau rồi, thì đừng xé nó ra. Ba xin lại để làm kỷ niệm.


Phúc đức làm sao, thằng cu nhà cháu làm xong nhà, mà chiếc chăn ‘thần thánh’ kia vẫn còn nguyên vẹn hình hài.

Rồi lại đến năm nay, nhà cháu cũng lại hoàn thiện ngôi nhà thứ 2 bên Việt Hưng cho gần con cháu. Lại đến lúc cần giẻ lau mạch gạch lát nền nhà. Và chiếc chăn ‘thần thánh’ trên lại được nhớ ra, như một sự cứu rỗi.

Trước lúc đưa chiếc ‘chăn dạ Nam Định’ cho thợ xây hóa kiếp, nhà cháu lại lặp lại câu nói trước đây 4 năm:

-Đây là chiếc chăn lính đầu tiên của anh. Nếu đã đủ giẻ lau rồi, thì đừng xé nó ra. Anh xin lại để làm kỷ niệm.


Và phép mầu đã diễn ra. Chiếc chăn ‘thần tiên’ sống sót sau khi làm xong nhà, như người lính vinh quang bước ra khỏi cuộc chiến sinh tử. Thật là ‘vi diệu’.


Số phận đã định như thế. Thì từ nay, chiếc chăn lính đầu tiên, sẽ có một vị trí xứng đáng, trong góc nhỏ ‘Một thời quân ngũ’ trong căn phòng của nhà cháu.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
‘NHỮNG KÝ ỨC VỀ CÁC KỶ VẬT’

CHIẾC CHĂN CỦA HẢI QUÂN MỸ

Đây chính là chiếc chăn của Hải quân Mỹ. Các bác có thể nhìn thấy ký hiệu: “N V A” – Hải quân Mỹ, được dệt nổi trên tấm chăn.

Khi nhà cháu về Hải quân, lính trên các chiến hạm, bao giờ cũng được ưu tiên trong việc cấp các quân trang.

Năm 1985, khi ấy, tổng kho chiến lợi phẩm sau chiến thắng 1975, đã được quân ta cất giữ 20 năm rồi, và ‘trên’ có lệnh tổng thanh lý. Hàng loạt quân trang – quân dụng của phía bên kia, được đem ra phân phát. Những cái gì của Hải quân bên kia, thì nay được ‘trên’ phát cho Hải quân bên này.

Và nhà cháu, lính trên chiến hạm. lại có quen biết với ‘một ông em' bên quân trang, nên được đặc cách phát cho chiếc chăn len của Hải quân Mỹ. Len Mỹ thứ thiệt. Chứ không phải là gọi ‘sợi’ thành ‘dạ’ như chiếc chăn lính đầu tiên.

Tiên sư anh Tào Tháo. Đồ của Mỹ, cái gì cũng tốt. Chiếc chăn len của Hải quân Mỹ, được nhà cháu dùng suốt trong những năm ở Hải quân Việt Nam, thế mà chẳng làm sao cả. Vẫn cứ mới tinh như ban đầu.



Số phận đã định như thế. Thì từ nay, chiếc chăn của Hải quân Mỹ, sẽ có một vị trí xứng đáng, trong góc nhỏ ‘Một thời quân ngũ’ trong căn phòng của nhà cháu.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
‘NHỮNG KÝ ỨC VỀ CÁC KỶ VẬT’

TẤM VẢI DÙ NGỤY TRANG.


Xin nói cho ngay, tấm vải dù ngụy trang này, không phải do quân đội phát, mà nó là một kỷ vật của gia đình.

Ông cụ thân sinh của nhà cháu, là lính của Trung đoàn Thủ đô từ năm 1946. Năm 1952, ông được trên, cho sang Quế Lâm – Trung Quốc, học sỹ quan lục quân khóa 7 – chuyên ngành Công binh. Đến năm 1954, ông đã tham gia chiến dịch Điên Biên, thuộc Ban Công binh mặt trận. Ký vật về Điên Biên của ông, là 1 tấm vải dù của Pháp, được ông dùng tiếp trong suốt thời kỳ đánh máy bay Mỹ ở miền Bắc. Tấm vải dù của quân đội Pháp đối với ông, như là 1 người bạn chiến trường, đã gắn liền với ông qua suốt 2 cuộc chiến.

(Trong tấm hình chụp năm 1952, ông cụ nhà cháu đứng thứ hai, từ bên phải sang, và ở hàng thứ hai, từ trên xuống)

Thế rồi nhà cháu nhập ngũ, trở thành anh bội đội Hải quân.

Ngày nhà cháu lên đường, ông cụ thân sinh không dặn dò gì, chỉ lẳng lặng gói tấm vải dù thần thánh kia, đặt một cách trang trọng vào ba lô của nhà cháu, sau khi đã âu yếm vuốt ve nó 3 lần.

Và tấm vải dù đó, đã theo nhà cháu trong suốt thời là lính Hải quân.

Những khi hạm tầu chạy tung sóng trên đại dương, nhà cháu lại lôi tấm vải dù ra quàng vào cổ. Hai đầu tấm vải dù, bay giạt ra sau cùng 2 giải mũ Hải quân, đem lại hơi ấm của gia đình, của hậu phương, cho người lính biển.

Rời quân ngũ về với đời thường, nhà cháu lại mang tấm vải dù đi theo.

Mỗi lần nhìn tấm vải dù, nhà cháu như nhìn thấy người chiến sỹ Điện Biên năm xưa, và người chiến sỹ Hải quân năm nào.

Đã hơn 60 năm trôi qua, nhưng tấm vải dù vẫn còn tốt lắm.

Nhà cháu mong: Tấm vải dù này, sẽ nằm lại mãi, trong tủ trưng bầy những kỷ vật ‘Một thời quân ngũ’ của nhà cháu.

Nhưng, quân xâm lược Trung Quốc liệu hồn. Nếu chúng mày có ý định tiến đánh Việt Nam một lần nữa, các cháu chắt của Tuanbim, sẽ lại khoác tấm vải dù vào người, và vì Tổ quốc, các cháu chắt sẽ lại cầm súng – và lên đường.


Số phận đã định như thế. Thì từ nay, tấm vải dù của quân đội Pháp, sẽ có một vị trí xứng đáng, trong góc nhỏ ‘Một thời quân ngũ’ trong căn phòng của nhà cháu.

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực


Trong tấm hình chụp năm 1952 này, ông cụ nhà cháu đứng thứ hai, từ bên phải sang, và ở hàng thứ hai, từ trên xuống
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
‘NHỮNG KÝ ỨC VỀ CÁC KỶ VẬT’

-CHIẾC MÀN TUYN TRUNG QUỐC-

Hồi nhà cháu mới nhập ngũ, thì chiếc màn cá nhân được phát, cũng chỉ là chiếc màn bằng vải xô bình thường, và được nhuộm mầu rêu xanh nhà binh. Niên hạn sử dụng của chiếc màn vải xô, ghi rõ trong sổ quân trang là: 5 năm!

Còn đây lại là chiếc màn tuyn, được Trung Quốc viện trợ cho quân đội ta thời chiến tranh chống Mỹ. Cũng phải mở 1 cái ngoặc ở đây là: từ sau năm 1974, Trung Quốc chấm dứt cung cấp cho ta các đồ quân trang. Quân trang Trung Quốc chỉ còn được lưu trữ trong các tổng kho, và việc phá niêm cất để cấp đồ quân trang Trung Quốc, phải là rất đặc biệt.

Nhà cháu vẫn còn nhớ rất rõ, hoàn cảnh ra đời của chiếc màn tuyn này là như sau:

Khi nhà cháu được phân về Hải quân, lúc nộp sổ quân trang cho Lữ đoàn, ông lữ phó trực chỉ huy hôm đó, chả buồn ngó trong đó đã ghi những gì, mà hý hoáy ghi vài chữ vào đấy, ký cái rẹc, rồi đưa trả cho nhà cháu và phán:

-cậu cầm xuống, đưa cho ban Hậu cần, lĩnh trang bị.

Tò mò, nhà cháu mở ra, để xem thánh chỉ đã ban cái gì trong đó.

Oài, nhà cháu suýt xỉu. Bởi trong đó chỉ có vẻn vẹn mấy từ: ‘cấp phát toàn bộ quân trang mới’. Xém tý thì nhà cháu văng ra câu: ‘tiên sư anh Tào Tháo’, nếu không nể số sao trên quân hàm ông lữ phó.

Lĩnh quân trang mới là lĩnh toàn bộ đồ quân trang Hải quân, thay cho quân trang bộ binh mà nhà cháu vẫn đang mặc, kể từ lúc rời trung tâm huấn luyện trên Sơn Tây. Chuyện này cũng thích, nhưng không có gì đáng nói.

Cái đáng giá nhất, là lúc cậu trưởng ban Quân trang càu nhàu:

-Hết mẹ nó màn tuyn của trung-sơ rồi. Thôi, số ông nó son, cho nó son luôn thể. Cấp cho ông cái màn tuyn của các ‘cốp’ nhé.

Hóa ra là thế.

Các đàn anh đi lính thời chống Mỹ chắc còn nhớ.

Màn tuyn Trung Quốc có 2 loại.

Một loại là đình màn và gấu màn, là bằng vải phin Tầu, chỉ có 4 phía xung quanh màn là bằng tuyn. Màn kiều này, khi gấp lại và mang vác, thì khá nặng. Đây là loại phổ thông, cấp đại trà.

Một loại khác, là cả đình màn, và toàn bộ xung quanh màn, kể cả gấu, tất thẩy đều bằng tuyn. Gọn – nhẹ - và đẹp vô cùng. Loại này chỉ dành cho cán bộ cao cấp.

Ấy thế mà nhà cháu được hẳn một chiếc màn, như các bác đã thấy trong tấm hình, loại cao cấp hẳn hoi.

Oái chà chà. Oai hẳn là oai. Bởi khi mắc màn ở chốn 3 quân, giữa tứ bề màn xô các kiểu mầu, chiếc màn tuyn – ‘toàn tuyn’ – mầu xanh rêu của Tầu, nổi bần bật như con ô tô Mẹc đỗ giữa đám Uây Tầu hay Dim Trung Quốc.

Và đám chị em, chả cần mất công tìm hiểu, cũng biết ngay rằng, hoàng tử của lòng mình là ai. Bởi:




Hị hị.

Chiếc màn tuyn, ‘toàn tuyn’, là vật bảo chứng rõ nhất cho người nằm trong đó.

Thời giá của chiếc màn tuyn này khi nhà cháu tại ngũ, luôn có giá tương đương 1 chỉ vàng. Hị hị. Nhưng, chả nên bán làm gì.

Chiếc màn tuyn Trung Quốc này, đã theo nhà cháu suốt thời Hải quân.


Màn tuyn thân yêu, nếu số phận đã định như thế. Thì từ nay, chiếc màn tuyn thân yêu, ‘em’ sẽ có một vị trí xứng đáng, trong góc nhỏ ‘Một thời quân ngũ’ trong căn phòng của nhà cháu.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,747 Mã lực
‘NHỮNG KÝ ỨC VỀ CÁC KỶ VẬT’

-ÁO NHÁI HẢI QUÂN –



Mùa đông miền Bắc, lạnh lắm.

Biên giới, đất liền: lạnh.

Đại dương với sóng biển – còn lạnh hơn.

Áo bông, áo trấn thủ được quân nhu cấp đại trà, có lẽ thích hợp với biên giới, đất liền. Chứ Hải quân, các đồ đó không tác dụng lắm. Bởi áo bông rộng thùng thình, trên đại dương sóng gió thổi bốn phía, hơi ấm bay mất nhanh lắm.


Và một sự cứu rỗi đã lóe sáng. Đó là tấm áo nhái Hải quân.

Áo này chỉ cấp cho ‘người nhái’ Hải quân. Mặc áo nhái này vào, rồi mới đeo khí tài lặn vào, để rồi lao mình xuống nước.

Tấm áo nhái này mặc ‘xít’ vào người, giữ nhiệt tốt lắm.

Vậy là lính Hải quân nào, mà có ‘một ông anh’ bên trên, thì đều kiếm được cho mình 1 tấm áo nhái thần thánh.

Nhà cháu đã mặc tấm áo này qua 4 mùa đông, và ‘ấm áp như lòng mẹ’!.

Quân phục thì ai cũng có. Nhưng, áo nhái Hải quân, hiếm lắm.

Số phận đã định như thế. Thì từ nay, chiếc áo nhái Hải quân, sẽ có một vị trí xứng đáng, trong góc nhỏ ‘Một thời quân ngũ’ trong căn phòng của nhà cháu.




 

Firenzard

Xe máy
Biển số
OF-90563
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
56
Động cơ
405,730 Mã lực
Các kỷ vật vô giá đời lính....Cụ cố giữ chúng nhé! Chúng là vô giá với cụ và ngay cả với những đứa tầng lớp hậu bối bọn con ạ.
 

nguyenvuvan

Xe hơi
Biển số
OF-458991
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
108
Động cơ
204,810 Mã lực
Tuổi
46
NƠI ĐÂY, BINH MINH YÊN TĨNH.

Từ nay, bình minh tại nơi ở mới của người cựu lính Hải quân, sẽ luôn được đón chào.

Và cánh cổng, sẽ luôn rộng mở, với đồng đội, với bạn bè.


"...Dù rằng đời ta thích hoa hồng
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng..."
Nay đã về đời thường, nên hoa tràn ngập khắp nơi trong ngôi nhà người lính.



Hoa bên trái cổng vào


Hoa bên phải cổng vào



Hoa vườn sau nhà


Hoa trên tường nhà


Hoa khắp nơi






Thời gian ở quân ngũ, không dài như thời gian sống trên đời.
Nhưng, những ký ức thời quân ngũ, mãi chẳng hề phai.

Về nơi ở mới, người lính năm xưa vẫn giành một không gian tương đối, để nhớ về thời còn là bộ đội Hải quân – pháo thuyền nắng lửa – biển xanh – và sóng bạc đầu.




Nơi làm việc và ký ức khi đã về với đời thường, được xếp thứ hai.







Còn khoảng không gian dành cho người lính cựu, là khiêm tốn nhất. Nhưng dẫu thế, khuôn cửa sổ luôn bừng sáng với những nụ hoa.





Một không gian bếp bé xinh



Nơi Tiểu đội trưởng - thương binh của nhà cháu nằm


Và hàng cây đón khách nơi sảnh vào. luôn đứng thẳng như những tiêu binh

nhà đẹp quá
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top