[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
NGÀY NAY

Những tiếng cười lẫn giọng nói hào sảng. Những thủy thủ Hải đội tàu ngầm 182 từ 30 năm trước lại có cuộc họp mặt trong lễ mừng đám cưới cậu con trai của một thành viên trong đội.
Kiến Xương, quê ông Trần Trọng Đương cũng như nhiều huyện vùng ven biển tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, ngày đó nhiều thanh niên vào lính hải quân lắm. Ông Đương cũng vậy. Ông là một trong những người cuối cùng được bổ sung vào Hải đội tàu ngầm 182 ngày đó.


Như đã nói trong những bài viết mới đây, trước khi lên đường sang Liên Xô du học, Hải đội tàu ngầm 182 đã có 2 năm trời huấn luyện trong nước. Thời gian này, Hải đội vẫn thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ, có những người bị loại và cũng có thêm người mới đến.
Hàng trên (trái qua phải): ông Nguyễn Anh Tuấn (Trưởng khoang 2), Trần Văn Thịnh (thuyền phó), Vũ Việt Thắng (ngành thông tin), Nguyễn Văn Đáng (ngành điện máy), Vũ Hồng Hảo (nghe âm thanh dưới nước - Acoustic), Trần Trọng Đương (bộ phận hóa học, y tá). Hàng dưới: Ông Khổng Văn Vẹm (bộ phận hầm tàu) cùng những bà vợ và con của các thủy thủ.




Vào đội, ông Đương thuộc bộ phận hóa học và y tá dưới tàu. Ngày ra đi, ông mới là chàng thanh niên mười tám đôi mươi, trẻ hơn con ông bây giờ. Mãi sau khi huấn luyện từ Nga trở về, ông Đương mới gặp bà vợ ông bây giờ rồi xây dựng gia đình.
Uống cạn chén rượu mừng, Đại tá Trần Văn Thịnh (Thuyền phó tàu ngầm số 613 ngày đó) chợt trầm ngâm: "Nhanh thật! Mới đó mà đã 30 năm rồi!". Rồi ông nhớ lại kỷ niệm 30 năm về trước.


Đại tá Trần Văn Thịnh (Thuyền phó tàu ngầm số 613 ngày đó)

[/URL
]


Tháng 02/1986, cán bộ chiến sỹ trạm nổi kết thúc khóa huấn luyện về nước. Cuối tháng 5/1986 toàn bộ Hải đội và khung tàu ngầm 1 kết thúc huấn luyện về nước.
Sau khi Hải đội tàu ngầm 182 ngừng hoạt động, lúc đầu, ông Thịnh được phân công sang Campuchia nhận nhiệm vụ mới. Ông là sĩ quan quân đội, thuộc lứa đàn anh của nhóm ông Sâm và ông Hảo. Bao nhiêu năm gắn bó với biển, nhiều người vẫn băn khoăn ái ngại cho ông khi phải chuyển về công việc mới. Nhưng ông bảo, người đã trải qua bao nhiêu năm thăng trầm sóng gió như ông, việc xuống nước hay lên cạn đâu phải vấn đề gì to tát.
"Các đồng chí phân công đi đâu, tôi đến đấy" - Ông Thịnh nghiêm nét mặt. Rồi ông thu xếp đồ đạc đợi ngày lên đường.
Vậy nhưng, cái nghiệp sóng nước như vận vào người ông. Ngay ông chuẩn bị vẫy tay chào từ biệt Cam Ranh cũng là lúc nhận quyết định ở lại tiếp tục phục vụ hải quân.
Những năm sau, dù không còn Hải đội tàu ngầm được thành lập và đào tạo tại Liên Xô như xưa, nhưng kiến thức cùng kinh nghiệm của viên sĩ quan vẫn luôn cần thiết với lực lượng hải quân nước nhà. Trước khi Việt Nam ký hợp đồng mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga, chúng ta đã luôn có những cuộc khảo sát, tìm hiểu về loại khí tài quân sự tối tân này. Và những cuộc đó, vẫn thường có ông tham gia. Sau mấy chục năm lăn lộn với sóng gió, biển cả, năm 2009, Đại tá Thịnh mới về hưu.
Gặp chúng tôi trong cuộc vui gia đình người đồng đội, ông Thịnh cười: "Mấy hôm nay đọc báo, thấy nhắc về chúng tôi. Không ngờ lâu rồi mà Sâm (Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm - người kể chuyện trong loạt bài của chúng tôi mới đây) vẫn còn nhớ



Tàu ngầm Việt Nam - Hình ảnh kíp đầu tiên sau 25 năm gặp lại, những mái đầu đã hoa râm. Ngày 1/6 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của Hải đội tàu ngầm Việt Nam

 

HVS

Xe tăng
Biển số
OF-20304
Ngày cấp bằng
23/8/08
Số km
1,183
Động cơ
512,104 Mã lực




Cháu xin phép cụ Baoleo cho nhà cháu góp chút tư lieu ạ. Cái này là cháu lấy từ fb nhạc phụ cháu.
 

HVS

Xe tăng
Biển số
OF-20304
Ngày cấp bằng
23/8/08
Số km
1,183
Động cơ
512,104 Mã lực


Nhạc phụ cháu ngồi ngoài cùng bên phải ạ
 

HVS

Xe tăng
Biển số
OF-20304
Ngày cấp bằng
23/8/08
Số km
1,183
Động cơ
512,104 Mã lực

thêm cái này nữa ạ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
....thêm cái này nữa ạ
Rất tuyệt vời, rất cảm ơn bạn HVS đã góp thêm tư liệu của chính nhạc phụ đại nhân nhà bác.
Xin bác cho chuyển lời chào của một cán bộ đoàn 22 Hạ Long thời 84 là nhà cháu, tới nhạc phụ nhà bác ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
BẠN ĐỒNG NGŨ
(Kỷ niệm ngày nhập ngũ 20/09/2015 ở Hà Nội)


Đến hẹn mỗi năm một lần
Nhắn nhe gọi nhau ăn cỗ
Đứa xa bắt xe buýt về
Đứa gần rủ nhau đi bộ.


Gặp nhau mày-tao, ông-tôi
Quan, dân không còn tồn tại.
Kể tên thằng đi xa mãi.
Nhắc nhớđịa danh từng qua.


Uống, ăn chỉ là cái cớ
Thương nhau tóc trụi, bạc màu
Miệng vẫn cười vui hớn hở.
Dạ dày, gút ghiếc để sau…


Mặc xác đỏđen xã hội.
Bên nhau, vui cạn chén này.
Hai tiếng thủy chung: Đồng đội.
Sá gì chút gió mưa bay.






 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
NGÀY NAY

Những tiếng cười lẫn giọng nói hào sảng. Những thủy thủ Hải đội tàu ngầm 182 từ 30 năm trước lại có cuộc họp mặt trong lễ mừng đám cưới cậu con trai của một thành viên trong đội.
Kiến Xương, quê ông Trần Trọng Đương cũng như nhiều huyện vùng ven biển tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, ngày đó nhiều thanh niên vào lính hải quân lắm. Ông Đương cũng vậy. Ông là một trong những người cuối cùng được bổ sung vào Hải đội tàu ngầm 182 ngày đó.


Như đã nói trong những bài viết mới đây, trước khi lên đường sang Liên Xô du học, Hải đội tàu ngầm 182 đã có 2 năm trời huấn luyện trong nước. Thời gian này, Hải đội vẫn thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ, có những người bị loại và cũng có thêm người mới đến.
Hàng trên (trái qua phải): ông Nguyễn Anh Tuấn (Trưởng khoang 2), Trần Văn Thịnh (thuyền phó), Vũ Việt Thắng (ngành thông tin), Nguyễn Văn Đáng (ngành điện máy), Vũ Hồng Hảo (nghe âm thanh dưới nước - Acoustic), Trần Trọng Đương (bộ phận hóa học, y tá). Hàng dưới: Ông Khổng Văn Vẹm (bộ phận hầm tàu) cùng những bà vợ và con của các thủy thủ.




Vào đội, ông Đương thuộc bộ phận hóa học và y tá dưới tàu. Ngày ra đi, ông mới là chàng thanh niên mười tám đôi mươi, trẻ hơn con ông bây giờ. Mãi sau khi huấn luyện từ Nga trở về, ông Đương mới gặp bà vợ ông bây giờ rồi xây dựng gia đình.
Uống cạn chén rượu mừng, Đại tá Trần Văn Thịnh (Thuyền phó tàu ngầm số 613 ngày đó) chợt trầm ngâm: "Nhanh thật! Mới đó mà đã 30 năm rồi!". Rồi ông nhớ lại kỷ niệm 30 năm về trước.


Đại tá Trần Văn Thịnh (Thuyền phó tàu ngầm số 613 ngày đó)

[/URL
]


Tháng 02/1986, cán bộ chiến sỹ trạm nổi kết thúc khóa huấn luyện về nước. Cuối tháng 5/1986 toàn bộ Hải đội và khung tàu ngầm 1 kết thúc huấn luyện về nước.
Sau khi Hải đội tàu ngầm 182 ngừng hoạt động, lúc đầu, ông Thịnh được phân công sang Campuchia nhận nhiệm vụ mới. Ông là sĩ quan quân đội, thuộc lứa đàn anh của nhóm ông Sâm và ông Hảo. Bao nhiêu năm gắn bó với biển, nhiều người vẫn băn khoăn ái ngại cho ông khi phải chuyển về công việc mới. Nhưng ông bảo, người đã trải qua bao nhiêu năm thăng trầm sóng gió như ông, việc xuống nước hay lên cạn đâu phải vấn đề gì to tát.
"Các đồng chí phân công đi đâu, tôi đến đấy" - Ông Thịnh nghiêm nét mặt. Rồi ông thu xếp đồ đạc đợi ngày lên đường.
Vậy nhưng, cái nghiệp sóng nước như vận vào người ông. Ngay ông chuẩn bị vẫy tay chào từ biệt Cam Ranh cũng là lúc nhận quyết định ở lại tiếp tục phục vụ hải quân.
Những năm sau, dù không còn Hải đội tàu ngầm được thành lập và đào tạo tại Liên Xô như xưa, nhưng kiến thức cùng kinh nghiệm của viên sĩ quan vẫn luôn cần thiết với lực lượng hải quân nước nhà. Trước khi Việt Nam ký hợp đồng mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga, chúng ta đã luôn có những cuộc khảo sát, tìm hiểu về loại khí tài quân sự tối tân này. Và những cuộc đó, vẫn thường có ông tham gia. Sau mấy chục năm lăn lộn với sóng gió, biển cả, năm 2009, Đại tá Thịnh mới về hưu.
Gặp chúng tôi trong cuộc vui gia đình người đồng đội, ông Thịnh cười: "Mấy hôm nay đọc báo, thấy nhắc về chúng tôi. Không ngờ lâu rồi mà Sâm (Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm - người kể chuyện trong loạt bài của chúng tôi mới đây) vẫn còn nhớ



Tàu ngầm Việt Nam - Hình ảnh kíp đầu tiên sau 25 năm gặp lại, những mái đầu đã hoa râm. Ngày 1/6 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của Hải đội tàu ngầm Việt Nam

Anh ơi, anh Sâm ở gần lắm. Hôm nào anh rảnh và muốn gặp thì bảo em.

Có diệu, có mồi, có mát xa và cả phòng nghỉ nếu quá chén:D.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
HÀ NỘI MÙA THU

Hà Nội tháng mười. Mùa thu. Cốm xanh, hồng đỏ, bưởi vàng luôn là những sắc mầu làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách của mọi đời. Nhẽ hợp hơn, ấy là phải có thêm làn gió heo may, lúc cuối thu - đầu đông tràn về. Thiếu nữ môi đỏ, xách túi Louis Vuitton da bò vàng, ăn nếm cốm xanh trong gió lạnh đầu mùa, là hình ảnh luôn tốn rất nhiều mê-ga-bai trong các máy ảnh số thời nay.

Hà Nội tháng mười, là tưng bừng kỷ niệm ngày quân ta trở về Hà Nội. Và nhà cháu, vốn là một người lính, lại càng nhiều cảm xúc khi tháng mười, mùa thu Hà Nội đến.

-Tháng mười về, Hà Nội chính mùa thu
-Heo may đầu mùa tràn vào từng ngõ nhỏ
-Gió bay đến gõ cửa nhà anh ở
-Cơn gió nào cũng gợi nhớ về ‘em’

-Anh đi – về qua ngõ nhỏ thân quen
-Thấy lá đỏ tung bay trên mái ngói
-Mùa thu đấy, mùa thu bay trong gió
-Mùa thu xao xác lá ở trên đầu

-Xao xuyến lòng anh khi lá chuyển mầu
-Làm anh muốn được biến thành chiếc lá
-Để theo từng cơn gió đến cùng ‘em’


Các bác ơi, ‘ẻm’ ở đây không phải là má hồng – áo cộc – váy ngắn, mà ‘ẻm’ ở đây, chính là những ký ức về ngày nhập ngũ của nhà cháu đấy, các bác ời.

Ngày nhập ngũ, nhà cháu chửa đủ từng trải, để nở một nụ cười khinh bạc như Khinh Kha vác đoản đao đi vào đất Tần.
Ngày nhập ngũ, nhà cháu không còn mơ mộng như chú thiếu niên choai choai, để tưởng tượng ra, là mình sẽ đội mũ chóp nhọn có ngôi sao đỏ của sư đoàn kỵ binh Bu-đi-on-nưi, thay vì cầm cầm gươm - cưỡi con ngựa gầy – miệng hô sát sát, sẽ là vung vẩy khẩu tiểu liên AK – chạy bộ bên con tăng T34 gắn ngôi sao đỏ - và miệng hô ‘quyết thắng’!
Ngày nhập ngũ, nhà cháu cũng không có được khung cảnh diễm tình là: bạn học chung lớp – hoa bưởi – khăn tay. Đơn giản là mùa thu, hoa bưởi đã chín thành bưởi vàng. Nhà cháu cũng chẳng được ‘ai’ đấy trong lớp nhòm đến. Ế toàn tập và F.A toàn tập. Và quan trọng hơn, nhà cháu nhập ngũ khi đất nước đang còn chiến tranh, và bài hát ‘Hương thầm’ thì mãi sau này, tận đến năm 1984 mới được nhạc sỹ Vũ Hoàng phổ nhạc cho bài thơ năm 69 của chị Thanh Nhàn.
Ngày nhập ngũ, và cái chính là quyết định nhập ngũ của nhà cháu, lại càng không mỹ miều văn thơ.

Quyết định nhập ngũ của nhà cháu là bằng loại giấy đen đen. Ấy vậy mà ‘nó’ lại còn bị đục lỗ và cắt góc nham nhở. Việc này là ‘đặc sản’ của những người nhập ngũ trước năm 1975.
Hồi ấy, quyết định nhập ngũ còn được coi như một cái phiếu mua hàng.
Hỡi các bác nhập ngũ trước năm 1975, các bác có còn nhớ không.

Tiêu chuẩn nhập ngũ, là được ra cửa hàng mậu dịch, mua: chè - thuốc lá - và kẹo, để về gia đình liên hoan.
Quyết định nhập ngũ của nhà cháu, thoạt đầu là bị dùi thủng 1 lỗ to tướng bên góc trái, lẹm mất chữ ‘quận đội’. Cái lỗ đấy là do được mua 5 bao thuốc lá Trường Sơn ở của hàng bách hóa đầu ô Đồng Lầm, đầu làng nhà cháu.

Cái lỗ thứ hai, phạm mất chữ ‘dân chủ cộng hòa’, là được đổi mua lấy 2 bao chè Hoa Cúc. Đây là loại chè cám, mà khi uống, dẫu đã pha trong ấm, thì khi rót ra chén, ta vẫn phải chờ tầm 5 phút cho lắng cặn, thì mới uống được cái thứ nước đỏ nhạt, có mùi hăng hăng ấy.

Cái quyết định còn bị xén 1 góc phía dưới, to tướng bên phải, sát con dấu đỏ. Đấy là nhà cháu phải lặn lội vào tận cửa hàng bách hóa khu tập thể Kim Liên (dân làng cháu vẫn quen gọi là vào ‘cửa hàng bên công trường’) mới mua được 7 lạng kẹo cứng Hải Châu.

Còn cái góc dưới bên trái, bị xén là do thời điểm ấy, hàng hóa dồi dào, nhà cháu được mua thêm 2 đôi đèn pin Văn Điển, sang mãi tận Hàng Bột. Đến bây giờ, nhà cháu cũng không hiểu, tại sao đợt nhà cháu nhập ngũ, lại được mua thêm 2 đôi pin.

Ngày nhà cháu nhập ngũ, tiết trời cũng se se như mấy hôm nay.
Có náo nức không, có bồi hồi không, có khí thế không, thực lòng nhà cháu không biết phân tích. Nhưng lúc đó, đất nước còn đang chiến tranh. Nhà cháu – một trống choai vừa ra ràng – đã bước ngay vào một chuyến hải trình mà không biết đâu là bến bờ, không biết khi nào kết thúc, và không biết có còn được quay về với mái tranh nghèo nữa không.
Ngày nhập ngũ, chắc chắn không phải nhà cháu hăng hái tình nguyện lên đường là do “có ngọn lửa cách mạng rực cháy –thôi thúc trong tâm hồn”.
“Thịt da ai cũng là người”, cá nhân con người ai mà chẳng muốn sung sướng, an nhàn. Tuy nhiên, đã làm thằng đàn ông thì nên có một chút “kiêu bạc” trong người.
Nói ngắn gọn thì thế này: có mấy anh em trong nhà, trời thì mưa mà mẹ thì đang cần ít củi để nhóm bếp. Ai mà chẳng muốn đùn đẩy cho thằng khác để mình rúc vào ổ rơm đánh phỏm.
Đó là lúc có một thằng tự nguyện vùng chạy ra sân để lấy củi cho mẹ. Đừng nói rằng nó làm thế là vì bị ông anh dọa giơ quả đấm hay có tình yêu thương nhường nhịn bao la. Đời không phải lúc nào cũng cần dương những cái to tát ấy ra.
Đó là cái chất “kiêu bạc”.
Khi nước Việt có chiến tranh, nhiều thằng tìm đủ lý do để “tụt- tạt”. Nhà cháu thì chó thèm vào cái trò mèo ấy. Đơn giản nghĩ rằng: mẹ mình nghèo, anh em thằng nào cũng cố cấu véo thì mẹ sống được bao năm.
Cái chất “kiêu bạc” là thế đấy. Mặc giù vào lính với cá nhân nhà cháu là một ngã rẽ của cuộc đời, vĩnh viến chấm dứt những mộng ước của một gã trống choai luôn mộng về ‘Bông hồng vàng’ của Pau-tốp-ki, say đắm mơ màng với ‘Cánh buồm đỏ thắm’.
Ngày nhập ngũ, đã thành kỷ niệm xa rồi.
Nhưng nếu bây giờ, thời gian có quay trở lại cái thời còn ùng oàng đấy, nhà cháu cũng vẫn lao vào.

-Tháng mười về, Hà Nội chính mùa thu

-Heo may đầu mùa tràn vào từng ngõ nhỏ

-Gió bay đến gõ cửa nhà anh ở

-Cơn gió nào cũng gợi nhớ về ‘em’
 

Haiha0674

Xe điện
Biển số
OF-151210
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
2,687
Động cơ
382,710 Mã lực
Một thớt quá giá trị, em đọc một lèo 2 ngày nghỉ. Cảm ơn cụ Baoleo rất nhiều:-bd
 

quyenxo84

Xe điện
Biển số
OF-64914
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
2,336
Động cơ
459,709 Mã lực
Nơi ở
Anygard
Website
anygard.vn
Bố em cũng nhập ngũ 1972 chắc cùng đợt với cụ bác. Sư 559 về hưu năm 1992.
Bao giờ, trong cuộc rượu của ông cũng toàn chuyện tránh bom, cháy xe, con ma, thâfn Sấm, cánh cụp cánh xoè, Ép một trăm mười lăm, rồi trận Xuân Lộc cần đạn B41 mà suýt chống lệnh tiền phương :D bị dí AK vào đầu
Một thớt đầy ắp thông tin. Chúc cụ Bác luôn khoẻ. Đã 1 tháng cụ chủ không cập nhật thớt rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
ĐỂ NHỚ MÃI TRẬN SẠC-LY.

Trong chúng ta, hẳn đã có nhiều người từng nghe ca khúc “ Người ở lại Charlie” của Trần Thiện Thanh, về trung tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Bảo của VNCH tử trận trên đồi Sạc-Ly. Bỏ qua sự khác nhau về ý thức hệ của các bên tham chiến, phải nói cho công bằng, đây là một bài hát đi vào lòng người. Bản thân chúng tôi, những người lính của miền bắc XHCN, cũng vẫn nghe ca khúc này, như một tiếng lòng về thân phận 1 kiếp người.

Nhưng chắc cũng chưa hẳn, đã có nhiều người biết về địa danh Sạc-Ly và các trận đánh bi hùng ở đấy.

Đồi Charlie, gọi theo phiên âm Việt là đồi Sạc Ly (theo cách gọi của VNCH) –hay là cao điểm 1015 (theo cách gọi của ta - Quân đội Nhân Việt Nam), là một địa danh nằm tiếp giáp giữa ba huyện Sa Thầy, Đăk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum, miền nam Việt Nam.

Địa danh này nổi tiếng với nhiều trận giao chiến khốc liệt giữa Quân lực Việt Nam Cộng hòa và đồng minh Quân đội Hoa Kỳ với Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong đó, nổi tiếng nhất là trận đánh diễn ra từ 12 đến 15/4/1972. Khi đó, Quân đội Nhân Việt Nam quyết định chiếm Tân Cảnh, cắt Đường 14. Charlie khi đó là nơi đóng quân của tiểu đoàn 11 nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nằm trên một vành đai có nhiệm vụ bảo vệ phía trái đường 14.

Cho đến nay còn nhiều người chưa biết về trận đánh lẫm liệt này của E64 - F320, nhằm phá toang phòng tuyến tây sông Pô cô của quân lực VNCH, để quân ta tiến đánh Dak To - Tân Cảnh - Kon Tum .

Về phía bên kia đã có nhiều bài viết về trận đánh này, như: “Mùa hè đỏ lửa” của Phan Nhật Nam, hay "Máu lửa Charlie" của Đoàn Phương Hải. Và còn nhiều bài viết khác. Và có cả một bài hát “ Người ở lại Charlie” của Trần Thiện Thanh về trung tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Bảo của VNCH tử trận trên cao điểm ấy, như đã nói ở trên.

Về phía bộ đội ta, trận đánh 1015 trở thành huyền thoại hay nói theo kiểu bây giờ: Nó là thương hiệu của trung đoàn 64. Trận đánh ấy đã tiêu diệt gọn tiểu đoàn dù 11 - Lữ dù 2 VNCH thiện chiến với 600 quân, khi đó đóng làm cánh cửa phía tây Kon Tum. Trận đánh ấy đã mở toang không gian từ ngã ba biên giới, để các đơn vị ta tiến vào chiến dịch Dak to Tân cảnh năm ấy.

Trận đánh ấy chỉ nằm trong trang sử của Trung đoàn 64, sư 320 A, và hơn ba trăm liệt sĩ thì lặng lẽ trong dĩ vãng.

Đã nhiều lần trở lại cao điểm 1015 ( Charlie), bạn lính của Baoleo tôi, là anh Luân (nick trên FB là ‘Nguyễn Trọng’), đã có tâm nguyện là xây một bia tưởng niệm hơn 300 liệt sĩ hi sinh trên cao điểm 1015 ( Charlie), trong trận đánh diễn ra từ 12 đến 15/4/1972.

Trung Tướng AHLLVT Khuất Duy Tiến –trưởng ban liên lạc CCB sư đoàn 320- người trung đoàn trưởng chỉ huy trận đánh ấy rất cảm động và ủng hộ ý nguyện trên. Nhưng người trung tướng già vô cùng băn khoăn:

- Nhưng tiền đâu? Anh em CCB về hưu cũng khó khăn vô cùng.

Và bạn lính Nguyễn Trọng Luân của Baoleo tôi, đã có cách này để báo cáo với người trung tướng già:

- Em sẽ viết sách, và em sẽ bán để ủng hộ Ban Liên Lạc. Phải có một cái ngòi nổ ấy để anh em CCB ta đóng góp. Em tin những người yêu mến bộ đội cụ Hồ sẽ ủng hộ. Chỉ mong năm nay và sang năm, trung tướng vẫn khỏe, để cùng chúng em ra vào Kon Tum thực hiện tâm nguyện.

Người trung tướng già đã cảm động lau nước mắt. Ông nói:

- Tớ sẽ góp nửa tháng lương. Chúng ta cùng cố gắng nhé.

Và hôm 09/11/2015 vừa qua, những người lính chúng tôi, đã có cuộc gặp mặt để kích hoạt chương trình ấy.

Từ trái qua:

Nguyễn Trọng Luân: doanh nhân-nhà văn (nick trên FB là ‘Nguyễn Trọng’), nguyên là lính trinh sát Sư đoàn 320 A,

Khắc Việt: thiếu tá Cục Ô tô MK-TN (nick trên FB là ‘Khắc Việt’) – nguyên là lính đoàn Phong Quảng, đã tấn công đánh chiếm cửa Tư Hiền năm 1975,

Lê Trí Dũng (nick trên FB là ‘Lê Trí Dũng’): một trong những họa sỹ của thế kỉ XX được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ngay đợt đầu tiên (năm 2000) – nguyên là lính tăng thiết giáp, từng tham gia trận Cửa Việt 1972,

Như Thìn: Nhà biên tập phim / nhà văn (nick trên FB là ‘Như Thìn’) – nguyên là lính Sư 325 đánh Thành cổ Quảng Trị,

Nguyễn Long: chủ ga-lê-ri tranh (nick trên FB là ‘Alain Phan’) – nguyên là pháo thủ cao xạ trong các chiến dịch Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng.

Nguyễn Khắc Nguyệt: đại tá nhà văn (nick trên FB là ‘Anh Trang’) - nguyên là lính lái con tăng 380, chiếc tăng thứ tư đâm vào dinh Độc Lập, sau xe 384 của Đại Trưởng Thận và xe 390 của chính viên Toàn.

Nhà cháu, Baoleo

Anh Nguyễn Hữu Thành: nhà báo (nick trên FB là ‘Thanh Nguyen Huu) – nguyên đại úy tác chiến điện tử, phu quân của chị Bình, con gái Đại tướng VNG

Người đến sau: Linh Thế Vinh: doanh nhân (nick trên FB là ‘Vinh Linhthe’) – nguyên xạ thủ 12ly7, sư 10 của quân đoàn 3, từng đánh vào Pờ Nông Pênh ngày 07/01/1979.


[/URL
]


Trưởng ban gây quỹ xây: Bia tưởng niệm hơn 300 liệt sĩ hi sinh trên cao điểm 1015


[/URL
]



Một trong các tác phẩm sẽ bán để gây quỹ


[/URL
]
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
XIN ĐƯỢC CHÚC NHỮNG NGƯỜI HỌC TRÒ.

A trưởng của tôi là giáo viên.

Sau một tai nạn, A trưởng không còn đi dậy học được nữa, phải nằm liệt giường, đến nay đã hơn 8 năm.

Nằm liệt một chỗ, chẳng còn giao lưu được với ai, và cũng ít người đến thăm, ai cũng bận.

Nhưng hàng năm, còn có ngày 20/11.

Năm nay cũng thế, ngày của các thầy-cô giáo, các em học sinh cũ đã đến chơi. Các em ấy, giờ đã lớn rồi.

Có các em, là học trò đã học cô giáo cũ từ 15 năm trước.

[/URL
]


Có các em, là học trò mới học cô giáo được hơn 10 năm.

[URL=http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/IMG_1078-ok_zpsbvbzt102.jpg.html][/URL
]


Tôi cũng không hỏi các em bây giờ làm ở đâu, chức vụ gì.

Nhưng tôi đoan chắc, các em ấy (những người còn nhớ tới cô giáo cũ), đã và vẫn sẽ: luôn là những người chân chính, người tốt.

Ngày của các thầy-cô giáo đã qua rồi, hôm nay tôi xin đặc biệt xin được chúc, đến tất cả những ai, nay không còn đi học nữa, nhưng vẫn nhớ tới các thầy-cô giáo, những người đã dậy ta thủa nào – mạnh khỏe nhé.

Các bạn là những đóa hoa đẹp nhất.
[/URL]
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ối em quên, em nhờ anh chuyển lời chúc an lành nhất tới chị, người A tr luôn sát cánh bên anh không chỉ thời chiến mà cả trong những " trận đánh" khốc liệt nhất của thời kim tiền.!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Ối em quên, em nhờ anh chuyển lời chúc an lành nhất tới chị, người A tr luôn sát cánh bên anh không chỉ thời chiến mà cả trong những " trận đánh" khốc liệt nhất của thời kim tiền.!
Anh cảm ơn em Pain nhé.
Rót vodka cho em, mạng nó mắng là chưa đến lượt :)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
CÔ GIÁO CŨ V/S HỌC TRÒ GIÀ.

Nhà cháu thuộc lứa học trò đầu tiên của cô.

Đó là vào cuối năm 1972. Khi tiếng oanh tạc cơ chiến lược B-52 đang gầm thét trên bầu trời miền Bắc và bầu trời Hà Nội, thì trường phổ thông cấp 3 Nguyễn Huệ ở Hà Đông, sơ tán về An Khánh - huyện Hoài Đức – tỉnh Hà Tây, và đón nhận lứa học sinh nhà cháu. Lúc ấy, cô giáo cũng vừa mới ra trường.

Hết đợt B-52 ném bom rải thảm Hà Nội cuối năm 1972, hết sơ tán, lứa học sinh nhà cháu trở về Hà Nội. Cô và các trò chia tay nhau.

Rồi nhà cháu vào quân ngũ, trở thành người lính Hải quân, rồi về lại với đời thường.

Thời gian như ‘bóng câu ngoài khung cửa’ .

Bây giờ cô giáo đã được nghỉ hưu rồi. Còn học trò cũng đã trở thành ‘cựu binh già’.

Đã rất rất nhiều năm, cô và trò mới lại có dịp gập nhau. Chỉ có trò thì cũ mòn đi theo năm tháng. Còn cô giáo vẫn trẻ đẹp như hồi cô giáo mới ra trường năm 1972.

Học trò của cô, có rất nhiều người thuộc hàng đại gia, cũng lại có rất nhiều người là quan chức to to, những người có thể hô phạt nhà cháu ‘5 triệu’ nếu không ‘like’ họ.

Nhưng học trò là lính Hải quân, lại là học trò thuộc lứa đầu tiên, thì chỉ có một mình nhà cháu.

Cô giáo vui vì điều ấy.

Mong cô giáo mãi trẻ, đẹp và khỏe. Để thỉnh thoảng, học trò già lại được đến thăm cô.

Chúc cô giáo Hiển khỏe nhé.

 

Dai69

Xe tải
Biển số
OF-379180
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
309
Động cơ
247,810 Mã lực
HQ NDVN có truyền thống hào hùng quá. Giá mà có hạm đội tàu ngầm sớm chắc không mất TS.8->
 

chuongxehoi

Xe hơi
Biển số
OF-102156
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
143
Động cơ
400,594 Mã lực
"Chúc cô giáo Hiển khỏe nhé."
Bác Baleo là một trong những người mà tôi ngưỡng mộ bên "dựng nước" , từ ngày mấy anh như anh Tùng (TS1), anh Thọ đi vắng nên cũng thấy buồn. Hỏi thêm bác BaLeo là cô giáo Hiển có phải cô giáo dạy Sử không nhỉ và cô về hưu từ CVA không Bác?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
"Chúc cô giáo Hiển khỏe nhé."
Bác Baleo là một trong những người mà tôi ngưỡng mộ bên "dựng nước" , từ ngày mấy anh như anh Tùng (TS1), anh Thọ đi vắng nên cũng thấy buồn. Hỏi thêm bác BaLeo là cô giáo Hiển có phải cô giáo dạy Sử không nhỉ và cô về hưu từ CVA không Bác?
Vâng, bác đúng ạ.
Những năm dậy học cuối cùng, cô giáo chủ nhiệm những ngày cuối năm 1972 của bọn tôi, về dậy Sử ở CVA.
Rất cảm ơn bác chuongxehoi ~o)
 

duc_hung_an

Xe tải
Biển số
OF-55431
Ngày cấp bằng
20/1/10
Số km
363
Động cơ
449,370 Mã lực
Tiếp ‘Những mảnh rời ký ức về trung đội nữ tân binh’

Ngủ ấm

Vì thực thi nhiệm vụ theo quân lệnh, nên việc Hải quân đi công tác nơi miền biên viễn, nơi ở của các vùng đồng bào Thái như Mai Châu, Lai Châu, Hà Tuyên là bình thường.

Và lính Hải quân, mãi không thể quên, đã có một lần, Hải quân đã được mời “ngủ ấm” với một kiều nữ núi rừng trinh nguyên.

Chắc nhiều bác trong OF, đều đã biết một phong tục rất đẹp này, của đông bào Thái Tây Bắc rồi, nhưng nhớ về ‘hương lúa ngậm sữa’ của trung đội nữ tân binh - Hải quân nhà cháu, vẫn xin kể lại ấn tượng này.

Cảm xúc ngất ngây sau đêm “ngủ ấm” đó, hẳn là còn theo ta cho đến khi ta đã bước sang bên kia chân dốc của cuộc đời, để bật ra thành những âm thanh chắt lưỡi, gieo vào trong những đêm trắng thinh không.

Thực ra, ta không thể tự mình chọn lấy một ‘noọng’ trắng xinh như Kiều để mời ngủ ấm êm. Mà chính cô gái ấy và bố của nàng sẽ chọn ta.

Lý do để được chọn thì vẫn đang còn nhiều cách lý giải. Có thể bố của nàng nhận thấy rằng ta là một chiến binh tốt, là chiến binh kiêu bạt-hòa hoa, hoặc vân vân và vân vân.

Túm lại, khi bạn đã được chọn, bố của nàng sẽ thết bạn một bữa tối tuyệt trần. Không thể thiếu 1 “típ” xôi thơm, ăn với cá suối bọc lá chuối nướng, chấm với “mắc khén” rừng. Và ….rượu, rượu và rượu.

Trong bữa ăn, nếu ta chợt nhớ ra và hỏi “pò, mạ” về cô nàng xinh đẹp mới mang đĩa rêu suối nướng đâu rồi, mà không ăn cùng, thì sẽ được “pò” nhắc nhở:
- “rượu” đi, “rượu” đi, rồi con sẽ được gập.!!!

Bữa tối rồi cũng sẽ tàn.
Khi mà trí khôn, lưỡi và mắt của ta đã lạc mỗi thứ đi một nơi, thì đấy là lúc ta được nghe “pò” ra một mệnh lệnh không thể nào êm tai hơn:
-em gái con đã nằm sẵn trong chăn đệm hoa bông lau suốt cả tối rồi. Bây giờ con vào chỗ em nó nằm, mà ngủ đi. Ngủ ngon, con nhé. Giữ sức, mai còn hành quân.


Vâng, ta sẽ mãi vẫn còn có thể hành quân.

Mỗi khi cổ họng khô rát, tai ù, đôi vai ê ẩm bởi lực siết của đôi quai ba lô, ta sẽ lại nhớ về đêm “ngủ ấm” ấy.

Quên làm sao được, đêm mùa đông giá lạnh, ta chui vào trong chăn đệm ấm êm, đã được cô bé ‘noọng’ trắng yêu kiều nằm trước, sưởi ấm chăn đệm sẵn cho ta suốt cả buổi tối, để ta hầu rượu “pò”.

Mùi em thơm nếp xôi, sẽ vấn vương, quấn quýt mãi trong giấc ngủ say nồng của chàng lính trẻ, hoặc cựu lính kiêu bạc hôm nay.

Ngày mai đã lại hành quân, xa bản, xa em rồi.
Bác viết hay quá ! Em xin phép được kính bác 1 ly ạ
 

duc_hung_an

Xe tải
Biển số
OF-55431
Ngày cấp bằng
20/1/10
Số km
363
Động cơ
449,370 Mã lực
Tháng 7 có ngày thương binh – liệt sỹ.
Tháng 7 là nhớ về đồng đội, những người đã không về. Nhớ những đồng đội vừa mới ra đi trên con MI, và những đồng đội đã ra đi từ lâu lắm rồi.
Tháng 7, là nhớ về những đồng đội, những cùng thời quân ngũ, nay đã lâu rồi không gặp – chúng ta đã già.
Tháng 7, là thời gian mà ta nhìn thấy nhiều nhất các xe ca mang băng rôn : ‘Về thăm chiến trường cũ’ ngược xuôi trên mọi nẻo đường.
Tháng 7 này, chợt nhớ về các anh.


Tháng 7, nhớ về đồng đội (1)

Nhớ người lính không về.


12 giờ 15. Trưa tháng 7 nắng cháy ở trên đầu.
Quán cơm ‘đầu ghế’ vỉa hè Bùi Thị Xuân, đang lúc đông người.

Cô chủ quán béo núc nỉu, vừa đếm tiền, vừa hất hàm với mấy cháu ‘chạy cơm’:
-Cái ông già hâm hâm ấy, lại đến mua cơm kìa.

Mấy cháu trẻ trẻ, lanh chanh:
-Vâng, mấy hôm nay, hôm nào ông ấy cũng lấy hai đôi đũa, và hai cái bát, mà có mỗi mình ông ấy ăn. Những người như ông ấy, già nên lẩn thẩn mất rồi.
…….


Tháng 7, mùa hè, nắng thắt ngực.
Những tia nắng mặt trời chói chang, đưa Baoleo trở về những năm tháng biên giới - chiến tranh, thủa Baoleo còn là một chỉ huy trong quân ngũ.




Hôm đó, khi đưa người mẹ, đi thăm ngôi mộ của con trai mẹ, là 1 chiến sỹ Hải quân bậc đàn anh, hy sinh thời năm 67 khi đánh nhau với máy bay Mỹ, Baoleo có hỏi:
-Mẹ có định đưa anh về gần nhà không.

Mẹ già đã trả lời, mà đến bây giờ, sau hơn 20 năm Baoleo còn nhớ, và vẫn nhớ đến, để tự răn lòng mình.
Mẹ già thủng thẳng:
-Nhà cháu hiếm hoi, chỉ có mình em nó. Nhà cháu giờ chỉ còn một mình. Và cũng chẳng có gì. Nhà cháu muốn để em nó ở lại đây, để bây giờ, cũng như sau này, khi nhà cháu đã mất rồi, em nó vẫn còn có các anh (nói đến đây, mẹ già đập đập vào tay Baoleo) là đồng đội, để làm bầu bạn. Và vẫn còn được quân đội, cho ăn cơm một năm/2 lần.

Nghẹn thắt lòng, mẹ ơi.

Hôm nay, Baoleo đã về với đời thường.
Cũng như bạt ngàn các cựu chiến binh khác, ngày ngày, Baoleo nhà cháu vẫn côi cút làm ăn, chăm chỉ bới đất – lật cỏ để mong kiếm được cân gạo xấu, sắm được bìa đậu phụ, đắp đổi lần hồi qua ngày.

Nghèo nhưng lòng thanh thản, bởi mình còn được trở về.
Còn biết bao các anh khác, giỏi hơn mình, tốt hơn mình, đã không về.
Baoleo như thấy mình luôn mắc nợ các anh.

Hôm nay, không khá giả như ‘một đại bộ phận không nhỏ các đồng chí’, luôn có những bữa ăn dư dật, thừa mứa.
Baoleo nhà cháu chỉ có bữa cơm ‘đầu ghế’ qua ngày.
Nhưng, ăn cơm cùng Baoleo nhé, các anh, đồng đội thân yêu, những người lính không về.

Mình cũng ăn bữa trưa này, như năm xưa chúng ta đã chia nhau từng hớp nước trên pháo thuyền nắng lửa, bẻ cho nhau mẩu lương khô cuối cùng trên boong tầu chiến hạm, dưới lớp lớp con sóng bạc đầu.
Ăn cơm, anh nhé – người lính không về.
……………..
12 giờ 15. Trưa tháng 7 nắng cháy ở trên đầu.
Vẫn quán cơm ‘đầu ghế’ vỉa hè Bùi Thị Xuân, đang lúc đông người.
Cô chủ quán béo tròn núc nỉu, vừa đếm tiền, vừa hất hàm:
-Cái ông già hâm hâm ấy, lại đến mua cơm kìa.

Mấy cháu trẻ trẻ, dường như đã quen:
-Lại ông già hâm, mua mỗi xuất cơm còi, mà cũng lấy hai đôi đũa, hai cái bát. Những người như ông ấy, già nên lẩn thẩn mất rồi….


Cháu sinh năm 1975 khi đất nước đã hoà bình, cháu may mắn không phải biết đến chiến tranh là gì. Đọc đến bài này tự nhiên nước mắt cháu nó trào ra cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top