[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,061
Động cơ
393,317 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Ơn dời, nhờ mưa lũ, nhà cháu vinh dự được đi ké tàu hải quân nhân dân anh hùng, cám ơn cụ Ba đã góp công gây dựng :-D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Nhiệt liệt Chào mừng ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân (02-05/081964 ---- 02/05/082015).

Hôm chính lễ, theo truyền thống hải quân, nhà cháu đã mặc quân phục, uống cạn 100 gram vốt-ka, mong các bác hưởng ứng để cùng hô vang nhá:
Chúc Hải quân Việt Nam – vững mạnh.
Cảm ơn các bác.



Về ngày truyền thống 02-05/08/1964, nhà cháu đã kể chuyện ngay ở đầu trang.
Hôm nay, báo Thanh Niên đã lược đăng, xin mời các bác thưởng lãm.

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/ngay-hai-quan-danh-thang-tran-dau-cuoc-trao-tra-tu-binh-hy-huu-593454.html
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Nhiệt liệt Chào mừng ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân (02-05/081964 ---- 02/05/082015).

Hôm chính lễ, theo truyền thống hải quân, nhà cháu đã mặc quân phục, uống cạn 100 gram vốt-ka, mong các bác hưởng ứng để cùng hô vang nhá:
Chúc Hải quân Việt Nam – vững mạnh.
Cảm ơn các bác.



Về ngày truyền thống 02-05/08/1964, nhà cháu đã kể chuyện ngay ở đầu trang.
Hôm nay, báo Thanh Niên đã lược đăng, xin mời các bác thưởng lãm.

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/ngay-hai-quan-danh-thang-tran-dau-cuoc-trao-tra-tu-binh-hy-huu-593454.html
Chúc mừng bác nhân ngày truyền thống và thêm một sự kiện của cuộc chiến được biết đến \m/
 

Gioangiahung

Xe máy
Biển số
OF-375873
Ngày cấp bằng
31/7/15
Số km
98
Động cơ
247,980 Mã lực
Theo dòng lịch sử qua lời kể của cụ
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,061
Động cơ
393,317 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Cụ Ba cho đôi lời về mấy cái mề đay cụ đeo được không ạ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Cụ Ba cho đôi lời về mấy cái mề đay cụ đeo được không ạ?
Một cái là của CCB, một cái là Chiến công, một cái là CS vẻ vang. Tất thẩy đều là loại phổ thông đầu phiếu ấy mà, chả oai phong gì :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Họa sỹ Việt cộng V/S họa sỹ Mỹ (1)
TRẬN ĐÁNH PHÒNG KHÔNG HY HỮU TRONG CHIẾN TRANH VN


Trong cuốn ‘Những hòn cuội nhặt dọc đường’ tập 2, được tặng bởi tác giả- bạn lính bậc đàn anh-họa sỹ lớn Lê Trí Dũng, nhà cháu rất tâm đắc với những định nghĩa - kiến giải – nhận xét về họa sỹ minh họa.

Họa sỹ LTD đã viết ở trang 46 & 47:

- ‘..Vẽ minh họa phục vụ quần chúng cũng không phải là dễ, làm sao để dễ xem, dễ hiểu nhưng phải đẹp, hiện đại và phải có phong cách riêng, cái chính là phải bám cốt truyện. Một minh họa hay góp phần làm hay thêm tác phẩm văn chương vàđôi khi nó được bạn đọc cắt tỉa lồng vào khung treo chơi như một tác phẩm hội họa công phu...’.


[/URL
]

Để bình luận về những phát kiến của một người, không gì hay bằng để chính kẻ thù của người đó, nói về phát kiến ấy.

Mà bình bởi họa sỹ, tốt nhất hãy để họ thể hiện bằng tác phẩm của mình.

Nhà cháu xin đưa tác phẩm của họa sỹ Mỹ - đối thủ một thời của họa sỹ Lê trong chiến tranh Việt Nam để minh họa.
------------- ------------
TRẬN ĐÁNH PHÒNG KHÔNG HY HỮU TRONG CHIẾN TRANH VN

Ngày nay, ai đi qua Bảo tàng Không quân ởđường Trường Chinh, đều ngó thấy một con F 4 còn khá nguyên vẹn, nằm phơi mình bên sát hàng rào.

[URL=http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/F4oHamRong-BAOTANG-thanphaicancanh_zps86gslcc3.jpg.html][/URL
]


Ngắm nhìn chiếc chiến đấu cơ phản lực ‘con ma’ này, không có nhiều người biết đến một câu chuyện khá là hy hữu trong chiến tranh Việt Nam.
Đây là chiếc máy bay tiêm-cường kích đa năng của Hải quân Mỹ.
Ký hiệu định danh là F-4B, tên lóng là ‘Con Ma’. Có số hiệu là 153001 / NH 201 , thuộc phi đoàn VF-114 'Aardvarks' trên tầu sân bay USS Kitty Hawk (Kít-ti-hốc) CVA-63.
Tổ bay cuối cùng trên chiếc F-4B này gồm 2 người. Phi công thứ nhất là đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick quê ở Fairbanks, Alaska ngồi ghế trước. Và phi công thứ hai là trung úy sỹ quan hoa tiêu Jack Rollins ngồi ở ghế sau.
Bản thân đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick cũng có 1 số phận chớ trêu.

Ấy là vào ngày 24/04/1967, chỉ trước chuyến bay cuối cùng của chiếc Con Ma 153001 / NH 201 có đúng 20 ngày, khi ấy, đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick cầm lái con F-4B có số hiệu là 153000 / NH-210 (chênh với con nằm bên hàng rào đường Trường Chinh, đúng 1 số. Hị hị) , cũng thuộc phi đoàn VF-114 'Aardvarks' trên tầu sân bay USS Kitty Hawk (Kít-ti-hốc) CVA-63; với sỹ quan hoa tiêu James "Jim" W. Laing ngồi ở ghế sau.
Ngày 24/04/1967 ấy, chiếc F-4B có số hiệu là 153000 / NH-210 do tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing điều khiển, có nhiệm vụ bay tiêm kích, đánh nhau với MIG 17 trên đỉnh không vực sân bay Kép. Sau một hồi quần vòng kịch chiến với không quân Bắc Việt Nam, chiếc F-4B của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing đã bắn rơi được 1 chiếc MIG 17 của ta.
Nhưng liền ngay sau đó, chiếc F-4B này của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing, đã bị hỏa lực phòng không mặt đất của ta bắn trúng vào bình nhiên liệu.
Chiếc F-4B này cố bay thoát, nhưng do hết nhiên liệu và không được tiếp liệu kịp thời, tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing đã phải nhẩy dù, bỏ máy bay và được cứu thoát.
Sau đó, James "Jim" W. Laing trong 1 phi vụ khác vào ngày 21/05/1967, cũng đã bị bắn rơi và bị bắt làm tù binh.
Còn Charles Everett (Ev) Southwick thì bị bắt vào ngày 14/05/1967 như câu chuyện đang kể.

Quay trở lại ngày 14/05/1967.
Khi ấy, chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins, nhận nhiệm vụ cường kích, đeo rốc-két ZUNI, làm nhiệm vụ chế áp cao xạ phòng không, để yểm trợ cho cường kích A-4 Xì-cai-hốc, cũng thuộc tầu sân bay USS Kitty Hawk (Kít-ti-hốc) CVA-63, lao vào đánh cầu Hàm Rồng.
Để cho tốp cho cường kích A-4 Xì-cai-hốc đeo bom, ném đúng mục tiêu cầu Hàm Rồng, tốp cường kích chế áp cao xạ phòng không F-4B, trong đó có chiếc đeo số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins, đã xà thấp để lao rốc-két vào trận địa phòng không của ta.
Không may (hay may thay), do bay quá thấp, chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins, đã bị chính mảnh nổ văng của chính loạt rốc-két ZUNI do máy bay bắn ra, văng trúng động cơ.
Chiếc máy bay mất điều khiển, cứ theo đà lao, lừ đừ bay thấp xuống.
Đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick và trung úy sỹ quan hoa tiêu Jack Rollins lập tức nhấn nút bung dù.
Cả hai phi công lập tức bị bắt làm tù binh và cùng được trao trả vào ngày 04/03/1973.

Tấm hình chụp đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick trong giờ phút được trao trả ở sân bay Gia Lâm

[URL=http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/phicocircngF4oHamRong_zpsf032a8bb.jpg.html][/URL
]

Còn chiếc máy bay, cứ lừ đừ lao xuống và cuối cùng, trượt bụng bên bãi cát sông Mã anh hùng (hix). Còn nguyên vẹn hình hài, không rách rời chắp vá.
Trải qua bao nắng mưa giãi dầu, cùng thói làm ăn cẩu thả của ta, chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 thoạt đầu được trưng bày trong bảo tàng Phòng Không, cũng ởđường Trường Chinh, và bây giờ, ‘nó’được di dời đến Bảo tàng Không quân ởđường Trường Chinh, nằm phơi mình bên sát hàng rào. Thân tàn ma dại.

Kỷ niệm tròn 37 năm ngày bị chính rốc két của mình bắn rơi, năm 2014, tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins đã về thăm chiến trường xưa là cầu Hàm Rồng –Thanh Hóa và người bạn đã từng gắn bó với mình, chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 giờđây được trưng ven hàng rào.

Và cảm kích trước câu chuyện hy hữu trong chiến tranh Việt Nam của chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201, họa sỹ Robert Bailey đã tái hiện lại sự kiện này bằng 1 bức tranh, như được đăng ở đây.

[URL=http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/tranhF4oHamRong-2_zps2ca7b133.jpg.html][/URL
]

Trong ảnh, chiếc ở tiền cảnh là con F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins; bên trái chiếc này, trên đỉnh cầu Hàm Rồng, là 1 chiếc cường kích A-4 Xì-cai-hốc đeo bom, đang ném bom mục tiêu cầu Hàm Rồng; 2 chiếc khác, phía bên phải tấm hình, là 2 chiếc F-4B - ‘Con Ma’ khác, trong cùng biên đội với con F-4B, số hiệu 153001 / NH 201, nhận nhiệm vụ cường kích, đeo rốc-két ZUNI, làm nhiệm vụ chế áp cao xạ phòng không

Hiện nay, bức tranh này chỉ còn đúng 100 bản sao gốc, trong đó có 5 bản có chữ ký tươi của tác giả, là còn được bán trên thương trường. Gía gốc là 175 US/ tranh, chưa kèm chi phí vận chuyển.
------------ -------

Chính bức tranh sơn dầu này, là 1 lời bình luận đáng giá cho kiến giải của họa sỹ Lê: ‘‘..Vẽ minh họa phục vụ quần chúng cũng không phải là dễ, làm sao để dễ xem, dễ hiểu nhưng phải đẹp, hiện đại và phải có phong cách riêng, cái chính là phải bám cốt truyện....’



Bài sau: TRẬN HẢI CHIẾN LỊCH SỬ TRONG CHIẾN TRANH VN
[/URL][/URL][/URL]
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Họa sỹ Việt cộng V/S họa sỹ Mỹ (2)
TRẬN HẢI CHIẾN LỊCH SỬ TRONG CHIẾN TRANH VN



Họa sỹ Lê Trí Dũngđã viết (chi tiết ở bài trước):
- ‘..Một minh họa hay góp phần làm hay thêm tác phẩm văn chương vàđôi khi nó được bạn đọc cắt tỉa lồng vào khung treo chơi như một tác phẩm hội họa công phu...’.

Để bình luận về những phát kiến của một người, không gì hay bằng để chính kẻ thù của người đó, nói về phát kiến ấy. Mà bình bởi họa sỹ, tốt nhất hãy để họ thể hiện bằng tác phẩm của mình.
Nhà cháu xin đưa tác phẩm của họa sỹ Mỹ - đối thủ một thời của họa sỹ Lê, vẽ‘Trận hải chiến lịch sử trong chiến tranh VN’để minh họa.

TRẬN HẢI CHIẾN LỊCH SỬ

Trận đánh ngày 02/08/1964 giữa biên đội 3 tầu phóng lôi của Hải quân Bắc Việt với tầu khu trục Maddox của Mỹ trên vùng biển Bắc Bộ, là một trận hải chiến lịch sử, mở đầu cho một chuỗi ‘sự kiện vịnh Bắc Bộ’ và dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Mỹ đối với miền Bắc XHCN, và rộng ra sau này, trận hải chiến ngày 02/08/1964 đã dẫn đến sự đổ quân-tham gia trực tiếp của bộ binh Mỹ vào chiến tranh Việt Nam.
Chi tiết của trận chiến ngày 02/08/1964, nhà cháu đã viết trong mấy ngày trước, nhân ngày truyền thống của quân chủng Hải quân, không nhắc lại ở đây nữa.

Tư liệu của trận hải chiến này, có tấm hình, chụp biên đội 3 tầu phóng lôi của ta đang dàn đội hình tấn công tầu khu trục Maddox, được sỹ quan thông tin Mỹ trên tầu Maddox chụp tại thời điểm đang xảy ra trận đánh.
Đây là tấm hình độc bản – duy nhất – có một không hai, chụp một khoảng khắc hào hùng nhất – oai dũng nhất – đẹp nhất của trận hải chiến.
Đó là tấm hình duy nhất, chụp được tích tắc cả 3 tầu phóng lôi Bắc Viêt đang lao vào tấn công.






Chớp được cái tứ này, họa sỹ Mỹ E.J. Fitzgerald đã vẽ nên bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp, minh họa trận chiến giữa biên đội tầu phóng lôi Việt Nam và tầu khu trục Maddox ngày 02 tháng 8 năm 1964.
Dưới góc độ của một sỹ quân hải quân, nhà cháu cho rằng, bức tranh sơn dầu của họa sỹ Mỹ E.J. Fitzgerald đã minh họa rất chân xác thời khắc hào hùng của trận hải chiến.
Chân xác từ vị trí của 3 tầu phóng lôi Bắc Việt, đến góc tấn công, đến dãn cách giữa các tầu phóng lôi, chuẩn xác đúng như trong tấm hình 1.

Họa sỹ Mỹ E.J. Fitzgerald chỉ đưa thêm vào con tầu khu trục Maddox ở đúng vị trí của góc đặt máy ảnh, và đưa thêm vào các cột nước dựng lên xung quanh con tầu khu trục Maddox, miêu tả các quả ngư lôi của Bắc Việt bị bom chìm kích nổ trước khi chạm mục tiêu.






Bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp. Bức họa miêu tả một con tầu khu trục kiên gan chống đỡ và 3 con tầu phóng lôi cảm tử lao vào.
Một trận đánh lịch sử được minh họa một cách tuyệt đẹp qua bức tranh sơn dầu.

Một trận đánh hào hùng, mà nếu có phải hy sinh lúc ấy, cũng đáng. Bởi nhà cháu vẫn luôn ước ao:

- ‘Nếu có chết, thì hãy chết trong một trận đánh có trống đánh – kèn thổi.’

Đây là 1 trận như thế.


Bức tranh rất đẹp. Chẳng thế mà nó đã được treo trang trọng trong bảo tàng của Hải quân Mỹ.
Đây thật là 1 minh họa sáng giá cho kiến giải của họa sỹ LTD: ‘...Một minh họa hay góp phần làm hay thêm tác phẩm văn chương và đôi khi nó được bạn đọc cắt tỉa lồng vào khung treo chơi như một tác phẩm hội họa công phu...’.
 

ThanhSon2003

Xe buýt
Biển số
OF-89489
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
921
Động cơ
415,130 Mã lực
Baoleo anh ơi - họa sỹ Lê Trí Dũng con của cố Họa sỹ Lê Quốc Lộc trước nhà ở 20 Tô Hiến Thành là ông trẻ em đấy. Xưa mỗi lần nghỉ hè là được ra nhà cụ Tham Điện để ông Lộc dạy vẽ.

Nhớ nhất ông tặng cuốn truyện " Lá cờ thêu sáu chữ vàng" và bắt vẽ lại các nv lịch sử trong đó.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
MÙA BƯỞI CHÍN


Với nhà cháu, mùa sau hè – trước đông này, là mùa bưởi chín. Không hề là mùa sục sôi-mùa khí thế-mùa tưng bừng chi chi hết.

Mùa này là mùa bưởi chín, và chỉ là mùa bưởi chín mà thôi.


Trong trí nhớ đã lảng bảng mầu khói sương của người lính già nhà cháu, mùa này luôn được gợi nhớ là mùa bưởi chín.

Nhà cháu dường như còn nhìn thấy cậu bé 6-10 tuổi, luôn vểnh mắt nhìn lên những vệt khói trên trời cao, để đoán xem chúng thuộc về ‘thần sấm F 105’ hay ‘con ma F4’, tai lắng nghe tiếng lanh canh để đoán xem mảnh cao xạ 57 ly rơi ở chỗ nào để tí nhặt về chơi trò đánh đáo. Và trong gió nóng thoảng mùi thuốc phóng hăng hăng của hỏa tiễn đất đối không Sam 2, nhà cháu vẫn luôn ngửi thấy mùi hương thơm cay cay tỏa ra từ vỏ bưởi, đang sôi ùng ục trong nồi nước tắm ghẻ, được bà nội lui cui đun lúc chiều hôm.

Có mùi thơm của vỏ bưởi, là nhà cháu đoan chắc sẽ có được vài múi bưởi được chia theo chủ nghĩa bình quân của bà. Và thú vui tao nhã ở thủa bé thơ, là đoán xem bưởi chín được chia hôm ấy, sẽ là trắng hay đỏ, ngọt hay chua, dốt dốt hay he he. Những bí mật khó đoán của múi bưởi, hệt như những vạn điều bất định của cuộc đời giờ đây.


Trong khoảng thời gian này, trong mùa này, các bạn nhà cháu trên ‘phây’ thường nhớ về hương cốm, thậm trí còn làm thơ tụng ca mùi cốm thơm. Nhưng thú thực, nhà cháu chẳng biết gì về cốm cả. Nhà cháu chỉ nhìn thấy cốm trong các tản văn của Nguyễn Hữu Bằng, nhà cháu chỉ được nhấm nháp vị ngọt của cốm trong các trang viết của Nguyễn Tuân, và nhà cháu chỉ tượng tượng được ra hương cốm thơm nồng nàn qua các đoản bút của Thạch Lam.

Cốm đối với chú bé chỉ giỏi phân biệt tiếng ù ù hiền hòa (!) của phản lực cơ Mig, hay tiếng rít hung hăng của tên lửa không đối đất ‘rắn đuôi kêu’ - là qua xa xỉ. Ngay cả khi chú bé ấy đã là một người lính hải quân, cốm theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, đều là thứ nên tránh xa. Cốm đều hao người, tốn của (hị hị).

Những áng thơ về cốm, nhà cháu chẳng nhớ tí nào. Nhà cháu chỉ nhớ những câu vè lôm côm, kiểu như:

-keng keng keng

-báo động số 3

-cả nhà xuống hố

-thằng nào lố nhố

-thì ăn bom bi

-thằng nào chạy đi

-thì ăn rốc-két

-thằng nào bốc phét

-ăn đạn súng trường


Và vân vân.


Mùa này, ngoài mùa bưởi chín, nhà cháu như còn nhớ rằng: đó là mùa cỏ tươi.

Tháng chín năm ấy, nhà cháu không còn nhặt hạt bưởi, để gim vào các que tre làm đèn đi ngắm trăng nữa. Tháng chín năm ấy, nhà cháu đã tòng quân và trở thành người lính của cụ Hồ.

Và kể từ khi ấy, mùa này, đối với nhà cháu, là mùa cỏ tươi. Nhà cháu như còn cảm thấy những cơn gió cuối mùa bưởi chín, cù hơi lạnh vào những đôi tay trần của trung đội tân binh, đang chạy dọc đường làng, miệng hô: "1, 2" để "phù" khói ở tai ra hòa với làn sương mai. Nhà cháu như còn ngửi thấy mùi hăng hăng cỏ tươi, đang bị mài dưới gót giầy của trung đội, đang hành tiến ra thao trường, theo nhịp:

-Vừng đông đang hừng sáng

-Núi non xanh ngàn trùng ...xa,


Nhà cháu như còn nhìn thấy cặp mắt e lệ bên hàng rào, khi chạm phải ánh mắt đánh ngang của những gã trống choai - những chàng tân binh, vốn coi cấp tướng cũng chỉ hơn ta vài cái gạch.


Và mùa này là mùa bưởi chín. Trong trí nhớ đã lảng bảng mầu khói sương của người lính già nhà cháu, mùa này chỉ là mùa bưởi chín mà thôi.

Những buổi chiều mùa bưởi chín, kiếm được chút thời gian để đến thăm nhà cháu nội, ngắm cháu nội tập đi xe trước cổng nhà cháu, là một niềm vui không dễ kiếm trong cuộc đời đầy bão giông của người lính già.


[/URL
]
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,408 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tản văn quá nhã!

Em thấy mùi bưởi rất gần tựa như lúc đang ngồi chầu bà ngoại tách bưởi chiều ngày rằm tháng 8, anh Baoleo ơi!
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,061
Động cơ
393,317 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Ngọt quá cụ Ba.
Cháu chưa đủ già, nhưng cũng cảm được đôi chút...
Mừng cụ! cháu nội xinh, nhà xe của bố mẹ chúng cũng đẹp, cháu cũng ước đến tuổi hoài niệm sẽ được như cụ, dù chả lấy đâu ra quãng đời phong trần kiêu bạc như cụ...
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Mời rượu Pain và cardreamer mà mạng 'nó' chửa cho :-??
Cảm ơn các bạn nhé ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
TẾT ĐỘC LẬP


Suốt cả thời thanh xuân - tuổi trẻ, trong đó có cuộc chiến tranh đánh Tầu và giữ gìn biển đảo nơi biên cương Bắc ải, nhà cháu đã khoác trên mình bộ quân phục này, góp phần bảo vệ nền độc lập của nước Việt.


Mừng ngày Tết Độc lập, nhà cháu cũng tự chuẩn bị cho mình một bữa liên hoan.

Nhà neo người, lại phải chăm sóc thương binh nặng, nên mâm cỗ có thể đơn sơ. Nhưng trong trái tim người lính già, ngôi sao vàng luôn rực cháy cùng với tình yêu nước Việt.


Có những điều khó có thể đổi thay. Tỷ như kể từ khi Ông Cụ mất, ở Hà Nội, ngày 03/09 dương lịch, năm nào, giời cũng mưa.




 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Năm nay giỗ Ông Cụ trùng cả ngày âm và ngày dương đó !
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
KHOAI TÂY TRÊN ĐẤT VIỆT.

Có mấy đồng đội bạn lính trên FB, cưs hay dò hỏi chuyện ‘khoai tây’ nơi xứ tây.

Hôm nay Hà Nội mưa to, nhà cháu rỗi việc, kể hẳn chuyện ‘khoai Tây trên đất Việt’ cho nó máu.

Ấy là vào năm 1985.

Hồi đó. Tầu Liên Xô cập vào cảng Hải Phòng, chở đủ loại hàng dân sự và quân sự là nhiều không kể xiết.

Trên các con tầu hàng của Liên Xô đó, bao giờ cũng có các cháu là sinh viên các trường Hàng Hải của LX đi theo tầu thực tập.

Tháng 8 năm ấy, trên con tầu xuất phát từ Vờ-la-đi-vốt-xơ-tốc của Nga, cũng có 1 toán sinh viên, trong đó có nhiều cháu sinh viên nữ.

Chẳng hiểu thế chó nào, khi tầu cập cảng Hải Phòng của ta, thuyền trưởng phát hiện ra có 1 cháu sinh viên nữ chớm có thai 3 tuần tuổi.

Thế là một nhiệm vụ giải cứu được cấp tốc đặt ra.

Ngoại giao 2 nước, sứ quán 2 nước, lãnh sự quán Nga tại Hải Phòng và vân vân, họ làm việc với nhau thế nào đấy, nhà cháu chịu.

Chỉ biết rằng, cuối cùng, quân y viện của Hải quân, tục gọi là ‘viện 5/8’ được giao nhiệm vụ tuyệt mật là:

- giải cứu, để thiếu phụ có thai, lại trở về thành thiếu nữ tuổi trăng tròn còn zin!


Và chuyện còn tuyệt mật hơn thế, là thằng Hoàng, trung úy bác sỹ nội, người được giao làm chuyên gia giải cứu chính, thông tin mật theo đường quân sự:

-cái ấy, cái khoai tây ấy, khi mới có thai dưới 5 tuần tuổi, thì được coi như mới. Nghĩa là chưa bị biến hình, biến mầu, biến cái mịa mịa gì hết.

Tất cả những thằng nào, muốn xem khoai tây, đúng 9h30 ngày N, có mặt tại phòng phẫu, để được toại nguyện.


Thế là đúng giờ ấy, có tầm non 2 chục chú, vừa lính, vừa quan, kéo đến phòng phấu.


Nghe anh em kể lại, thằng Hoàng, căng 1 cái tấm vải trắng, che kín toàn bộ nửa gian phòng, che từ ngực em khoai tây trở lên, còn từ ngực trở xuống, là để trống và thông ra cửa ra vào.


Anh em kể lại, thằng Hoàng bắt anh em xếp hàng như vào viếng Lăng.

Cũng đi từ phía hông chân trái – vòng xuống phía dưới 2 chân – rồi vồng lên hông phải rồi đi ra.

Khi vào viếng, à quên, khi vào ngắm, cũng yêu cầu yên lặng và giữ trật tự, cũng như tốc độ di chuyển là 0.5 m/giây, giống hệt như khi vào viếng.


Khi ra, nghe đồn là thằng nào mặt cũng ngây ngây.
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
:)):)):))
Cụ Baoleo xếp hàng thứ mấy đi ...ngắm !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top