[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Chỉnh sửa cuối:

PhamHongHa90

Xe hơi
Biển số
OF-327207
Ngày cấp bằng
15/7/14
Số km
111
Động cơ
286,210 Mã lực
thật sự là ngày nào con cũng vào đây để đọc truyện của cụ, nhưng hôm nay con mới đăng ký làm thành viên của off, có lẽ chỉ là để like bài của cụ, bày tỏ sự biết ơn, lòng thành kính, xót xa đến bồi hồi trái tim, nghẹn từng nhịp thở với cụ - với những người đồng đội của cụ - lớp cha, anh đi trước - đã cho chúng con, lớp cháu con tuổi hai mươi được sống bình yên thế này, cảm ơn nhiều lắm - những vị anh hùng không bao giờ tìm thấy trên trang sử....!!!
 

pkhcsht

Xe điện
Biển số
OF-93302
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
2,208
Động cơ
420,796 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ, phố nhỏ
Bài 10: Nốt vĩ thanh trầm của biên đội tầu phóng lôi:

Sau khi được trả về, các thủy binh nhanh chóng được trên cho ra quân.
Họ lập tức chìm vào trong triệu triệu người dân Việt và khuất lấp dưới lớp-lớp khói bụi thời gian.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 40 năm sự kiện đánh tầu Ma-Đốc, bói mãi, mới tìm ra vài người.

Nhưng hy vọng chúng ta hôm nay, sẽ mãi nhớ về những thủy binh của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc nói riêng, và các chiến sỹ Hải quân nói chung – những người luôn có số phận bi hùng.

Chợt liên tưởng. Dạo này, đang có các bài viết về các lực lượng ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’ trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc, đang xâm lấn chủ quyền nước ta trên vùng biển Hoàng Sa. Nói ngay cho nó vuông, ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’, cũng chính là anh em Hải quân mà ra.
Các đ/c ấy, đến nay, mới chỉ nhận được lời biểu dương từ các lãnh đạo. Chưa có huân chương, càng chưa có danh hiệu anh hùng.
Các lãnh đạo vẫn đang hô hào anh em ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’ tiếp tục hy sinh, và các lãnh đạo sẽ ghi nhớ.

Chợt nhớ tới cuộc chiến chống quân Trung Quốc 10 năm. Từ năm 1979 đến năm 1989. Có nhiều vạn huân chương, nhiều chục anh hùng được tuyên. Cùng với đó là nhiều chục nghìn chiến sỹ, âm thầm cống hiến, chiến đấu mà không có huy chương.
Tuy nhiên, chỉ sau đúng có năm. Đến năm 1990, sau Hội nghị Thành Đô, tất cả các chiến sỹ âm thầm, lẫn chiến sỹ được huân chương, và cả những chiến sỹ được tuyên anh hùng, đột nhiên bị biến mất và lãng quên. Đến tận hôm nay- giữa tháng 5/2014.
Lại lo, sự hy sinh-cống hiến của các anh em ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’, bị câu chuyện trên lặp lại. Có khi, đối tượng tác chiến của anh em, bị dấu mất cả tên, chỉ còn là ‘tầu lạ’ của ‘nước lạ’, như bấy lâu nay mà thôi.

Thôi, bỏ qua !
Các cụ trong OF à, lần uống rượu gần nhất tới đây, các cụ hãy giành 1 chén, để uống cho Hải quân nhà cháu, các cụ nhá.
Cảm ơn cụ baleo vì những thông tin về các anh lính hải quân, những người lính từ những trận đầu của cuộc kc, đụng độ với hải quân Mĩ. Những người lính thường thiệt thòi vậy, đặc biệt buồn nhất là những người lính trên các trận tuyến đối đầu với "tàu lạ" và mặt trận phía bắc. Một giọt nước mắt ... khi đồng đội của họ phải quyên góp từng đồng tiền thương tật, đồng lương ít ỏi để mua lư hương tưởng niệm đồng đội của họ ... Nhưng em vẫn tin, các anh sẽ được nhớ ơn một cách đàng hoàng xứng danh những gì các anh đã hy sinh vì Tổ quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Cảm ơn bạn PhamHongHa90, bạn pkhcsht, cũng như nhiều bác khác.
Trái tim baoleo nhà cháu, cũng như nhiều vạn các cựu chiến binh khác, luôn được sưởi ấm bởi những dòng sẻ chia như thế này của các bạn. Những dòng động viên của các bác, đối với những người lính già, nó ấm lòng có khi còn hơn những tấm huy chương-được trao không đúng chỗ.
Cảm ơn các bạn trẻ nhé.
Baoleo nhà cháu, cũng như các cựu chiến binh luôn tin rằng, chừng nào chúng ta còn có các bạn trẻ như các bác, chừng đó, nước Việt chúng ta còn dám đánh nhau với Trung Quốc để bảo vệ nhà của chúng ta.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
@ Khi nào có dịp qua đó nhà cháu sẽ chụp một bức cho Bác.
Có anh chàng cựu hải quân Mỹ dựng lại mô hình để xem cho đỡ vật:
http://www.ghqmodels.com/forum/viewtopic.php?p=40870&sid=0bfa1262c3f5233a10f09ac1dd3ce71b
Tài thật.
Cám ơn bác gocart.(c)
Đúng là ‘không gì là không thể’, đối với nhân dân Việt Nam anh hùng.:-|

Đây đúng là một Trạm Dịch vụ-Hậu cần của Hải quân Mỹ. Thường được biết dưới tên gọi: ‘Trạm Y-ăng-ki xyz’.

Con pong-tong hậu cần của nhà cháu, là con được ghép với con pong-tong có 2 chiếc UH-1 đậu trên sàn.
Cái ảnh nhà cháu chụp ở bài trước, là ở cạnh khối nóng điều hòa, của con pong- tong Hậu cần trên mô hình.

Cái cảm giác choang choáng vì sự hiện đại, khi lần đầu bước lên con pong-tong hậu cần, còn hơn hơn cảm giác choáng ngợp về sự sang trọng, khi năm 1994, nhà cháu bước lên con Khách sạn nổi trên bến Bạch Đằng ở Sài Gòn thủa xưa.

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Lại ra khơi

Lính tráng thời trận mạng, chẳng thể toàn bia bọt hay gái gú.
Mà công việc thường nhật, là tuần tra, bám biển.
Mà đời lính Hải quân thì chỉ có đại dương và đại dương.

Hải quân thì đôi lúc cũng rất thơ mộng.
Hải âu bay theo tầu, cá heo vờn trước mũi. Mặt trăng dát ánh vàng trên sóng biển xanh.
Nhưng đấy là để giành cho các nhà thơ, đặng sáng tác mà thui.

Còn lính Hải quân mà đi biển, chỉ có cau có và gườm gườm.

- Dầu mỡ đủ chưa.
- Chúng nó khóa cabin vệ sinh chưa. Thằng nào mà vào nhà vệ sinh để ***, ông cứ sút cho vài cái vào mông. Nước ngọt là máu, chỉ để uống thôi. Thằng nào lên cơn buồn, cứ ra mạn tầu mà tương xuống.
- Có mấy cái bắp cải để ăn dần, nó bao bọc vào ni nông chưa, chứ cứ để trần sì ra, hơi muối biển nó táp cho, chỉ vài tiếng là héo rũ, cha con chỉ có mà ..ăn cá vã. Hic.

Đại loại thế. Sỹ quan trực là cứ phải đảo lên đảo xuống như rang lạc.

Làm gì có mơ và mộng. Biển xanh hay trắng, mặc xác nó. Cá gì mà trong tầm vớt, ông cho vào nồi ráo, thơ phú sau.

Đại khái thế. Hi hi



 

Crusaderland

Xe điện
Biển số
OF-26237
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
2,890
Động cơ
519,274 Mã lực
Bác baoleo thời trẻ trông thư sinh quá. Em cứ nghĩ là lính hải quân thì phải to cao, đen lừng lững thì mới có sức chiến đấu với sóng gió.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Bác baoleo thời trẻ trông thư sinh quá. Em cứ nghĩ là lính hải quân thì phải to cao, đen lừng lững thì mới có sức chiến đấu với sóng gió.
Ôí, cụ thiên vị rồi.
Nhà cháu được cho là kém tướng nhất đơn vị đấy.

Sỹ quan Hải quân, rất nhiều anh chàng đẹp trai.
Đến mức khi tụi nhà cháu về Hà Nội chơi, đi dạo 1 vòng quanh Bờ Hồ, thấy các chị em xuynh xuynh, bám theo sau như 1 đuôi sao chổi. :-|

(Có tý cay, nhà cháu chém tý :D)
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Cháu vấn thường xuyên đọc bài của cụ, nhưng bài viết rất chân thực về người lính. Cụ hãy viết nhiều vào nhé! :)>-
 

Lão Nông

Xe tải
Biển số
OF-33430
Ngày cấp bằng
11/4/09
Số km
359
Động cơ
479,623 Mã lực
Không đầu hàng.

Ngày hôm qua (18-06-2014), con trai duy nhất của tôi, khi đi bộ qua đường, đã bị xe máy đâm gẫy đùi trái. Chiều nay, bệnh viện Việt-Đức sẽ tiến hành phẫu thuật.
Cuối năm 2006, vợ tôi, cũng bị tai nạn giao thông, gẫy đốt sống cổ C5-C6, nằm bất động từ đó đến nay-năm 2014, thấm thoắt cũng đã gần 8 năm trời.

Cuộc đời, đã luôn đặt người lính Hải quân vào tâm bão.
Đất nước có chiến tranh, người lính Hải quân đứng trong quân ngũ, sắn sàng đánh nhau với quân Trung Quốc để bảo vệ non sông.
Về với đời thường, thì tai ương cuộc sống, luôn đẩy lính Hải quân vào trong tâm sóng.
Hôm nay, gia đình người lính Hải quân, chỉ còn 1 người chiến đấu với quân thù khó khăn cuộc đời.

Nhưng,
Còn người – còn trận địa !
Một mình, một súng – vẫn tấn công !
Lính Hải quân, chỉ biết chiến đấu, chứ không biết đầu hàng !




PS các bác OF,
Lính Hải quân tôi sẽ tạm nghỉ vài hôm để đánh trận khó khăn này.
Nhưng, lính Hải quân sẽ quay trở lại.
Nhất định !
Xin chia sẻ sự khó khăn mà bác Báo đang phải chịu đựng.
 

Lão Nông

Xe tải
Biển số
OF-33430
Ngày cấp bằng
11/4/09
Số km
359
Động cơ
479,623 Mã lực
Tháng 7 có ngày thương binh – liệt sỹ.
Tháng 7 là nhớ về đồng đội, những người đã không về. Nhớ những đồng đội vừa mới ra đi trên con MI, và những đồng đội đã ra đi từ lâu lắm rồi.
Tháng 7, là nhớ về những đồng đội, những cùng thời quân ngũ, nay đã lâu rồi không gặp – chúng ta đã già.
Tháng 7, là thời gian mà ta nhìn thấy nhiều nhất các xe ca mang băng rôn : ‘Về thăm chiến trường cũ’ ngược xuôi trên mọi nẻo đường.
Tháng 7 này, chợt nhớ về các anh.


Tháng 7, nhớ về đồng đội (1)

Nhớ người lính không về.


12 giờ 15. Trưa tháng 7 nắng cháy ở trên đầu.
Quán cơm ‘đầu ghế’ vỉa hè Bùi Thị Xuân, đang lúc đông người.

Cô chủ quán béo núc nỉu, vừa đếm tiền, vừa hất hàm với mấy cháu ‘chạy cơm’:
-Cái ông già hâm hâm ấy, lại đến mua cơm kìa.

Mấy cháu trẻ trẻ, lanh chanh:
-Vâng, mấy hôm nay, hôm nào ông ấy cũng lấy hai đôi đũa, và hai cái bát, mà có mỗi mình ông ấy ăn. Những người như ông ấy, già nên lẩn thẩn mất rồi.
…….


Tháng 7, mùa hè, nắng thắt ngực.
Những tia nắng mặt trời chói chang, đưa Baoleo trở về những năm tháng biên giới - chiến tranh, thủa Baoleo còn là một chỉ huy trong quân ngũ.




Hôm đó, khi đưa người mẹ, đi thăm ngôi mộ của con trai mẹ, là 1 chiến sỹ Hải quân bậc đàn anh, hy sinh thời năm 67 khi đánh nhau với máy bay Mỹ, Baoleo có hỏi:
-Mẹ có định đưa anh về gần nhà không.

Mẹ già đã trả lời, mà đến bây giờ, sau hơn 20 năm Baoleo còn nhớ, và vẫn nhớ đến, để tự răn lòng mình.
Mẹ già thủng thẳng:
-Nhà cháu hiếm hoi, chỉ có mình em nó. Nhà cháu giờ chỉ còn một mình. Và cũng chẳng có gì. Nhà cháu muốn để em nó ở lại đây, để bây giờ, cũng như sau này, khi nhà cháu đã mất rồi, em nó vẫn còn có các anh (nói đến đây, mẹ già đập đập vào tay Baoleo) là đồng đội, để làm bầu bạn. Và vẫn còn được quân đội, cho ăn cơm một năm/2 lần.

Nghẹn thắt lòng, mẹ ơi.

Hôm nay, Baoleo đã về với đời thường.
Cũng như bạt ngàn các cựu chiến binh khác, ngày ngày, Baoleo nhà cháu vẫn côi cút làm ăn, chăm chỉ bới đất – lật cỏ để mong kiếm được cân gạo xấu, sắm được bìa đậu phụ, đắp đổi lần hồi qua ngày.

Nghèo nhưng lòng thanh thản, bởi mình còn được trở về.
Còn biết bao các anh khác, giỏi hơn mình, tốt hơn mình, đã không về.
Baoleo như thấy mình luôn mắc nợ các anh.

Hôm nay, không khá giả như ‘một đại bộ phận không nhỏ các đồng chí’, luôn có những bữa ăn dư dật, thừa mứa.
Baoleo nhà cháu chỉ có bữa cơm ‘đầu ghế’ qua ngày.
Nhưng, ăn cơm cùng Baoleo nhé, các anh, đồng đội thân yêu, những người lính không về.

Mình cũng ăn bữa trưa này, như năm xưa chúng ta đã chia nhau từng hớp nước trên pháo thuyền nắng lửa, bẻ cho nhau mẩu lương khô cuối cùng trên boong tầu chiến hạm, dưới lớp lớp con sóng bạc đầu.
Ăn cơm, anh nhé – người lính không về.
……………..
12 giờ 15. Trưa tháng 7 nắng cháy ở trên đầu.
Vẫn quán cơm ‘đầu ghế’ vỉa hè Bùi Thị Xuân, đang lúc đông người.
Cô chủ quán béo tròn núc nỉu, vừa đếm tiền, vừa hất hàm:
-Cái ông già hâm hâm ấy, lại đến mua cơm kìa.

Mấy cháu trẻ trẻ, dường như đã quen:
-Lại ông già hâm, mua mỗi xuất cơm còi, mà cũng lấy hai đôi đũa, hai cái bát. Những người như ông ấy, già nên lẩn thẩn mất rồi….


Muốn mời bác thêm một ly mà "họ" không cho!
Đọc bài của bác mà thấy rưng rưng.
Thôi, mời bác một ly, bằng cách này vậy.
 

MinhHa

Xe máy
Biển số
OF-3039
Ngày cấp bằng
9/1/07
Số km
77
Động cơ
560,270 Mã lực
Chúc cụ Hoạt và cụ thân sinh nhà bác luôn khỏe.
Em cũng con nhà Hải quân cụ Baoleo ạ.
Thời của cụ thì Bố em làm phó cho Bác Hiến.
Nhưng bây giờ rất tiếc ông không còn nhớ được thời ngày xưa.
Em nghe tên trên này rất nhiều tên cụ kể rất quen vì hồi bé em đã gặp.

Cụ có biết những người này không?
Chú Khương, Bác Hoạt, Chú Tín,Bác Thúy,..... em cũng không nhớ hết. Hình như sau này họ ở phòng cán bộ HQ.
Bố em về nghỉ năm 1988
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,674
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
cha ông chúng ta thời phong kiến quả thực sáng suốt hơn chúng ta ngày nay hàng trăm nghìn lần.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Muốn mời bác thêm một ly mà "họ" không cho!
Đọc bài của bác mà thấy rưng rưng.
Thôi, mời bác một ly, bằng cách này vậy.
Các chuyến xe đón liệt sỹ về quê bây giờ, chủ quán luôn dọn thêm một bát, một đôi đũa, một ghế.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Em cũng con nhà Hải quân cụ Baoleo ạ.
Thời của cụ thì Bố em làm phó cho Bác Hiến.
Nhưng bây giờ rất tiếc ông không còn nhớ được thời ngày xưa.
Em nghe tên trên này rất nhiều tên cụ kể rất quen vì hồi bé em đã gặp.

Cụ có biết những người này không?
Chú Khương, Bác Hoạt, Chú Tín,Bác Thúy,..... em cũng không nhớ hết. Hình như sau này họ ở phòng cán bộ HQ.
Bố em về nghỉ năm 1988
@ bác MinhHa:
Ối, ông cụ thân sinh của bác làm phó cho bác Hiến thời 8x, túc là phó phòng Cán bộ, to vật vã đấy.
Nếu bác nói tên, có thể nhà cháu nhớ ra hình dáng cụ.
Còn chú Khương, năm 1984 là đại úy, khá đậm người, là trợ lý phòng Cán bộ, nhà cháu cũng hay gập lắm.
Nếu bác Hoạt là thiếu tá, ở phòng Chính trị quân chủng, dáng người xương xương, thì nhà cháu cũng hay rất hay diện kiến.
Còn 2 bác kia, nhà cháu chưa nhớ ra. Hụ hụ. Tuổi già nó lẫn cẫn thế đấy.

@ các bác BAOVIET_TAXI, Lão Nông, Ngo Rung và các bác khác: nhà cháu cảm ơn các bác đã đọc bài và động viên nhá ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Mùa hè đỏ cháy

Mùa hè.
Những chùm hoa phượng nở, cháy đỏ trên lá cành và rộn rã tiếng ve kêu.
Mùa hè đỏ cháy. Mùa giã từ tuổi học trò.

Và rất nhiều chàng trai, qua một mùa hè, vụt trở thành người lính, khi mà cánh phượng hồng trong sổ lưu bút tuổi học trò, vẫn còn đang ứa nhựa đỏ tươi.

Mùa hè về, lại gợi nhớ đến những cuộc hành quân.
Những cuộc hành quân thời chiến binh và những chuyến business khi đã về với đời thường.
Trên suốt dọc đường hành quân qua mọi miền đất nước, qua mọi không gian và qua mọi thời gian, ta lại thấy muôn sắc mầu của Đất nước.
Ngoài mầu xanh bát ngát của núi rừng, còn có những đóa hoa đỏ, cháy rực suốt dọc đường hành quân.
Mầu đỏ như là một cuộc chạy tiếp sức, chuyển sắc đỏ cho cỏ cây bốn mùa, vượt qua không gian, vượt qua thời gian.

Mùa xuân, các cánh rừng cao su sau mùa chút nhựa, đang cháy đỏ rực lá cành suốt dọc đường 20 từ ngã ba Dầu Giây lên nam Tây Nguyên.

Sang mùa hè, mầu lửa cháy ấy lai truyền sắc đỏ cho những búp hoa chuối rừng mênh mông miền MaDaHoai.

Mùa thu hanh hao nắng vàng miền bắc, mầu đỏ tin yêu được truyền tiếp cho những cánh hoa Pơ Lang. Những đóa hoa PoLang cháy đỏ ngay cả trong những cơn mưa rào tầm tã của miền cao nguyên. Mùa thu với hương cốm se lạnh Hà Nội, thì ở Tây Nguyên đang mùa mưa chính vụ. Mùa của cành lá đâm chồi và là mùa của sắc đỏ PoLang.

Sang mùa đông giá lạnh, sương mù ngăn cản các chuyến bay hạ cánh xuống các sân bay vùng châu thổ sông Hồng. Thì lúc này, mầu đỏ được truyền vào cho trái qủa cà phê. Mầu đỏ cà phê lúc này còn pha thêm một chút hương sắc tím- đã qua mấy mùa trăng xa nhau, nhớ tím mầu hoang hôn là phải lắm rồi.

Và bây giờ đang là mùa khô, mùa lá đỏ Tây Nguyên.

Chuyện đời thật gần nhưng cũng thật xa. Chi có mầu đỏ vẫn rực cháy, xuyên suốt thời gian, vượt qua không gian.
Ngoài kia, sau kính xe việt giã, là các cô gái Stiêng. Bắp chân trần không còn trắng nữa mà cũng đã nhuộm đỏ bazan rồi. Chiếc gùi sau lưng cô chĩu đỏ ngô nương. Và từng giọt mồ hôi đang lăn dài trên đôi má hồng xuân.
Lính office không có gùi ngô chĩu nặng sau vai, nhưng các ngón tay đang lướt trên phím computer trong building điều hòa trung tâm cũng nhiều chĩu nặng đấy.

Và bây giờ đang là mùa khô Tây Nguyên, mùa của ào ào lá đỏ, mùa của đầy trời bụi đỏ bazan. Mùa của hoa chăm pa dọc đất Nam Lào. Chợt nhớ bài hát về đường 9 Nam Lào hồi chiến tranh:
Mùa hoa Chăm Pa đây, đất Lào nở hoa,
Mừng anh chiến sỹ, giữ yên làng quê..


Mùa hè đỏ cháy, mùa của hành quân, mùa của sắc đỏ chuyển giao.
 

MinhHa

Xe máy
Biển số
OF-3039
Ngày cấp bằng
9/1/07
Số km
77
Động cơ
560,270 Mã lực
@ bác MinhHa:
Ối, ông cụ thân sinh của bác làm phó cho bác Hiến thời 8x, túc là phó phòng Cán bộ, to vật vã đấy.
Nếu bác nói tên, có thể nhà cháu nhớ ra hình dáng cụ.
Còn chú Khương, năm 1984 là đại úy, khá đậm người, là trợ lý phòng Cán bộ, nhà cháu cũng hay gập lắm.
Nếu bác Hoạt là thiếu tá, ở phòng Chính trị quân chủng, dáng người xương xương, thì nhà cháu cũng hay rất hay diện kiến.
Còn 2 bác kia, nhà cháu chưa nhớ ra. Hụ hụ. Tuổi già nó lẫn cẫn thế đấy.
Đúng rồi cụ Baoleo ạ
Cụ nhà em là phó phòng cán bộ. Còn Bác Hoạt phòng chính trị. Nhưng giờ cụ nhà em trí nhớ kém rồi, không nhớ được thông tin từ ngày xưa.
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Các chuyến xe đón liệt sỹ về quê bây giờ, chủ quán luôn dọn thêm một bát, một đôi đũa, một ghế.
Vâng đúng cụ ạ, em cũng làm 1 chuyến đưa ông chú ruột về. Dọc đường 1 từ Quảng Nam ra đều thế, đến cái khách sạn to nhất Vinh cũng vẫn làm như vậy.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Vâng đúng cụ ạ, em cũng làm 1 chuyến đưa ông chú ruột về. Dọc đường 1 từ Quảng Nam ra đều thế, đến cái khách sạn to nhất Vinh cũng vẫn làm như vậy.
@ bác gocart; bác trauxanh, cũng như các bác khác:
Vậy là, nhớ tới những người lính không về, dân Việt ta, chả ai nói với ai, mà đều có ứng xử, giống nhau, các cụ nhỉ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Một chuyện liên quan đến mùa hè.

Mối tình đầu.

Hôm ấy, nhà cháu đến nhà cô em gái ăn cơm, mừng cho thằng cháu bước sang tuối mới.

Ôi, ông cháu, bắt đầu vào lớp đầu tiên của trường phổ thông trung học, mà đã trổ mã lắm rồi.
Không biết có phải là nhân dịp sinh nhật hay không, mà ông cháu trang bị đủ thứ.
Sáng lấp lánh những là vòng xích cổ.
Kêu leng keng những là vòng khuyên tai.
Rối bù xù và vàng cháy lông bò là ‘một góc con người’.
Xề xệ trên tay là một con I pốt to tổ bố.
Oách- tờ- rờ hơn cóc chết.

Buột mồm hỏi cháu: ‘có người yêu chưa’, chưa dứt lời thì cô cháu gái, em ông cháu trai đã nhanh nhẩu, ‘bác phải hỏi: bây giờ là cô nào, thì mới đúng’.
Kinh quá.

Lại cũng buột mồm: ‘thế đã thơm thút gì chưa’.
Lần này thì không cần cô em gái mớm cung, thằng cháu trai thờ ơ, nhấm nhẳng: ‘nhằm nhò gì, ba cái vụ lẻ tẻ đó, bác ơi’.
Ôi trời , choáng toàn tập.

Trong con choáng, ông bác mơ màng nhớ về thời cấp 3 xa xôi, thời còn chiến tranh, thời 7x.

* * *

Năm 72, sau ngày 16/04/1972, ngày máy bay Mỹ quay lại đánh phá Hà Nội và miền Bắc nói chung, các trường cấp 3, lại một lần nữa đi sơ tán.
Baoleo theo trại của Bộ Vật tư, đi sơ tán về vùng An Khánh –Hà Tây.

Ở đây, có trường cấp 3 Nguyễn Huệ, trường chuyên của Hà Đông- Hà Tây cũ, sơ tán về.
Lúc này, trường không chỉ có các bạn là học sinh gốc của trường Nguyễn Huệ, mà còn có các bạn HN, ở các trại sơ tán về khu vực xung quanh trường, cũng vào nhập học, trong đó có baoleo và L.
Chiến tranh đang ở vào thời kỳ ác liệt. Trai tráng hầu như đã ra hết mặt trận. Chỉ còn tụi cuối cấp 3 nhà cháu khi đó, cũng đang ở trong tâm thế sẵn sàng lên đường.

Cuối cấp 3, đã là đoàn viên thanh niên, nhưng dường như, khái niệm tình yêu hầu như không có trong tâm trí của bọn con trai ở lớp baoleo.
Vẫn cởi trần đá bóng mỗi khi trống tiết, vẫn mày tao với bọn con gái, và nói chung, chẳng thấy bọn con gái có vị gì đáng quan tâm.

Tâm trí của bọn con trai lúc đó, là hóng lên bầu trời, đoán xem các tốp phi cơ bay qua, đó là tụi F 4 cường kích mang bom, hay bọn F 105 gây nhiễu. Tiếng nổ đó là pháo 57 hay 100. Vệt khói đó là Sam 2 hay trinh sát tầm cao.
Và cuộc chiến Quảng Trị, An Lộc đang diễn tiến như nào.

Tuy nhiên, tầm cuối tháng 11/1972, sau đợt khám nghĩa vụ quân sự cho toàn thể bọn con trai cuối cấp 3, thằng nào cũng tự nhiên cảm thấy mình chững chạc hẳn lên.
Dáng đi thằng nào cũng đã có vẻ khuỳnh khuỳnh ngang tàng, và bắt đầu đã tập tọng ‘huýt’ thuốc lá.

Bọn con gái cùng lớp, dường như còn chín chắn hơn thế nữa.
Tụi nó hay thầm thì với nhau khi nhận xét về bọn con trai lớp baoleo, dịu dàng hơn, nhường nhịn hơn và sẵn lòng làm giúp tụi con trai mấy việc vặt như giặt hộ mấy bộ quần áo lấm bẩn khi đào hầm, vá víu lại mấy chỗ sờn rách. Những việc, mà bọn con trai, chẳng bao giờ nghĩ rằng nó sẽ xẩy ra, ở các bà cô chua ngoa, vớ vẩn đó.

Trong khung cảnh đấy, baoleo cảm thấy L, bí thư chi đoàn lớp, là dân sơ tán ở trại của báo Lao Động, có vẻ hay tình cờ chờ baoleo đi học về cùng, thỉnh thoảng lại bàn với baoleo cách giải mấy bài toán, mà thực ra, nói cho công bằng, lúc này, khả năng toán của L có phần nhỉnh hơn nhà cháu.

Thế rồi đến một hôm, vào tháng 12 năm 72 ấy, trong đợt B 52 đánh HN, trong không khí khói lửa chiến tranh rừng rực và khi mà bọn con trai baoleo cảm thấy, đã đến lúc cần phải lên đường, thì bất chợt L gọi mình ra sau lớp, chỗ có mấy căn hầm chữ A, nhờ tí việc.

Lúc đó, baoleo mới có dịp đứng nhìn kỹ, cô bạn của mình.
Một cặp mắt đen, lông mi dài cong vút. Hai bím tóc ngắn, buộc bằng dây chun, không ngăn được mấy sợi tóc mềm, xòa xuống cặp má trái xoan, trắng xanh. Phía trên khóe môi, một vệt xanh mờ, như râu con trai, nhưng mịn màng và mềm mại.

L không nhìn mình, mà chăm chú nhìn xuống đất, nơi đám cỏ xanh mềm, đang bị chiếc guốc nhựa Tiền Phong mầu tím hoa cà, di đi - di lại.
Giọng L mềm hẳn, không giống bí thư chi đoàn tý nào:
-Hôm qua đi liên hoan, có lấy quà, phần cho baoleo đây.

Nghe chữ quà, mắt mũi nhà cháu sáng lên hẳn:
-Gì thế ?
Dường như L mỉm cười tinh nghịch:
-Đưa tay đây

Baoleo nhìn xuống. Oái chà, oách thật. Có hẳn những 3 điếu thuốc Trường Sơn thẳng tưng. Đầu óc baoleo sáng lên như pháo sáng đèn dù. Có 3 điếu thì mình 1, thằng H 1, thằng Q 1.
Chẳng khách khí, baoleo cầm luôn lấy 3 điếu thuốc.
Nhưng, lại phải nói đến chữ ‘nhưng’.

Thời đó, con trai, con gái chưa có lệ cầm tay nhau. Nói chuyện riêng với nhau, cũng phải đứng cách xa nhau 1 cây số.
Nói là cầm mấy điếu thuốc trao tay nhau, nghĩa là L nhón mấy ngón tay cầm ở đầu này của mấy điếu thuốc. Baoleo cũng nhón tay, cầm lấy đầu của mấy điếu thuốc, ở phía đối diện bên kia, luôn đảm bảo có khoảng cách an toàn, tầm 3 phết 4 xăng-ti-mét, giữa các ngón tay của 2 phái.

Lấy được mấy điếu thuốc xong, baoleo đút vào túi ngực, định quay *** đi tìm mấy ông bạn, tính chuyện hút vụng. Thì bất chợt, bàn tay L chạm nhẹ vào tay áo bên phải.
-Khoan đã, L bảo này.

Ái chà, chưa bao giờ bạn xưng tên với mình, có chăng chỉ là cậu-tớ. Nhà cháu bắt đầu cảm thấy choang choáng.

L vẫn chạm hờ vào cánh tay áo của nhà cháu, giọng như nhỏ lại:
-Đưa trả L mấy điếu thuốc đi.

Cặp mắt đen tuyền, rợp mi, dường như có luồng điện cao thế, chiếu thẳng vào đôi mắt mất hồn của nhà cháu, làm nhà cháu cảm thấy tai như ù đi, cổ họng khô khốc.

Như một cái máy, baoleo lập cập, moi túi áo ngực, đưa trả lại mấy điếu thuốc cho L.
Một tay L nhận lại mấy điếu thuốc lá, tay kia của L, vẫn dường như đang chạm vào ống tay áo bên phải của nhà cháu.

Giọng L mềm mại, dịu dàng, dường như trùng xuống. Baoleo lúc đó, tai đã ù đặc, mắt như có hoa cà hoa cải bên trong, nghe bập bõm L nói, tiếng còn, tiếng mất:
-L không cho baoleo thuốc lá nữa đâu. Sợ sau này, L không có tiền, mua thuốc cho baoleo hút.

Trời ạ, còn có sau này nữa ư. Còn có việc quản lý baoleo sau này nữa ư. Có thật thế không đấy. !!!

Dường như không chỉ có baoleo băn khoăn về cái sự của ‘cái ngày sau’ này, mà dường như L, cũng đang muốn nghe baoleo, nói một câu gì đó.

Trời ạ, nhưng nói được gì bây giờ.
Tai thì đã ù đặc, mắt thì đã nhìn 1 thành 2, cổ đã khô đắng như chục ngày chưa có hớp nước, lưỡi dường như đã tụt béng vào cổ họng mất rồi.

Chẳng hiểu ma xui hay quỷ khiến, baoleo rùng mình rồi loạng choạng lùi lại, lùi sang bên kia vách hầm chữ A, rồi lủi béng ra sau lớp, phi thẳng ra cánh đồng. Chốn mất hút.
Liền mấy hôm sau, baoleo không dám đến lớp. Sướng. Sợ. Hơi hốt hoảng. Chẳng có ý nghĩ mạch lạc nào trong đầu.

Thế rồi, cuộc chiến 12 ngày đêm đột ngột kết thúc. Trường sơ tán giải tán.
Các bạn học cũ ở đâu, nay lại về trường cũ ở đó.
Rồi baoleo nhập ngũ, bắt đầu cuộc đời chiến sỹ.
Không có dịp, hay nói cách khác, không đủ dũng cảm để gập lại L. Bởi vì cái ảo ảnh lung linh kia nó huyền diệu quá. Nó mỏng manh quá. Dường như chỉ khẽ chạm vào, nó có thể sẽ tan biến đi như 7 sắc cầu vồng.

Bởi thế, baoleo đã lên đường, bước vào cuộc đời chiến sỹ, với một hành trang: dường như ta đã đã có 1 mối tình.
Mối tình ấy, sẽ theo ta ra trong những tháng ngày quân ngũ, sẽ làm ta mềm lại, khi nhớ về hậu phương.

Và cũng từ đó, baoleo không bao giờ hút thuốc lá nữa.
Mới đó, mà cũng đã 40 năm rồi. L ngày nào, nay đã là bà nội-cựu trưởng phòng của Truyền tải điện trung ương.

P.S:
Câu chuyện này, có nên giật tít là: ‘Câu chuyện cai thuốc lá’, thì có lẽ đúng hơn. Bởi, theo tiêu chuẩn của các ông cháu thời nay, như thế, có thể gọi là mối tình đầu không nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top