[Funland] Nhờ các Cụ, Mợ trợ giúp về Đàn Piano

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
Nếu bác nói về "thị trường dạy và học.." là nói về việc phổ cập piano cổ điển ở trình độ thấp đến đại bộ phận những em bé/gia đình muốn tiếp cận piano cổ điển, thì e ko dám chắc.

Chứ nếu nói về trình độ cao cao 1 chút (kiểu như tầm trình quốc gia/khu vực, thâm chí quốc tế), thì 15 năm nữa, Sài Gòn vẫn sẽ thua HN một chút đấy.

Thầy cô đủ trình và uy tín để đẩy bật tầm của học sinh lên ko nhiều, nếu như ko muốn nói là mỗi thầy LHH. Ngôi sao tiềm năng cũng ít. Tính cách khoáng đạt và sôi nổi cả dân SG cũng chưa chắc đã hơp với cái món thâm trầm này.

Wait and see!

LHH là chủ nhiệm khoa kiêm giảng dạy, và bên cạnh LHH (Thạc sĩ) còn nhiều thầy cô khác giàu tài năng lẫn nhiệt huyết nữa bác ạ!
Đám "giảng viên Nga, con anh Sáu, cháu anh Tư" đang già dần và về vườn nên đám trẻ với nhiều học thuật thực tế và nhiệt huyết chắc chắn sẽ "làm được một cái gì đó" cho phong trào của Sài Gòn.

Đấy là chưa kể cách tuyển sinh của họ cũng rất hay (có cả số lượng theo yêu cầu của bộ để duy trì và "nuôi dưỡng" đào tạo, lẫn "tinh hoa" để có nhân tài cho đất nước), kế hoạch đào tạo cũng cò chiều sâu lẫn tầm nhìn với một đội tuyển khá hùng hậu. Trong cơn đại dịch Covid vừa qua với hơn hai mươi ngàn cái chết, mà Sài Gòn là nơi tổn thất nặng nề và tang thương nhất việc giảng dạy, học tập, thi cử vẫn tiến hành bình thường và đều đặn vói chất lượng tốt. Con Covid Vũ Hán không "giết nổi" người yêu và học đàn piano ở Sài Gòn!
Nếu ngày xưa trong đánh Mỹ, đã từng có "tiếng hát át tiếng bom" thì năm 2021, Tiếng đàn và sự kiên trì rèn luyện của những F0 Covid là học sinh học Piano ở Sài Gòn đã "đạp lên con Covid Vũ Hán" mà đứng dậy!

Nói gì thì nói, cái sau cùng vẫn là giải thưởng quốc tế!
Các Giải thưởng quốc tế sẽ là thước đo kết quả đào tạo các bác ạ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Wait and see!

LHH là chủ nhiệm khoa kiêm giảng dạy, và bên cạnh LHH (Thạc sĩ) còn nhiều thầy cô khác giàu tài năng lẫn nhiệt huyết nữa bác ạ!
Đám "giảng viên Nga, con anh Sáu, cháu anh Tư" đang già dần và về vườn nên đám trẻ với nhiều học thuật thực tế và nhiệt huyết chắc chắn sẽ "làm được một cái gì đó" cho phong trào của Sài Gòn.

Đấy là chưa kể cách tuyển sinh của họ cũng rất hay (có cả số lượng theo yêu cầu của bộ để duy trì và "nuôi dưỡng" đào tạo, lẫn "tinh hoa" để có nhân tài cho đất nước), kế hoạch đào tạo cũng cò chiều sâu lẫn tầm nhìn với một đội tuyển khá hùng hậu. Dich Covid vừa qua việc giảng dạy, học tập, thi cử vẫn tiến hành bình thường và đều đặn vói chất lượng tốt. Con Covid Vũ Hán không "giết nổi" người yêu và học đàn piano ở Sài Gòn!

Nói gì thì nói, cái sau cùng vẫn là giải thưởng quốc tế!
Các Giải thưởng quốc tế sẽ là thước đo kết quả đào tạo các bác ạ!
Nhạc viện SG tiến lên thì nhạc viện HN cũng đâu có đứng im, bản thân môi trường trong nước mà có được 2 đầu cân bằng để học sinh 2 trường so tài với nhau trước khi ra quốc tế là điều quá đáng mừng.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
Nhạc viện SG tiến lên thì nhạc viện HN cũng đâu có đứng im, bản thân môi trường trong nước mà có được 2 đầu cân bằng để học sinh 2 trường so tài với nhau trước khi ra quốc tế là điều quá đáng mừng.

Thế gì còn gì bằng! Vì tất cả đều là người Việt Nam. =D>
Nhưng em sợ thói "Ăn rồng cuốn, nói rồng leo, làm mèo mửa" và nói nhiều hơn làm lắm bác ạ! :P

Bác là dân Hà Nội hay sống lâu năm ở đấy, chắc nhiều kinh nghiệm lẫn trải nghiệm hơn em về chuyện này. :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Thế gì con gì bằng! Vì tất cả đều là Việt Nam. =D>
Nhưng em sợ thói "Ăn rồng cuốn, nói rồng leo, làm mèo mửa" và nói nhiều hơn làm lắm bác ạ! :P

Bác là dân Hà Nội hay sống lâu năm ở đấy, chắc nhiều kinh nghiệm lẫn trải nghiệm hơn em về chuyện này. :))
Hà Nội là thủ đô, đầu não của cả nước, bác nghĩ xem, nếu Hà Nội vẫn giữ lề thói như bác nói thì liệu Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, trong đó có cả SG có được sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay không!?
Quay lại nhạc viên HN và khoa piano nói riêng, hiện nay bên cạnh đội ngũ các thầy cô kinh nghiệm cũng đã bổ sung đội ngũ đông đảo các thầy cô trẻ, được đào tạo bài bản từ nhiều nước phát triển, chắc chắn chẳng để SG qua mặt đâu!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
Hà Nội là thủ đô, đầu não của cả nước, bác nghĩ xem, nếu Hà Nội vẫn giữ lề thói như bác nói thì liệu Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, trong đó có cả SG có được sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay không!?
Quay lại nhạc viên HN và khoa piano nói riêng, hiện nay bên cạnh đội ngũ các thầy cô kinh nghiệm cũng đã bổ sung đội ngũ đông đảo các thầy cô trẻ, được đào tạo bài bản từ nhiều nước phát triển, chắc chắn chẳng để SG qua mặt đâu!

Thế mà em nghe lũ khốn nạn nó lại bảo: "Hà Nội không vội được đâu"! :-/
Không phải miệng em nói, mà mồm em chỉ nhắc lại thôi nhé! [-X

Bác ở đấy mà có nghe hay trải nghiệm gì về câu "phương ngôn" này không nhể? :P
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Thế mà em nghe lũ khốn nạn nó lại bảo: "Hà Nội không vội được đâu"! :-/
Không phải miệng em nói, mà mồm em chỉ nhắc lại thôi nhé! [-X

Bác ở đấy mà có nghe hay trải nghiệm gì về câu "phương ngôn" này không nhể? :P
Em lại thấy câu này rất hay và nhiều nghĩa chứ không chỉ có nghĩa đen! :D
Nó lại rất phù hợp với việc học đàn, đi học đàn các thầy toàn phải nhắc "đừng vội, đừng vội" đó thôi! :))
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
..........
Quay lại nhạc viên HN và khoa piano nói riêng, hiện nay bên cạnh đội ngũ các thầy cô kinh nghiệm cũng đã bổ sung đội ngũ đông đảo các thầy cô trẻ, được đào tạo bài bản từ nhiều nước phát triển, chắc chắn chẳng để SG qua mặt đâu!

Cứ gì "đào tạo bài bản từ nhiều nước phát triển" hay trẻ hoặc già! Học ở Nga cũng rất tốt! =D>
Kỹ thuật piano của Nga rất tuyệt vời vì đã từng đào tạo nhiều thế hệ pianist gốc Do Thái lừng danh trên thế giới! ^:)^

Chỉ cần điều tiên quyết là học ở Nga hay "từ nhiều nước phát triển" nhưng đừng có phải là "Con anh Sáu, cháu anh Tư" là giỏi thôi. [-X :))

Đặng Thái Sơn là một ví dụ không thể chối cãi! :D
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
Em lại thấy câu này rất hay và nhiều nghĩa chứ không chỉ có nghĩa đen! :D
Nó lại rất phù hợp với việc học đàn, đi học đàn các thầy toàn phải nhắc "đừng vội, đừng vội" đó thôi! :))

Đúng là câu "Beauty lies in love's eyes" cấm có sai! =))
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cứ gì "đào tạo bài bản từ nhiều nước phát triển" hay trẻ hoặc già! Học ở Nga cùng rất tốt! =D>
Kỹ thuật piano của Nga rất tuyệt đã từng đào tạo nhiều thế hệ pianist gốc Do Thái lừng danh trên thế giới! ^:)^

Chỉ cần điều tiên quyết là học ở Nga hay "từ nhiều nước phát triển" nhưng đừng có phải là "Con anh Sáu, cháu anh Tư" là giỏi thôi. [-X :))

Đặng Thái Sơn là một ví dụ không thể chối cãi! :D
ĐTS bác nhắc tới lại chính xác "con anh Sáu, cháu anh Tư" đó thôi, lạ ghê! :D
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Nếu cố mà "chặt chân đi giầy" như bác thì vấn đề sẽ là "anh Sáu, anh Tư" đứng ở phía nào? :))
"Năm 1955, bà cùng với Tạ Phước, Lê Yên, Tô Vũ, Vũ Tuấn Đức, Doãn Mẫn, Lều Thọ Hợp là 7 người có công lập nên Trường Âm nhạc Việt Nam (sau này là Nhạc viện Hà Nội)"
Em trích nguồn wiki
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
"Năm 1955, bà cùng với Tạ Phước, Lê Yên, Tô Vũ, Vũ Tuấn Đức, Doãn Mẫn, Lều Thọ Hợp là 7 người có công lập nên Trường Âm nhạc Việt Nam (sau này là Nhạc viện Hà Nội)"
Em trích nguồn wiki

"Ở trong còn lắm điều hay" bác ạ! :P
 

khoai tây chiên

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-75429
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
609
Động cơ
428,969 Mã lực
Wait and see!
Nói gì thì nói, cái sau cùng vẫn là giải thưởng quốc tế!
Các Giải thưởng quốc tế sẽ là thước đo kết quả đào tạo các bác ạ!
Để có đc giải quốc tế trong 10-15 năm nữa, phải dựa vào các tài năng trẻ đc đào tạo lâu dài. Phần lớn các bạn ấy đã và sẽ ở trong mấy cái này.
1639322613871.png


1639322765559.png

1639322861526.png


Dễ nhận thấy, trong Sài gòn, ngoài anh em nhà Khoa Khôi và 2 học trò cưng của Thầy LHH là Vân Vy ra, thì vài năm gần đây ko có nhân tố mới nổi trội. Mà trình độ của cả 4 bạn trên so với các bạn cùng lứa HN chỉ ngang hàng, nếu ko muốn nói là đuối hơn.

HN thì hơn cả về lượng, chất và đội ngũ kế thừa. Đó là chưa kể, 1 vài bạn rất có tiềm năng, đã dành nhiều giải trong nước và quốc tế ko tham gia vì đi du học. Mấy năm gần đây, HN có phong trào cho con bỏ dở chương trình Nhạc viện (dù trong Nhạc viện toàn theo học các Giảng viên khủng) để đi du học. Các bạn đi du học kiểu đó, toàn sát thủ + con nhà có điều kiện.

Đó là những luận điểm để e kết luận, trong 10-15 năm nữa, Sài Gòn chưa theo kịp HN về cái món piano cổ điển này.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
Để có đc giải quốc tế trong 10-15 năm nữa, phải dựa vào các tài năng trẻ đc đào tạo lâu dài. Phần lớn các bạn ấy đã và sẽ ở trong mấy cái này.
View attachment 6739426

View attachment 6739431
View attachment 6739433

Dễ nhận thấy, trong Sài gòn, ngoài anh em nhà Khoa Khôi và 2 học trò cưng của Thầy LHH là Vân Vy ra, thì vài năm gần đây ko có nhân tố mới nổi trội. Mà trình độ của cả 4 bạn trên so với các bạn cùng lứa HN chỉ ngang hàng, nếu ko muốn nói là đuối hơn.

HN thì hơn cả về lượng, chất và đội ngũ kế thừa. Đó là chưa kể, 1 vài bạn rất có tiềm năng, đã dành nhiều giải trong nước và quốc tế ko tham gia vì đi du học. Mấy năm gần đây, HN có phong trào cho con bỏ dở chương trình Nhạc viện (dù trong Nhạc viện toàn theo học các Giảng viên khủng) để đi du học. Các bạn đi du học kiểu đó, toàn sát thủ + con nhà có điều kiện.

Đó là những luận điểm để e kết luận, trong 10-15 năm nữa, Sài Gòn chưa theo kịp HN về cái món piano cổ điển này.

1/ Thực lòng em không tin lắm vào mấy cái giải tổ chức ở VN vì "có thi là có giải".

2/ Việc đào tạo nhân tài "gà nòi" hay "gà chọi" luôn có kế hoạch của nơi có trách nhiệm và chỉ xuất hiện khi cần và đúng thời điểm. Đó là lý do em đưa cái mốc 10 năm là vậy.

3/ 10 năm nữa chắc bác tầm 50 là hết mức và em chắc cũng còn sống để cùng xem cái chuyện "đàn địch" này nó ntn nếu ta vẫn còn yêu thích và quan tâm tới nó!

4/ Và cũng nhắc bác chịu khó đọc kỹ là em chỉ nói "chống mắt lên" mà coi khoảng 10 năm nữa, "thị trường dạy và học Piano" ở VN sẽ khác, ít ra là ở Sài Gòn, " chứ em chưa bao giờ nói kết quả học học piano của học sinh ở Sài Gòn hơn học sinh ở Hà Nội mà vội nhẩy nhổm nhé! =))

Rõ là ........................ :P

...........................................................................
Bác cứ "chống mắt lên" mà coi khoảng 10 năm nữa, "thị trường dạy và học Piano" ở VN sẽ khác, ít ra là ở Sài Gòn, một nơi có nhiều thầy giỏi lại giàu nhiệt huyết với bộ môn này và dân Sài Gòn cũng không có thói "con gà tức nhau tiếng gáy" khiến cho đám thầy cô có mác "Ráo sư" "thiến sĩ" nhưng toàn là một lũ "hữu danh vô thực" có cơ hội đè học sinh ra mà vặt lông, thêm vào đó là sự minh bạch thông tin, .................... nên hành trình này em tin là cũng bớt gập gềnh và sẽ suông sẻ hơn trước đây nhiều!
.............................
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
Nhân lúc cụ QUANG1970 chưa bình minh, em trả lời thay cụ ấy! :D
- Cây Kawai chả có gì đặc biệt hay khác các cây khác về mặt dây nhợ, pinblock nên việc lên dây cũng giống như các cây khác.


Bác Xe vài bánh nói cái này, thì đúng với "người ngoài nghề" hay những người chỉ nhìn một cây piano mà nó phát ra âm thanh và đánh được! :P

Nhưng nếu đi sâu vào kĩ thuật, và kinh nghiệm thực tế xử (sử) dụng cũng như diễn tấu sẽ thấy rằng chất lượng dây đàn của những cây KAWAI phổ thông, tuy cũng được cung cấp từ một nguồn là Suzuki giống như Yamaha nhưng tiếng từ của dây này (Kawai) sau khi lên dây sẽ thường rất là khó "nét". Khó mà cho ra được một tiếng đàn sạch và rõ!
Đó là với những thợ lên dây lành nghề, chứ em không nói thợ tay ngang hay loại thợ "đầu đường xó chợ", hay nhưng thợ dầu lên dây lâu năm mà tay nghề xếp trong đội ngũ thợ đầu đường xó chợ, thì nói gì đến chuyện "một tiếng đàn sạch và rõ" này có phí lời hay có nói chăng thì là không chỉ nhưng lời chửi, mà phải đào mả bố chúng lên, vì thói chỉnh dây cẩu thả và lừa bịp người có đàn.

Phân tích cái căn nguyên vì sao, thì có nhiều lý do.
Một trong những lý do mà ai tinh ý nhìn qua sẽ thấy, là việc căng dây (Treble) hay gắn dây treble vào đàn của piano Kawai loại phổ thông thường không cẩn thận: Ba sợi dây treble sau khi gắn xong, thường không bao giờ có một khoảng cách chuẩn nhất định. Cá biệt có những nốt mà hai trong ba sợi dây gần như dính vào nhau!

Để canh chỉnh lại cho khoảng cách này ra xa cho "ra ngô ra khoai" mà cố định cũng sẽ tốn khá nhiều công sức và kinh nghiệm của người KTV.
Không chỉ Kawai phổ thông mà các thương hiệu đàn ngoài dòng phổ thông khác cũng vậy, riêng với Yamaha thì sai sót này hầu như hiếm thấy.

Xin lưu ý, dĩ nhiên nó có nhiều lý do khiến cho một tiếng đàn nghe không chính xác, chẳng rõ, sạch nhưng đây là một trong những căn nguyên dễ phát hiện nhất.

Rất nhiều bác (ngay trên diễn đàn này) bảo rằng họ ghét tiếng đàn Yamaha và thích nghe "Kawai vì nó dày ấm" nói vậy không phải là sai, nhưng chỉ đúng với những người chẳng hiểu gì về âm thanh và nhạc cổ điển, chính vì cái cái khoảng cách khi căng dây này, là một căn nguyên và hệ quả của việc 3 dây piano đàn phổ thông không bao giờ lên được đồng nhất một giọng, một trong những yêu cầu và là đầu tiên của lên đàn piano cổ điển cũng lên dây piano nói chung.
Tuy nhiên, với chơi piano "nhạc nhẹ" thì cái "không bao giờ lên được đồng nhất một giọng" đôi khi lại hóa hay! Hay vì nó "phụ trợ" thêm "màu sắc" cho tiếng đàn vốn dĩ đã nghèo nàn thiếu tinh tế của dòng nhạc nhẹ!

Trước cái diễn đàn này, em mạnh dạn thách đố tất cả những thợ chỉnh dây piano Việt Nam có thể lên được tất cả các note ở Octave (âm vực) 3 và 4 của một cái đàn Kawai phổ thông chuẩn xác, nghĩa là là các dây trong cùng một note có âm thanh tuyệt đối giống nhau, y như nhau, khi họ lên dây theo phương cách và với khoảng thời gian bình thường mà ai (cá nhân, cơ quan, nhà tổ chức event, ......) rước thợ về (vào) chỉnh dây , như họ vẫn làm ở Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua và cả hiện nay mà ta thường thấy nhan nhãn hàng ngày.

Em nhắc lại, em thách thức đấy!!! :))

Về chuyện Pinblock, thì nói chung, với những các piano loại phổ thông không cứ gì Kawai mà ngay cả các thương hiệu ngoài dòng khác, nếu "còn mới" thì đều ở mức tốt chắc và ổn định tương đối khi xử dụng bình thường, nhưng nếu xử dụng cho người học đàn chuyên nghiệp, một ngày đánh sáu tới tám tiếng thì việc không in tune (đứng dây) lâu dài là điều bình thường.

Nhắc lại, em đã từng lên dây, và canh chỉnh máy đàn piano cho một cháu mỗi tháng một lần, thậm chí hai tuần một lần, không lấy một xu tiền công hay vật tư trong suốt giai đoạn cháu rèn luyện thi vào nhạc viện (dầu lúc đó dịch Covid Vũ Hán đang diễn ra vô cùng gay gắt, và phức tạp ở Sài Gòn), với điều kiện cháu chịu khó tập đàn mỗi ngày ít nhất từ sáu tới tám tiếng, vì cháu rất có năng khiếu (cháu đã đậu Thủ khoa chuyên môn trong kỳ thi tuyển sinh vừa qua) mà cây đàn cháu dùng, thì lại chưa tốt lắm cho yêu cầu tập luyện, vì cháu này xứng đáng được như vậy! :x =D>



- Youtube giờ rất loạn, có đúng có sai, cơ bản là cụ chọn được clip nào chuẩn mà theo.
- Cụ mày mò tự lên dây, với khả năng nghe của cụ đã tốt thì đứt dây là khó, còn hỏng chốt, hư pinblock là rất dễ nếu không thực hành đủ. Đơn giản là 1 dây mà cụ cứ lên quá rồi hạ xuống rồi lại lên quá vài lần thì pinblock sẽ lỏng và mất khả năng giữ dây.
YouTube là nơi cho mọi người chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc, cũng như phô trương cá nhân, thậm xả rác hoặc kiếm cơm!

Nếu để ý sẽ thấy rất nhiều người dùng nó như một công cụ để chia sẻ cảm xúc thực, kinh nghiệm hay, bổ ích, có giá trị cho cộng đồng. Việc chia sẻ kinh nghiệm và cảm xúc, nếu đúng là như vậy, cho cộng đồng đó là điều đáng ca ngợi và học tập! ^:)^ =D>

Bên cạnh đó cũng không thiếu hay nói đúng hơn là đa phần là những người dùng đó là một kênh để quảng cáo và truyền bá những kiến thức vớ vẩn thậm chí độc hại! mà có khi bản thân họ cùng không biết, mà cứ nghĩ, hay cho là hay!

Riêng về piano, nếu ai tình ý sẽ thấy có rất nhiều link, cá nhân chia sẻ, hướng dẫn, hay dạy (free hay có nộp học phí) nhưng việc canh chỉnh máy đàn (chưa nói đúng sai hay dở) hầu như không nhiều link trên Youtube vì sao vậy???

Trong đầu óc của người bình thường một cây piano, chỉ cần lên dây là đủ nhưng việc lên dây piano chiếm một phần rất nhỏ trong việc canh chỉnh một cây đàn.

Thường thì người ta, thậm chí những người chủ đàn do không biết hoặc biết mà không biết một cách đầy đủ nên họ chỉ nghĩ rằng chỉ cần lên dây là đủ! Đấy là chưa nói lên dây đúng hay sai, hay hay dở, nên khiến cho phần lớn những cây đàn piano ở Việt Nam, nếu các bác nghe rồi cảm nhận, sẽ thấy rằng tiếng đàn không bây giờ giống tiếng đàn ở nước ngoài, đàn ở nhạc viện Hà Nội cũng vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cũng không!

Em nói mà chẳng sợ bị ném đá, hay phản bác từ những người có tai âm nhạc, còn lũ tai trâu, ngay cả cho dù họ là người dạy hay học đàn mà mù nhạc thì ta không bàn, vì tất cả các băng, đĩa ghi âm, lẫn ghi hình các buổi biểu diễn, thì cử, của cả hai nhạc Viện này vẫn còn đó vì đã được ai đó up lên mạng cứ banh tai ra mà nghe rồi cảm nhận, hay minh định điều em nói.

Còn về chuyện đứt dây khi lên dây, thì trong thực tế ở những cây đàn mới sẽ hiếm xảy ra. Còn những với những cây đàn cũ và rỉ sét thì khả năng này là cao, đặc biệt với những cây đàn thực ra là đã cũ tuy nhiên nhìn thì còn mới, do được "mông má" giỏi khi nó bị Low pitch (thấp tầng số) dưới hai cung (2 tone - La mà còn chỉ là Fa) khi lên dây mà không khéo, và đúng kĩ thuật, thì không chỉ là đứt dây mà có thể sẽ làm nứt gãy Frame (xách-xi) là khung thép chính căng dây đàn!

Em có một người học trò, trước đây từng là kỹ thuật viên của công ty S. cậu này đã từng trải nghiệm cái kinh nghiệm đau thương ấy, với một cái piano mới "xuống công (container)" tuy nhìn thì mới tin nhưng do đàn xuống dưới hai cung và không khéo thì xử lý khi lên dây đàn nên bị nứt gãy Frame (khung thép chính căng dây đàn) và sau đó cây đàn này chỉ còn đem làm phụ tùng cho những cây đàn khác. :))

Việc lỏng hay không tổn hai Pinblock thì cũng có khả năng xảy ra, nhưng không đáng sợ bằng việc lên dây không khéo rồi làm đứt dây hay nứt gãy sườn sắt với những cây đàn "tuột Pitch" quá nhiều mà người thợ lại không có kinh nghiệm xử lý. :">




- Các bộ dụng cụ bán dạo thì em thấy vẫn dùng được nhưng với cụ QUANG1970 thì là đồ bỏ đi, dùng chỉ tổ hỏng đàn! :D

Vốn dĩ có câu "méo mó có còn hơn không" hay "Trong những điều tệ hại mà mình phải đương đầu thì hãy chọn cái ít tệ hại nhất"!

Cũng như Việt Nam hay thường bảo "Áo ngắn thì cưới theo áo ngắn" nghĩa là trong tay có cái gì thì dùng cái đó, thậm chí không có vẫn "Không bột vẫn gột lên hồ" =)) hay cái "thành ngữ thời thượng" lòi ra cách đây mấy chục năm là "Tay không bắt giặc" vẫn là khẩu hiệu nằm lòng cho cái đám "xì -tàc-up" nào "não bé, gan to". Bằng chứng là suốt mấy chục năm qua, cái đội ngũ được gắn mác là "thợ lên dây" và "kỹ thuật viên" piano ở Việt Nam kia, thử hỏi có có mấy người có đầy đủ dụng cụ sửa chữa, lên dây, canh chỉnh chưa? :P

Thế nên, những bộ dụng cụ mà bác nói này, thì xét ở góc độ nào đó, vẫn có thể nói là dùng tốt hay tạm được, nếu người xử (sử) dụng nó, có kinh nghiệm và thuần thục trong việc lên dây cũng như canh chỉnh piano.

Nó ví như một người thợ nấu ăn lành nghể nhưng phải nấu ăn bằng những dụng cụ nấu nướng không vừa ý chẳng đạt chuẩn (bếp, lò, lò nướng, lò vi sóng, nồi, niêu, xoong chảo, ....................) nhưng thực sự có nếu có kinh nghiệm và giỏi xoay sợ anh ta vẫn có thể nấu được những món ăn ngon!

Còn với đám "thợ nấu" chỉ biết "chém to kho mặn" thì khi bước vào một cái nhà bếp với các thiết bị phương tiện trang bị hết cả mấy trăm triệu đồng cũng sẽ vẫn là "Alice lạc vào xứ thần tiên" !

Cũng xin nói thêm một chút về bộ dụng cụ đươc coi là rẻ tiền, mà các bác thường thấy chào bán ở trên mạng với giá từ 20 USD tới 50 USD:

Ta không nói chi cao xa, chỉ cái đầu búa lên (Hammer tuning head) thôi do kĩ thuật đúc tiện không cao cấp, dẫn tới khi đút nhét đầu nó vào chốt pin gắn dây, và gặp những cây đàn mới như thế này thì sẽ làm trầy xước sau vài lần lên dây, đó là với với thợ có kinh nghiệm. HOẶC ngay lần đầu tiên với thợ tay mơ.


1639366005841.png


1639357339302.png


Nó cũng giống như một chú rể sở hữu "súng khủng" bước vào phòng hoa chúc với cô dâu lần đầu còn e ấp nếu chàng rể này mà lại "hùng hục như trâu húc mả" trong cái đêm đầu ấy thì cô dâu trẻ còn "tơ" này chí ít cũng như nàng Kiều trong cái đêm đầu tiên với Mã Giám Sinh, thật là cám cảnh cho cây đàn piano lúc đó! :( :((
Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương.
Đêm xuân một giấc mơ màng,
Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ .
Giọt riêng tầm tã tuôn mưa,
Phần căm nỗi khách phần dơ nỗi mình:
Tuồng chi là giống hôi tanh,
Thân nghìn vàng để ô danh má hồng.
Thôi còn chi nữa mà mong?
Đời người thôi thế là xong một đời .

Đấy là với Mã Giám Sinh một "tay chơi có hạng" mà hẳn là chửa có súng khủng""! ;)

Còn nặng nề hơn, cũng là "hùng hục như trâu húc mả" mà trâu lại "súng trường AK" thì hẳn là sẽ "nát ngọc tan hoa" đến mức kinh khủng nhất là phải nhập viện vì "Thủng cùng đồ" !!! :(( :P

NEW WEEK MAKES NEW PROGRESS!!! =D> =D> =D> =D> =D> =D>
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
...
Trước cái diễn đàn này, em mạnh dạn thách đố tất cả những thợ chỉnh dây piano Việt Nam có thể lên được tất cả các note ở Octave (âm vực) 3 và 4 của một cái đàn Kawai phổ thông chuẩn xác, nghĩa là là các dây trong cùng một note có âm thanh tuyệt đối giống nhau, y như nhau, khi họ lên dây theo phương cách và với khoảng thời gian bình thường mà ai (cá nhân, cơ quan, nhà tổ chức event, ......) rước thợ về (vào) chỉnh dây , như họ vẫn làm ở Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua và cả hiện nay mà ta thường thấy nhan nhãn hàng ngày.

Em nhắc lại, em thách thức đấy!!! :))
...
Em không rõ ở SG thế nào chứ đúng là ở HN tìm được 1 người lên dây đàn có tâm khó như hái sao trên trời.
Riêng cái đoạn bác thách đố thì em không tin là nó khó đến thế. Em chưa thử bao giờ với 1 cây Kawai nhưng em tin rằng dốt như em còn có thể làm được yêu cầu của bác, nói gì đến 1 người thợ lên dây đã có kinh nghiệm.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,399
Động cơ
321,468 Mã lực
Tuổi
58
Em không rõ ở SG thế nào chứ đúng là ở HN tìm được 1 người lên dây đàn có tâm khó như hái sao trên trời.
Riêng cái đoạn bác thách đố thì em không tin là nó khó đến thế. Em chưa thử bao giờ với 1 cây Kawai nhưng em tin rằng dốt như em còn có thể làm được yêu cầu của bác, nói gì đến 1 người thợ lên dây đã có kinh nghiệm.
Cho em bi bô tý.
Em cho là khó. Như bạn em dân lọ mọ audio, cũng dạng chém ác nhưng thấy thuyết phục. Nó chỉ cần bê đồ âm thanh nặng di chuyển quanh nhà là tai kém nhạy, bảo thử loa thử dây là chịu, phải hàng buổi tai nó mới thính trở lại.
Bê nặng, cần sức thì lỗ trong tai phồng lên, sẽ kém nhạy. Ngồi thiền, im lặng em dự tai mới thính.
Nên xem cc chỉnh đàn, tay đòn để chỉnh các sợi thép kia cũng cần lực, cần sức, giữ tai thính là cũng không dễ.
Em chém vớ vẩn, cc bỏ qua ạ.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cho em bi bô tý.
Em cho là khó. Như bạn em dân lọ mọ audio, cũng dạng chém ác nhưng thấy thuyết phục. Nó chỉ cần bê đồ âm thanh nặng di chuyển quanh nhà là tai kém nhạy, bảo thử loa thử dây là chịu, phải hàng buổi tai nó mới thính trở lại.
Bê nặng, cần sức thì lỗ trong tai phồng lên, sẽ kém nhạy. Ngồi thiền, im lặng em dự tai mới thính.
Nên xem cc chỉnh đàn, tay đòn để chỉnh các sợi thép kia cũng cần lực, cần sức, giữ tai thính là cũng không dễ.
Em chém vớ vẩn, cc bỏ qua ạ.
Chém liên thiên như này thì em đồng ý bỏ qua, không chấp luôn! :))
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
Em không rõ ở SG thế nào chứ đúng là ở HN tìm được 1 người lên dây đàn có tâm khó như hái sao trên trời.
Riêng cái đoạn bác thách đố thì em không tin là nó khó đến thế. Em chưa thử bao giờ với 1 cây Kawai nhưng em tin rằng dốt như em còn có thể làm được yêu cầu của bác, nói gì đến 1 người thợ lên dây đã có kinh nghiệm.

1/ Bác đọc kỹ hộ em, em nói rõ là Kawai phổ thông nghĩa là upright và không bao gồm những cây Upright Kawai nhà nghề giá trên 100 triệu (Kawai K-300 chẳng hạn) [-X
Yamaha Upright thì dễ dàng làm cho (chỉnh) ba sợi dây ở Octave 3, 4 giống nhau tuyệt đối.

2/ Em không đá động gì tới đàn Grand piano nhé! [-X
FYI, Grand piano cỡ C3 trở đi cũng dễ dàng làm cho (chỉnh) ba sợi dây ở Octave 3, 4 giống nhau tuyệt đối. :x

Khi thách đố, trừ khi em ngu, còn thì cũng "để cửa mà đi" chứ! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
Cho em bi bô tý.
Em cho là khó. Như bạn em dân lọ mọ audio, cũng dạng chém ác nhưng thấy thuyết phục. Nó chỉ cần bê đồ âm thanh nặng di chuyển quanh nhà là tai kém nhạy, bảo thử loa thử dây là chịu, phải hàng buổi tai nó mới thính trở lại.
Bê nặng, cần sức thì lỗ trong tai phồng lên, sẽ kém nhạy. Ngồi thiền, im lặng em dự tai mới thính.
Nên xem cc chỉnh đàn, tay đòn để chỉnh các sợi thép kia cũng cần lực, cần sức, giữ tai thính là cũng không dễ.
Em chém vớ vẩn, cc bỏ qua ạ.

Bác không nòi vớ vẩn mà nói đúng nhưng "hoa hoè hoa sỏi"! :D

Túm váy lại lên dây bằng tai,cho dù giỏi đền đâu cũng không khi nào lên chính xác tuyệt đối một cây đàn! Lên bằng máy và thợ cẩn thận, phải cố cố gắng hết sức, và có kinh nghiệm cùng dụng cụ chuyên dùng thì sẽ được cái tuyệt đối này! :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top