Em không phủ nhận giá trị tư tưởng và khoa học của các Học thuyết cổ đại,bên Tàu lẫn bên Tây.Mỗi bên đều có cách riêng để đi đến chân lý.Mà chân lý khoa học thì chỉ một mà thôi.Ví dụ như việc để tìm ra sô Pi,người Âu đi bằng lý thuyết ra phân số 355/113,người Tàu đi bằng thực chứng "quân bát phát tam tồn ngũ quân nhị" - Một nhà toán học người TQ tỉ mẩn ngồi xếp những cái que dựng một đa giác đều nội tiếp trong đường tròn từ đó mà tìm ra quy tắc tính Pi.Họ đều giỏi cả.
Người Việt Nam mình nên có cái nhìn nghiêm túc,nhất là trong vấn đề vận dụng các học thuyết cổ đại bên Tàu.Vì ngay người Tàu bây giờ họ cũng phải theo khoa học Thái Tây,mấy thứ kia nó chỉ còn là niềm tự hào quá khứ của họ thôi.
Kinh Dịch - Là đạo của người Quân Tử,là bộ quy tắc hành vi xã hội.Nhưng ngay cả nếu dùng nó đúng vào việc ấy,nó cũng đã lạc hậu rất nhiều rồi.Nó đậm đặc cái luân lý Quân Thần,nó không còn giá trị gì trong xã hội dân chủ tiến bộ ngày nay.Ai học Dịch đều có nguy cơ trở nên yếm thế và thụ động.Nô dịch là từ đấy chứ đâu.Đừng ngụy biện rằng nó thâm sâu uyên ảo.Đừng lạm dụng bảo nó có thể giải thích thế giới.Nó là sách để đào tạo ra các loại như Kinh Kha ,Dự Nhượng ngày trước mà thôi.
Lại nói Ngũ Hành,thuyết Ngũ Hành làm sao giải thích được những vấn đề Vũ Trụ Luận,Bản thể luận bằng thực chứng.Đơn cử như vác cái Ngũ Hành ra mà bàn về Lượng Tử xem!Hay về ADN đi.
Đáng buồn là,thay vì tìm,đọc,hiểu những sách ấy như là để mở mang kiến thức cho mình thì một số người lại dùng nó để tư lợi,đem nó để làm công cụ dọa nạt nhân dân kém hiểu biết.Thuyết nào mà chẳng tụ tập được ít nhiều chúng đệ tử để hư trương thanh thế.
Nhưng có đem phong thủy mà cầu lộc được không?Không.Hiện giờ đang khủng hoảng kinh tế.Trăm người thì chín chín làm ăn thất bát.Bao nhiêu tiền chi cho Phong thủy hết tác dụng rồi ư?Nào đá nào cây nào thần nào bùa,hết date chăng?Hay lại bảo chưa đủ thành tín.
Ngũ hành có giúp công nghiệp phát triển không?Có nhân giống mới,chế ra phân bón tăng sản lượng lương thực không?Nên nhớ rằng cái Ngũ Hành khỉ gió ấy chẳng giúp gì cho người nông dân từ muôn đời muôn kiếp đến khi có ông Giêm Oát.
Em có tí sắn nên lộng ngôn.Xin các cụ châm trước.Thói rào sau đón trước này em học ở Kinh Dịch chứ đâu (Ưu hối lận giả tồn hồ giới,chấn vô cữu giả tồn hồ hối.)