Kinh Dịch với 64 quẻ tượng là sự mô phỏng vận động của tự nhiên, của đạo. Quân tử hay tiểu nhân thì cũng đều có phần cả, chẳng riêng gì ai. Thánh hiền dùng dịch để hiểu nguồn gốc của vạn vật, vua chúa dùng dịch để nắm vận khí giang sơn, quân tử lấy dịch làm đạo tu thân, tiểu nhân có khi dùng dịch để tính giờ làm điều bất thiện xem có được hay không ... túm lại nó là sự mô phỏng vận động của tự nhiên, vạn vật nên bao hàm mọi thứ, ai soi vào cũng thấy cái phần "dụng" của mình trong đó. Cho đến bây giờ nó là tác phẩm của dân tộc nào, tên tác giả là ai thì vẫn còn đang tranh cãi chán chê mà chưa có hồi kết thúc, chỉ biết xuất phát là ở vùng Hoa Hạ mà thôi, mà vùng đó xưa kia chẳng phải đất của người Hán.
Cụ ơi, giờ đang là thời hoàng kim của phương Tây mà cụ. Tàu nó qua thời rực rỡ lâu rồi
Vả lại 2 trường phái khác hẳn nhau, một âm, một dương sao mà giống nhau cho được. Chúng ta đang đứng ở 1 thời điểm lịch sử nhất định nhưng lại đang cố gắng phán xét cả chiều dài lịch sử vì thế em nghĩ cần có cái nhìn khái quát hơn nó mới xác đáng. Sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng, ấy cũng là quy luật của Dịch đấy ạ, chẳng có gì là bất biến, nhất là khi chúng ta dùng tâm trí con người mà đoán định sự vật, tâm trí thì nó biến đổi nhanh như nào chắc cụ cũng hiểu
Cụ tự nghiên cứu hay có học lão nào ko?
Cơ bản cụ nói rất chuẩn, chuẩn nhất là Dịch vận động và biến đổi không ngừng tuỳ vào hoàn cảnh.
Em cho là tự nghiên cứu thì mới tốt vì bản thân Dịch đã là chiêm nghiệm, Dịch phụ thuộc rất nhiều vào người dùng nó. Em thấy càng hiểu thì càng thấy Dịch hay và đúng, có những vấn đề đến vài năm nghĩ lại mới thấy nó đúng còn mình thì ngu như bò
.
Các cụ ạ, theo em Dịch giống Triết nhiều hơn, Dịch cơ bản, tổng hợp nhưng lại đi vào chi tiết cụ thể, bản thân trong Dịch có bao hàm nhiều Lý và Lẽ chứ cũng không phải như phân nhánh của các môn khoa học ngày nay nên đừng cụ nào bắt nó phải phục vụ cho việc khởi động động cơ phản lực tên lửa đẩy. Trên quan điểm của 1 người tự nghiên cứu thì Dịch là để ngẫm, ai thấy đúng thì dùng, ai ko thấy đúng ko dùng chẳng ai ép. Có thời gian em tẩu hoả nhập ma nhìn con mèo đi trên mái nhà cũng luận được Dịch.
Nói vui thôi chuẩn đới! D
Còn nói về ứng dụng, có lẽ điều này thì các cụ phải công nhận: Món Đông y của mình đặc sệt toàn là Dịch.
- Về lý thuyết, đương nhiên là Dịch: Âm - Dương, Nóng - Lạnh, Trong - Ngoài, Thượng - Hạ...Lạnh thì cần làm cho nóng lên, khuyết thì phải bổ sung ngay, âm thịnh dương suy thì phải làm thế nào để cân bằng lại Âm - Dương, cốt lõi của việc chữa bệnh mấy lão lang băm giống Hoa Đà ở chỗ ấy, đó chính là Dịch, là quan niệm con người có tính chất âm và dương, cân bằng âm dương là khoẻ mạnh, thiếu cân bằng tất sinh bệnh.
- Về vận dụng: Sao cũng là cái cây mà ngày xưa chúng nó biết Sâm có tính chất và tác dụng gì theo y học cổ truyền, Thục, Nhung, Quy, Ý dĩ,Taóo đỏ, Đinh lăng Ba kích...ờ thì cũng bằng cách đúc rút từ thực tiễn nên biết được loại nào trung tính, nóng hay lạnh và có tác dụng gì, liều lượng thế nào trong thang thuốc cho nó chuẩn men cân bằng để mà vận dụng cái lý thuyết chữa bệnh kia...
Thấy 1 thằng đi vào rừng tìm tìm kiếm kiếm lấy vài cái lá, củ rễ vớ vẩn đã thế lại còn bảo là phải phơi sương sao vàng hạ thổ cho nó hấp thu khí âm dương cho đủ rồi mới tán ra bắt uống, ko biết là cái gì và chưa thử nghiệm trên Chuột, không được cấp phép thì còn lâu bố mới uống, nhất là mấy thằng học y bên Tây về...
Đấy là cũng là do đúc kết từ kinh nghiệm trong dân gian mà có thôi.
Nhiều quả y học hiện đại với máy móc tối tân, thuốc thang toàn loại chiết xuất tinh chế trên cơ sở khoa học có hẳn luôn môn Dược cho những thằng giỏi Hoá chịu khó mày mò, lý thuyết có nghiên cứu trên chuột, ếch rồi mới cấp phép sang người, chữa bệnh có hội chẩn toàn bác sĩ giỏi, có phác đồ tử tế thế mà vẫn bó chiếu toàn tập bệnh viện giả về, những tưởng ngày mai siêu thoát tự nhiên thằng lang băm với 1 mớ lý thuyết âm dương ngũ hành sắc cho 1 ấm là khỏi tiệt, cái này cấm cãi mà y học hiện đại còn đang nghiên cứu mãi mấy viên nén với cả nhộng vẫn chữa bệnh không siêu bằng nó.
Thế là thế nào?
Thôi em té khẩn!