- Biển số
- OF-85214
- Ngày cấp bằng
- 14/2/11
- Số km
- 4,011
- Động cơ
- 446,860 Mã lực
Ơ sao giờ thớt loãng toẹt thế này. Các cụ/mợ vào ném cho nó xôi lên nào.
Mẽo nó điên lắm, ai nghĩ ra, làm ra cái gì là nó âm thầm nghĩ & làm theo để xem thử nó là cái giề. Chả ra cái gì thì nó xác định à mày điên giống tao! Ra cái gì thì nó cũng...xác định à thì ra mày muốn làm ra cái nài.Dạ em không biết tên chính xác, nhưng là người Mĩ cụ ạ.
Nó có hẳn 1 cái trung tâm chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, trong đó có môn này.
Em mở rộng ra chút, người nước ngoài nghiên cứu về VN còn giỏi hơn người VN tìm hiểu về văn hóa của mình cụ ạ.
Thường thì trước đó luôn có 1 đài phun nước để phá thế đường đâmEm thấy thực dân pháp xây rất nhiều nhà vi phạm phong thủy, đường đâm vào chính giữa nên bị thất bại ở VN, ví dụ như phủ toàn quyền, nhà hát lớn...
Hí hí...em tưởng nó tạo điểm nhấn cảnh quan chứ nó biết gì về phong thủy đâu mà phá thế với phá sự hả cụ. hic....Thường thì trước đó luôn có 1 đài phun nước để phá thế đường đâm
Cụ hỏi thế khó bỏ mẹ.Hic...... Nó có mang ra áp dụng không cụ. Hay nói nghiên cứu để đổ thêm giầu vào lửa theo mục đích riêng???.
Cụ viết hay!(b)
Hehe em chém cho vui thôi mợ đừng cườiCụ viết hay!(b)
Cụ Xồm nói rất có lý.Nhưng cái lý của cụ e không phải cái lý của Dịch.Cụ hỏi thế khó bỏ mẹ.
Đơn giản nhất em có thể nói cho cụ thì nó chỉ là cách nhìn thế giới của con người.
Đầu tiên về khoa học hiện đại:
Người Âu, thằng Mĩ, nó thực dụng, nó chỉ tin những gì nó nhìn thấy, sờ thấy, ngửi được, định lượng và định tính. Do đó nó tìm tòi thế giới xung quanh nó dựa trên hiểu biết cơ bản này, dần dần qua quá trình tạm đang dùng từ là "nghiên cứu", cũng là từ lý thuyết, tiên đề, mô hình, rồi tìm cách chứng minh trên lý thuyết, sau đó thì tìm cách chứng minh bằng các thí nghiệm trong phòng, rồi có điều kiện hơn thì chứng minh bằng hiện tượng thực tế...
Vậy bản chất của hoạt động này là gì? Là thông tỏ thế giới quan của con người qua con mắt của khoa học.
Làm thế nào để thông tỏ: Chứng minh.
Chứng minh là gì: Là một loạt suy nghĩ và hành động nối tiếp mà con người cho là có lý, mĩ miều hơn thì là logic: Lá vàng thì sẽ rơi xuống đất, vậy đang là mùa thu...
Ngay cả trong khoa học hiện đại cũng có những khái niệm mà chúng ta dùng từ "trừu tượng", nghĩa là rất rất khó hiểu, thậm chí cả thế giới chỉ 1 người có thể hiểu và phát triển theo lối tư duy như thế.
Chính vì vậy, nhờ khoa học mà loài người biết tới cái bảng tuần hoàn men đê lê ép, biết con mèo về mặt vật chất cũng chỉ là các nguyên tử...Biết các tính chất hóa, lý của những thứ cơ bản quanh ta như nước, lửa, đất...
Cũng nhờ khoa học mà nó biết và áp dụng về cách ăn mặc làm sao cho phù hợp với cảm giác của con người: Mùa hè mặc màu đỏ thì cảm giác nóng, màu đen cho cảm giác nhỏ hơn, sọc đứng cho cảm giác tăng chiều cao, màu lá cây không hợp với người da đen... Còn nhiều áp dụng nữa đầy rẫy xung quanh cuộc sống cụ có thể tự biện ra.
Về kinh dịch và những thứ liên quan
Trong khi trên thế giới, người Âu đang có những hiểu biết ban đầu tiếp cận về "khoa học" như định lý Pitago, số Pi...thì trước đó ở phương Đông, nhân sinh quan của con người hình thành từ chính cuộc sống thường ngày của họ: Trồng lúa, săn bắn, bị cai trị và Phật giáo. Kinh dịch chính là khoa học của người Hoa, là cách nhìn của con người với thế giới xung quanh mà sau này ảnh hưởng tới cả những nền văn hóa khác.
Về cơ bản thì thế giới của họ được hiểu như thế này:
Về vật chất cấu tạo thành vũ trụ: Kim - Mộc - Hỏa - Thổ - Thủy với các tính chất cụ thể của mỗi loại và mang thuộc tính Âm hoặc Dương.
Chưa bàn là tại sao, nhưng trong khi khoa học hiện đại sử dụng bảng tuần hoàn Men đê lê ép với số lượng và tính chất các nguyên tố bị giới hạn thì họ có 1 bảng tuần hoàn mở với tính chất linh hoạt vô hạn. Vì sao???
Vì với quy định này thì Kim có thể là rất nhiều thứ cụ thể theo từng trường hợp: Cái rìu, con dao, cái bát sắt, mũ sắt, đầu mũi tên đồng, thanh kiếm...Tương tự với các nguyên tố cơ bản khác là Mộc, Hỏa, Thổ, Thủy, tất cả thế giới quan của họ được định nghĩa, mà tùy từng trường hợp thì định nghĩa nào cũng đều đúng mà không cần phải chứng minh làm gì cho mệt: Chẳng ai đi bảo cái rìu sắt không phải là Kim mà lại là Hỏa cả, hết sức ngu ngốc.
Vậy, chúng có biện chứng không hay chỉ là sự áp đặt láo toét của 1 thằng đạo sĩ nào đó?
Rất biện chứng và chặt chẽ đến mức ngạc nhiên, quan hệ của các nguyên tố theo 2 vòng: Tương sinh và tương khắc.
Kim sinh Thủy sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ rồi lại sinh Kim. Cái hiểu biết đơn giản này cũng từ quá trình sống, từ thực tế mà ra: Kim (quặng sắt, nhôm...) được sinh ra (tìm thấy) từ trong lòng đất, Nung nóng sắt thì sắt chảy thành nước, mang một số tính chất của nước (không nói về tính chất hóa lý theo khoa học hiện đại, tính chất ở đây là sự mềm, nhu), rồi nước trong tự nhiên thì nuôi sống cây cối là nguyên liệu mang thuộc tính mộc, lửa được sinh ra từ đây và tất cả thành tro là thuộc tính của Thổ.
Rồi vòng tương khắc: Kim khắc Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa rồi Hỏa lại khắc Kim, cũng tương tự như trên, đều rất dễ hiểu, rất biện chứng qua thực tế và không thể tranh cãi.
Đấy là hiểu biết về vật chất của họ, thực sự rất cơ bản, bao quát và chặt chẽ. Nếu có mang hết cái bảng tuần hoàn ra đây thì cũng bị tóm vào trong lối tư duy tổng quát này.
Ngoài ra thì các vật chất này còn có 2 thuộc tính âm và dương, vì sao lại quy định như vậy? Cũng là từ thực tế: Cũng là người, có nam có nữ, cũng là nam nhưng có thằng có trym và thằng không trym, cũng là nước nhưng có nước nóng, nước lạnh...Có trong tối ngoài sáng, có ngày có đêm, có mặt trăng và mặt trời...Vì vũ trụ nhiều thứ để viết ra quá nên tất cả đều tóm lại bởi 2 thuộc tính Âm và Dương. Đấy là suy nghĩ của họ.
Còn tại sao lại quy định vật chất chỉ là 5 loại trên thì đến bây giờ người ta còn phải ngạc nhiên về cách nhìn nhận, khái quát hiểu biết về vật chất của họ, nó chính xác từ cái tên gọi trở đi đã phản ánh đầy đủ về thuộc tính vật chất nội tại chứ không phải như Cu nếu thằng nào không biết thì tra bảng tuần hoàn rồi mới biết Cu là Đồng, ngộ nhỡ một hôm Biết Tuốt đốt hết bảng tuần hoàn và những người như chúng ta trở nên Mít đặc thì con cháu mình cũng léo thể biết được Cu là Đồng đâu các cụ ạ.
Thôi em đơn giản sơ sơ, chỉ muốn nói rằng Kinh dịch là 1 khoa học hoàn toàn nghiêm túc thể hiện Nhân sinh quan của người Hoa cổ với Vũ trụ. Những vấn đề liên quan đến Dịch sau này có rất nhiều, trong đó có cả tử vi, cả phong thủy, cả cái món Đông y...riêng môn phong thủy thì đã được áp dụng rất nhiều và có kết quả tương đồng với các nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận của Khoa học hiện đại như là môi trường sống, đồ vật trong nhà, cách ăn mặc, đi đứng...đều ảnh hưởng đến con người.
*Cụ abc_cad: Dịch được vận dụng vào cuộc sống hằng ngày, vấn đề cụ có đủ trình độ để biết hay không mà thôi. Theo em đây là vấn đề nghiêm túc và chỉ dành cho những người thực sự có tư duy mở, thích tìm tòi. Còn không biết cũng chẳng sao nhưng không nên chém loạn tầu ngầu.
1 cụ nói đông, cụ kia nói tây thế mà cũng đi tranh luận với nhau được?Hí hí...em tưởng nó tạo điểm nhấn cảnh quan chứ nó biết gì về phong thủy đâu mà phá thế với phá sự hả cụ. hic....
Galileo chỉ chứng minh trái đất quay xung quanh mặt trời. Còn người bảo vệ quan điểm trái đất tròn phải là Nicolas Copernic.Chủ thớt đâu rồi? Dù có bị lên giàn thiêu GALILE vẫn khẳng định là trái đất tròn kia mà!
Em cha chem gi ca. Danh hong cac cu chem day chu. Thinh thoang them.cau hoi cho ro hon thoi?he....Hehe em chém cho vui thôi mợ đừng cười
Noi that la ngay tu dau em da danh gia rat cao cu. Nhieu khi chinh em muon toat y ra nhu cu ma khong co khieu dien ta. Cho em xin phep copy cai nay ve blog ca nhan. Em nghi chu thot cung co dong quan diem voi cu nhung khong dien dat y va trinh do bang cu nen bi chem va ....mat tam. Em tai hen suc mon nen chi ngoi hong thoi. Em van con NON VA XANH lam. Hi....Em không phủ nhận giá trị tư tưởng và khoa học của các Học thuyết cổ đại,bên Tàu lẫn bên Tây.Mỗi bên đều có cách riêng để đi đến chân lý.Mà chân lý khoa học thì chỉ một mà thôi.Ví dụ như việc để tìm ra sô Pi,người Âu đi bằng lý thuyết ra phân số 355/113,người Tàu đi bằng thực chứng "quân bát phát tam tồn ngũ quân nhị" - Một nhà toán học người TQ tỉ mẩn ngồi xếp những cái que dựng một đa giác đều nội tiếp trong đường tròn từ đó mà tìm ra quy tắc tính Pi.Họ đều giỏi cả.
Người Việt Nam mình nên có cái nhìn nghiêm túc,nhất là trong vấn đề vận dụng các học thuyết cổ đại bên Tàu.Vì ngay người Tàu bây giờ họ cũng phải theo khoa học Thái Tây,mấy thứ kia nó chỉ còn là niềm tự hào quá khứ của họ thôi.
Kinh Dịch - Là đạo của người Quân Tử,là bộ quy tắc hành vi xã hội.Nhưng ngay cả nếu dùng nó đúng vào việc ấy,nó cũng đã lạc hậu rất nhiều rồi.Nó đậm đặc cái luân lý Quân Thần,nó không còn giá trị gì trong xã hội dân chủ tiến bộ ngày nay.Ai học Dịch đều có nguy cơ trở nên yếm thế và thụ động.Nô dịch là từ đấy chứ đâu.Đừng ngụy biện rằng nó thâm sâu uyên ảo.Đừng lạm dụng bảo nó có thể giải thích thế giới.Nó là sách để đào tạo ra các loại như Kinh Kha ,Dự Nhượng ngày trước mà thôi.
Lại nói Ngũ Hành,thuyết Ngũ Hành làm sao giải thích được những vấn đề Vũ Trụ Luận,Bản thể luận bằng thực chứng.Đơn cử như vác cái Ngũ Hành ra mà bàn về Lượng Tử xem!Hay về ADN đi.
Đáng buồn là,thay vì tìm,đọc,hiểu những sách ấy như là để mở mang kiến thức cho mình thì một số người lại dùng nó để tư lợi,đem nó để làm công cụ dọa nạt nhân dân kém hiểu biết.Thuyết nào mà chẳng tụ tập được ít nhiều chúng đệ tử để hư trương thanh thế.
Nhưng có đem phong thủy mà cầu lộc được không?Không.Hiện giờ đang khủng hoảng kinh tế.Trăm người thì chín chín làm ăn thất bát.Bao nhiêu tiền chi cho Phong thủy hết tác dụng rồi ư?Nào đá nào cây nào thần nào bùa,hết date chăng?Hay lại bảo chưa đủ thành tín.
Ngũ hành có giúp công nghiệp phát triển không?Có nhân giống mới,chế ra phân bón tăng sản lượng lương thực không?Nên nhớ rằng cái Ngũ Hành khỉ gió ấy chẳng giúp gì cho người nông dân từ muôn đời muôn kiếp đến khi có ông Giêm Oát.
Em có tí sắn nên lộng ngôn.Xin các cụ châm trước.Thói rào sau đón trước này em học ở Kinh Dịch chứ đâu (Ưu hối lận giả tồn hồ giới,chấn vô cữu giả tồn hồ hối.)
Cụ Xồm nói rất có lý.Nhưng cái lý của cụ e không phải cái lý của Dịch.
Chương 3 - thiên Hạ phần Đại truyện giảng rằng :
- "Thị cố Dịch giả tượng dã;tượng giả tượng dã." tức là "Cho nên Dịch là hình tượng;hình tượng là phỏng theo,là tương tự."
- "Thoán giả tài dã"
- "Hào dả giã,hiệu thiên chi động giả dã" - Hào là phỏng theo các biến động trong thiên hạ.
- "Thị cố cát hung sinh nhi hối lận trứ dã" - Cho nên tốt xấu sinh ra mà sự hối tiếc hiện rõ.
Người xưa "biên tập" ra kinh Dịch là mô phỏng tập hợp các hình thái hoạt động(xã hội là chủ yếu) - nhất là từ Khổng Trọng Ni,trên cơ sở đó làm rường mối cho việc hình thành các quy tắc vận động "xã hội học".
Bản Dịch em biết là bản của Học giả Nguyễn Hiến Lê.
Dong y voi vai diem cua cu trong comment nay nhung ve can ban thi cu sai be bet. Em se tranh luan voi cu.1 cụ nói đông, cụ kia nói tây thế mà cũng đi tranh luận với nhau được?
Phong thuỷ hiểu cho đúng cũng là 1 môn bố trí sắp đặt về chỗ ở liên quan đến cuộc sống con người.
Kiến trúc thì cụ nào cũng biết rồi khỏi phải dài dòng.
Vì vậy chúng thực ra đều là 1 hoạt động của con người, đều cùng mục đích là bố trí sắp đặt công trình, nhưng lý luận thì khác nhau.
Thế với chả cuộc thì nó cũng là 1 cách gọi, nôm na như các trường hợp mặt bằng cụ thể phụ thuộc yếu tố địa hình tự nhiên trong kiến trúc đơn giản thế thôi. Mấy cụ cứ quan trọng hoá nâng tầm nó lên nhiều khi nghe nó cứ ma mị, khó hiểu và ko minh bạch.
Đúng là ở cuối các con đường, đặc biệt trước cửa các công trình đủ lớn của người Châu Âu nói chung và người Pháp nói riêng thì hay bố trí 1 cái vòng xoay để quay xe các cụ ạ, sẽ là 1 cái vòng xoay còn ở giữa thì tuỳ trường hợp, có thể là thảm cỏ, là đài phun nước, là 1 bức tượng...tuỳ vào kinh tế cũng như cái thằng Kts. Mục đích công năng thì rõ ràng: Giao thông - vì người Châu Âu hay dùng Ô tô.
Nhưng khái niệm về không gian đệm, không gian chuyển tiếp của họ cũng có tác dụng tương tự như cái bình phong của Phong thuỷ, họ hiểu rất rõ về kiến trúc Việt Nam trước khi làm công trình của họ ở VN, họ biết thế nào là trước cau sau chuối, biết tác dụng của cái hàng hiên trong cái nhà 3 gian 2 chái, chính cái loại cửa sổ trong kính ngoài chớp 2 lớp sử dụng rất phù hợp với khí hậu VN là do người Pháp thiết kế...Họ cũng biết thừa tác dụng vi khí hậu của cái đài phun nước, cái hành lang tiền sảnh .v.v.v vì chính họ chủ động nghiên cứu chúng chứ không học từ ai cả.
Cuối cùng là việc họ đặt cái đài phun, hay cái vòng xoay ở cuối con đường thì đều được tính toán có lý do và nó trùng với tư duy cũng như kết quả của sắp đặt trong Phong thuỷ mặc dù ngoài vấn đề về các yếu tố tiện lợi ra thì trong Phong thuỷ còn nghiên cứu đến cả những yếu tố khác khó tư duy hơn rất nhiều.
Mot buoi hoi thao rat hay ve van de nay da duoc neu ra. Em tim lai file audio roi dua len day.Có cụ nào trả lời được câu hỏi: liệu sự sống sau khi chết có tồn tại hay không?
Em giờ đương hết ráo cả tiền,bởi thế mới chợt ngộ ra rằng,ngay việc ngày mai chứng chiếc lên xuống dư lào,xăng cộ tăng giảm làm sao,thậm chí mưa nắng đoán còn sai thì làm sao biết được những việc đằng sau sinh tử.Ai rồi cũng đến lúc sẽ biết nếu còn biếtCó cụ nào trả lời được câu hỏi: liệu sự sống sau khi chết có tồn tại hay không?