Hờ hờ em không nói chuyện chính trị
Muốn đào riếng sâu trước tiên phải đào cho rộng. Tư tưởng các nước phát triển là vậy nên nó nghiên cứu nhiều vấn đề kể cả kinh dịch và các ngành khoa học cổ đại khác. Nhưng không phải nghiên cứu theo kiểu những nhà nho mà nó nghiên cứu để xem "thằng này mày nghĩ gì". Nó không hề học theo một cách mù quáng như "những thiên đường nào đấy" khi coi ngay cả học thuyết Mac-Le viết ra cũng là vĩnh cửu. Trách gì Phong Thủy nó tràn lan như bây giờ.Các học thuyết Trung Hoa thời bàn cổ nó là khoa học của thời ấy,nó lạc hậu vì người ta không tiếp tục phát triển nó dưới ánh sáng khoa học.Và nó phản động khi người ta dùng nó làm công cụ lòe bịp nhân dân,ngu dân,mị dân và kiếm tiền dân.
Ở Việt Nam,từ ngài Sĩ Nhiếp đến khi có các ngài Phú Lãng Sa,nước mình thấm đẫm tinh thần và kiến văn của các học thuyết ấy.Thế mà đến khi gặp khoa học Thái Tây,các vị Túc Nho Tiên Liệt đã mạnh dạn sáng suốt thoát ly nó để tiếp cận văn minh nhân loại.Bảo vệ nó không ai bằng các vị ấy,mà rũ bỏ nó không ai đủ lý lẽ bằng các vị ấy.Lịch sử chứng mình rồi.Nếu nói nó hay,nó uyên ảo,đám hậu sinh chúng mình phải phát triển nó tiếp bằng ý chí khoa học chứ không nên lại bê nguyên những dị đoan mông muội từ thời nảo thời nào để xuýt xoa ca tụng.Như thế khác gì đeo nhạc ngựa vầu ô tô.Ai bảo Kinh Dịch huyền bí?Đành rằng chúng mình chưa đủ trình để hiểu,nhưng không được nói rằng nó huyền bí.Chương 12,thiên Thượng,đại truyện Kinh Dịch ai đọc rồi cũng biết,thánh nhân bảo là làm ra quẻ để cho sự thâm diệu nó trở nên đơn giản dễ hiểu với cuộc sống,hà cớ gì lại cứ bắt nó phải là thần bí.
Hic.....Cái này đòi hỏi đầu óc của một người có khả năng............VIẾT LẠI KINH DỊCH............Em chệu.Thôi để cho nó phun nỳ,em chém về việc cái ô tô.Kính cụ mô tìm giúp em có quẻ nào trong 64 quẻ nói về cái ô tô 4 bánh chạy bằng xăng như anh em mình vẫn đi.Nếu nói về tiện nghi,vợ 2 chúng mình so về ngày xưa,phải bằng cả một tòa thành biết chạy vậy.
Cụ nói chí lý.Các học thuyết Trung Hoa thời bàn cổ nó là khoa học của thời ấy,nó lạc hậu vì người ta không tiếp tục phát triển nó dưới ánh sáng khoa học.Và nó phản động khi người ta dùng nó làm công cụ lòe bịp nhân dân,ngu dân,mị dân và kiếm tiền dân.
Ở Việt Nam,từ ngài Sĩ Nhiếp đến khi có các ngài Phú Lãng Sa,nước mình thấm đẫm tinh thần và kiến văn của các học thuyết ấy.Thế mà đến khi gặp khoa học Thái Tây,các vị Túc Nho Tiên Liệt đã mạnh dạn sáng suốt thoát ly nó để tiếp cận văn minh nhân loại.Bảo vệ nó không ai bằng các vị ấy,mà rũ bỏ nó không ai đủ lý lẽ bằng các vị ấy.Lịch sử chứng mình rồi.Nếu nói nó hay,nó uyên ảo,đám hậu sinh chúng mình phải phát triển nó tiếp bằng ý chí khoa học chứ không nên lại bê nguyên những dị đoan mông muội từ thời nảo thời nào để xuýt xoa ca tụng.Như thế khác gì đeo nhạc ngựa vầu ô tô.Ai bảo Kinh Dịch huyền bí?Đành rằng chúng mình chưa đủ trình để hiểu,nhưng không được nói rằng nó huyền bí.Chương 12,thiên Thượng,đại truyện Kinh Dịch ai đọc rồi cũng biết,thánh nhân bảo là làm ra quẻ để cho sự thâm diệu nó trở nên đơn giản dễ hiểu với cuộc sống,hà cớ gì lại cứ bắt nó phải là thần bí.
Trở lại việc ứn dụng nó trong Kiến Trúc.Cụ nói chí lý.
Mới tìm hiểu, cho là đọc vài tháng thì xong.
Tư duy theo lối tư duy của nó, tá hoả tam tinh chả biết đời này có xong không? Thấy thần bí vãi lái!
Thôi thì đọc hiểu, tư duy rút gọn tổng quát thấy nội dung thì rộng vô cùng, bỏ qua những dị đoan, lễ nghi thì cũng đơn giản như là hít thở vậy.
Chẳng qua là 1 cách nhìn của người xưa, đủ phức tạp và chưa đủ tính ứng dụng để mà phổ biến.
Không biết thì bảo nó là mê tín, thần bí, không có lý luận ... Hiểu được bản chất của nó thì sẽ không nhận xét thế.
Theo em nếu có thời gian và nghiên cứu trên tinh thần học hỏi mở mang hiểu biết thì rất hay, nhất là một số vấn đề về ứng dụng trong Phong Thuỷ và Đông Y thì nên tìm hiểu vì văn hoá ở ta là phương Đông.
Hay cái xe độp đi vậy!Có cụ mô nghiên cứu phát biểu đi ạ!Tinh thần khoa học là cứ chém đã,bất biết dư lào.Hic.....Cái này đòi hỏi đầu óc của một người có khả năng............VIẾT LẠI KINH DỊCH............Em chệu.
e trc giờ vẫn tin vào vận mệnh,hợp khắc,phong thủy...Nhưng lại mù tịt về những điều này.Đọc các bài của cụ mà e choáng ngợp quá.Sao cụ tinh thông và hiểu biết nhiều về cái món này vậy ạ?Cụ hỏi thế khó bỏ mẹ.
Đơn giản nhất em có thể nói cho cụ thì nó chỉ là cách nhìn thế giới của con người.
Đầu tiên về khoa học hiện đại:
Người Âu, thằng Mĩ, nó thực dụng, nó chỉ tin những gì nó nhìn thấy, sờ thấy, ngửi được, định lượng và định tính. Do đó nó tìm tòi thế giới xung quanh nó dựa trên hiểu biết cơ bản này, dần dần qua quá trình tạm đang dùng từ là "nghiên cứu", cũng là từ lý thuyết, tiên đề, mô hình, rồi tìm cách chứng minh trên lý thuyết, sau đó thì tìm cách chứng minh bằng các thí nghiệm trong phòng, rồi có điều kiện hơn thì chứng minh bằng hiện tượng thực tế...
Vậy bản chất của hoạt động này là gì? Là thông tỏ thế giới quan của con người qua con mắt của khoa học.
Làm thế nào để thông tỏ: Chứng minh.
Chứng minh là gì: Là một loạt suy nghĩ và hành động nối tiếp mà con người cho là có lý, mĩ miều hơn thì là logic: Lá vàng thì sẽ rơi xuống đất, vậy đang là mùa thu...
Ngay cả trong khoa học hiện đại cũng có những khái niệm mà chúng ta dùng từ "trừu tượng", nghĩa là rất rất khó hiểu, thậm chí cả thế giới chỉ 1 người có thể hiểu và phát triển theo lối tư duy như thế.
Chính vì vậy, nhờ khoa học mà loài người biết tới cái bảng tuần hoàn men đê lê ép, biết con mèo về mặt vật chất cũng chỉ là các nguyên tử...Biết các tính chất hóa, lý của những thứ cơ bản quanh ta như nước, lửa, đất...
Cũng nhờ khoa học mà nó biết và áp dụng về cách ăn mặc làm sao cho phù hợp với cảm giác của con người: Mùa hè mặc màu đỏ thì cảm giác nóng, màu đen cho cảm giác nhỏ hơn, sọc đứng cho cảm giác tăng chiều cao, màu lá cây không hợp với người da đen... Còn nhiều áp dụng nữa đầy rẫy xung quanh cuộc sống cụ có thể tự biện ra.
Về kinh dịch và những thứ liên quan
Trong khi trên thế giới, người Âu đang có những hiểu biết ban đầu tiếp cận về "khoa học" như định lý Pitago, số Pi...thì trước đó ở phương Đông, nhân sinh quan của con người hình thành từ chính cuộc sống thường ngày của họ: Trồng lúa, săn bắn, bị cai trị và Phật giáo. Kinh dịch chính là khoa học của người Hoa, là cách nhìn của con người với thế giới xung quanh mà sau này ảnh hưởng tới cả những nền văn hóa khác.
Về cơ bản thì thế giới của họ được hiểu như thế này:
Về vật chất cấu tạo thành vũ trụ: Kim - Mộc - Hỏa - Thổ - Thủy với các tính chất cụ thể của mỗi loại và mang thuộc tính Âm hoặc Dương.
Chưa bàn là tại sao, nhưng trong khi khoa học hiện đại sử dụng bảng tuần hoàn Men đê lê ép với số lượng và tính chất các nguyên tố bị giới hạn thì họ có 1 bảng tuần hoàn mở với tính chất linh hoạt vô hạn. Vì sao???
Vì với quy định này thì Kim có thể là rất nhiều thứ cụ thể theo từng trường hợp: Cái rìu, con dao, cái bát sắt, mũ sắt, đầu mũi tên đồng, thanh kiếm...Tương tự với các nguyên tố cơ bản khác là Mộc, Hỏa, Thổ, Thủy, tất cả thế giới quan của họ được định nghĩa, mà tùy từng trường hợp thì định nghĩa nào cũng đều đúng mà không cần phải chứng minh làm gì cho mệt: Chẳng ai đi bảo cái rìu sắt không phải là Kim mà lại là Hỏa cả, hết sức ngu ngốc.
Vậy, chúng có biện chứng không hay chỉ là sự áp đặt láo toét của 1 thằng đạo sĩ nào đó?
Rất biện chứng và chặt chẽ đến mức ngạc nhiên, quan hệ của các nguyên tố theo 2 vòng: Tương sinh và tương khắc.
Kim sinh Thủy sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ rồi lại sinh Kim. Cái hiểu biết đơn giản này cũng từ quá trình sống, từ thực tế mà ra: Kim (quặng sắt, nhôm...) được sinh ra (tìm thấy) từ trong lòng đất, Nung nóng sắt thì sắt chảy thành nước, mang một số tính chất của nước (không nói về tính chất hóa lý theo khoa học hiện đại, tính chất ở đây là sự mềm, nhu), rồi nước trong tự nhiên thì nuôi sống cây cối là nguyên liệu mang thuộc tính mộc, lửa được sinh ra từ đây và tất cả thành tro là thuộc tính của Thổ.
Rồi vòng tương khắc: Kim khắc Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa rồi Hỏa lại khắc Kim, cũng tương tự như trên, đều rất dễ hiểu, rất biện chứng qua thực tế và không thể tranh cãi.
Đấy là hiểu biết về vật chất của họ, thực sự rất cơ bản, bao quát và chặt chẽ. Nếu có mang hết cái bảng tuần hoàn ra đây thì cũng bị tóm vào trong lối tư duy tổng quát này.
Ngoài ra thì các vật chất này còn có 2 thuộc tính âm và dương, vì sao lại quy định như vậy? Cũng là từ thực tế: Cũng là người, có nam có nữ, cũng là nam nhưng có thằng có trym và thằng không trym, cũng là nước nhưng có nước nóng, nước lạnh...Có trong tối ngoài sáng, có ngày có đêm, có mặt trăng và mặt trời...Vì vũ trụ nhiều thứ để viết ra quá nên tất cả đều tóm lại bởi 2 thuộc tính Âm và Dương. Đấy là suy nghĩ của họ.
Còn tại sao lại quy định vật chất chỉ là 5 loại trên thì đến bây giờ người ta còn phải ngạc nhiên về cách nhìn nhận, khái quát hiểu biết về vật chất của họ, nó chính xác từ cái tên gọi trở đi đã phản ánh đầy đủ về thuộc tính vật chất nội tại chứ không phải như Cu nếu thằng nào không biết thì tra bảng tuần hoàn rồi mới biết Cu là Đồng, ngộ nhỡ một hôm Biết Tuốt đốt hết bảng tuần hoàn và những người như chúng ta trở nên Mít đặc thì con cháu mình cũng léo thể biết được Cu là Đồng đâu các cụ ạ.
Thôi em đơn giản sơ sơ, chỉ muốn nói rằng Kinh dịch là 1 khoa học hoàn toàn nghiêm túc thể hiện Nhân sinh quan của người Hoa cổ với Vũ trụ. Những vấn đề liên quan đến Dịch sau này có rất nhiều, trong đó có cả tử vi, cả phong thủy, cả cái món Đông y...riêng môn phong thủy thì đã được áp dụng rất nhiều và có kết quả tương đồng với các nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận của Khoa học hiện đại như là môi trường sống, đồ vật trong nhà, cách ăn mặc, đi đứng...đều ảnh hưởng đến con người.
*Cụ abc_cad: Dịch được vận dụng vào cuộc sống hằng ngày, vấn đề cụ có đủ trình độ để biết hay không mà thôi. Theo em đây là vấn đề nghiêm túc và chỉ dành cho những người thực sự có tư duy mở, thích tìm tòi. Còn không biết cũng chẳng sao nhưng không nên chém loạn tầu ngầu.
Em thấy bẩu ông hiệu trưởng nào lên cũng xây cổng mới, mà xây xong y rằng phế.
Mấy bố nhà mình thấy vi phạm "phong thủy" thế sao không phá bố nó đi mà đem tôn vinh làm gì nhỉ? he......
Hài nhất quả này: Cổng ĐH Kiến trúc hà nội. Bộ xây dựng đổi liên xoành xoạch.
Muốn đào riếng sâu trước tiên phải đào cho rộng. Tư tưởng các nước phát triển là vậy nên nó nghiên cứu nhiều vấn đề kể cả kinh dịch và các ngành khoa học cổ đại khác. Nhưng không phải nghiên cứu theo kiểu những nhà nho mà nó nghiên cứu để xem "thằng này mày nghĩ gì". Nó không hề học theo một cách mù quáng như "những thiên đường nào đấy" khi coi ngay cả học thuyết Mac-Le viết ra cũng là vĩnh cửu. Trách gì Phong Thủy nó tràn lan như bây giờ.
Cụ mổ xẻ ý em thế này thì chết..Thứ nhất, khi đào Giếng, không ai lại đào rộng như cụ nghĩ. Giếng "khơi", sẽ được đào thẳng từ trên xuống, với chu vi gần như là bằng nhau.
Thứ hai, cụ hiểu thế nào về "Nhà Nho" mà cụ lại cho rằng "kiểu" đấy và phiến diện có ý cho rằng, sự nghiên cứu của Nho học không được coi là một thành quả của nhân loại. Mỗi giai tầng, đều có vai trò nhất định, trong sự phát triển của xã hội loài người.
Thứ ba, không có "học thuyết" như cụ nói, cụ cần xem lại kiến thức về lĩnh vực triết học của mình. Ngoài ra, tại các nước "phát triển" như cụ nói, tư tưởng triết học của Marx, cũng rất được coi trọng, nghiên cứu và nhìn nhận nghiêm túc, chứ không kiểu "thầy bói xem voi" như một số nơi. Và Marx được thừa nhận là một trong số nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại. Và Marx chưa từng ngồi bia hay cafe với Lenin.
Thứ tư, phong thủy về bản chất là khoa học, tự thân nó là một phương thức phục vụ cho lợi ích của con người. Đúng hay sai là do cách nhìn và cảm nhận của từng cá thể, vì vậy nhìn nhận về phong thủy thế nào là một điều mang tính "chủ quan".
Em thấy rằng để có được nền văn minh như ngày này của loài người, đều có sự đóng góp của khoa học Phương Đông và Phương Tây, có sự đóng góp của người Châu Á và người Châu Âu.Trở lại việc ứn dụng nó trong Kiến Trúc.
Thực tế hiện nay người ta đang "thần bí" vấn đề này và ở một khía cạnh nào đó người ta đang "bóp nghẹt" nguyên lý kiến trúc.
Ví dụ: Việc xác định hướng nhà theo tuổi nhiều khi phản lại những tính toán về đối lưu không khí, vi khí hậu và phá nát nhiều ý tưởng hay đẹp. Đành rằng với những kiến trúc sư có kinh nghiệm sẽ khắc phục được điều này nhưng cũng chỉ được ở mức là KHẮC PHỤC.
Có khác nhiều đấy cụ ạ. Nếu cụ có hứng thú về môn này, chịu khó tìm hiểu nó cụ sẽ thấy.Bẩm, em nghe các cụ tranh luận cũng vỡ ra nhiều điều. Tuy nhiên vẫn còn chút thắc mắc nhờ các cụ khai sáng:
+ Như các ngành khoa học khác đều tiến bộ lên theo thời gian đồng thời tiến đến gần hơn với bản chất của sự vật. Vậy tại sao KD & PT vẫn theo lối mòn từ xưa không thấy gì khác. Liệu có phải lý thuyết KD & PT đã tiến đến bản chất của sự vật (hoặc giả người Tàu xưa quá thông tuệ đến mức định ra được hệ lý thuyết trường tồn theo thời gian, không cần sửa chữa)
Em thấy lấy dẫn chứng từ show truyền hình và tin từ một báo mạng để bài xích phong thủy có vẻ không thuyết phục lắm.Em rất ủng hộ ý kiến là nên nghiên cứu phong thủy một cách khoa học, cũng như là ta đi nghiên cứu phong tục thờ cúng của các bộ lạc châu Phi ý.
Đọc bài này thì thấy hóa ra bọn Tây cũng bị sính ngoại. Những trò mê tín của văn hóa phương Tây đã hết thời, giờ thì (một phần nhỏ) chúng nó lại tin theo những thứ mê tín phương Đông
Trước đã từng có một show truyền hình, trong đó nhà đài nó thuê mấy ông thầy phong thủy nổi tiếng vào cùng một căn nhà tại các thời điểm khác nhau để đưa ra lời khuyên. Cuối cùng thì lời khuyên của các "thầy" đối nhau chan chát.
http://www.killermovies.com/forums/f11/t339247.html
Còn vụ này nữa này:
Kỹ sư cầu đường Trung Quốc làm theo phong thủy dẫn đến cầu sập làm 41 người chết
Bản thân việc thread này kéo dài đến mấy chục trang, tranh luận qua lại liên miên, cũng cho thấy cái thực trạng thảm hại của dân trí Việt Nam.