[Funland] Nhạc bolero và nhạc vàng khác gì nhau?

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Các cụ để ý là tên bolero ở Việt Nam hiện có 2 nghĩa: 1 nghĩa nguyên thuỷ chỉ điệu nhạc, 1 nghĩa phái sinh chỉ dòng nhạc trữ tình trước 75.

Sở dĩ có nghĩa phái sinh là do từ năm 2015 nhạc trước 75 bắt đầu được cho hát rộng rãi nên sinh ra nhu cầu phải có tên cho nó. Tên này phải trung lập và đủ sang trọng để xướng trên TV. Trước đó dòng nhạc này được gọi ko chính thức là nhạc vàng, nhạc sếnvv nhưng khi lên TV thì ko thể dùng các tên này đc, và ng ta đã lấy điệu nhạc phổ biến nhất của các bài hát để gọi toàn bộ dòng nhạc luôn. Đó là 1 biện pháp tình thế chứ ko phải chính thức. Thế nên gọi là bolero nhưng vẫn có rumba, slow, tango
Đúng rồi, bản chất vẫn là kiểu "lời ta trên điệu Tây" được làm từ thời trước 1954 với giọng ca Ái Liên (mẹ Ái Vân thì phải). truwóc 75 gọi nhạc vàng, sau 75 chuyển sang gọi nhạc sến, đến 2015 thì lôi nhạc vàng ra nghe lại với nhãn bolero.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Các cụ để ý là tên bolero ở Việt Nam hiện có 2 nghĩa: 1 nghĩa nguyên thuỷ chỉ điệu nhạc, 1 nghĩa phái sinh chỉ dòng nhạc trữ tình M nam trước 75.

Sở dĩ có nghĩa phái sinh là do từ năm 2015 nhạc trước 75 bắt đầu được cho hát rộng rãi nên sinh ra nhu cầu phải có tên cho nó. Tên này phải trung lập và đủ sang trọng để xướng trên TV. Trước đó dòng nhạc này được gọi ko chính thức là nhạc vàng, nhạc sếnvv nhưng khi lên TV thì ko thể dùng các tên này đc, và ng ta đã lấy điệu nhạc phổ biến nhất của các bài hát để gọi toàn bộ dòng nhạc luôn. Đó là 1 biện pháp tình thế chứ ko phải chính thức. Thế nên gọi là bolero nhưng vẫn có rumba, slow, tango
Vầng cụ, post trước tôi có hàm ý rằng cách phân loại không chính thức này đã vô tình xếp nhiều nhạc phẩm mà theo tôi là có giá trị vào cùng với những bài hát bình dân.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,268
Động cơ
162,346 Mã lực
Tuyệt tác nhạc Vàng này các cụ xem có tí gì bolero không.
Hùng Cường là đệ nhất danh ca miền Nam đấy
 

TeslaBee

Xe buýt
Biển số
OF-729959
Ngày cấp bằng
21/5/20
Số km
559
Động cơ
85,416 Mã lực
Tuổi
44
Ngoài lề tý, bác Ngạn có kiến thức nên nói chuyện rất duyên, MC đúng nghĩa. Giọng cũng từ tốn nữa. Chưa thấy ai qua được bác ý nhỉ, từ ở bên cho tới VN.

Phân tích về nhạc vàng và Bolero thì các cụ nghe Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng vỡ ra được nhiều điều
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,709
Động cơ
626,459 Mã lực
Bolero là một điệu nhạc giống như Rumba, tango, cha cha, … hay các điệu khác!. Đặc điểm của nó là giai điệu rất nhẹ nhàng, nhịp chậm rãi!. Cái này cụ đọc thêm về nhạc lý sẽ hiểu hơn!.
Còn nhạc Vàng là tên gọi được đặt bởi phe miền Bắc dành cho loại nhạc có nguồn gốc xuất xứ từ phe miền Nam vì phe miền Nam dùng cờ màu Vàng, còn nhạc của miền Bắc lúc đó thì gọi là nhạc Đỏ cũng do màu cờ mà gọi thôi!. Ở giai đoạn này thì nhạc miền Bắc hầu hết là các sáng tác phục vụ ca ngợi XHCN ở miền Bắc, ca ngợi bộ đội, đánh nhau nã vào đầu Mỹ, ..,thành ra về sau cứ mặc định các ca khúc về quân đội, thì gọi là nhạc Đỏ còn các các ca khúc viết theo điệu Bolero hay điệu Rumba hay Slow thì mặc định gọi là nhạc Vàng( hầu hết các sáng tác của nhạc miền Nam trước năm 75 thì các ca khúc chủ yếu viết trên 3 tone nhạc này).
Về sau đó với mục đích tuyên truyền, vừa để bêu xấu, chê bai những gì là của miền Nam thì người ta gán cho dòng nhạc này những cái tên gọi rất thiếu tôn trọng và có vẻ hơi khinh bỉ nó điển hình là từ “nhạc Sến”. Nói thật em khá dị ứng với những ai dùng từ này!.
Cụ nhầm to rồi. Những từ “nhạc vàng” “nhạc sến” là do văn nghệ sĩ miền Nam tự đặt chứ chẳng phải ai áp đặt vào cả. Rất nhiều ấn phẩn trước 1975 đã sử dụng các từ này.
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,900
Động cơ
493,448 Mã lực
Nhạc tiền chiến lại khác nữa. Nhạc tiền chiến là tất cả các bài hát có trước 1954.
Ngoài Bắc dòng Tiền chiến gồm nhiều bài từ trước 1945 cụ ạ, Hồi bé em hay nghe Suối mơ, Thiên Thai, Đàn Chim Việt thì đa phần đó là dòng tiền chiến phỏng cụ
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,910
Động cơ
326,575 Mã lực
Cụ nhầm to rồi. Những từ “nhạc vàng” “nhạc sến” là do văn nghệ sĩ miền Nam tự đặt chứ chẳng phải ai áp đặt vào cả. Rất nhiều ấn phẩn trước 1975 đã sử dụng các từ này.
Em cũng đồng ý với cụ. Nhạc vàng là từ được dùng trước năm 75, ý là quí như vàng chứ không phải do miền Bắc đặt tên nhằm phân biệt nhạc này với nhạc kia. Vàng ở đây là Golden chứ không phải Yellow như cụ ấy nghĩ.
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,900
Động cơ
493,448 Mã lực
Nhạc vàng là các bài hát được các nhạc sỹ của Chế độ Việt Nam Cộng Hòa sáng tác. Những bài hát này gồm rất nhiều thể loại khác nhau.
- Nhạc tình: nổi bật với các nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, Vũ Thành Chương, Phạm Duy ...
- Nhạc Trịnh: Trịnh Công Sơn.
- Nhạc trẻ: là các bài hát nước ngoài đc dịch sang TV hoặc viết theo phong cách này.
- Nhạc bay: Hùng Cường, Mai Lệ Huyền.
- Nhạc quê hương: Ngọc Cẩm, Nguyễn Hữu Thiết và rất nhiều
- Nhạc nhảy: Bolero, Tango, Rumba, Chacha ...
- Nhạc Lính: các bài hát viết về Lính.

Tất cả các bài trên đều bị gọi là nhạc vàng và bị cấm. Đến hiện tại chỉ còn nhạc lính bị cấm, còn lại đã biểu diễn hết. Và vì không biết gọi tên những dòng nhạc đó kiểu gì, nên ngta tựu chung lại thành cái tên: Dòng nhạc trữ tình, quê hương, Bolero. Rồi nói gọn lại thành Bolero. Cũng phải nói thêm các ca khúc mang giai điệu Bolero dễ nghe nên được nhiều ca sĩ sáng tác, có nhưng ông chả học hành gì cũng viết được nhạc.
Mong rằng nhà mình cho nghe nốt phần nhạc lính, mọi chuyện qua lâu rồi, đó là một phần của lịch sử, đó đều là những con người VN nhưng theo hệ tư tưởng khác ...
Nói về tác giả thì có cụ Lưu Hữu Phước em thấy tài, nhạc đỏ cũng lắm bài hay, sau này còn tham gia chính trường của CHXHCNVN mà cả Quốc ca của VNCH cũng của cụ ấy luôn
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Em cũng đồng ý với cụ. Nhạc vàng là từ được dùng trước năm 75, ý là quí như vàng chứ không phải do miền Bắc đặt tên nhằm phân biệt nhạc này với nhạc kia. Vàng ở đây là Golden chứ không phải Yellow như cụ ấy nghĩ.
Nhầm mợ nhé, nhạc vàng bắt chước tên gọi "hoàng ca" cũng như nhạc đỏ xuất phát từ "hồng ca", đều ăn theo cách gọi của Trung Quốc từ những năm cách mạng loạn lạc. Đây là tính từ chỉ mầu sắc chứ không phải chỉ thứ kim loại có ký hiệu là Au. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy có nói về việc này.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,910
Động cơ
326,575 Mã lực
Nhầm mợ nhé, nhạc vàng bắt chước tên gọi "hoàng ca" cũng như nhạc đỏ xuất phát từ "hồng ca", đều ăn theo cách gọi của Trung Quốc từ những năm cách mạng loạn lạc. Đây là tính từ chỉ mầu sắc chứ không phải chỉ thứ kim loại có ký hiệu là Au. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy có nói về việc này.
Em đọc hồi ký Phạm Duy mà tại lâu rồi nên không nhớ đoạn cụ ý giải thích ý nghĩa tên các dòng nhạc. Mời cụ đọc thêm ít thông tin trên gg.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,311
Động cơ
251,442 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Em không yêu, không ghét nhạc vàng. Nhưng nhiều bài hát " buồn, õng ẹo" em next luôn rồi nghe ca sỹ khác hát.
Vậy nên lứa Tuấn vũ, Chế linh, Hương lan...nhiều người thích, em rất ít nghe. Nhưng ca sỹ trẻ hát thì em lại nghe :)
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Em đọc hồi ký Phạm Duy mà tại lâu rồi nên không nhớ đoạn cụ ý giải thích ý nghĩa tên các dòng nhạc. Mời cụ đọc thêm ít thông tin trên gg.
Và tôi phải tin theo thông tin trên một trang web bất kỳ mà còn không rõ tên người viết là ai ư?
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,910
Động cơ
326,575 Mã lực
Và tôi phải tin theo thông tin trên một trang web bất kỳ mà còn không rõ tên người viết là ai ư?
Em có cãi nhau với cụ đâu mà cụ căng thế. Thế cụ làm ơn bỏ qua còm của em nhé.
 

techz1

Xe buýt
Biển số
OF-758411
Ngày cấp bằng
25/1/21
Số km
909
Động cơ
64,014 Mã lực
Tuổi
29
Website
www.nhadat81.com
Ô nhiều bài nhạc vàng có phải bô lê rô đâu ?

Ví dụ :
- thành phố buồn (slow rock)
- cát bụi - trịnh công sơn (slow rock)

chứ có phải Bô Lê Rô đâu
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Em có cãi nhau với cụ đâu mà cụ căng thế. Thế cụ làm ơn bỏ qua còm của em nhé.
Chính những còm kiểu này lại mang tính cá nhân cao, chứ còm trước đó của tôi chỉ có ý khuyên các bác một cách nói chung rằng phải lấy thông tin từ các nguồn khả tín, có trách nhiệm.
 

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
3,353
Động cơ
312,471 Mã lực
Em thấy người ta ko xếp nhạc Phạm Duy, Ngô Thuỵ Miên hay Trịnh Công Sơn vào loại nhạc vàng hay bolero
Đây là nhạc trữ tình, còn phần còn lại là nhạc vàng bao gồm nhiều nhánh nhỏ trong đó có 1 nhánh là nhạc có giai điệu Bolero
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,529 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cậu của Lão nhà em, là dân mỹ thuật Yết Kiêu, có kể lại 1 lần thời 8x, ông ấy bị 1 cán bộ hoạnh họe khi thấy ông ấy trưng bày bức tượng Mùa Xuân vĩnh cửu, gọi đó là trụy lạc
Khi ông ấy nói rằng đó là tác phẩm nổi tiếng thế giới có tên như thế, thì vị cán bộ kia hầm hè: Xuân hay Hè thì cũng phải cho chúng nó mặc cái quần đùi chứ

Ông anh con bác nhà em, đầu têu một đám thanh niên xóm nhảy xếch bị bắt lên quận hẩn hoi. May là cái băng cát xét của ông ấy mở để cả bọn nhảy xếch ghi được mỗi một bài Oan ta la mê la của Cu Ba. Thế là ông chú lên xin cho cả bọn về được vì không cán bộ nào xác nhận nhạc của Cu ba là đồi trụy. Cu ba thì đồi trụy thế *&^ nào được! Ơ kìa! Về!
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,529 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Điều này đúng, tuy rằng nó là một cách phân loại đáng tiếc. Rất nhiều bài không phải theo tiết tấu bolero cũng bị xếp vào đây.

Tôi có thể ví dụ "Ngậm ngùi" của Phạm Duy phổ thơ Huy Cận, nếu được hòa âm và hát theo cách khác có lẽ sẽ hoành tráng theo kiểu Ballad và tôi nghĩ tới việc bài này có thể có người nghe quốc tế. Nhưng nó sinh ra ở Việt Nam và được phối rất vàng để đáp ứng thị hiếu của thính giả Việt Nam cho nên điều tôi nghĩ ở trên đã không xảy ra.

Nền tân nhạc Việt Nam có hai ca khúc có tên "Tình ca". Một "Tình ca" của Hoàng Việt, một "Tình ca" của Phạm Duy.

"Tôi yêu tiếng nước tôi...." và "Khi hát lên tiếng ca gửi về người yêu phương xa...". Cả hai ca khúc đều tuyệt vời về ca từ và giai điệu. Cụ Hoàng Việt thì âm nhạc trong sáng bác học, cụ Phạm Duy thì âm nhạc trữ tình dân tộc. Nói về cảm xúc cá nhân em thích Tình ca Hoàng Việt, nhưng về chiêm nghiệm thì thích Tình ca Phạm Duy. Hai ca khúc này, nếu tô màu thì đều rất đỏ.
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
992
Động cơ
444,668 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Các cụ chịu khó nghe serie 70 năm tình ca trong tân nhạc VN để đỡ cãi nhau:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top