[Funland] Nhạc bolero và nhạc vàng khác gì nhau?

muachieukyniem

Xe điện
Biển số
OF-443021
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
3,498
Động cơ
243,798 Mã lực
Tuổi
32
Trước đây có nhiều bài hát được xếp vào loại nhạc vàng, hay nhạc sến. Nay thấy người ta công khai hát các loại nhạc đó trên TV và gọi đó là nhạc Bolero. Cụ nào thạo về nhạc phân tích giúp em xem nhạc Bolero và nhạc vàng có khác nhau gì không? Hay chỉ là một cách đổi tên để lách luật?
Nhạc vàng là các bài hát được các nhạc sỹ của Chế độ Việt Nam Cộng Hòa sáng tác. Những bài hát này gồm rất nhiều thể loại khác nhau.
- Nhạc tình: nổi bật với các nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, Vũ Thành Chương, Phạm Duy ...
- Nhạc Trịnh: Trịnh Công Sơn.
- Nhạc trẻ: là các bài hát nước ngoài đc dịch sang TV hoặc viết theo phong cách này.
- Nhạc bay: Hùng Cường, Mai Lệ Huyền.
- Nhạc quê hương: Ngọc Cẩm, Nguyễn Hữu Thiết và rất nhiều
- Nhạc nhảy: Bolero, Tango, Rumba, Chacha ...
- Nhạc Lính: các bài hát viết về Lính.

Tất cả các bài trên đều bị gọi là nhạc vàng và bị cấm. Đến hiện tại chỉ còn nhạc lính bị cấm, còn lại đã biểu diễn hết. Và vì không biết gọi tên những dòng nhạc đó kiểu gì, nên ngta tựu chung lại thành cái tên: Dòng nhạc trữ tình, quê hương, Bolero. Rồi nói gọn lại thành Bolero. Cũng phải nói thêm các ca khúc mang giai điệu Bolero dễ nghe nên được nhiều ca sĩ sáng tác, có nhưng ông chả học hành gì cũng viết được nhạc.
Mong rằng nhà mình cho nghe nốt phần nhạc lính, mọi chuyện qua lâu rồi, đó là một phần của lịch sử, đó đều là những con người VN nhưng theo hệ tư tưởng khác ...
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,586
Động cơ
318,048 Mã lực
Bolero là dòng nhạc trữ tình, giai điệu chậm rãi, lời ca giản dị, dễ hiểu. Nó là 1 dòng nhạc cũng giống như các điệu: Tango, Samba, Chachacha.....khác mà thôi.
Nhạc Vàng phần lớn sáng tác theo phong cách Bolero, nhưng cũng có nhiều bài theo điệu Tango, Chachacha.
Vì vậy chỉ cần hiểu nhạc Vàng là những bản nhạc sáng tác thời VNCH là được, không thể ép nó hoàn toàn với Bolero.
Như bài " cô bé ngày xưa" là nhạc Vàng, nhưng không thể gọi là Bolero được, nó là Tango :D

Sơ bộ lịch sử dòng nhạc Bolero đây - em hỏi Gúc thôi :D
"Bolero là một điệu nhạc có nguồn gốc Tây Ban Nha du nhập sang Mỹ Latinh rồi du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thập niên 1950. Điệu Bolero được sử dụng phổ biến nhất trong các bài nhạc vàng tại miền Nam Việt Nam.
Chính vì được sử dụng quá phổ biến trong dòng nhạc vàng mà nhiều người nhầm điệu bolero với nhạc vàng, coi chúng là một. Cũng có người xem nó là một dòng nhạc riêng và thường gọi là nhạc bolero hoặc nhạc trữ tình - bolero.
Thể loại âm nhạc có giai điệu chậm, lời ca giản dị gần gũi nhưng giàu tình cảm và đậm chất thơ. Không chỉ lời ca mà cả những hình tượng nhân vật xuất hiện trong Bolero cũng gần gũi và quen thuộc. Dòng nhạc này thường không mang tính trừu tượng, nhưng đơn giản và luôn gửi gắm một câu chuyện về tình yêu đôi lứa, gia đình,… Một số ca khúc còn mang nhiều ý nghĩa nhân sinh và triết lý sống nhân văn. Vì sâu lắng, bắt tai và dễ thuộc mà Bolero rất được ưa chuộng và chạm vào tâm hồn của chúng ta một cách dễ dàng.
Với những thông tin ban đầu ở trên thì bolero là loại nhạc được xuất hiện tại xứ sở bò tót Tây Ban Nha và được phát triển sâu rộng hơn bởi một vũ công người Tây Ban Nha có tên là Sebastián Cerezo vào năm 1780 và tất nhiên lúc đó thì khái niệm về thể loại bolero là nhạc gì hoàn toàn chưa được xuất hiện. Tuy nhiên vào thời gian này thì bolero xuất hiện như một điệu nhảy phù hợp với những bản Ballet cổ điển.
Quá trình hình thành của bolero bắt đầu từ Tây Ban Nha sau đó đã có cuộc du nhập đầu tiên sang Mỹ Latin và dần trở nên rộng rãi và du nhập vào Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa có những khái niệm chính xác ở nước ta về khái niệm bolero nghĩa là gì. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại người ta vẫn thường nhắc đến bản nhạc bolero với tên gọi của một khúc hát buồn và tâm trạng.
Ban đầu nhạc Bolero xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1950 và phổ biến nhất vẫn là ở khu vực phía Nam, cùng với đó nhạc bolero khi vào Việt Nam vẫn mang những nét đặc trưng của nhịp điệu xoay vần cùng những vòng quay chậm rãi khi còn là bản nhạc điệu nhảy của Tây Ban Nha."
 

muachieukyniem

Xe điện
Biển số
OF-443021
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
3,498
Động cơ
243,798 Mã lực
Tuổi
32
Mời các cụ thưởng thức bài hát Rừng Lá Thấp.
Để hiểu hơn lời bài hát các cụ gg sẽ biết.
Còn chả cần hiểu thì nghe cũng sướng cái lỗ tai rồi.

 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,215 Mã lực
Em nghe các cụ bảo là ngày xưa thì phân ra nhạc vàng và nhạc đỏ. Nhạc vàng là của các bác cờ vàng ba sọc, còn nhạc đỏ là nhạc của quân cách mạng.
Từ nhạc đỏ là gần đây mới có. Khoảng 90s có phong trào hát lại nhạc cm, đặc biệt là karaoke. Lúc đó người ta mới gọi là nhạc đỏ.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,331
Động cơ
1,392,403 Mã lực
Gọi là nhạc vàng là do cờ của bên kia màu vàng là chủ đạo.
Gọi là nhạc đỏ do cờ của bên này màu đỏ là chủ đạo.
Nhạc xanh là nhạc cho thanh niên (miền Bắc-hồi đó), vì màu áo Thanh niên là màu xanh.
Em đoán thế. Còn Bô lê rô thì gần đây mới thấy gọi, chứ mấy chục năm trước có thấy gọi vậy đâu?
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,268
Động cơ
162,346 Mã lực
Không phải cụ ạ.
Đặc điểm cơ bản của nhạc vàng thể hiện sự bi quan, ca từ thường mô tả tâm trạng cá nhân, mang tính tự sự ( xoay quanh chủ đề thanh niên nghèo, thất tình, người lính nhớ quê..)
Về tính nhạc: nhạc vàng ít nốt cao nên tương đối dễ hát
Về tên gọi "nhạc vàng" xuất phát từ miền Bắc, do ảnh hưởng tư tưởng của anh hàng xóm : trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, Trung Quốc cũng có hai màu nhạc chính là hồng ca (nhạc đỏ, nhạc cổ vũ quân sự chính trị) và hoàng ca (nhạc vàng, nhạc trữ tình được cho là có xuất xứ từ Thượng Hải thời kỳ quân phiệt), nhạc vàng Trung Quốc bị coi là dòng nhạc có hại, khêu gợi luyến ái và có tính chất có hại cho sự nghiệp xây dựng đất nước :D.
Các ca khúc của Lưu Hữu Phước (Lên đàng, Hồn tử sĩ, Giải phóng miền Nam...) thường sử dụng các tiết điệu hành khúc, ca từ ko bi quan mà đậm chất cổ vũ, tuyên truyền).. Tóm lại không có các đặc điểm trên nên không được xếp vào dòng nhạc vàng
Ý là tất cả các bài hát phát hành ở đô thị Miền Nam trước 75. Không phải bài nào của lưu hữu phước cũng nằm trong nhóm này.
Em thì hiểu là nhạc vàng là nhạc được phát hành ở đô thị Miền Nam, phù hợp tâm tư tình cảm của người vùng miền nơi đây. Không nhất thiết là gắn chặt với thể loại hay thể điệu nào cả.
Nhạc của Bạch Yến, phượng hoàng lửa,
Nhạc hài trước 75, kể cả nhạc Đoàn chuẩn, lưu trọng nguyễn... cũng là nhạc vàng.
Bằng chứng là Thành phố buồn có phải bolero đâu, nắng chiều cũng không phải bolero, nhạc của Hùng Cường giật đùng đùng cũng không phải bolero... Tất cả đều được coi là nhạc Vàng
 
Chỉnh sửa cuối:

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Em thấy phe thắng cuộc cần tôn vinh nhạc vàng
Vì nó góp phần làm suy yếu tinh thần bên thua cuộc
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,261
Động cơ
261,444 Mã lực
Bolero là một điệu nhạc giống như Rumba, tango, cha cha, … hay các điệu khác!. Đặc điểm của nó là giai điệu rất nhẹ nhàng, nhịp chậm rãi!. Cái này cụ đọc thêm về nhạc lý sẽ hiểu hơn!.
Còn nhạc Vàng là tên gọi được đặt bởi phe miền Bắc dành cho loại nhạc có nguồn gốc xuất xứ từ phe miền Nam vì phe miền Nam dùng cờ màu Vàng, còn nhạc của miền Bắc lúc đó thì gọi là nhạc Đỏ cũng do màu cờ mà gọi thôi!. Ở giai đoạn này thì nhạc miền Bắc hầu hết là các sáng tác phục vụ ca ngợi XHCN ở miền Bắc, ca ngợi bộ đội, đánh nhau nã vào đầu Mỹ, ..,thành ra về sau cứ mặc định các ca khúc về quân đội, thì gọi là nhạc Đỏ còn các các ca khúc viết theo điệu Bolero hay điệu Rumba hay Slow thì mặc định gọi là nhạc Vàng( hầu hết các sáng tác của nhạc miền Nam trước năm 75 thì các ca khúc chủ yếu viết trên 3 tone nhạc này).
Về sau đó với mục đích tuyên truyền, vừa để bêu xấu, chê bai những gì là của miền Nam thì người ta gán cho dòng nhạc này những cái tên gọi rất thiếu tôn trọng và có vẻ hơi khinh bỉ nó điển hình là từ “nhạc Sến”. Nói thật em khá dị ứng với những ai dùng từ này!.
Cụ nhầm 1 phần.

Từ Sến xuất hiện ở miền Nam từ trước năm 1975 khá lâu nhé.

 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,261
Động cơ
261,444 Mã lực
Ý là tất cả các bài hát phát hành ở đô thị Miền Nam trước 75. Không phải bài nào của lưu hữu phước cũng nằm trong nhóm này.
Em thì hiểu là nhạc vàng là nhạc được phát hành ở đô thị Miền Nam, phù hợp tâm tư tình cảm của người vùng miền nơi đây. Không nhất thiết là gắn chặt với thể loại hay thể điệu nào cả.
Nhạc của Bạch Yến, phượng hoàng lửa,
Nhạc hài trước 75, kể cả nhạc Đoàn chuẩn, lưu trọng nguyễn... cũng là nhạc vàng.
Bằng chứng là Thành phố có phải bolero đâu, nắng chiều cũng không phải bolero, nhạc của Hùng Cường giật đùng đùng cũng không phải bolero... Tất cả đều được coi là nhạc Vàng
Cái này chuẩn. Tóm lại cách mệnh nhận định, thì những bài nhạc sáng tác trước năm 1975 tại miền Nam được xếp vào nhóm nhạc vàng, bất kể là bolero, tanggo, hay cha cha cha
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,215 Mã lực
Nhạc vàng là các bài hát được các nhạc sỹ của Chế độ Việt Nam Cộng Hòa sáng tác. Những bài hát này gồm rất nhiều thể loại khác nhau.
- Nhạc tình: nổi bật với các nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, Vũ Thành Chương, Phạm Duy ...
- Nhạc Trịnh: Trịnh Công Sơn.
- Nhạc trẻ: là các bài hát nước ngoài đc dịch sang TV hoặc viết theo phong cách này.
- Nhạc bay: Hùng Cường, Mai Lệ Huyền.
- Nhạc quê hương: Ngọc Cẩm, Nguyễn Hữu Thiết và rất nhiều
- Nhạc nhảy: Bolero, Tango, Rumba, Chacha ...
- Nhạc Lính: các bài hát viết về Lính.

Tất cả các bài trên đều bị gọi là nhạc vàng và bị cấm. Đến hiện tại chỉ còn nhạc lính bị cấm, còn lại đã biểu diễn hết. Và vì không biết gọi tên những dòng nhạc đó kiểu gì, nên ngta tựu chung lại thành cái tên: Dòng nhạc trữ tình, quê hương, Bolero. Rồi nói gọn lại thành Bolero. Cũng phải nói thêm các ca khúc mang giai điệu Bolero dễ nghe nên được nhiều ca sĩ sáng tác, có nhưng ông chả học hành gì cũng viết được nhạc.
Mong rằng nhà mình cho nghe nốt phần nhạc lính, mọi chuyện qua lâu rồi, đó là một phần của lịch sử, đó đều là những con người VN nhưng theo hệ tư tưởng khác ...
Em thấy người ta ko xếp nhạc Phạm Duy, Ngô Thuỵ Miên hay Trịnh Công Sơn vào loại nhạc vàng hay bolero
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,261
Động cơ
261,444 Mã lực
Nhạc vàng là các bài hát được các nhạc sỹ của Chế độ Việt Nam Cộng Hòa sáng tác. Những bài hát này gồm rất nhiều thể loại khác nhau.
- Nhạc tình: nổi bật với các nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, Vũ Thành Chương, Phạm Duy ...
- Nhạc Trịnh: Trịnh Công Sơn.
- Nhạc trẻ: là các bài hát nước ngoài đc dịch sang TV hoặc viết theo phong cách này.
- Nhạc bay: Hùng Cường, Mai Lệ Huyền.
- Nhạc quê hương: Ngọc Cẩm, Nguyễn Hữu Thiết và rất nhiều
- Nhạc nhảy: Bolero, Tango, Rumba, Chacha ...
- Nhạc Lính: các bài hát viết về Lính.

Tất cả các bài trên đều bị gọi là nhạc vàng và bị cấm. Đến hiện tại chỉ còn nhạc lính bị cấm, còn lại đã biểu diễn hết. Và vì không biết gọi tên những dòng nhạc đó kiểu gì, nên ngta tựu chung lại thành cái tên: Dòng nhạc trữ tình, quê hương, Bolero. Rồi nói gọn lại thành Bolero. Cũng phải nói thêm các ca khúc mang giai điệu Bolero dễ nghe nên được nhiều ca sĩ sáng tác, có nhưng ông chả học hành gì cũng viết được nhạc.
Mong rằng nhà mình cho nghe nốt phần nhạc lính, mọi chuyện qua lâu rồi, đó là một phần của lịch sử, đó đều là những con người VN nhưng theo hệ tư tưởng khác ...
Nhình như nhạc lính bây giờ cũng cho hát luôn rồi, miễn là trong bài hát đừng nói rõ về lính VNCH hoặc bài hát đừng để cai ngợi 1 anh lính VNCH nào đó.

Thí dụ như bài Đêm mưa tỉnh nhỏ, Chuyện người đan áo có nói đến người lính nhưng không rõ phe nào, không rõ xu hướng chính trị thì vẫn cho hát.


Bài hát Giờ nay anh ở đâu, Bốn vùng chiến thuật thì quá rõ là ca ngợi lính VNCH bị vẫn cấm hát.

Theo quy định mới năm 2020, hình như Cục biểu diễn sẽ ban hành danh sách các bài hát bị cấm hát, ngoài danh sách này thì ca hát kiếm tiền, biểu diễn thoải mái.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Bolero là nói về tiết tấu (nhịp) chứ các cụ. Giai điệu là giai điệu. Bolero điển hình là những bài nhịp 4/4 như này:

xt-4-4-1.JPG


Bây giờ các cụ đếm, gõ nhịp như này:

Bùm chát chát chát chát chát chát bùm chát chát chát chát chát chát bùm
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)

Có thấy nó lặp đi lặp lại không.

nhau chưa-nói một lời nào tỏ-tình ta mến nhau
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Phách 1 (5, 9, 13...) mạnh, phách 2 (6, 10...) nhẹ, phách 3 mạnh vừa và phách 4 nhẹ. Cứ thế lặp đi lặp lại.

Bây giờ các cụ áp dụng vào đây:

xt-4-4-2.JPG


ngõ dâng-dâng niềm thương-nhớ dáng xinh xinh một người
(1) (2) (3) (4)

Lặp đi lặp lại.
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,390
Động cơ
452,698 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bolero là một điệu nhạc giống như Rumba, tango, cha cha, … hay các điệu khác!. Đặc điểm của nó là giai điệu rất nhẹ nhàng, nhịp chậm rãi!. Cái này cụ đọc thêm về nhạc lý sẽ hiểu hơn!.
Còn nhạc Vàng là tên gọi được đặt bởi phe miền Bắc dành cho loại nhạc có nguồn gốc xuất xứ từ phe miền Nam vì phe miền Nam dùng cờ màu Vàng, còn nhạc của miền Bắc lúc đó thì gọi là nhạc Đỏ cũng do màu cờ mà gọi thôi!. Ở giai đoạn này thì nhạc miền Bắc hầu hết là các sáng tác phục vụ ca ngợi XHCN ở miền Bắc, ca ngợi bộ đội, đánh nhau nã vào đầu Mỹ, ..,thành ra về sau cứ mặc định các ca khúc về quân đội, thì gọi là nhạc Đỏ còn các các ca khúc viết theo điệu Bolero hay điệu Rumba hay Slow thì mặc định gọi là nhạc Vàng( hầu hết các sáng tác của nhạc miền Nam trước năm 75 thì các ca khúc chủ yếu viết trên 3 tone nhạc này).
Về sau đó với mục đích tuyên truyền, vừa để bêu xấu, chê bai những gì là của miền Nam thì người ta gán cho dòng nhạc này những cái tên gọi rất thiếu tôn trọng và có vẻ hơi khinh bỉ nó điển hình là từ “nhạc Sến”. Nói thật em khá dị ứng với những ai dùng từ này!.
E hoàn toàn đồng quan điểm với ý của cụ
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
...............
Về sau đó với mục đích tuyên truyền, vừa để bêu xấu, chê bai những gì là của miền Nam thì người ta gán cho dòng nhạc này những cái tên gọi rất thiếu tôn trọng và có vẻ hơi khinh bỉ nó điển hình là từ “nhạc Sến”. Nói thật em khá dị ứng với những ai dùng từ này!.
Nhạc vàng là từ dùng trước 1975, từ "nhạc sến" xuất hiện gần đây, khoảng 199x thôi và nhạc sến khôgn phải nhạc vàng, đó là dòng nhạc gọi là bình dân được viết mới ở thời 9x đó, cũng dựa trên các điệu nhạc rumba, bolero... có thể gọi là nhạc vàng hiện đại.
Gọi nahcj vàng là Bolero theo cá nhân được biết, nó xuất hiện sau khi anh 3 Junior sau khi hiu có đi dự một buổi nhạc có bài "Thành phố buồn" do Mr.Đàm diễn, buổi đó gọi là trình diễn hay nhạc hội Bolero gì đó. Đây gọi là dán nhãn mới cho bình rượu nhạc vàng cũ kỹ thôi, chứ thực ra cái điệu nhạc vàng chậm rề nó khác nhịp Bolero xứ Cu ba vốn dùng để nhảy rất nhộn.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Cái này chuẩn. Tóm lại cách mệnh nhận định, thì những bài nhạc sáng tác trước năm 1975 tại miền Nam được xếp vào nhóm nhạc vàng, bất kể là bolero, tanggo, hay cha cha cha
Điều này đúng, tuy rằng nó là một cách phân loại đáng tiếc. Rất nhiều bài không phải theo tiết tấu bolero cũng bị xếp vào đây.

Tôi có thể ví dụ "Ngậm ngùi" của Phạm Duy phổ thơ Huy Cận, nếu được hòa âm và hát theo cách khác có lẽ sẽ hoành tráng theo kiểu Ballad và tôi nghĩ tới việc bài này có thể có người nghe quốc tế. Nhưng nó sinh ra ở Việt Nam và được phối rất vàng để đáp ứng thị hiếu của thính giả Việt Nam cho nên điều tôi nghĩ ở trên đã không xảy ra.
 

HoaMaudon

Xe điện
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
2,013
Động cơ
298,349 Mã lực
Sự gàn dở và dốt nát của bọn này, em đã được trải thực tế. Đận ấy đi xem rạp phim Wanted, có chi tiết nam chính cầm bàn phím phang bay răng thằng bạn thân. Hóa ra có 1 cảnh thằng này hủ hóa với bồ nam chính, nhưng quay nhòe, 1 góc khung hình và không đặc tả. Chúng nó kiểm duyệt cắt béng.
Rất là bần cố lông :D
Cậu của Lão nhà em, là dân mỹ thuật Yết Kiêu, có kể lại 1 lần thời 8x, ông ấy bị 1 cán bộ hoạnh họe khi thấy ông ấy trưng bày bức tượng Mùa Xuân vĩnh cửu, gọi đó là trụy lạc
Khi ông ấy nói rằng đó là tác phẩm nổi tiếng thế giới có tên như thế, thì vị cán bộ kia hầm hè: Xuân hay Hè thì cũng phải cho chúng nó mặc cái quần đùi chứ
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,489
Động cơ
334,284 Mã lực
Không phải là nhạc vàng mà là nhạc Vàng (Golden). Nó không cùng thể loại với các loại nhạc xanh đỏ khác.
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,341
Động cơ
112,115 Mã lực
Các Kụ bình luận đông vui này, khối Kụ lại nổi hứng hát hò phá làng phá xóm nhỉ :))
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,823
Động cơ
410,720 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhạc vàng là từ dùng trước 1975, từ "nhạc sến" xuất hiện gần đây, khoảng 199x thôi và nhạc sến khôgn phải nhạc vàng, đó là dòng nhạc gọi là bình dân được viết mới ở thời 9x đó, cũng dựa trên các điệu nhạc rumba, bolero... có thể gọi là nhạc vàng hiện đại.
Gọi nahcj vàng là Bolero theo cá nhân được biết, nó xuất hiện sau khi anh 3 Junior sau khi hiu có đi dự một buổi nhạc có bài "Thành phố buồn" do Mr.Đàm diễn, buổi đó gọi là trình diễn hay nhạc hội Bolero gì đó. Đây gọi là dán nhãn mới cho bình rượu nhạc vàng cũ kỹ thôi, chứ thực ra cái điệu nhạc vàng chậm rề nó khác nhịp Bolero xứ Cu ba vốn dùng để nhảy rất nhộn.
Điều này đúng, tuy rằng nó là một cách phân loại đáng tiếc. Rất nhiều bài không phải theo tiết tấu bolero cũng bị xếp vào đây.

Tôi có thể ví dụ "Ngậm ngùi" của Phạm Duy phổ thơ Huy Cận, nếu được hòa âm và hát theo cách khác có lẽ sẽ hoành tráng theo kiểu Ballad và tôi nghĩ tới việc bài này có thể có người nghe quốc tế. Nhưng nó sinh ra ở Việt Nam và được phối rất vàng để đáp ứng thị hiếu của thính giả Việt Nam cho nên điều tôi nghĩ ở trên đã không xảy ra.
Các cụ để ý là tên bolero ở Việt Nam hiện có 2 nghĩa: 1 nghĩa nguyên thuỷ chỉ điệu nhạc, 1 nghĩa phái sinh chỉ dòng nhạc trữ tình M nam trước 75.

Sở dĩ có nghĩa phái sinh là do từ năm 2015 nhạc trước 75 bắt đầu được cho hát rộng rãi nên sinh ra nhu cầu phải có tên cho nó. Tên này phải trung lập và đủ sang trọng để xướng trên TV. Trước đó dòng nhạc này được gọi ko chính thức là nhạc vàng, nhạc sếnvv nhưng khi lên TV thì ko thể dùng các tên này đc, và ng ta đã lấy điệu nhạc phổ biến nhất của các bài hát để gọi toàn bộ dòng nhạc luôn. Đó là 1 biện pháp tình thế chứ ko phải chính thức. Thế nên gọi là bolero nhưng vẫn có rumba, slow, tango
 
Chỉnh sửa cuối:

THÀNH FOOD

Xe tải
Biển số
OF-802894
Ngày cấp bằng
19/1/22
Số km
295
Động cơ
13,556 Mã lực
Nơi ở
Nghĩa Lộ - Yên Bái
bolero nó cũng chỉ là những bài nhạc vàng ngày xưa, giờ hát lại có thể là 1 phong cách khác đi 1 tý thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top