[Funland] Nhạc bolero và nhạc vàng khác gì nhau?

uoat_LX

Xe điện
Biển số
OF-48886
Ngày cấp bằng
17/10/09
Số km
2,115
Động cơ
478,304 Mã lực
Trước đây có nhiều bài hát được xếp vào loại nhạc vàng, hay nhạc sến. Nay thấy người ta công khai hát các loại nhạc đó trên TV và gọi đó là nhạc Bolero. Cụ nào thạo về nhạc phân tích giúp em xem nhạc Bolero và nhạc vàng có khác nhau gì không? Hay chỉ là một cách đổi tên để lách luật?
Lách gì đâu ,nhạc vàng là tên gọi của một dòng nhạc ( trong đó có cả nhạc sến ) để phân biệt với nhạc đỏ ( nhạc cách mạng ) . Bolero là một điệu nhạc ,tập hợp của nhiều bài bolero người ta gọi là một thể loại . Ngày xưa ,trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Ngụy , ngoài miền Bắc họ còn có thể loại nhạc xanh , thường là những bài hát về tình yêu,cuộc sống, đất nước , được du nhập từ các nước xhcn & tbcn .
Sau 1975 , rất nhiều bài thể loại bolero bị cấm lưu hành nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của bọn ********* trong và ngoài nước,nhằm xóa bỏ một dòng nhạc ủy mị ,than vãn ,phản ánh cuộc sống,cuộc đời đau khổ, không lối thoát , để khuyến khích những bài hát tích cực,xây dựng đất nước, tích cực trong cuộc sống và tình yêu .
Tuy nhiên, không phải là không có những bài nhạc bolero hay, thỏa mãn nhu cầu ca ngợi tình yêu, cuộc sống, đất nước,con người, vẫn được lưu truyền trong dân gian .
Thời gian gần đây,việc quản lý, kiểm duyệt những bài hát bolero có nhẹ nhàng hơn , kèm theo đó là sự bế tắc trong âm nhạc , rất ít bài hát ra đời trong thời điểm những năm 2000 đến nay đi vào lòng khán giả mọi lứa tuổi , nhất là lứa tuổi trên 40 . Chính vì lẽ đó , người ta đi tìm lại cái hay của ngày xưa thỏa mãn sự đơn giản,nhẹ nhàng,vui vẻ hoặc có cảm giác yêu thương,hạnh phúc . Đó chính là dòng nhạc bolero.
Tất nhiên,một dòng nhạc mang nhiều tâm tư của nhiều tầng lớp ,lứa tuổi trong xã hội , nếu đứng ở một góc độ chính trị mà nhìn , thì chắc chắn có những bài nên & không nên . Tình hình đất nước có nhiều biến động, nhiều khó khăn, tất cả vật lực, trí lực đều đang được huy động tối đa vào đó ,chưa thể chấn chỉnh ngay về văn hóa , có câu : Hà Nội không vội được đâu , giờ đây âm nhạc cũng vậy .
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Bolero là một điệu nhạc giống như Rumba, tango, cha cha, … hay các điệu khác!. Đặc điểm của nó là giai điệu rất nhẹ nhàng, nhịp chậm rãi!. Cái này cụ đọc thêm về nhạc lý sẽ hiểu hơn!.
Còn nhạc Vàng là tên gọi được đặt bởi phe miền Bắc dành cho loại nhạc có nguồn gốc xuất xứ từ phe miền Nam vì phe miền Nam dùng cờ màu Vàng, còn nhạc của miền Bắc lúc đó thì gọi là nhạc Đỏ cũng do màu cờ mà gọi thôi!. Ở giai đoạn này thì nhạc miền Bắc hầu hết là các sáng tác phục vụ ca ngợi XHCN ở miền Bắc, ca ngợi bộ đội, đánh nhau nã vào đầu Mỹ, ..,thành ra về sau cứ mặc định các ca khúc về quân đội, thì gọi là nhạc Đỏ còn các các ca khúc viết theo điệu Bolero hay điệu Rumba hay Slow thì mặc định gọi là nhạc Vàng( hầu hết các sáng tác của nhạc miền Nam trước năm 75 thì các ca khúc chủ yếu viết trên 3 tone nhạc này).
Về sau đó với mục đích tuyên truyền, vừa để bêu xấu, chê bai những gì là của miền Nam thì người ta gán cho dòng nhạc này những cái tên gọi rất thiếu tôn trọng và có vẻ hơi khinh bỉ nó điển hình là từ “nhạc Sến”. Nói thật em khá dị ứng với những ai dùng từ này!.
Cảm ơn cụ.
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,547
Động cơ
256,044 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Bê cả giàn nhạc giao hưởng vào chơi thì sến cũng thành sang:

.

.
Băng của cụ hoành sao đc bằng băng của e mà đòi gọi hội :)) :))
Đông tây kim cổ nha, dương cầm vĩ cầm đua tài cùng bầu cua sáo nhị hehe
Đồ rê mi fa sol la sí đá với ngũ cung
dao hưởng đá với bát âm
Anh của e chơi lớn, vời cả ban nhạc cả vũ công của tt Asia sang đánh đây:
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,095
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy thím Đờm còn gọi là nhạc xưa nữa cơ.
 

ChemGioCoiOp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-741588
Ngày cấp bằng
2/9/20
Số km
614
Động cơ
68,329 Mã lực
Nhạc vàng là Bolero? Thế kỷ 21, thời đại 4.0 rồi mà nhiều cụ vẫn gọi xe máy là xe hon đa nhỉ :))
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,858
Động cơ
303,737 Mã lực
Trước đây có nhiều bài hát được xếp vào loại nhạc vàng, hay nhạc sến. Nay thấy người ta công khai hát các loại nhạc đó trên TV và gọi đó là nhạc Bolero. Cụ nào thạo về nhạc phân tích giúp em xem nhạc Bolero và nhạc vàng có khác nhau gì không? Hay chỉ là một cách đổi tên để lách luật?
Ui. e chỉ thắc mắc là sao ko có nhạc Kim cương hở các cụ :P
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Theo hiểu biết nông cạn của e thì Bolero là tên một loại tiết điệu (điệu nhạc), cũng như kiểu Disco,Valse, Chachacha..
Còn nhạc vàng là một dòng nhạc của VN thịnh hành trước năm 75, với phong cách lãng mạn nhưng ủy mị thời tiền chiến :D :D :D . Nhạc vàng thường sử dụng một số tiết điệu chậm, buồn, đều đều như Slowrock, Rumba, Bolero...
Bolero sử dụng nhịp 4/4 phù hợp với ngôn ngữ Việt, đặc biệt là giọng miền Nam thường luyến láy . Nhiều ca khúc sáng tác trước đây sử dụng tiết điệu khác nhưng sau này ca sĩ và ban nhạc biến tấu sang tiết điệu này, dẫn đến điệu nhạc này trở nên phổ biến hơn, đến mức gần như một dòng nhạc
Nếu không đúng nhờ các cao nhân chỉ bảo thêm ạ
Nhạc tiền chiến lại khác nữa. Nhạc tiền chiến là tất cả các bài hát có trước 1954.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Túm váy lại là nhạc vàng gồm nhiều dòng nhạc, được hiểu là tất cả các bài hát được phát hành ở Miền Nam trước 1975. Trong nhạc vàng thì có nhiều dòng nhạc như nhạc tiền chiến, nhạc bolero3, kích động nhạc, rock...
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Thực ra khi nghe Bolero được gắn cho nhạc vàng em cũng hơi lăn tăn và nghĩ đến bản Borelo của Ravel. Hồi nhỏ khi nghe bài này, ông cụ nhà em có giải thích nó là một vũ điệu, nào là khi mở bài là tiếng bước chân....mà vũ điệu thì ko thể ẻo lả sướt mướt đươc. Em thắc mắc cái này cụ ạ, và nếu tập hợp mẹ là nhạc vàng thì nó còn tập con nào khác ngoài Borelo ko cụ?
Đầy, kích động nhạc của Hùng Cường, mai lệ huyền, nhạc hài, nhạc tiền chiến, nhạc rock, nhạc cha cha cha, dòng nhạc tác giả như Ngô thụy Miên...
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Miền nam khi đó có nhiều dòng nhạc. Như nhạc của Phạm Duy hay Ngô Thuỵ Miên đâu có xếp vào loại nhạc vàng.
Nhạc vàng là tất cả các bài hát có phát hành ở miền Nam trước 75. Vậy nhạc của Phạm Duy cũng phải hiểu là nhạc vàng, kể cả nhạc của Lưu Hữu Phước, Ngô thụy Miên, Đoàn chuẩn...
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,408
Động cơ
552,050 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
không gọi là bô lế dồ thì còn lâu cục nghệ thụt bỉu dĩn mới cho bỉu dĩn cụ ạ

Gọi nhạc vàng là nhạc bô lê rô là một sáng kiến hay, khôn khéo. Vì đối đầu với sự gàn dở thì khó vô cùng. Nhưng vượt qua sự dốt nát thì dễ hơn.
 

Má Phị

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-2383
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
346
Động cơ
610,005 Mã lực
Nơi ở
Đảo Đào Hoa
Ồ, mấy hôm nay ngoài bắc mưa nhiều và lạnh buốt giá con tim. Tôi tìm về chính mình với bài hát Lạnh trọn đêm mưa của Chế Linh thể hiện. Phải nói là quá phê luôn các bác ạ, tôi như gặm nhấm từng giai điệu ca từ của bài hát. Tôi cũng chẳng cần biết nó là loại nhạc màu gì mà chỉ cần biết là nó đi vào lòng người.

Tất nhiên rồi, đi vào hay đi ra là quan điểm của mỗi người và rất có thể ko phải là quan điểm của các bác trên này.

Như mọi khi, do kiến thức của tôi về nhạc trữ tình khá hạn hẹp nên các bác ko nhất thiết phải tin tôi còn tôi luôn tôn trọng điều đó.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,408
Động cơ
552,050 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thì khác gì nhạc đỏ với nhạc cách mạng thôi mà.:))

Nhạc vàng nhạc sến theo cách gọi của ngoài Bắc thì chủ về tâm tư tình cảm cá nhân, không e dè phô bày những bi lụy hay trắc trở cá nhân. Ví dụ như câu " Xin có em nguyện cầu cho đời anh - Đá mềm chân cứng để mẹ còn tương lai". Mặc dù sến súa nhưng nó hợp với cái tạng người mình, hiền lành và ngốc nghếch.

Nhạc đỏ là nhạc tuyên truyền, dẹp cá nhân sang một bên để khích lệ cái chung, cái đoàn kết, cái tập thể. Đóng vai trò quan trọng trong việc hiệu triệu mọi người đứng lên tham gia vào cuộc chiến đấu thống nhất đất nước. Ví dụ như câu: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm.......". Cái này cũng hợp với tạng người mình, dễ hăng tiết vịt lên những lúc có tỉn nhau hoặc ca la ô kê có tí bỗng. Xong xuôi tất cả lại về thì chuyển sang nhạc vàng hết.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,377 Mã lực
Tuổi
63
Theo em thì nhạc Vàng tiếp nối từ dòng nhạc Tiền chiến. Giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát. Gọi chung là Bolero.
Nhạc Vàng chủ yếu phục vụ chính trị làm mất tinh thần lính miền Bắc. Nói về nỗi buồn, nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ người yêu...Nhưng lính miền Nam nghe là chủ yếu, hi hi.
Nhạc Đỏ tất nhiên theo kiểu miền Bắc. Hoành tráng, yêu quê hương đất nước, ...Dòng này có mấy ông học Opera về sáng tác bài hát giọng cao bỏ mịe. Dân thường ko hát nổi.
Nhạc tiền chiến nhiều bài hay. Nhưng do giai điệu giống nhạc Vàng, lời ca nhiều bài nói về tình yêu đôi lứa ko hợp miền Bắc nên bị đì khá nhiều. Ngược lại, miền Nam vẫn hát và lẫn lộn thành nhạc Vàng.
Sau 75 nhạc Vàng của đội hải ngoại nói về chủ đề xa xứ...
Thôi cứ gọi là Bolero chung cả cũng được.
 

Aziz Nesin

Xe tăng
Biển số
OF-373307
Ngày cấp bằng
11/7/15
Số km
1,664
Động cơ
267,527 Mã lực
Nhạc vàng là tất cả các bài hát có phát hành ở miền Nam trước 75. Vậy nhạc của Phạm Duy cũng phải hiểu là nhạc vàng, kể cả nhạc của Lưu Hữu Phước, Ngô thụy Miên, Đoàn chuẩn...
Không phải cụ ạ.
Đặc điểm cơ bản của nhạc vàng thể hiện sự bi quan, ca từ thường mô tả tâm trạng cá nhân, mang tính tự sự ( xoay quanh chủ đề thanh niên nghèo, thất tình, người lính nhớ quê..)
Về tính nhạc: nhạc vàng ít nốt cao nên tương đối dễ hát
Về tên gọi "nhạc vàng" xuất phát từ miền Bắc, do ảnh hưởng tư tưởng của anh hàng xóm : trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, Trung Quốc cũng có hai màu nhạc chính là hồng ca (nhạc đỏ, nhạc cổ vũ quân sự chính trị) và hoàng ca (nhạc vàng, nhạc trữ tình được cho là có xuất xứ từ Thượng Hải thời kỳ quân phiệt), nhạc vàng Trung Quốc bị coi là dòng nhạc có hại, khêu gợi luyến ái và có tính chất có hại cho sự nghiệp xây dựng đất nước :D.
Các ca khúc của Lưu Hữu Phước (Lên đàng, Hồn tử sĩ, Giải phóng miền Nam...) thường sử dụng các tiết điệu hành khúc, ca từ ko bi quan mà đậm chất cổ vũ, tuyên truyền).. Tóm lại không có các đặc điểm trên nên không được xếp vào dòng nhạc vàng
 
Chỉnh sửa cuối:

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
5,672
Động cơ
320,739 Mã lực
Gọi nhạc vàng là nhạc bô lê rô là một sáng kiến hay, khôn khéo. Vì đối đầu với sự gàn dở thì khó vô cùng. Nhưng vượt qua sự dốt nát thì dễ hơn.
Sự gàn dở và dốt nát của bọn này, em đã được trải thực tế. Đận ấy đi xem rạp phim Wanted, có chi tiết nam chính cầm bàn phím phang bay răng thằng bạn thân. Hóa ra có 1 cảnh thằng này hủ hóa với bồ nam chính, nhưng quay nhòe, 1 góc khung hình và không đặc tả. Chúng nó kiểm duyệt cắt béng.
Rất là bần cố lông :D
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Tùy từng thời kỳ, có các dòng nhạc khác nhau:
+ Dòng nhạc tiền chiến (trước 1945 và 1954) như các bài Đêm Đông của cụ Nguyễn Văn Thương, Giọt mưa Thu của cụ Đặng Thế Phong...
+ Dòng nhạc đỏ, là các bài dùng trong thời kỳ KCCM ở MB và MN, kể từ 1954 đền sau này.
+ Dòng nhạc vàng, đa phần là các bài dùng trong chề độ cũ ở MN thời kỳ trước 1975.
+ Sau 1975, có một thể loại nhạc pop/rock ở cả nước nhưng được dùng dưới tên là "Ca khúc chính trị" do các nhóm nhạc Pop/rock và ca sĩ trình bày, các bài này theo phong cách thời hiện đại, gồm của cả Ta, lẫn của Tây sáng tác (nhưng đặt lời Việt)...Dòng nhạc "Ca khúc chính trị" đến khoảng 199x cũng ít dần và biến mất.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top