[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
Mặc dù em là fan của cụ Huệ, và nghĩ về tư chất con người cụ Huệ xứng làm vua nước Nam hơn và có nhiều công ơn hơn. Giả sử cụ Huệ mà lãnh đạo đất nước, tiềm năng đất nước mở cửa và cải cách có lẽ cao hơn cụ Anh.

Nhưng em nghĩ là cụ Huệ giả sử còn sống thêm 10 năm nữa, thì trước sau cũng thua cụ Ánh thôi; bởi cụ Ánh có thiên thời, địa lợi và vị thế chiến lược tốt.

Cụ Ánh giỏi giang hơn về việc tạo liên minh, đặc biệt với Xiêm, một lực lượng rất mạnh; Hoa kiều, và Pháp. Bọn Xiêm và Pháp thực chất nó không ủng hộ nước mình mạnh lên; muốn giúp triều Nguyễn do nó nghĩ chi phối được về sau.

Đặc biệt là bọn Xiêm, ai mà liên minh được với bọn Xiêm thì sẽ thắng trong cuộc chiến. Nhưng bọn Xiêm có vẻ rất sợ cụ Huệ, bởi nếu cụ Huệ thắng, có khi cụ ý đánh luôn cả Xiêm.

Với ba đồng minh đó, về thời gian, lực lượng của cụ Ánh sẽ ngày càng mạnh, và lâu dài sẽ lấn át lực lượng cụ Huệ thôi.
 

dxpac

Xe buýt
Biển số
OF-12809
Ngày cấp bằng
22/1/08
Số km
920
Động cơ
528,146 Mã lực
Mặc dù em là fan của cụ Huệ, và nghĩ về tư chất con người cụ Huệ xứng làm vua nước Nam hơn và có nhiều công ơn hơn. Giả sử cụ Huệ mà lãnh đạo đất nước, tiềm năng đất nước mở cửa và cải cách có lẽ cao hơn cụ Anh.

Nhưng em nghĩ là cụ Huệ giả sử còn sống thêm 10 năm nữa, thì trước sau cũng thua cụ Ánh thôi; bởi cụ Ánh có thiên thời, địa lợi và vị thế chiến lược tốt.

Cụ Ánh giỏi giang hơn về việc tạo liên minh, đặc biệt với Xiêm, một lực lượng rất mạnh; Hoa kiều, và Pháp. Bọn Xiêm và Pháp thực chất nó không ủng hộ nước mình mạnh lên; muốn giúp triều Nguyễn do nó nghĩ chi phối được về sau.

Đặc biệt là bọn Xiêm, ai mà liên minh được với bọn Xiêm thì sẽ thắng trong cuộc chiến. Nhưng bọn Xiêm có vẻ rất sợ cụ Huệ, bởi nếu cụ Huệ thắng, có khi cụ ý đánh luôn cả Xiêm.

Với ba đồng minh đó, về thời gian, lực lượng của cụ Ánh sẽ ngày càng mạnh, và lâu dài sẽ lấn át lực lượng cụ Huệ thôi.
Cụ Huệ mất mà đến gần 10 năm cụ Ánh mới thắng được, giả sử cụ Huệ sống thêm được 10 năm nữa chắc vị trí của cụ Ánh là ở Ba Bình hoặc nơi xa hơn nữa vì Thổ Chu gần đất liền quá:D
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Cụ Huệ mất mà đến gần 10 năm cụ Ánh mới thắng được, giả sử cụ Huệ sống thêm được 10 năm nữa chắc vị trí của cụ Ánh là ở Ba Bình hoặc nơi xa hơn nữa vì Thổ Chu gần đất liền quá:D
- Nguyễn Ánh từ đôi tay trắng đã gầy dựng nên một lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất khu vực lúc bấy giờ thì không thể 1 sớm một chiều được cụ ạ. Cả một kỳ công đấy.
- Tuy vua Quang Trung mất nhưng nhà Tây Sơn vẫn còn rất nhiều hổ tướng dày dặn kinh nghiệm trận mạc.
- Nếu vua Quang Trung còn sống thì cũng chưa chắc đã xảy ra những gì như cụ nghĩ :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,696
Động cơ
422,620 Mã lực
Đó là cuộc chiến với hàng trăm trận đánh lớn nhỏ trong suốt hàng chục năm.Đó là giai đoạn lịch sử bị người ta cố tình lãng quên
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,696
Động cơ
422,620 Mã lực
- Nguyễn Ánh từ đôi tay trắng đã gầy dựng nên một lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất khu vực lúc bấy giờ thì không thể 1 sớm một chiều được cụ ạ. Cả một kỳ công đấy.
- Tuy vua Quang Trung mất nhưng nhà Tây Sơn vẫn còn rất nhiều hổ tướng dày dặn kinh nghiệm trận mạc.
- Nếu vua Quang Trung còn sống thì cũng chưa chắc đã xảy ra những gì như cụ nghĩ :D
Sự thật thì cụ Huệ là danh tướng bách chiến thắng giống hệt Gia cát Lượng không thua một trận đánh nào.Nhưng sau đó những người kế tục hai ông này đã thua cả một cuộc chiến.Chuyện bt thôi
 

dxpac

Xe buýt
Biển số
OF-12809
Ngày cấp bằng
22/1/08
Số km
920
Động cơ
528,146 Mã lực
Trần Quang Diệu trực chỉ đánh Diên Khánh. Lê Trung đánh Du Lai chặn đường tiếp viện của quân Nguyễn từ Bình Thuận, đuổi Võ Văn Lân được lệnh giữ đó từ tháng 9. Nguyễn Văn Tính tăng viện Diên Khánh không được phải quay về.

Tháng 1 năm 1795.

Trần Quang Diệu cố gắng cắt đứt đường lấy nước vào thành Diên Khánh, quân Võ Tánh oánh ra, Tây Sơn giữ không được phải tháo lui. Thành này một lần nữa lại chứng tỏ khả năng phòng thủ của nó. Quân Tây Sơn kéo lên ồ ạt bị súng trên thành bắn xuống lăn ra chết rất nhiều.

Diệu lại phải đắp thành đất vây quanh và sơ hở để bị tập kích chết mất Đốc chiến Định. Tuy nhiên trong thành bắt đầu thiếu muối ăn,tướng sĩ ăn uống rất khổ. Đội trưởng Nguyễn Văn Trứ phải đang đêm lẻn trốn khỏi vòng vây chạy về Gia Định cáo cấp.Nguyễn Ánh gửi thư dặn Tánh kiên quyết giữ, đợi mình chuẩn bị xong ghe thuyền sẽ tiến quân tiếp viện.
Em chưa đến thành Diên Khánh nên không biết nó có khó công nhưng sao tướng Diệu không dùng cách vua Quang Trung đánh Ngọc Hồi và đô đốc Long đánh Đống Đa: Dùng khói lửa để tạo mù(để khỏi bị địch trên thành ngắm bắn xuống) rồi cho một đội cảm tử xông lên phá thành. Theo nhiều tài liệu thì đích thân vua Quang Trung và đô đốc Long trực tiếp đốc đội quân này đánh vào thành, tuy uy dũng nhưng may mắn không trúng tên rơi đạn lạc.
- Nguyễn Ánh từ đôi tay trắng đã gầy dựng nên một lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất khu vực lúc bấy giờ thì không thể 1 sớm một chiều được cụ ạ. Cả một kỳ công đấy.
- Tuy vua Quang Trung mất nhưng nhà Tây Sơn vẫn còn rất nhiều hổ tướng dày dặn kinh nghiệm trận mạc.
- Nếu vua Quang Trung còn sống thì cũng chưa chắc đã xảy ra những gì như cụ nghĩ :D
Vua Quang Trung mất thì các tướng quay sang gằm ghè nhau chứ hợp sức lại đánh thì chắc gì có triều đại Gia Long.
Việc cụ Nguyễn Ánh thua không chỉ em nghĩ vì tại thời điểm đó nhiều người nghĩ như vậy trong đó có những lính đánh thuê phương Tây.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
Cụ Huệ mất mà đến gần 10 năm cụ Ánh mới thắng được, giả sử cụ Huệ sống thêm được 10 năm nữa chắc vị trí của cụ Ánh là ở Ba Bình hoặc nơi xa hơn nữa vì Thổ Chu gần đất liền quá:D
Em không nghĩ thế. Cụ Ánh mà chết trận thì sẽ có người khác họ Nguyễn lên thay, và cuối cùng vẫn thằng. Bởi vì họ được ủng hộ của Xiêm, Hoa kiều và Pháp, lại còn lực lượng nhà Nguyễn cũ.

Quá khó cho quân cụ Huệ, thân cô thế cô.

Thực ra ai thằng cũng được, nhưng việc xây dựng đất nước sau đó của cụ Ánh và các con cháu cụ không có thành tích nổi bật, đặc biệt không mở cửa, canh tân đất nước kịp thời.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 3 năm 1795.

Nguyễn Ánh thân chinh đem thuỷ binh cứu Diên Khánh.

Nguyễn Ánh đến cửa Cầu Hin bắn đại bác cho Võ Tánh biết tin cứu binh đã ra rồi đi ra Sử Châu (Phú Yên) chia quân chiếm Phú Yên để chặn đường về của Tây Sơn.

Ánh cho Võ Văn Lượng giữ núi Gian Nan, Mai Tấn Vạn, Nguyễn Văn Nguyện chiếm Thạch Thành rồi phân ba đồn dài từ núi Cổ Ngựa đến Đại Lãnh (đèo Cả) (Gian Nan là núi Cục Kịch. Còn khi nói Đại Lãnh, có lẽ muốn chỉ một hòn núi, vì lẽ đó có thể gọi là “đèo Cả” chứ không phải địa điểm Đại Lãnh hiện tại ở dưới chân đèo Cả, phía tỉnh Khánh Hoà bây giờ chăng)

Từ Phú Yên, ông tiến quân ngược về Nam, qua Hòn Khói, sai Nguyễn Văn Đắc đánh luỹ Lạp Trường ( vùng Vạn Ninh), quân Tây Sơn do đô đốc Gia đem 1000 quân tấn công, bị quân Nguyễn bao vây tứ bề, nhanh chóng bại trân,Đô đốc Gia bị bắn chết cùng 800 quân lính.

Thừa thắng, Binh bộ Tấn đem quân chiếm lĩnh Bình Khang.

Quân hai bên bây thực ra là oánh nhau theo thế cài răng lược. Cả vùng miền Trung thành chiến trường ngút trời, xác người chết nằm khắp nơi, bốc mùi kinh khủng, chỉ có bọn Quạ là khoái nhất. Nhân dân cực kỳ lầm than giũa 2 chiến tuyến mà bên nào cũng là người Việt.

Lê Văn Duyệt, Nguyễn Đức Xuyên tiến phá thêm luỹ Lò Đúc (Dã Lô) trong khi tướng Tây Sơn Lê Trung ở Bình Thuận đánh Xuy Miệt không thành.

Thuỷ binh Tây Sơn từ Vũng Diên đến, Tống Viết Phước phá được, chém đầu đô đốc Nguyễn Văn Sĩ, được thăng chức Chưởng Cơ.

Tháng 4 năm 1795.

Ánh tha tội và phục chúc cho Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành: sai Đức đi theo Tôn Thất Hội, Thành ngự giá. Ánh ra cửa biển Cần Giờ, Tôn Thất Chương, Trương Phúc Luật đi tiên phong, tới Cam Ranh, quân Tây Sơn bỏ chạy.

Ở Phú Yên, Võ Văn Lượng, Mai Tấn Vạn mộ được dân Thượng hai đầu đánh ép Đô đốc Tây Sơn là Nguyên, Phượng, Quế ở sông Đà Rằng. Phượng bị chém, còn bao nhiêu quân sống sót chạy về Hội An.

Đánh lâu lương thiếu, Ánh sai Hoàng tử Cảnh bắt điền hộ nộp thêm một kỳ thuế, lính không đi đánh giặc nộp mỗi người hai vuông gạo.

Lê Trung cũng thiếu lương đưa thư cầu cứu Trần Quang Diệu thì người đưa tin bị bắt, Ánh liền sai Nguyễn Văn Đắc và Nguyễn Công Thái ngầm qua sông Phan Rang đặt đồn ngăn chặn, Nguyễn Văn Đắc tiến đánh kho lương Mai Nương, Tây sơn đem quân và voi đến, quân Nguyễn thua phải lui về Ba Ngòi.

Hai bên vẫn còn dằng co nhau ác liệt, oánh nhau liên miên bất phân thắng bại.

Tôn Thất Hội đóng quân ở sông Luỹ (Bình Thuận) đánh nhau với Lê Trung, thắng thế. Lê Trung lui quân về sông Cạn (Bình Thuận).

Nguyễn Ánh quyết ăn thua đủ trận này, dốc toàn lực oánh thành Diên Khánh.

Thượng đạo Tướng quân Nguyễn Long đem quân xuống khe Sương làm thế ỷ giốc cho Diên Khánh để Võ Tánh lẻn ra đốt trại Lê Văn Lợi từ núi Sĩ Lâm đến cầu Hoa Vông. Nhưng Tây Sơn vẫn còn vây chặt, đủ mặt Tổng quản Trần Quang Diệu, Nội hầu Lê Văn Lợi, Tiết độ Nguyễn Văn Giáp, Đổng lý Nguyễn Văn Thận, Kiểm điểm Trần Viết Kết.

Quân 2 bên xáp chiến ác liệt, chết rất nhiều, bất phân thắng bại trận này.

Bất ngờ tình hình ở Phú Xuân có biến, nên Trần Quang Diệu phải lui quân.
 

dxpac

Xe buýt
Biển số
OF-12809
Ngày cấp bằng
22/1/08
Số km
920
Động cơ
528,146 Mã lực
Em không nghĩ thế. Cụ Ánh mà chết trận thì sẽ có người khác họ Nguyễn lên thay, và cuối cùng vẫn thằng. Bởi vì họ được ủng hộ của Xiêm, Hoa kiều và Pháp, lại còn lực lượng nhà Nguyễn cũ.

Quá khó cho quân cụ Huệ, thân cô thế cô.

Thực ra ai thằng cũng được, nhưng việc xây dựng đất nước sau đó của cụ Ánh và các con cháu cụ không có thành tích nổi bật, đặc biệt không mở cửa, canh tân đất nước kịp thời.
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"
Vua Quang Trung nói như thế này thì sao mà thân cô thế cô được:
Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh an uỷ quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:
-Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy, đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng.

Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!
Các quân lính đều nói:
-Xin vâng mệnh, không dám hai lòng.
Hôm sau vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi ...
Ngô GiaVăn Phái, Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Hà Nội: nxb Văn Học, 2002) tr. 371-4
 

TrongNghia

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-88972
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
595
Động cơ
600,113 Mã lực
Em không nghĩ thế. Cụ Ánh mà chết trận thì sẽ có người khác họ Nguyễn lên thay, và cuối cùng vẫn thằng. Bởi vì họ được ủng hộ của Xiêm, Hoa kiều và Pháp, lại còn lực lượng nhà Nguyễn cũ.

Quá khó cho quân cụ Huệ, thân cô thế cô.

Thực ra ai thằng cũng được, nhưng việc xây dựng đất nước sau đó của cụ Ánh và các con cháu cụ không có thành tích nổi bật, đặc biệt không mở cửa, canh tân đất nước kịp thời.
Thân cô thế cô, tứ bề thọ địch thì cụ Huệ vẫn ở tình thế đó ngay từ đầu cơ mà, vậy nhưng cụ ấy vẫn vượt qua. Em nghĩ giai đoạn khó khăn nhất của cụ Huệ là khi vừa phải đề phòng ông anh, vừa lo Nguyễn Ánh ở miền Nam đánh ra mà vẫn thần tốc đánh thắng quân Thanh. Theo em nếu cụ Huệ chỉ cần sống thêm 2 năm nữa khả năng sẽ diệt được cụ Ánh vì một số lý do sau:
- Phía Bắc đã ổn định, hoàn toàn yên tâm không phải lo nữa.
- Ông anh Nguyễn Nhạc đã biết phận nằm im, không dám trở mặt nữa.
- Các lực lượng ủng hộ Nguyễn Ánh đều rất sợ cụ Huệ (kể cả quân Xiêm hay đội phương Tây) nên nếu cụ Huệ thân chinh, đội kia sẽ không có tinh thần để giúp Nguyễn Ánh nhiều nữa. Mà trong chiến đấu thì tinh thần rất quan trọng, bên cụ Huệ đang thắng thế thì đội bên Nguyễn Ánh theo sang bên cụ ấy sẽ ngày càng nhiều, đội bên cụ ấy theo sang bên Nguyễn Ánh sẽ gần như không có (chẳng ai lại dại dột bỏ bên mạnh, theo bên yếu cả). Thực tế chiến trường sau đó đã cho thấy những tổn thất to lớn của bên Tây Sơn do một số người bỏ sang theo Nguyễn Ánh.
- Thực tế là sau khi cụ Huệ mất 2 năm, hậu phương bị Bùi Đắc Tuyên phá cho tan nát, nhân tâm bị suy giảm rất nhiều mà quân Tây Sơn còn đánh đến tận Bà Rịa thì cụ nghĩ nếu cụ Huệ còn liệu có để cho Nguyễn Ánh bật lại nữa không? Mà lần này, nếu Nguyễn Ánh bị đánh thua chạy như những lần trước sẽ không còn cơ hội hồi phục lại nữa vì đất nước đã ổn định.
Nhưng lịch sử đã theo hướng khác rồi, mọi suy đoán bây giờ chỉ là giá như, chẳng thể kiểm chứng được nữa.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Sự thật thì cụ Huệ là danh tướng bách chiến thắng giống hệt Gia cát Lượng không thua một trận đánh nào.Nhưng sau đó những người kế tục hai ông này đã thua cả một cuộc chiến.Chuyện bt thôi
Vua Quang Trung rất giỏi đánh trận nhưng về mặt chính trị thì ông hơi yếu. Ông chủ trương hòa hiếu với TQ nhưng lại quá coi thường Vạn Tượng, Chăm Pa và Xiêm La. Nội trị thì ông không được lòng dân và ngay cả những lục đục, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, quân tướng ông cũng không thể giải quyết được một cách rốt ráo để lại những di hại về sau. Việc phế trưởng lập thứ của ông thất bại hoàn toàn so với đối thủ Nguyễn Ánh.
Vua Quang Trung mất thì các tướng quay sang gằm ghè nhau chứ hợp sức lại đánh thì chắc gì có triều đại Gia Long.
Việc cụ Nguyễn Ánh thua không chỉ em nghĩ vì tại thời điểm đó nhiều người nghĩ như vậy trong đó có những lính đánh thuê phương Tây.
Vua Gia Long biết tập hợp sức mạnh của toàn dân gồm : người Pháp, người Xiêm, người Chăm, người Chân Lạp, người Hoa, người Thượng và tất nhiên là cả người Việt. Nghiên cứu sâu về ông mới thấy ông là một nhà chiến lược, chính trị đại tài có khả năng xoay chuyển càn khôn, biến bại thành thắng. Ông là người biết thu phục nhân tâm làm cho những người đã từng tiếp xúc với ông rất cảm phục tài đức của ông như vua Rama 1 của Xiêm, vua Chân Lạp, vua Vạn Tượng, các tướng sĩ thuộc đủ thành phần, quốc tịch và ngay cả những hàng tướng, bại tướng của Tây Sơn cũng rất cảm phục, sẵn sàng chiến đấu, xả thân cho ông. Ông có tầm nhìn chiến lược khi phát hiện sức mạnh và hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình đến nỗi một giáo sĩ người Pháp đã phải thản thốt kinh ngạc trước lực lượng này : Không hề thua kém các nước phương Tây ! Ông nhận ra được tầm quan trọng của 2 quần đảo chiến lược Hoàng Sa và Trường Sa nên đã hợp thức hóa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên cương vị là nhà lãnh đạo cao nhất. Chỉ tiếc các đời vua sau đã không tiếp tục duy trì sức mạnh HQ, quân đội nên đã dễ dàng bị người Pháp xâm chiếm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, tại Phú Xuân.

Đắc Tuyên khuynh đảo triều chính, đưa người của mình lên nắm các chức vụ, Cảnh Thịnh vừa bé vùa ngu, lại ác độc, Thịnh rất thích xem người ta giết người rồi cười vui vẻ.

Dù cho Quang Thùy cố giữ, xem ra vận khí Tây Sơn suy hẳn, lộ nguyên hình là một triều đình ăn cướp, bức hại nhân dân. Các tướng Tây Sơn có tâm, có tài đều lần lượt bỏ đi, người ra hàng Nguyễn Ánh, người ở ẩn.

Ngày 19 tháng 3 năm 1795.

Đắc Tuyên bí tiền, bèn cho họp các phụ lão và các giáo sĩ Tây lại, Tuyên bảo ai có tiền nhiều hơn thì cho xây chùa hay làm nhà thờ, các phụ lão bên Lương không có, các giáo sĩ Tây cũng không có, Tuyên bèn ra lệnh 200 làng mới được xây 1 chùa, phá tất cả các chùa, nhà thờ, thánh đường. Tuyên xua quân cướp phá, lấy tượng đẹp bán cho bọn lái buôn nước ngoài. Nhân dân cả bên Lương, Giáo oán Tây Sơn ngút trời.

Ngày 31 tháng 3 năm 1795.

Triều Tây Sơn Cảnh Thịnh do Tuyên lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và mọi mặt ra sắc dụ Cấm Đạo, tất cả thánh đường, nhà thờ làm trại lính, quân Tây Sơn đi lùng bắt các giáo sĩ.

Các cơ sở Công Giáo tại Bố Chính, Nghệ An, Thanh Hoá: nhà thờ, nhà xứ, tu viện, trường học, đều bị cướp phá, dân chúng chạy vào rừng trú ẩn lánh nạn.

Cảnh Thịnh đích thân đến xem màn hành hình các giáo dân bị bắt tại Nghệ An, giải vào Phú Xuân, tai đây, Thịnh cho đào một cái ao to, rồi bắt các giáo dân bị bắt ném xuống ao, sau đó cho buộc vào những cái cọc tre, rồi tháo nước vào ao, nước ngập nên người bị hành hình sặc nước giãy giụa, có người chết ngay, có người khỏe giãy bung được cọc, Thịnh ra lệnh cho lính ai vào gần bờ lấy giáo chọc thủng bụng. Thịnh rất là khoái trá.

Tối đến, số giáo dân còn lại, Thịnh cho tẩm dầu đốt cháy.

Trần Quang Diệu là người chống lại việc cấm đạo. Ông chống đối lại việc bắt bỏ tù và đày đoạ các Giáo Sĩ và giáo dân. Vợ chồng ông ( nữ tướng Bùi Thị Xuân) rất có cảm tình với các Giáo Sĩ Thừa Sai. Diệu viết thư cho Tuyên và Thịnh xin đừng làm điều ác, Tuyên và Thịnh bỏ ngoài tai.

Đắc Tuyên từ khi làm Thái sư thì lấy Thiền Lâm tự làm phủ riêng, mọi việc triều chính đều xét xử ở đấy (Rõ là lối làm việc co rút của một ông già, lúc này Tuyên đã 80 tuổi, không hiểu sao ngu thế? có lẽ là vì Tuyên vô học???)

Nguyễn Huệ mất đi, quân tướng quen dưới quyền sai phái của một người chỉ thấy lệ thuộc nhau như những kẻ ngang hàng mà thôi. Đến bây giờ, Đắc Tuyên mà tên chưa từng nghe đến trong chiến trận và tuổi đến 80 thì làm sao cai trị nổi những võ tướng dày dạn, nhiều công lao, bỗng nhiên lại bị coi thường, cho nên càng ngày, đám võ tướng Tây Sơn càng căm Tuyên.

Ngày 5 tháng 7 năm 1795.

Đắc Tuyên bàn nhau với " Quan Kinh lược Bắc HÀ" (không rõ có phải Ngô Văn Sở không? các giáo sĩ không chép tên) là sẽ tiến hành lật đổ Cảnh Thịnh để chiếm ngôi cho con, 2 bên bàn ngày " dựng cờ khởi nghĩa" theo đó sẽ đồ sát tất cả con cháu Nguyễn Huệ, cùng văn võ bá quan ai không nghe cũng xử luôn.

Mọi việc đang tiến hành thuận lợi, phe Tuyên đang chuẩn bị hành sự thì Vũ văn Dũng mới từ Bắc Hà về Phú Xuân bỗng nghi ngờ thái độ của Tuyên, Dũng thấy có kẻ hay đến phủ của Tuyên rồi đi mà không sang phủ Cảnh Thịnh, Dũng bèn đến gặp Thịnh và hỏi: " Bệ hạ hãy đề phòng, người ta đang có kế hoạch ám hại bệ hạ, Bệ hạ hãy cho bắt sứ giả lại"

Cảnh Thịnh nghe lời, không nghĩ đó là người của Đắc Tuyên, sứ giả bị bắt, Sứ giả bị Dũng dùng các biện pháp nghiệp vụ, nên khai ra tất, qua đó Thịnh và Dũng biết còn 20 ngày nữa là kế hoạch của Tuyên sẽ bắt đầu.

Dũng không vào triều nữa, mà lại mật cho mời Thái úy Phạm Công Hưng và Thái bảo Nguyễn Văn Huấn tới bàn mưu giết Ðắc Tuyên. Nhận thấy rõ lòng dạ Ðắc Tuyên, hai viên tướng trên hưởng ứng ngay.

Không ngờ, Cảnh Thịnh lại cho người báo cho Tuyên, Tuyên rụng rời chân tay, vội chạy đến xin Thịnh cứu, Thịnh cho Tuyên ở tại cung vua.

Ðêm đến, cả ba viên tướng trên kéo quân vây dinh Thái sư ở chùa Thiền Lâm (nơi phía Nam sông Hương). Có người báo tin Tuyên đang ở trong cung, quân nổi dậy liền vây luôn cả cung và đòi Cảnh Thịnh phải đưa Thái sư Tuyên ra, Dũng quát lớn là nếu Bệ hạ không nghe, anh em ắt dùng quân pháp thời Tiên vương ( Nguyễn Huệ). Không thể cản ngăn được, Thịnh buộc phải bắt Đắc Tuyên giao nộp.

Hạ ngục Đắc Tuyên xong, Võ Văn Dũng liền cho Nguyễn Văn Huấn vào Quy Nhơn bắt con Đắc Tuyên là Bùi Ðắc Trụ đang giữ việc quân ở nơi ấy, một mặt giả chiếu Cảnh Thịnh ra Bắc Hà bắt luôn Ngô Văn Sở.

Quân Tây Sơn muốn giết Đắc Tuyên và Ngô văn Sở để tế sống vào ngày giỗ vua Quang Trung, Dũng bàn là đem tẩm dầu rồi đốt. Cuối cùng thống nhất là đem Tuyên, Sở và con trai Tuyên là Trụ và khoảng 30 người tham dự âm mưu, nhốt vào cũi, dìm xuống sông Hương cho chết thảm.

Quả thực, cách hành xử của Dũng và đám võ tướng Tây Sơn, sau khi giết Tuyên, không làm cho tình hình sáng sủa thêm, và đó chính là cái kết cho triều đại này, nó lại khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các tướng lĩnh Tây Sơn, bởi lẽ, Trần QUang Diệu và Bùi Thị Xuân vốn là chỗ họ hàng của Tuyên ( Bùi Thị Xuân là con gái của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên bằng chú, gọi hoàng hậu Bùi Thị Nhạn bằng cô), ngoài ra còn có nhiều tướng tài Tây Sơn như Lê Trung, Lê Chất, cũng bị phe Dũng vu là " bè đảng Tuyên"

Chưa thắng được quân Nguyễn, vua quan, binh tướng Tây Sơn lại quay ra oánh nhau.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
Vua Gia Long biết tập hợp sức mạnh của toàn dân gồm : người Pháp, người Xiêm, người Chăm, người Chân Lạp, người Hoa, người Thượng và tất nhiên là cả người Việt.
Bọn chữ đậm là bọn xâm lược, cụ ạ. Bọn chữ đậm nghiêng cũng đang nghi lắm.

Lẽ tự nhiên là bọn họ không phải "toàn dân" đâu, và bọn họ không mong muốn gì tốt đẹp cho người Việt đâu. Hở cái là họ thịt mình ngay.

May cụ Huệ ăn được bọn Xiêm, không thì nó làm cỏ cả cụ Ánh luôn, chứ nói gì đến dân Việt.
 
Chỉnh sửa cuối:

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
- Các lực lượng ủng hộ Nguyễn Ánh đều rất sợ cụ Huệ (kể cả quân Xiêm hay đội phương Tây) nên nếu cụ Huệ thân chinh, đội kia sẽ không có tinh thần để giúp Nguyễn Ánh nhiều nữa. Mà trong chiến đấu thì tinh thần rất quan trọng, bên cụ Huệ đang thắng thế thì đội bên Nguyễn Ánh theo sang bên cụ ấy sẽ ngày càng nhiều, đội bên cụ ấy theo sang bên Nguyễn Ánh sẽ gần như không có (chẳng ai lại dại dột bỏ bên mạnh, theo bên yếu cả). Thực tế chiến trường sau đó đã cho thấy những tổn thất to lớn của bên Tây Sơn do một số người bỏ sang theo Nguyễn Ánh.
Tinh thần là quan trọng, nhưng súng đạn, lực lượng và công nghệ còn quan trọng hơn. Cụ Huệ thu thuế ở Bắc Hà và một phần miền Trung - toàn miền nghèo. Khó lắm.

Được Pháp giúp tiền, công nghệ, con người, đầu óc; lại được bọn Xiêm hỗ trợ; chắc chắn quân cụ Ánh hiện đại và khoa học hơn quân cụ Huệ nhiều.

Bọn lính và chỉ huy Pháp giúp cụ Ánh toàn bọn ngổ ngáo, đầu óc tài giỏi; sĩ quan cụ Huệ khó ăn lắm.

Chưa nói các cụ giáo sĩ Pháp cũng siêu, kinh bang tế thế, những lời khuyên chiến lược của các cụ này kinh lắm.
 

'_'

Xe đạp
Biển số
OF-374803
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
47
Động cơ
248,370 Mã lực
Nguồn cụ đốc chắc từ nguồn giáo sĩ, thấy có vẻ thậm xưng trong vấn đề đồ sát giáo dân. Thời Nguyễn người ta cũng dùng cực hình với giáo dân vậy.
Ông Bùi Đắc Tuyên gần 80 tuổi, lại tu tại gia, e rằng nhiều tội không đáng có đã bị đổ lên đầu sau khi thất thế.
Em không biết bà hoàng hậu Bùi thị là ai, chỉ biết Quang Trung có một bà vợ họ Phạm. Thế nên họ Phạm rất được trọng dụng: Phạm Ngạn, Phạm Văn Sâm, Phạm Công Hưng [thực ra là Phạm Văn, nhưng vì địa vị tôn quý nên gọi là Công], Phạm Công Trị,...Phạm hoàng hậu có người mẹ lấy chồng trước là họ Bùi thế nên Bùi Đắc Tuyên, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu mới được trọng dụng. Hẳn về phía ngoại thích đã có sự chia rẽ giữa hai họ Bùi và Phạm. Thế nên sau khi Chiêu Viễn hầu Võ Văn Dũng và thái úy Phạm Văn/Công Hưng giết ngoại thích họ Bùi thì Trần Quang Diệu lập tức đưa quân về hỏi tội. Tuy nhiên trước mối hiểm họa từ Gia Định nên hai gia tộc này đã hòa hoãn với nhau. Chỉ thiệt thân ông già Bùi Đắc Tuyên và con trai.

Về vấn đề Quang Toản và Quang Thùy, con lớn mà giỏi không chắc đã là đích tử kế vị. Quang Toản có thể là con bà họ Phạm chính thất, nếu nối ngôi sẽ có vây cánh ngoại thích phù trợ. Quang Thùy không biết con ai, nhưng lớn mà không được nối ngôi thì suy đoán rằng không phải con Phạm hoàng hậu mà con của một bà nhỏ nào đó.
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Thân cô thế cô, tứ bề thọ địch thì cụ Huệ vẫn ở tình thế đó ngay từ đầu cơ mà, vậy nhưng cụ ấy vẫn vượt qua. Em nghĩ giai đoạn khó khăn nhất của cụ Huệ là khi vừa phải đề phòng ông anh, vừa lo Nguyễn Ánh ở miền Nam đánh ra mà vẫn thần tốc đánh thắng quân Thanh. Theo em nếu cụ Huệ chỉ cần sống thêm 2 năm nữa khả năng sẽ diệt được cụ Ánh vì một số lý do sau:
- Phía Bắc đã ổn định, hoàn toàn yên tâm không phải lo nữa.
- Ông anh Nguyễn Nhạc đã biết phận nằm im, không dám trở mặt nữa.
- Các lực lượng ủng hộ Nguyễn Ánh đều rất sợ cụ Huệ (kể cả quân Xiêm hay đội phương Tây) nên nếu cụ Huệ thân chinh, đội kia sẽ không có tinh thần để giúp Nguyễn Ánh nhiều nữa. Mà trong chiến đấu thì tinh thần rất quan trọng, bên cụ Huệ đang thắng thế thì đội bên Nguyễn Ánh theo sang bên cụ ấy sẽ ngày càng nhiều, đội bên cụ ấy theo sang bên Nguyễn Ánh sẽ gần như không có (chẳng ai lại dại dột bỏ bên mạnh, theo bên yếu cả). Thực tế chiến trường sau đó đã cho thấy những tổn thất to lớn của bên Tây Sơn do một số người bỏ sang theo Nguyễn Ánh.
- Thực tế là sau khi cụ Huệ mất 2 năm, hậu phương bị Bùi Đắc Tuyên phá cho tan nát, nhân tâm bị suy giảm rất nhiều mà quân Tây Sơn còn đánh đến tận Bà Rịa thì cụ nghĩ nếu cụ Huệ còn liệu có để cho Nguyễn Ánh bật lại nữa không? Mà lần này, nếu Nguyễn Ánh bị đánh thua chạy như những lần trước sẽ không còn cơ hội hồi phục lại nữa vì đất nước đã ổn định.
Nhưng lịch sử đã theo hướng khác rồi, mọi suy đoán bây giờ chỉ là giá như, chẳng thể kiểm chứng được nữa.
Cụ nói chuẩn đấy.
Thực ra cụ Huệ là linh hồn của Tây Sơn. Cụ Huệ mất thì Tây Sơn tan là 1 sớm 1 chiều thôi.
Về tài năng của cụ Huệ thì không cần phải nói rồi.
Nhưng có 1 điểm em thấy ít sách sử nói là cụ Huệ hơn người là ở cái thần thái, cụ có cái uy vũ chấn nhiếp người khác, có tài liệu nào đó đã nói, cụ có ánh mắt như điện, trong đêm tối mà vẫn sáng lập lòe.
Sở dĩ cụ Huệ quy tụ được nhiều vị hào kiệt về tài năng đều có thể xưng vương 1 vùng, nhưng họ đều kính sợ và quy phục cụ chính vì cái uy vũ đó.
Đến vua Xiêm, hay lính Tây chưa gặp cụ nhưng nghe danh đã vỡ mật rồi còn đánh đấm gì nữa.
Cụ Huệ thực sự có dáng dấp của Thành Cát Tư Hãn xứ Mông cổ xưa kia.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,696
Động cơ
422,620 Mã lực
Em nhớ khoảng năm 1600 khi cụ Nguyễn Hoàng xin vào Nam khai phá mở đất thì cụ đặt đồn ở tỉnh Quảng Trị nhé, có thể coi đó là cực Nam của Tổ quốc lúc đó

Xin cụ đọc kỹ lịch sử vùng Nam bộ rồi hẵng nói "bọn xâm lược" cụ ơi :D , người Việt người Xiêm người Chăm và cả người Hoa (chạy trốn quân Thanh khi nhà Minh bị diệt) đều cùng sinh sống và khai phá miền đất mới đó.
Nam bộ hồi đó là vùng đất vô chủ,toàn đầm lầy.Có thể nói đó là vùng đất hứa cho lưu dân bị xua đuổi từ khắp nơi đến khai phá.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Cụ nói chuẩn đấy.
Thực ra cụ Huệ là linh hồn của Tây Sơn. Cụ Huệ mất thì Tây Sơn tan là 1 sớm 1 chiều thôi.
Về tài năng của cụ Huệ thì không cần phải nói rồi.
Nhưng có 1 điểm em thấy ít sách sử nói là cụ Huệ hơn người là ở cái thần thái, cụ có cái uy vũ chấn nhiếp người khác, có tài liệu nào đó đã nói, cụ có ánh mắt như điện, trong đêm tối mà vẫn sáng lập lòe.
Sở dĩ cụ Huệ quy tụ được nhiều vị hào kiệt về tài năng đều có thể xưng vương 1 vùng, nhưng họ đều kính sợ và quy phục cụ chính vì cái uy vũ đó.
Đến vua Xiêm, hay lính Tây chưa gặp cụ nhưng nghe danh đã vỡ mật rồi còn đánh đấm gì nữa.
Cụ Huệ thực sự có dáng dấp của Thành Cát Tư Hãn xứ Mông cổ xưa kia.
Đúng như cụ nhận định, vua Quang Trung là hình ảnh của TCTH. Rất giỏi về quân sự nhưng cũng hơi độc cụ ạ. Phương châm của ông là dùng sức mạnh để kẻ thù phải kinh sợ. Từ tư tưởng ấy nên đạo quân của ông đi đến đâu là hoang tàn đến đó, ông quyết không để cho địch thủ có được nhân lực, vật lực để chống ông nên một mặt ông ra sức bắt lính (già trẻ lớn bé, bắt tất), một mặt ông cho quân lính phá dỡ tất cả vật chất từ viên gạch đến cái cột nhà.... Lê Chiêu Thống chẳng phải đã khóc nức nở khi thấy thành Thăng Long hoang sơ, điêu tàn sau cơn lốc của Tây Sơn đó sao ? Có tham khảo cái nhìn của các giáo sĩ thì ta mới phần nào có cái nhìn trọn vẹn. Đó là lý do vì sao cũng là chạy trốn như Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống thì được nhân dân che chở, còn Cảnh Thịnh, đáng thương thay bị bắt đóng củi giao nộp cho Gia Long.
 
Chỉnh sửa cuối:

TrongNghia

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-88972
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
595
Động cơ
600,113 Mã lực
Tinh thần là quan trọng, nhưng súng đạn, lực lượng và công nghệ còn quan trọng hơn. Cụ Huệ thu thuế ở Bắc Hà và một phần miền Trung - toàn miền nghèo. Khó lắm.

Được Pháp giúp tiền, công nghệ, con người, đầu óc; lại được bọn Xiêm hỗ trợ; chắc chắn quân cụ Ánh hiện đại và khoa học hơn quân cụ Huệ nhiều.

Bọn lính và chỉ huy Pháp giúp cụ Ánh toàn bọn ngổ ngáo, đầu óc tài giỏi; sĩ quan cụ Huệ khó ăn lắm.

Chưa nói các cụ giáo sĩ Pháp cũng siêu, kinh bang tế thế, những lời khuyên chiến lược của các cụ này kinh lắm.
Lực lượng, súng đạn, công nghệ của Tây Sơn không hề kém mà thậm chí còn hơn Nguyễn Ánh nhé, cụ chưa đọc kỹ phần trước nói về công nghệ, vũ khí của quân Tây Sơn ạ?
Còn bọn Pháp giúp cụ Ánh thì như cụ en lờ 100 nói chỉ có khoảng hơn chục người thôi, nghe tin cụ Huệ sắp đánh đã lục tục định bỏ chạy hết rồi, ngay cả Bá Đa Lộc còn tính bài chuồn thì cụ nghĩ nếu cụ Huệ đánh thật thì còn ai dám ở lại giúp? Bọn Xiêm lại càng thảm nữa, nghe danh cụ Huệ là đã bỏ chạy hết rồi.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Lực lượng, súng đạn, công nghệ của Tây Sơn không hề kém mà thậm chí còn hơn Nguyễn Ánh nhé, cụ chưa đọc kỹ phần trước nói về công nghệ, vũ khí của quân Tây Sơn ạ?
Còn bọn Pháp giúp cụ Ánh thì như cụ en lờ 100 nói chỉ có khoảng hơn chục người thôi, nghe tin cụ Huệ sắp đánh đã lục tục định bỏ chạy hết rồi, ngay cả Bá Đa Lộc còn tính bài chuồn thì cụ nghĩ nếu cụ Huệ đánh thật thì còn ai dám ở lại giúp? Bọn Xiêm lại càng thảm nữa, nghe danh cụ Huệ là đã bỏ chạy hết rồi.
Thời gian đầu, khi thực lực của Nguyễn Ánh chưa mạnh thì đúng là không phải đối thủ của Tây Sơn, nhưng quân của Nguyễn Ánh không vì thế mà khiếp sợ như cụ nghĩ đâu, họ chiến đấu đến cùng đấy (vì có đầu hàng cũng bị giết). Đơn cử là viên sĩ quan Pháp Mạn Hòe (Manuel) đã chiến đấu mãnh liệt và tử trận tại cửa Cần Giờ. Thời gian sau, lợi dụng Nguyễn Huệ đang đánh quân Thanh, còn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ không phải đối thủ của mình nên Nguyễn Ánh đã nhanh chóng tái chiếm Gia Định và ra sức củng cố lực lượng trong đó có lực lượng Hải Quân.
Năm 1789 ông đóng được 40 chiếc thuyền và 100 chiếc thuyền biển; hai năm sau đóng thêm được 100 chiếc với gỗ ván lấy từ rừng Quang Hóa và rừng Chân Lạp. Đến năm 1793, Nguyễn Ánh cho mua hẳn một chiến hạm cũ của Châu Âu rồi sai người gỡ ra để sao chép lại. Nguyễn Ánh đích thân giám sát việc đóng những chiếc thuyền theo kiểu này. Nhờ tích cực vậy nên ngay cùng năm, quân Nguyễn đóng được những chiến hạm nổi tiếng là Long Ngư, Long Thượng, Long Hưng, Long Phi, Bằng Phi, Phụng Phi, Hồng Nhi, Loan Nhi, Ưng Nhi (trong này quan trọng nhất là ba chiếc Long Phi được trang bị đến 32 khẩu đại bác, Phụng Phi và Bằng Phi có 26 khẩu) với sức chứa trên 300 người mỗi thuyền. Những năm tiếp theo, Nguyễn Ánh vẫn tiếp tục kiên nhẫn cho đóng thêm thuyền như năm 1896 cho đóng thêm 15 chiến hạm hiệu là "Gia" và xếp theo tam tài cùng thập nhị chi : Thiên, Địa, Nhân, Tý, Sửu, Dần, Mão.. cho đến Hợi là đủ 15 chiếc. Đến năm 1800, cho đóng thêm 15 chiếc thuyền biển nữa và 1801 thì có thêm 200 hạm có tên là Anh, Vũ, Thước, Nga, Quyên, Phu, Lệ, Diên, Chiêu, Ly. Nhờ tích cực vậy, có khi mỗi 2 năm mà Nguyễn Ánh đóng thêm gần được 300 pháo hạm và 10 năm thì tổng số thuyền của Nguyễn Ánh lên được gần 1.200 chiếc.
Tham khảo thêm : http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacFMantienne.html
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top