Ngày 21 tháng 1 năm 1790. ( Âm lịch)
Phúc Khang An được thông báo rằng phái đoàn nước ta đến Du Đăng Tiết vào tháng 3 sẽ tiến quan, nên lập tức cho chuẩn bị tiếp đón, lại tìm hiểu phái đoàn gồm những ai đi theo để cung ứng mọi thứ cho đủ số.
Phúc Khang An lại ra lệnh cho quan binh suốt một giải từ Ngô Tầm Nam Thái đến Trấn Nam Quan từ tháng 2 trở đi đều phải chờ đợi đón tiếp, gặp mặt liền đi theo để hộ tống lên kinh.
Ngày 2 tháng 2 năm 1790.
Phúc Khang An viết lá thư sau đây cho triều đình Tây Sơn về việc lo liệu cho phái đoàn An Nam:
Về việc tiếp- đón, thì theo bản -văn nhận được của quốc vương gửi hồi đầu tháng giêng năm nay, nên trả lời kỹ càng mọi việc. Từ khi nghe tin quốc- mẫu cần phải có sâm linh để tẩm- bổ, (tôi đã) lấy sâm chi đang dùng, đem giao cho Tả Giang Thang (Hồng Nghiệp) đem gấp xuống Lạng Sơn, giao cho trấn mục quí- quốc chuyển cho quốc - vương. Sau đó lại nghe Ngô Văn Sở nói với Tả Giang đạo là xin cho được theo quốc- vương tiến- kinh, mong được thánh thượng thương- tình mà cho- phép, nhưng y là người đắc lực ở trong nước, quốc -vương nhập quan triều cận thì nên ở lại để trông coi để không xảy ra chuyện gì trục -trặc, và đã vội vã sức cho tuần phủ Minh Tích lo liệu việc đó, lần này không nên đi theo, đủ biết tấm lòng quyến-cố không phải bình -thường, ắt quốc vương trước sau đã nhận được đầy- đủ.
Năm trước bọn uỷ- viên tuyên- phong họ Thành (tức Thành Lâm) trở về rồi, hoàng- thượng quan t-âm tình -hình quý- quốc, giáng chỉ ra lệnh cho sắp- xếp việc tiến kinh, hỏi han kỹ -lưỡng rồi ra lệnh cho khởi -hành sớm sủa. Cứ như Thành Lâm từ kinh về cho biết, sau khi được hoàng thượng triệu vào hỏi là năm nay mùa- màng thuế- má thu được ra sao? Quốc vương tuổi tác bao nhiêu? Trước đây đau- ốm nay đã khỏi chưa? Sau khi được phong vương sắp đặt thế nào? Dùng người trong việc hành -chính có thích -hợp không? Lòng người có theo về hay chăng? Mười ba đạo địa phương có yên- tĩnh không? Mọi việc nhà vua hỏi han rất kỹ, Thành Lâm nhất- nhất tâu lên, thánh- tâm cực -kỳ vui -vẻ.
Về sau khi hoàng- thượng nghe tin quốc -vương đã định ngày nhập- cận (vào yết kiến vua Thanh) là tháng ba, nên lại hỏi han thêm mũ- đai ăn -mặc ra sao, Thành Lâm tâu rõ- ràng, liền sức cho tỉnh thần Giang Nam dệt tạo, sắp- xếp các loại tơ lụa, hàng thêu, mãng- bào, mũ -miện rồng -vàng, đai -đeo vàng- ròng để ban- cho.
Hoàng- thượng cũng dụ rằng đợi đến khi quốc- vương đến kinh- đô, sau khi làm lễ bão- kiến thỉnh- an xong rồi, sẽ thưởng thêm đai- màu kim -hoàng, để tăng thêm việc ưu- đãi người ở nơi xa, cũng nhân việc đã uỷ thác cho cống sứ Nguyễn Hoành Khuông dâng thư trình lên để mong thánh chúa ngó xuống, quốc -mẫu nay tuổi ( nguyên văn: Niên kỷ) đã cao, cần có thuốc -men tẩm- bổ, quốc- vương nghĩ đến công- lao nuôi -dưỡng, nên đặc biệt ban cho một cân nhân sâm trong nội- phủ, lại soạn một đạo sắc- thư, cùng ngự- bút châu- phê trên biểu văn sai dịch trạm giao cho phủ bộ Quảng Tây lập tức chuyển- đệ.
Những ân -sủng khác- thường như thế, không chỉ phiên- thần thuộc- quốc chẳng dám mơ -tưởng, ngay cả người thân- quý của thiên triều cũng không mấy ai được, quốc -vương từ năm ngoái đến nay, ân -sủng mấy phen, quả là chưa từng có, lại được cả bút mực của hoàng- thượng ngõ hầu yên -lòng mà tới. Đến như xin gì được nấy, cầu- phong được phong, chỉ trong vài tháng, được ban cho danh -phận chính- thức của phiên - vương, mở cửa ải cho buôn -bán, ban cho lịch cho đúng ngày tháng, mấy lần được ban ơn. Thật quả là thánh- chúa lấy lòng- trời mà chăn- dắt, theo lòng dân mà đãi người hiền, ân- trạch khắp vạn phần, quang -vinh cũng hơn từ nghìn xưa trở lại.
Bản- tước các bộ đường thay mặt quốc- vương nhận những ân -điển đó, trong lòng cảm- kích lại thêm kính- sợ, thấy rằng chịu ơn thì dễ mà báo- đáp khó biết là nhường nào. Nếu chưa đáp đền được thì lúc ăn, lúc nghỉ, lúc ngủ, lúc thức, ắt có chiều áy- náy không yên, chỉ có cách sớm chạy đến bệ- rồng, chiêm -ngưỡng thiên -nhan, để được nghe lời giáo- huấn, dẫu những ơn kia không thể báo- đáp, cũng là nghĩ đến báo- đáp vậy.
Quốc vương ở đất Giao (Chỉ) xa -xôi nóng- nực, chắc không thông- hiểu cách -thức của thiên -triều. Phàm các bầy tôi vào triều cận, thường là nghi- lễ bình- thời, (còn như) Bão Kiến thỉnh an, ấy là vượt hẳn điển- lệ, trước đây chỉ có tướng quân Triệu Công khi bình- định Hồi bộ trở về, và tướng quân A Công, khi bình- định hai Kim Xuyên xong, ca khúc khải hoàn vào triều kiến hoàng đế, hoàng- thượng muốn tướng sĩ ra sức, khi đó mới cho thi- hành đại- lễ này. Còn như ban cho đai màu kim hoàng, thì cực- kỳ phi thường, đến như ngự- bút viết bằng chữ son, thuộc- quốc lại càng khó được. Thế mà ngày nay quốc- vương ở phương Nam mới thần- phục, mọi- thứ đều được cả, thật là khó gặp ai được vinh- sủng đến thế.
Khi quốc -vương khởi- trình đi lên kinh đô, có thể cứ dùng đai màu đỏ, đợi đến khi triều- kiến hãy thay đổi qua đai được thưởng. Còn như nhân sâm là kết tụ sơn xuyên linh tú của đất Thịnh Kinh, phẩm- chất thật là quí -giá, không phải chỉ hiếm có ở đất An Nam mà ngay trong nội -địa cũng khó mà kiếm được.
Trước đây có nghe Nguyễn Quang Hiển tìm mua ở kinh- đô, đã định đợi khi quốc- vương đến cận chúc, khi đó (tôi) sẽ thay mặt mà xin hoàng- đế ban cho, nhưng cứ theo lời bẩm của Tả Giang đạo mới hay quốc- vương đã khiến Nguyễn Hoành Khuông tìm mua rồi, bản tước bộ đường mới lấy bốn lượng sâm chi đang dùng, phẩm- chất chỉ là loại trung- bình thôi, không được như sâm trong nội khố là thứ tuyển- chọn trong hàng nghìn cân mới lấy được một.
Đến nay được hoàng- thượng ban cho nhiều đến một cân, quốc- mẫu được ân- tứ thấm đến, cả nhà được hưởng ơn trên, thật là vô cùng vô lượng, quốc- vương trong lòng thơ thới, khi vào triều cận không băn- khoăn về chuyện ở nhà, tâm- thái thân -vinh, cũng đều do hồng- ân ban cho, phàm là phận bầy -tôi ai ai cũng đều vui thích, huống hồ là người được hưởng thì còn biết như thế nào.
Quốc -vương mới khai ấn tín, ắt sẽ dâng biểu cung tạ sắc ấn thi chương kèm theo cống- vật, khi đó sẽ sai sứ mang theo trên đường đi, hiện nay tôi đã phụng chỉ đợi khi biểu văn, cống vật đến cửa ải, sẽ lập tức thu nhận ngay, lại hộ tống bồi thần tới kinh- đô, sắp đặt mọi việc tiếp -đón.
Lại thêm việc quốc- vương trong thư có bảo Nguyễn Hoành Khuông cứ thực trình bày việc xích- mích giữa Tiêm La và An Nam, sau khi nguyên thư trình lên, hoàng- thượng thấy quốc vương- cẩn thận cung- kính, nên cũng đã lo liệu mọi việc thật chu đáo. Hiện giờ bồi thần của cả hai nước cùng nhập triều, cùng ăn tiệc với nhau, chuyện nọ kia đều không nhắc đến, cũng không để lộ hình- tích, lá thư cũng đã đưa cho Nguyễn Hoành Khuông được đọc.
Còn như việc hai nước trước đây có sự bất- hoà, khi quốc- vương tiến kinh, nên để Ngô Văn Sở ở lại trong nước, lo việc trấn -thủ, đến lần tiến- cống sau hãy đi, nhà vua cũng đã chỉ -dụ cho bản tước các bộ đường rất minh -bạch, sự lo lắng của bậc thánh -minh ban xuống hết việc này đến việc khác, vậy hãy cố gắng mà noi theo Ân đức thiên- triều rải ra khắp chốn, ban cho vạn quốc, đông tây nam bắc, tất cả đều nhận được, đến dịp Bát Tuần Vạn Thọ của hoàng- thượng, ngũ đại nhất đường, thuyền bè xe cộ từ bốn biển kéo đến, ắt đầy cung -khuyết.
Quốc vương khởi -nghiệp ở Tây Sơn, nay được phong tước chẳng khác nào xem mây thấy mặt trời, đến triều- kiến trúc- thọ, thi hành lễ huân -quí, thật là vinh- hạnh biết bao, lại được quang sủng ân vinh đầy đủ, bản tước các bộ đường cũng được dự phần vào việc tao -ngộ vui- mừng của quốc- vương.
Mưa thuận gió hoà, nay đã trọng xuân, bấm đốt ngón tay, ngày quốc- vương nhập quan chẳng còn mấy chốc, bản tước các bộ đường đến cuối tháng hai sẽ lên đường về phương tây, đợi ở cửa quan để gặp gỡ, và tiếp đón ngài.