[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,872
Động cơ
523,532 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Có thể thấy nhà Thanh thật trọng vọng vua Quang Trung và Đại Việt ở trong một tư thế vô cùng nổi bật so với mọi sứ bộ khác.
Nếu không dùng lễ đấy vua Quang Trung khi gặp Càn Long sẽ phải thi lễ quân-thần, chắc chắn ông sẽ không sang, mà vua Quang Trung không sang trầu thì Càn Long chỉ được Cửu toàn võ công thôi ;))
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 2 năm 1790, Nguyễn Huệ về Phú Xuân thăm mẹ, đến ngày 15 tháng 3 quay trở về Nghệ An.

Ngày 29 tháng 3 năm 1790 ( Âm lịch)

Nguyễn Huệ thống lĩnh phái đoàn nước ta từ Nghệ An lên đường, mang theo con thứ là Nguyễn Quang Thùy, cùng các bầy tôi là Ngô Văn Sở, Đặng Văn, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lộc, Đỗ Văn Công … và cả một đoàn nhạc công, cả thảy 150 người.

Nếu như thế quả là phái bộ Đại Việt lớn chưa từng có. Ba năm sau, phái đoàn nước Anh do Lord George Macartney dẫn đầu, một sứ bộ hết sức vĩ đại nhằm phô trương văn minh và sự trù phú của đế quốc Anh, cũng được vua Càn Long tiếp kiến ở Nhiệt Hà lại chỉ được phép chưa đến 100 người, mặc dù quà cáp họ mang theo đến hơn 600 thùng, phải mướn đến 3000 phu khuân vác. Phái đoàn Anh được tiếp đón hết sức lạnh nhạt đưa đến nỗi bất bình nẩy sinh ra xung đột mà sau này người ta gọi là Chiến Tranh Nha Phiến.


Khi nghe tin phái đoàn nước ta đã đến Lạng Sơn, Phúc Khang An liền sai Thành Lâm sang uỷ lạo, đem dê bò rượu thịt khao thưởng. Đến khoảng 6 giờ hôm 13 tháng 4, Phúc Khang An cùng tất cả văn võ quan viên đến Trấn Nam Quan đợi sẵn ở Chiêu Đức Đài. Vua Quang Trung sai phu dịch đem cống phẩm và 20 con voi qua trước. ( Các vua nhà Thanh rất thích voi, là một trong những đặc phẩm các quốc gia Đông Nam Á triều cống Trung Hoa trong nhiều thế kỷ, không phải là một chuyện cố tình chơi trội như miêu tả. Trước kia Chiêm Thành, Chân Lạp, Vạn Tượng, Miến Điện … thường hay cống voi. Các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây cũng thường kiếm voi tiến kinh. Miền Bắc nước ta ít voi nên không dùng làm cống phẩm, vua Quang Trung muốn chứng tỏ cho nhà Thanh rằng bây giờ địa giới của mình đã mở rộng đến tận Đàng Trong).

Đến khoảng 8 giờ, vua Nam cùng con trai và quan viên văn võ tiến qua cửa ải, vào Chiêu Đức Đài. Trên đường đi, Nguyễn Quang Thuỳ có lẽ vì nhỏ tuổi nên bị bệnh, vua Quang Trung liền phái Đặng Văn Chân và cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu là Phạm Công Trị cùng hơn 30 tùy tòng đưa trở về Thăng Long.

Trước đó khi nghe tin vua Quang Trung đem con trai theo, vua Càn Long tưởng là con cả nên phong Nguyễn Quang Thuỳ làm thế tử, lại ban cho ngọc như ý và nhiều quà tặng khác. Tuy nhiên, vì Nguyễn Quang Thuỳ chỉ là con thứ, con trưởng là Nguyễn Quang Toản còn ở trong nước nên đến ngày 2 tháng 6 năm đó, vua Càn Long lại cải sắc, phong Nguyễn Quang Toản làm thế tử.

Tối hôm đó, phái đoàn nước Nam nghỉ lại nhà khách của phủ đường cách Trấn Nam Quan 25 dặm để ăn uống, nghỉ ngơi.

Ngày 15 tháng 4.

Vua Quang Trung và tùy tùng mới chính thức lên đường đi Yên Kinh. Đích thân tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An đi theo hộ tống.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 18 tháng 4 năm 1790 ( Âm lịch)

Tất cả lên thuyền ở châu Ninh Minh .

Ngày 26 tháng 4, phái đoàn qua sông Hán, ngày 2 tháng 5 thì đến phủ thành Ngô Châu. Ngày 6 tháng 5, vua Quang Trung từ huyện Phong Châu, phủ Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông đến tỉnh thành Quảng Châu. Theo tấu thư của Phúc Khang An chúng ta cũng biết được Triệu Khánh khi đó là một khu vực thương điếm quốc tế, có đông người Âu Châu sinh sống.

"Phủ Triệu Khánh là nơi trọng yếu của cả hai tỉnh đông tây (Quảng Đông, Quảng Tây), tỉnh thành Quảng Đông trước nay vốn dĩ cung ứng các đồ ngự tứ (vua dùng để ban thưởng cho các quan) và các sứ khách qua lại đều đưa đón ở bến tàu phía cửa Nam, còn phía Tây thì có 13 hãng của người Âu Châu, là chỗ các di nhân Tây Dương đến Quảng Châu ở, nơi đó có các xưởng to lớn, sinh hoạt sầm uất …"

Nguyễn Huệ nhận xét với các quan:

"Thuyền bè đậu sát chân tường, thành hoàng tráng lệ, nhà cửa hàng quán, ra vào tấp nập, quan binh Mãn Hán rất đông, cảnh tượng thật là hùng tráng …"

Cũng theo lời tường thuật của sử nhà Thanh thì khi phái đoàn vua nước ta đến tỉnh thành “người di Tây Dương tranh nhau đi xem”. ( Nguyên văn: 西洋夷人,爭來觀看 :Tây Dương di nhân, tranh lai quan khán)

Người Tây phương đã mở rộng việc thương mại với TQ từ cuối đời Minh. Các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh đã thành lập nhiều thương điếm. Tới đời Thanh, việc buôn bán với nước ngoài vẫn là độc quyền của triều đình, còn người Anh thì do công ty Đông Ấn đảm trách.

Quảng Châu là thành phố duy nhất của TQ mà người ngoại quốc được vào ra, sống riêng biệt ở một số nơi để khỏi gây xung đột với văn hóa của người Hán. Đây cũng là nơi có những dinh thự cất theo kiểu Âu Châu và những thương nhân nương theo gió mùa qua lại với các thuộc địa khác ở Nam Á.

Vào thời đó, người Anh cần mua các loại hàng tơ lụa, đồ sứ và nhất là trà của TQ. Tới cuối thế kỷ 18, người Anh phải mua 23 triệu pounds trà mỗi năm và phải trả cho Trung Hoa đến 16 triệu lạng bạc (ounces) cho các loại hàng hóa họ nhập cảng. Người TQ cũng kiểm soát luôn cả việc giao thương của các xứ phiên thuộc.

Nguyễn Huệ rất chú ý quan sát các thương nhân nước ngoài buôn bán, theo như bản tấu của An:

" quốc vương An Nam hỏi cặn kẽ số hàng mua bán của người Anh, giá cả bán buôn, các loại thuế mà người Anh phải nộp, đoạn bảo quan hầu biên cặn kẽ để về xem"

Nếu đây là Nguyễn Huệ giả, xem ra ông này cũng tài, nhưng, rất có thể đây cũng là Nguyễn Huệ thực.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 22 tháng 5 năm 1790 ( Âm lịch)

Sứ bộ đến phủ thành Nam Hùng, theo Mai Lãnh vào tỉnh giới Giang Tây, qua Nam An, Cống Châu , Cát An, Lâm Giang …, gặp lúc nước thuận nên thuyền bè đi không có gì trở ngại.

Đến ngày 6 tháng 6, thuyền đến Nam Xương, sang ngày mồng 8 thì đoàn người lên thuyền đi bộ, qua Cửu Giang, Hoàng Mai, người trong thành trai gái chen chúc nhau ra xem “không biết đến mấy nghìn, mấy vạn người”.

Ngày 17 tháng 6, sứ bộ đến Vũ Xương. Khi đó thời tiết nóng nực, phái đoàn phải đi lúc sáng sớm và lúc chiều mát, còn trưa thì nghỉ.

Ngày 21 tháng 6, đến châu Tín Dương, tỉnh Hà Nam, ngày 24 thì đến Hứa Châu. Ngày 1 tháng 7, vua Quang Trung đến Từ Châu, tỉnh Trực Lệ.

Khi phái bộ nước Nam đến đây thì có chỉ dụ của vua Càn Long bắt phải làm sao sắp xếp cho vua nước Nam được gặp hoàng đế càng sớm càng tốt. Vì thế, các quan lại nhà Thanh phải chia phái đoàn thành hai nhóm, một nhóm đồ đạc cồng kềnh đi lên kinh sư, còn vua Quang Trung cầm đầu một nhóm đi thẳng tới Nhiệt Hà sơn trang triều kiến vua Càn Long.

(Nhiệt Hà nay là Thừa Đức là một nơi nghỉ mát của vua nhà Thanh được xây dựng từ thời Khang Hy nằm chếch về phía Đông Bắc Bắc Kinh, cách kinh đô khoảng 250 km, phía tây Thịnh Kinh – vốn là nơi đặc biệt để tiếp đãi các tộc trưởng Tây Vực và Lạt ma Tây Tạng. Những người đó được tiếp đón trong một lều da tương tự như kiểu của Thành Cát Tư Hãn tiếp đón các Khan người Mông Cổ ngày trước, còn sứ thần Tây Tạng thì được tiếp đón nơi đền Phổ Đà Tông Thừa được xây giống như các lâu đài của Ban Thiền và Đạt Lai Lạt Ma để biểu tượng cho uy quyền hoàng đế Trung Hoa thống lãnh Phật giáo. Ngay từ năm 1652, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 là Nạp Uông La Tang Gia Thố (Nguyên văn: Ngawang Lobzang Gyalsho) đã vào Bắc Kinh triều kiến vua Khang Hy và được tiếp đón rất niềm nở. Ông được miễn khấu đầu trước Thanh đế và được ban cho biểu tượng quyền hành làm chủ tể một phiên thuộc của nhà Thanh)

Mỗi hàng sứ thần được tiếp đón một nơi khác nhau và triều nghi điển lệ cũng mỗi nước một khác, phân chia thứ bậc rõ rệt. Các sứ thần Tây phương thì được tiếp đón ở vườn Viên Minh , một biệt điện của nhà vua xây theo kiểu Pháp và Ý do các nhà truyền giáo theo lệnh vua Càn Long họa kiểu và đốc công năm 1747. Khu vườn này nằm ở 5 dặm phía tây bắc Bắc Kinh do giáo sĩ Michel Benoist kiến tạo một suối phun và một số cung điện kiểu Ý do họa gia G. Castiglione thiết kế.

Nhiệt Hà tới cuối đời Càn Long đã trở thành một danh thắng, là nơi nhà vua và tông thất về nghỉ mát ở một khu vực có tên là Tị Thử Sơn Trang (người Tây dịch là Mountain Resort) . Hàng năm các vua nhà Thanh đều đến Nhiệt Hà để tránh cái nóng ở miền Nam, đồng thời tổ chức những buổi đi săn cho khỏi quên nguồn gốc du mục.

Những khách được đón ở đây mang ý nghĩa thượng võ, trong khung cảnh hùng tráng của miền Bắc chứ không phải kiểu cách phiền toái theo lối Hán tộc ở Yên Kinh.

Thường ra khách cũng được mời đi săn (hƯơu) với nhà vua để hiển lộ tài cung kiếm và lòng can đảm. Có điều khi vua Quang Trung sang diện kiến vua Càn Long ở Nhiệt Hà, nhà vua lúc này 80 tuổi, già lọ khọ, không còn mạnh khoẻ và nhanh nhẹn như thuở trai tráng, do đó chúng ta không thấy có mục đi săn hươu trong chương trình tiếp đãi sứ đoàn Đại Việt.
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,867
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Trần Quang Diệu sang Viêng Chăn cũng giết chóc rất kinh khủng.
Tướng đánh trận chứ có phải con gái Miền Tây đâu, sang đấy không giết chóc thì sang massage hả cụ.:))
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhiệt Hà khi đó là một khu vực đặc biệt với 72 danh thắng, vẫn được coi là một vùng đất tổ của nhà Thanh.

Nơi vua Càn Long tiếp đón vua Quang Trung bao gồm 4 cung điện – chính cung, đông cung, Vạn Hác Tùng Phong (chữ Hán: 萬壑松風) và Tùng Hạc Trai ( chữ Hán:松鶴齋) chung quanh có tường xây.

Tất cả các đại lễ đều được tổ chức ở chính điện. Từ ngoài vào trong gồm có Ngọ Môn với biển ngạch trên đề bốn chữ Tị Thử Sơn Trang là thủ bút của vua Khang Hy, bên trong là Đạm Bạc Kính Thành Điện ( chữ Hán: 澹泊敬誠殿) là nơi tiếp khách ngoại quốc và cũng để làm lễ khánh thọ. Điện làm bằng gỗ để trần (không sơn phết) gợi cho khách nhớ đến thời mà tổ tiên của dân tộc Nữ Chân còn ngồi trên yên ngựa. Hai chữ đạm bạc là từ hai câu răn mình của Gia Cát Lượng đời Tam Quốc. Qua khỏi điện là đến Tứ Tri Thư Ốc (chữ Hán: 四知書屋)là nơi vua Càn Long đãi tiệc, lấy ý từ kinh Dịch người quân tử có bốn điều nên biết, biết tới chỗ sâu kín trong tâm, biết hiển lộ cái đức sáng, biết khi nào nên ôn tồn phủ dụ, biết khi nào phải dùng đến sức mạnh. Bên trong Tứ Tri Thư Ốc là Yên Ba Trí Sảng Điện (chữ Hán: 烟波致爽殿) một nơi mát mẻ, chung quanh bài trí các loại kỳ hoa dị thảo, cùng các ngọn giả sơn là tẩm cung của hoàng đế.


Việc vua Quang Trung được tiếp ở Nhiệt Hà cũng có nhiều ý nghĩa, thêm vẻ tự nhiên, gần gũi không bị choáng lộn vì sự xa hoa, hùng vĩ của cung điện ở kinh đô vừa cho thấy vị khách quí là một trong những phiên vương hùng tài đại lược, thi hành đại lễ “bão kiến thỉnh an” ngụ ý nhà Thanh đã hàng phục được con mãnh sư của phương Nam.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 11 tháng 7 năm 1790 ( Âm lịch)

Quang Trung cùng các bồi thần gặp tuyên úy ti Mộc Bình (Kim Xuyên) là Giáp Lặc Tham Nạp hơn 30 người, em của Hàng Hòa Trác là Trác Lặc Tề,một hội 5 người tất cả ba phái đoàn cùng nhập cận (vào triều kiến vua, tiếng khiêm cung đời xưa).

Khi vào triều kiến hoàng đế, bất cứ ai cũng phải quỳ ba lần và rập đầu chín lần (tam quỵ, cửu khấu đầu). ( Chính vì không đồng ý làm lễ này mà phái đoàn của các nước Châu Âu bất bình với triều đình nhà Thanh gây ra nhiều vấn đề ngoại giao)

Chỉ riêng lễ Bão Kiến Thỉnh An, nhà vua bước xuống khỏi ngai vàng đi ra khỏi cung (hay lều) ôm lấy người khách (Bão kiến) để chứng tỏ sự ưu ái và quan thiết đồng thời thăm hỏi (Thỉnh an). Tục lệ này vốn dĩ là của người Mông Cổ khi Đại Hãn đón các đại tướng thắng trận trở về và cũng thông dụng trong các giống dân du mục quan ngoại TQ.

Nghi thức này được cải biến để thành một trọng lễ dành riêng cho khách quí trong trường hợp đặc biệt. Chính vua Càn Long trong bài dụ gửi vua Quang Trung khi nhà vua đến tỉnh Hồ Bắc cũng đã nói là “đại hoàng đế tiết thứ ban cho rất là ưu hậu, các nước phiên ở ngoài, từ thiên cổ cho đến bây giờ, chưa từng được như thế.

Quan ngự quyển của vua Càn Long là A Thắng Cảnh mời vào, vua Quang Trung cùng vua Càn Long làm lễ “Bão Kiến Thỉnh An” ( nguyên văn: 抱見請安), sau đó vua Thanh tặng Quang Trung thi chương, lại thưởng cho rất nhiều món khí ngoạn bằng vàng ngọc, mũ miện, đai đeo, áo bào và ngựa. Theo tờ biểu tạ ân, vua Quang Trung còn được ban “Kim Hoàng Thính Đái” (đai thắt lưng màu kim hoàng – chữ Hán: 金黃鞓帶), mũ “Bảo thạch đính tam nhãn hồng tước hoa linh lương” ( chữ Hán: 寶石頂三眼紅雀花鈴涼) và “Bảo đới Hoàng mã quải” (áo cánh ngắn màu vàng - chữ Hán: 寶帶黃馬褂).


Ngoài ra Quang TRung cũng được ân thưởng “Bảo thạch đính tam nhãn khổng tước linh vĩ mạo” (chữ Hán: 寶石頂三眼孔雀靈緯帽) và “Tứ đoạn Long bổ phục kim Hoàng mãng bào san hô triều châu” (chữ Hán: 四段龍補服金黃蟒袍珊琥朝珠).

Cụ thể các món đồ quý được ban cho Quang Trung như sau:

– Mãng bào: 5 cái
– Đai ngọc: 1 cái
– Ngựa: 1 con
– Cương màu vàng nạm vàng: 1 bộ
– Đai bằng vàng: 1 cái
– Mũ bằng vàng: 5 cái
– Tượng Phật bằng ngọc: 1 pho
– Ngọc như ý: 1 cái
– Bình nam châm: 1 cái
– Trà lá lớn nhỏ: 5 bình
– Trà bánh: 1 cái
– Bình ngửi: 2 cái
– Quạt: 2 cái
– Thơ vua làm: 1 bài
– Bạc: 1 vạn lượng

Đến ngày 17 tháng 7, lại thưởng thêm:

– Ngọc như ý: 1 cái
– Gấm: 2 tấm
– Chương nhung: 1 tấm
– Lụa mỏng (lăng): 3 tấm
– Bình Âu Tây: 2 cái
– Đĩa Âu Tây: 1 cái
– Đĩa gỗ mun: 1 cái
– Bình ngửi: 1 cái

Sáu người bồi thần nước ta mỗi người một tấm gấm đoạn, chương nhung một tấm, lụa hai tấm, chén mun một cái, bình ngửi một cái, đồ đánh lửa một bộ. Cũng ngày hôm đó, chánh phó sứ Miến Điện và các đầu mục mười người, mỗi người được một lọ thuốc ngửi bằng sứ, sáu người từ trên xuống dưới của nước Nam Chưởng (vùng Bắc Xiêm La) cũng mỗi người được một lọ ngửi bằng sứ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đời Thanh áo bào của hoàng đế và các đại thần đều thêu rồng, chia ra hai loại: Long Bào thêu rồng 5 móng, Mãng Bào thêu rồng 4 móng.

Theo điển lệ thì quan lại nhà Thanh tùy theo cấp bậc mà áo thêu rồng nhiều hay ít.

Tuy nhiên về sau rồng đều có thể năm móng, bất kể loại nào, chỉ khác nhau theo màu sắc. Vua Quang Trung trước đây đã được ban cho Mãng Bào có thể thêu rồng năm móng nhưng áo màu xanh. Vì là tước thân vương ông được ban cho đai màu kim hoàng.

Đến khi vào làm lễ xong, vua Càn Long đặc biệt ân thưởng “Kim Hoàng Mãng Bào”. Về màu sắc thì chỉ vua mới được mặc áo màu vàng sáng (minh hoàng), hoàng thái tử mặc giống như nhà vua nhưng màu vàng nhạt (hạnh hoàng), các hoàng tử mặc áo màu vàng kim (kim hoàng), nếu họ xa thì chỉ được mặc màu xanh hay xanh thẫm (trừ trường hợp đặc biệt được vua cho phép mặc áo màu kim hoàng). Theo sử thì tới cuối triều Càn Long, số thân vương được mặc áo màu kim hoàng rất hiếm.


Vua Quang Trung triều kiến ở Nhiệt Hà lại còn được ban cho Hoàng Mã Quải – một loại áo ngắn mặc bên ngoài. Xem ra vua Quang Trung được ban thưởng mọi thứ kể cả Mãng Bào, Hoàng Mã Quải, Kim Hoàng Thính Đ.ái, đến cương ngựa cũng màu vàng nên chính ông cũng tự cho rằng mình được coi như một người con của vua Càn Long.

Hoàng Mã Quải nhắc lại tổ tiên người Mãn Châu là dân du mục, áo ngắn để dễ di động trên lưng ngựa, màu vàng là màu của vua chúa nên ai được ban áo này là một đặc ân cho những người lập được võ công oanh liệt. Cuối đời Thanh, hai sĩ quan người Anh là F. T. Ward và C. G. Gordon chỉ huy Vạn Thắng Quân giúp triều đình chống lại loạn Thái Bình hồi thập niên 1860 cũng được đặc biệt ban cho Hoàng Mã Quải.


Cũng nhân dịp này, vua Càn Long phong cho Ngô Văn Sở hàng nhị phẩm, ban cho mũ chóp bằng san hô . Các bồi thần khác theo vua Quang Trung cũng được hàng tam phẩm . Tính theo cấp bậc của nhà Thanh, Ngô Văn Sở ngang hàng tổng binh, các quan khác ngang hàng tham tướng là những chức vụ khá lớn của nhà Thanh.

( Theo điển lệ nhà Thanh, nhất phẩm trên mũ gắn hồng bảo thạch, nhị phẩm gắn san hô, tam phẩm gắn lam bảo thạch, tứ phẩm gắn thanh kim thạch, ngũ phẩm gắn thủy tinh, lục phẩm gắn xà cừ, thất phẩm gắn chóp vàng, bát phẩm thêu hoa vàng (âm văn), cửu phẩm thêu hoa vàng (dương văn)

Thật thương thay cho vua Lê Chiêu Thống, vì ông cũng được nhà Thanh phong hàm Tam Phẩm...
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,872
Động cơ
523,532 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Ngày 29 tháng 3 năm 1790 ( Âm lịch)
Nguyễn Huệ thống lĩnh phái đoàn nước ta từ Nghệ An lên đường, mang theo con thứ là Nguyễn Quang Thùy, cùng các bầy tôi là Ngô Văn Sở, Đặng Văn, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lộc, Đỗ Văn Công … và cả một đoàn nhạc công, cả thảy 150 người.
Đến khoảng 8 giờ, vua Nam cùng con trai và quan viên văn võ tiến qua cửa ải, vào Chiêu Đức Đài. Trên đường đi, Nguyễn Quang Thuỳ có lẽ vì nhỏ tuổi nên bị bệnh, vua Quang Trung liền phái Đặng Văn Chân và cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu là Phạm Công Trị cùng hơn 30 tùy tòng đưa trở về Thăng Long.
Trước đó khi nghe tin vua Quang Trung đem con trai theo, vua Càn Long tưởng là con cả nên phong Nguyễn Quang Thuỳ làm thế tử, lại ban cho ngọc như ý và nhiều quà tặng khác. Tuy nhiên, vì Nguyễn Quang Thuỳ chỉ là con thứ, con trưởng là Nguyễn Quang Toản còn ở trong nước nên đến ngày 2 tháng 6 năm đó, vua Càn Long lại cải sắc, phong Nguyễn Quang Toản làm thế tử.
Giả thiết Quang Trung giả cho rằng vua Quang Trung có 2 phương án, 1 là đưa Phạm Công Trị đóng giả mình, nếu bị lộ tẩy sẽ lấy danh thực là Phạm Công Trị phò tá công tử lớn Quang Thùy còn mình cáo ốm quay về, chính vì vậy ông cố ý để Quang Thùy nhận phong chức Thế tử của nhà Thanh mà không cải chính ngay !
Nhưng có lẽ vua Quang Trung thấy nhà Thanh thực sự muốn hòa nên đã cho Quang Thùy và Công Trị quay về lo giữ nhà với Quang Toản còn đích thân mình đi !

Có thuyết cho rằng việc ông phong Quang Toản làm Thế tử trước đó nhưng không thông báo với nhà Thanh cũng bởi cả ông và Quang Thùy trên danh nghĩa hay thực tế sẽ có lúc không có mặt tại kinh đô . Sau này ông chưa kịp thay đổi lại thì đột ngột qua đời !
 
Chỉnh sửa cuối:

bui.nam96

Xe buýt
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
529
Động cơ
378,830 Mã lực
Bọn tàu khựa thâm hiểm lắm, có thể vua Quang Trung bị trúng độc bởi cái áo bào này.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Tướng đánh trận chứ có phải con gái Miền Tây đâu, sang đấy không giết chóc thì sang massage hả cụ.:))
Chặt đầu bêu cọc trên suốt 10 dặm vào thành Viển Chăn cụ ạ.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Quang Thùy xông pha trận mạc lại không được lập, đưa cái thằng Cảnh thịnh Quang Toản ngu dốt lên, báo hại.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,872
Động cơ
523,532 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Quang Thùy xông pha trận mạc lại không được lập, đưa cái thằng Cảnh thịnh Quang Toản ngu dốt lên, báo hại.
Có thuyết cho rằng việc ông phong Quang Toản làm Thế tử là dự tính cho lúc sang TQ không có mặt tại kinh đô . Sau này ông chưa kịp thay đổi lại thì đột ngột qua đời !
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Bọn tàu khựa thâm hiểm lắm, có thể vua Quang Trung bị trúng độc bởi cái áo bào này.
Nói vậy thì cụ không biết vị vua Càn Long này rồi. Ông được xem như một vị vua rất anh minh trong lịch sử PKTQ, một vị vua văn võ song toàn. Ông có sở thích đặc biệt về binh pháp cũng như võ học. Ông rất ưu ái những vị tướng tài và vua Quang Trung là một trong số đó. Với phương châm tư tưởng được truyền từ đời cha ông "Mãn Hán một nhà", ông muốn đi xa hơn khi có sự ưu ái đặc biệt với một vị vương của xứ An Nam. Bởi thế, dù vua Quang Trung đã đánh bại đại quân do đích thân Càn Long xuống chỉ thảo phạt nhưng ông không hề tức giận mà trái lại, trước thái độ qui phục của Quang Trung ông nhanh chóng chấp thuận như sợ bị vuột mất một món bảo vật vậy. Các đời vương nước ta mấy ai có được cái vinh dự ấy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quang Thùy xông pha trận mạc lại không được lập, đưa cái thằng Cảnh thịnh Quang Toản ngu dốt lên, báo hại.
Cụ nói đúng, sau này em sẽ post như việc làm ngu xuẩn và tàn ác của Cảnh Thịnh dẫn đến nhà Tây Sơn sụp đổ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 20 tháng 7 năm 1790. (Âm lịch)


Nhà Thanh tổ chức tiếp đãi các phái đoàn phiên thuộc trong đó có cả phái đoàn nước ta tại một đồng cỏ rộng lớn được tổ chức và sắp xếp theo lối du mục cổ truyền của các dân tộc Mông, Mãn. Nơi đón tiếp ở tại một khu đại công viên có tên là Vạn Thụ Viên ( chữ Hán:萬樹園).

Không rõ phía TQ đón các phái đoàn đến ra sao, vì người Âu không dự cuộc tiếp đãi này, tuy nhiên, họ có quan sát và ghi lại:

"Nghi lễ nhà Thanh bắt chúng tôi phải chờ đợi Hoàng đế ít ra cũng vài tiếng đồng hồ còn hầu hết các quan thì phải ngủ ở trong lều ở ngoài cung.

Lều của người Tartar tròn hình vòm không được dựng bằng cột mà bằng tre đan với nhau một cách khéo léo bao phủ bằng nỉ dày. Một trong những lều đó to và cao hơn những cái khác, phủ bằng thảm màu vàng, treo đèn kết hoa trong đó có ngai vàng của Hoàng đế.
Đại lễ quan trọng nhất trong năm sẽ được thi hành trong căn lều này. Có những lều sửa soạn chờ nhà vua tới nhưng cũng có lều để dùng làm nơi ông ta tế lễ. Ở Nhiệt Hà , Càn Long trở thành đại hãn của người Tartar Mãn Châu, ông không tiếp khách trong cung điện mà ở trong doanh trại…


Những người Anh có dịp nhìn qua triều đình, tất cả triều đình tụ họp ăn mừng sinh nhật của Hoàng đế. Tất cả các thân vương đều có mặt, một số tổng đốc, tuần phủ, và khoảng chừng năm sáu trăm quan lại đủ các cấp, đi cùng với thuộc liêu. Ngoài ra còn binh lính, ca kỹ và nhạc công. Mấy nghìn người tất cả đều chờ đợi sự xuất hiện của bậc chí tôn cùng với mặt trời mọc.


Thế nhưng những người Anh không phải là người ngoại quốc duy nhất. Họ chỉ cho chúng tôi những sứ thần khác màu da sẫm hơn, hôm đó cũng đến để triều kiến Hoàng đế. Họ đội khăn quấn, đi chân không, miệng nhai trầu bỏm bẻm.Người Tàu không mấy giỏi về địa lý, họ ngập ngừng mãi và sau cũng chỉ nói cho chúng tôi biết tên vùng đất những phái đoàn đó bằng tiếng Trung Hoa mà chúng tôi đoán chừng là Miến Điện.


Hoá ra những người đó không phải sứ thần mà chỉ là những phu phen mang các đồ tiến cống đến chúc mừng sinh nhật hoàng đế, thành ra người Trung Hoa cũng chẳng biết chắc là họ từ đâu đến.


Chừng nửa giờ sau khi mặt trời mọc, một kỵ sĩ đi tới. Tất cả mọi người vội xếp lại thành hàng, đám đông lặng như tờ. Tiếng đàn trống từ xa vọng lại và chúng tôi nhận thấy trên khuôn mặt mọi người dường như đang đón chờ một sự phi thường nào đó xảy ra…
Một số đại thần, mặc triều phục màu vàng, cưỡi trên những con ngựa toàn thân trắng như tuyết đến trước. Họ xuống ngựa xếp thành một hàng gần cái lều lớn. Ngay sau họ là các nhạc công và vệ binh. Sau cùng là hoàng đế ngồi trên kiệu trần do mười sáu người mặc màu vàng khiêng. Theo sau là các quan thượng thư và đại thần.


Khi hoàng đế đi ngang qua nơi các quan đứng, mọi người đều quì xuống, liên tiếp rập đầu tận đất. Những người Anh quì một gối. (người Âu châu cho rằng họ triều kiến nhà vua bằng một chân và chỉ quì hai chân trước thượng đế)


Nhà vua vào trong lều, các thân vương theo sau, kế đó là các đại thần và sau cùng mới tới các phiên thuộc…


Vào trong lều rồi, vua Càn Long lên ngồi trên ngai đặt trên một cái bệ. Theo điển lệ nhà Thanh, nhà vua ở tận cùng phía bắc ngay chính giữa, ngồi quay mặt về hướng nam. Các quan và phiên vương, thuộc hạ đứng xếp hàng hai bên theo thứ bậc, bên trái dành cho quan văn, bên phải dành cho quan võ và người trong bát kỳ. Các phiên vương hay sứ thần được xếp ngay dưới bệ phía dưới hàng của võ quan. Các nhạc công đứng ở ngay trước mặt nhà vua tấu đủ mọi loại nhạc khúc.


Mọi người – dù là phiên vương hay sứ thần – cũng đều mặc triều phục theo nước đó. Lần lượt từng người một lên khấu đầu, nếu vua Càn Long “phủ dụ” thì có thông ngôn phiên dịch. Sau khi trả lời xong, lại phải khấu đầu tạ ơn trước khi lui về chỗ. Tất cả mọi việc đều có lễ tân đưa đi và dẫn về."


Tuy nhiên, có lẽ người Anh sau chuyến đi có ác cảm với nhà Thanh nên thường không miêu tả một cách trung thực.

Ở Nhiệt Hà phái đoàn Anh lại không có mặt họa sĩ William Alexander nên một số bức tranh ông vẽ lại theo lời tường thuật của người khác, kể cả chân dung vua Càn Long không phù hợp với thực tế. Chẳng hạn như phu khiêng kiệu cho hoàng đế không thể nào mặc áo màu vàng (màu của vua chúa) mà phải là màu đỏ. So sánh với những bức tranh của Jean Denis Attiret (1702-1780), Giuseppe Castiglione (1688-1766) và Ignanatius Sichebart (1708-1780) thì khung cảnh những buổi lễ của nhà Thanh vĩ đại và xa hoa hơn nhiều.

........

"
Khu đất được dùng để tổ chức buổi lễ được bao quanh bằng một hàng rào căng vải dày màu vàng. Bên ngoài hàng rào là một số lều nhỏ để cho các đầu bếp kỹ lưỡng chuẩn bị đồ ăn. Thức ăn được đựng bằng những đĩa đồng đặt trên bàn nhỏ màu đỏ, sẵn sàng được bưng vào theo hai cái cửa của hàng rào.

Những cửa đó có thêm thị vệ canh gác, còn chung quanh thì cũng có thị vệ xếp hàng cách đều nhau. Bên trong hàng rào mọi việc đều dự bị sẵn. Ngay chính giữa khu đại tiệc là một cái lều vòm trắng thật lớn làm theo hình Yurt của người Mông Cổ, bên trong có đặt ngai vàng. Bàn ăn của những tân khách quan trọng nhất cũng để trong lều đó, còn những khách không quan trọng thì để trên chiếu ở ngoài lều.


Món thứ nhất của thức ăn lạnh đã sẵn sàng. Các nhạc công mặc áo đỏ xếp ở hai bên căn lều. Chúng tôi thấy có khánh bằng đá và chuông, các loại trống, các loại kèn sáo và đàn mà các nhạc công tấu hai khúc: một khúc khihoàng đế ngồi xuống và một khúc khi ngài đứng lên.


Ngay sau cái đài cao dựng ở sân trước (dành cho các người biểu diễn nhào lộn) có một tấm trướng màu vàng bên trong đặt kỷ trên là những bình và chén quí giá đựng rượu dùng cho buổi lễ. Ở bên phải, dưới một tấm trướng khác là 14 cái bàn trên đặt những quà tặng mà nhà vua sẽ ban cho khách như lụa là, ngọc khí, đồ sứ, đồ thủy tinh …
Quan khách đứng xếp thành hàng, quì xuống để đón nhà vua ( Theo lễ tục nhà Thanh, khi đón hoàng đế ngay cả Thái Hậu (mẹ vua) cũng phải quì) . Bên phải của lều có nhiều nhóm lạt ma mặc đồ vàng và đỏ, giáo phái Áo Vàng, thuộc Phật giáo Tây Tạng mà nhiều người Mông Cổ theo.


Tám mươi bốn quan đại thần Mãn và Hán cộng thêm một số người trong hoàng tộc – có phù hiệu hình tròn – quì dọc hai bên đường và hai hàng đầu của đám tân khách, tất cả xếp thành một đội hình vuông. Hàng thứ ba là các đại diện của người Mông Cổ, được mặc quan phục nhà Thanh cũng với phù hiệu nên chỉ khác những người ở hàng đầu là họ có đeo bông tai kiểu bản xứ.


Ba đầu mục quan trọng nhất của họ quì ở bên phải của đội hình được mang phù hiệu hình tròn thêu rồng vì đã được ban tước vương. Đằng sau họ là năm dãy khác gồm những quan chức thấp hơn.


Sau cùng ở phía trái là đoàn tùy tòng của vua Cao Tông. Hoàng đế ngồi trên một kiệu trần do 16 người phu mặc áo đỏ, chung quanh và đằng trước là các quan chức cao cấp, theo sau là thị vệ cầm cung tên …


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo các tài liệu của TQ, thì:

Vua Quang Trung mặc Mãng Bào tước Vương theo triều phục nhà Thanh, mang đai vàng, khoác áo ngắn màu vàng (Hoàng Mã Quải).

Ngô Văn Sở mặc triều phục Nhị phẩm, một số người khác mặc triều phục tam phẩm. Những áo mũ này nhà Thanh đã may sẵn và ban cho sứ bộ nước ta mấy ngày trước, nay đem ra mặc.

Các quan khác của ta bận triều phục nước Nam. Sau đó các phái đoàn được thết yến ở Đạm Bạc Kính Thành Điện.

Ngày 24 tháng 7 năm 1790. ( Âm lịch)

Vua Càn Long về cung, các sứ thần trong đó có cả sứ đoàn Đại Việt cũng đi theo.

Ngày 1 tháng 8 1790

Tại vườn Viên Minh nhà vua lại đãi tiệc ở Đồng Lạc Viên (chữ Hán: 同樂園) sau đó được xem hát bội, buổi tối lại có bắn pháo bông (hoa) ( có lẽ phái đoàn được xem hỏa thụ chữ Hán:火樹 mà các giáo sĩ ghi chú là “chưa tra thấy điển hai chữ Hỏa Thụ, nhưng có lẽ như cây bông ở nước ta vẫn thường đốt”. Đời Thanh kỹ thuật khoa học Âu Tây được các giáo sĩ đem vào Trung Hoa, phối hợp với kỹ thuật cổ truyền bản địa để hình thành một số công trình mới trong đó có pháo bông thành hình cây, khi đốt cháy tung toé ra bốn phía, vòi nước phun lên trời … và một số cung điện theo lối Ý)

Đây là những buổi tiếp tiền sinh nhật dành cho thành phần khách vinh dự nhất của nhà vua trước khi đại lễ chính thức ở Yên Kinh. Đặc biệt nhất, trong các bữa tiệc, vua Quang Trung được xếp gần ngay bên vua Càn Long, có thể nói rằng cực kỳ vinh sủng, so với đời Minh thì hậu đãi hơn nhiều.

Từ ngày 2 đến 11 tháng 8, lần lượt từng phái đoàn tới chúc thọ vua Càn Long. Vua Thanh trong dịp này cũng viết một bài thơ tặng cho vua Quang Trung:


CHữ Hán:

瀛藩入祝值時巡
初見渾如舊識親
伊古未聞來象國
勝朝往事鄙金人
九經柔遠祗重驛
嘉會於今勉體仁
武偃文修順天道
大清祚永萬千春

Bản dịch của cụ Hoàng Văn Hoè:

Vào chầu vừa gặp buổi thời tuần
Mới thấy mà như kẻ vẫn thân
Thuở trước có đâu chầu Tượng quốc
Đời xưa đáng bỉ việc kim nhân
Kẻ xa không quản bao đường trạm
Hội tốt từ nay gắng việc nhân
Nghỉ võ sửa văn là phải lối
Nhà Thanh lâu mãi vạn nghìn xuân



Vua Quang Trung có sai Phan Huy Ích làm thơ họa lại như sau:

上塞恭瞻玉輅巡
傾葵一念效尊親
波澄桂海遵候度
日暖蓂階見聖人
萬里梯航歸有極
九天雨露沐同仁
乾行景仰無彊壽
普率胥陶帝世春


Bản dịch của cụ Hoàng Văn Hòe

Triều cận vừa khi ngọc lệ tuần
Một lòng quì hoặc gắng tôn thân
Sóng êm bể quế theo hầu độ
Trời ấm thềm minh thấy thánh nhân
Muôn dặm thang buồm về hữu cực
Chín từng mưa móc khắp điều nhân
Quẻ kiền nguyện chúc muôn năm thọ
Góc bể chân trời một cảnh xuân


Vua Càn Long cũng gọi Phan Huy Ích và Vũ Huy Phác đến, tự tay rót ban cho mỗi người một chén rượu. Sau đó phái đoàn được đi thăm Tử Quang Các và được xem thơ văn của vua Càn Long ngự chế trong đó.
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,978
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top