[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ xem lại đoạn dịch này với ạ !
Có phải ý nó là :
"Các người sẽ thấy rằng Trẫm chỉ đánh một trận là Bình Khang, Nha Trang, những mảnh xương tàn của cái thây ma Gia Định, cũng như Phú Yên (đã từng là trung tâm chiến trường) và suốt một dải từ Bình Thuận vào tới Chân Lạp sẽ tức khắc được thu phục."

- Nếu nói các thây vua Gia Định thì Gia Định lúc đó mới chỉ có 1 vua là Nguyễn Ánh, theo em câu này hàm ý coi Nguyễn Ánh chỉ như cái xác chết ở Gia Định - cái thây ma Gia Định !
Vâng, em xem lại đoạn văn trên rồi cụ ạ, có sự lầm lẫn giữa số ít và số nhiều trong nguyên văn, cảm ơn cụ đã nhắc, đoạn trên đúng là:

"Các người sẽ thấy rằng Trẫm chỉ đánh một trận là Bình Khang, Nha Trang, những mảnh xương tàn của cái thây ma Gia Định, cũng như Phú Yên (đã từng là trung tâm chiến trường) và suốt một dải từ Bình Thuận vào tới Chân Lạp sẽ tức khắc được thu phục."
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Trích bức thư của Bá Đa Lộc, phân trần và đổ lỗi cho Nguyễn Ánh, khi chuẩn bị kế hoạch thoát thân khỏi chiến dịch bình định cuối cùng mà Nguyễn Huệ bỏ dở !
Cụ Đốc xác nhận xem có đúng không ạ ;))

"... Nhà vua (NA) đã không biết lợi dụng cơ hội mà ông ta có được để đánh bại kẻ thù,(TS) mà lại để chúng có thì giờ phục hồi và chúng cũng thấy rõ tất cả những đồn đại về việc người Âu đến giúp chỉ là lời hứa. Ông ta (NA) đã bắt dân đóng thuế và làm lao dịch nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến.Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng quyết đến tấn công, thì nhà vua (NA) khó có thể chống lại được.

Tôi không cần nói, ông cũng có thể thấy trước, điều gì sẽ xẩy ra nếu nhà vua lại bị bắt buộc bỏ xứ chạy lần nữa. Và quân Tây Sơn sẽ kịch liệt báo thù như thế nào lên đầu giáo dân và giáo sĩ, nếu tôi cứ khăng khăng ở lại đây đến phút chót? Ngược lại, nếu tôi bỏ đi trước khi cuộc chiến xẩy ra, tất cả người Pháp đều sẽ đi theo tôi, tôi thấy đó là cách thức làm cho Tây Sơn nguôi giận, và rồi họ sẽ công nhận hành động của tôi. Tất cả lo lắng của tôi, đúng hơn, lo lắng lớn nhất của tôi luôn luôn là làm sao nhà vua chấp nhận cho tôi rút lui, ít nhất trong một thời gian. Tôi muốn đi Macao, Manille, ngay cả qua Xiêm, để đợi qua biến cố, rồi sẵn sàng để trở về hội truyền giáo sau, hay là có thể giúp đỡ hội bằng bất cứ cách nào, nhưng tôi không thể nói thẳng với ông Hoàng, sợ làm phật lòng ông ấy, và như vậy sẽ gây mối hại lớn nhất cho hội truyền giáo, trong trường hợp ông ta thắng trận. Con đường duy nhất mà tôi có thể chọn và tôi đã làm là xin với ông ấy cho trở lại Pháp để thu xếp công việc. Nhà vua cho phép rất dễ dàng bởi vì, ông đã được những người Bồ cho biết tin về Cách mạng Pháp, và ông hiểu tại sao tôi bắt buộc phải quay về. Nhưng điều làm cho ông ấy dứt khoát quyết định, chính là vì ông muốn gửi một chiếc tầu đi mua những thứ ông cần, và việc này ông không thể làm nếu không có sự ưng thuận của triều đình. Do đó, dường như họ quyết định tôi được phép đi vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, trên chiếc tầu đồng mà vua vừa mua của ông Gombra. Tầu này chạy tốt, sẽ trở lại đây trong vòng 18 tháng. Trong mọi trường hợp, tôi rất muốn trở lại đây để không mất những mối liên lạc với đất nước này và để chết với thánh giá trên tay, nếu được Thượng đế an bài. Mặc dù tôi hết sức mong muốn, nhưng tôi vẫn có thể gặp nhiều khó khăn lớn; dầu sao chăng nữa, tôi cố gắng chỉ làm những điều mà tôi tin rằng tốt cho hội truyền giáo ...

Tôi để ông Liot ở lại cai quản hội truyền giáo ...

Tôi sẽ tấn phong cho ba tu sĩ, hoặc có thể bốn. Tôi cho rằng, điều bất cẩn là nếu gửi giáo sĩ đến đây mà chưa biết rõ việc gì sẽ xẩy ra từ đây đến tháng ba sang năm
. Tôi rất sợ không đi kịp trước khi tai họa xẩy ra cho nhà vua, nếu có sự ấy."
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhân cụ Nokfev nhắc, khi đọc nguyên văn những bức thư do chính tay Nguyễn Ánh viết cho các giáo sĩ, sĩ quan Pháp, Bá Đa Lộc, dù Ánh dùng chữ Nôm ( tức tiếng Việt) song tiếng của ông dùng là thứ tiếng Việt cổ, lại pha nhiều giọng Nam, nên ngay bây giờ có post lên đây, đa số các cụ sẽ không hiểu được nhiều, cho dù là chính người Việt viết.

Em sẽ cố gắng theo cách, sẽ để nguyên văn thư của Nguyễn ÁNh, sau đó dịch lại bằng ngôn ngữ tiếng Việt hiện tại, mong các cụ đóng góp thêm nếu có gì sai.

Đây là nguyên văn bức thư nổi tiếng của Nguyễn Ánh, đề Cảnh Hưng năm thứ 45, tháng 12, ngày 15 tức ngày 25 tháng 1 năm 1785, ngay sau khi quân Xiêm sang xâm lược nước ta, Ánh thấy chúng tàn bạo quá nên đã không tham chiến cùng.

Nguyên văn chữ Nôm:

Tờ vu Thầy Cai trường tâm chúc:
Từ Thầy theo Ta mà trở về thì Ta cùng Xiêm binh tựu tại Mân Thiết hạnh công Tây tặc, thủ thắng tàu 1 chiếc, hải đạo 5 chiếc. Nhẩn ngày sau trực tấn xứ Lạch, nay thì Xiêm binh đại tứ lỗ lược, dâm nhơn phụ nữ, lược nhơn tài vật, túng sát bất dung lão thiếu. Vậy nên Tây tặc binh thế nhựt thạnh, Xiêm binh thế nhựt suy, cớ ấy qua tháng chạp ngày mùng 8 vừa thất lợi, các giai hội tản. Lại ngày bị đại phong thì các ghe ngoài cồn an đổ như cố. Đến tháng mười một bữa rằm thì ông Cả đã giá hải nhi hành. Như nay Ta phản bộ hành tại Cồn Khơi, vậy sai quan Tham tướng đệ tờ trình tấu Nhị vương sự cớ, lại có sai thầy cả Minh tùng sự vào đó, phải đạt phiến tờ ngõ tường âm tín. Như cơ thường, biến dường nào thì thầy Minh tựu đó sự cơ hiệp liệu cùng theo. Bằng có ghe, phiền tu đưa thầy Minh trở về khải tấu ngỏ tường hư thiệt cơ yếu Xiêm tình. Trí ý. Nay tờ.

Cảnh Hưng năm thứ 45, tháng 12, ngày 15.


Muốn dịch được thư này, trước hết phải hiểu Ánh đang nói đến vấn đề gì, rồi từ Âm Lịch đổi sang Dương Lịch xem sự kiện gì gắn với Ánh, và, hiểu được tên người mà Ánh đề cập

Có 7 vấn đề cần chú ý trong thư:

1. Mân Thiết là phiên âm Nôm của tên một ấp, một con rạch quen gọi là Mang Thít trong quận Minh Đức, tỉnh Vĩnh Long hiện tại.

2. Xứ Lạch là địa điểm còn lại ở tên quận Chợ Lách, tỉnh Vĩnh Long.

3. "nay thì Xiêm binh đại tứ lỗ lược, dâm nhơn phụ nữ, lược nhơn tài vật, túng sát bất dung lão thiếu" tạm dịch là “ bây giờ thì quân Xiêm tha hồ cướp bóc, hiếp phụ nữ, lấy của người, giết bừa không chừa già trẻ”.

4. tháng chạp ngày mùng 8 đổi ra Dương lịch là ngày 18-1-1785.

5. Đến tháng mười một bữa rằm nếu đổi ra Dương lịch là ngày 26-12-1784.

Có lẽ giáo sĩ đọc thiếu chữ “một” thành “tháng mười bữa rằm” chuyển qua dương lịch là 27-11-1784 (không hiểu sao lại ghi ngày 25-11-1784?).

Ông Cả : Bá Đa Lộc

Giá hải nhi hành: Đưa hoàng tử Cảnh đi cầu viện bằng đường biển

Từ thời điểm này, so với ngày Bá Đa Lộc đến Malacca 19-12-1784 (thư ở Pondichéry ngày 20-3-1785) để tính chuyến hành trình là 24 ngày. Thực ra có phải ngày rằm tháng 11 Giáp Thìn là ngày Cảnh từ giã Ánh đi cầu viện không? chắc chắn là không vì khởi hành 26-12 mà sao 19-12 tới Malacca? Thư Lộc kể trên có nhắc chuyện gặp Ánh vào tháng 12 ở cù lao Thổ Châu khi Ánh bỏ quân Xiêm, trao Cảnh cho Lộc, để mình lại theo quân Xiêm đến đón ở Coal (Réam, Trũng Kè). Như vậy, ngày Cảnh đi, Ánh có mặt. Ngày “ông Cả giá hải nhi hành” này chắc là ngày rời Malacca vì Lộc cho biết toán đi cầu viện đến Pondichéry khoảng cuối tháng 2-1785 và mặt khác, hồi đó vẫn gọi vùng Ấn thuộc Pháp là Tiểu Tây Dương quốc.

6. “An đổ như cố”: bình an như cũ.

7." vậy sai quan Tham tướng đệ tờ trình tấu Nhị vương sự cớ" ý nói đến việc Sứ đi Xiêm gồm Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) và Cai đội Trung.

Ánh có viết nhiều thư, bày tỏ nhiều chuyện, và qua những thư này nói lên phần nào con người Ánh, những âm mưu thâm hiểm, 1 diễn viên đại tài, sau này Minh Mạng sợ lôi thôi lộ chuyện Ánh từng (giả vờ) theo Đạo nên dỗ dành các giáo sĩ nộp lại để " xem công đức Tiên Vương nếm mật nằm gai ra sao" các giáo sĩ đem nộp gần hết, Mạng chỉ chờ có thế, đem các giáo sĩ ra giết thảm và đốt hết các thư này.

Hiện còn lại khoảng hơn 10 thư của Ánh.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trích bức thư của Bá Đa Lộc, phân trần và đổ lỗi cho Nguyễn Ánh, khi chuẩn bị kế hoạch thoát thân khỏi chiến dịch bình định cuối cùng mà Nguyễn Huệ bỏ dở !
Cụ Đốc xác nhận xem có đúng không ạ ;))

."
Mai em kiểm tra lại
 

Camepro

Xe tải
Biển số
OF-157208
Ngày cấp bằng
18/9/12
Số km
464
Động cơ
357,538 Mã lực
Hóng thớt này của cụ mãi :-bd

Em xin phép làm căn mặt tiền bán trà đá kiếm ít Quang Trung ạ ;))



Trong lúc bàn loạn " " nổi nóng thì qua phố Nguyễn Quang Bích gặp em cho hạ hỏa nhá :))

Nhìn không thôi đã thấy ngọt nước rồi cụ ạ
 

vien phuong

Xe buýt
Biển số
OF-335938
Ngày cấp bằng
23/9/14
Số km
559
Động cơ
283,771 Mã lực
Vụ này nếu có thật thì cũng là việc tốt, chứ nếu không thì bây giờ nước ta cũng bị tàu khựa nắm chặt như Thái lan và cambod rồi.
Bác bị nhiễm nặng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi rồi. Số người Hoa bị giết tại Cù lao phố hồi đó thấm tháp gì so với số người Hoa Sài Gòn Gòn - Chợ Lớn ra đi sau 1975.
 

bui.nam96

Xe tải
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
414
Động cơ
378,830 Mã lực
4. tháng chạp ngày mùng 8 đổi ra Dương lịch là ngày 18-1-1785.

5. Đến tháng mười một bữa rằm nếu đổi ra Dương lịch là ngày 26-12-1784.

Có lẽ giáo sĩ đọc thiếu chữ “một” thành “tháng mười bữa rằm” chuyển qua dương lịch là 27-11-1784 (không hiểu sao lại ghi ngày 25-11-1784?).

Ông Cả : Bá Đa Lộc

Hiện còn lại khoảng hơn 10 thư của Ánh.
Có lẽ cụ nhầm chỗ này, người xưa dùng chữ "Một" để chỉ tháng 11, tên các tháng là "Giêng, hai, ba, tư, năm, sáu ,bảy, tám, chín, mười, một, chạp".
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
3,836
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Có lẽ cụ nhầm chỗ này, người xưa dùng chữ "Một" để chỉ tháng 11, tên các tháng là "Giêng, hai, ba, tư, năm, sáu ,bảy, tám, chín, mười, một, chạp".
Giờ quê em, trấn Kinh Bắc xưa các cao niên vưỡn dùng cách nói này! :P
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Ánh có viết nhiều thư, bày tỏ nhiều chuyện, và qua những thư này nói lên phần nào con người Ánh, những âm mưu thâm hiểm, 1 diễn viên đại tài, sau này Minh Mạng sợ lôi thôi lộ chuyện Ánh từng (giả vờ) theo Đạo nên dỗ dành các giáo sĩ nộp lại để " xem công đức Tiên Vương nếm mật nằm gai ra sao" các giáo sĩ đem nộp gần hết, Mạng chỉ chờ có thế, đem các giáo sĩ ra giết thảm và đốt hết các thư này.

Hiện còn lại khoảng hơn 10 thư của Ánh.
Cụ đốc có thể cho em xin 1 số dữ liệu về cái đoạn bôi đậm được không ạ ? Vì đoạn này khá mới, nhiều thư tịch, sử sách không đề cập đến chuyện này.
Vua Gia Long Nguyễn Ánh
Nói một câu rất hay
Về đạo Cơ Đốc Giáo.
Đại khái ý thế này:

Đạo Cơ Đốc rất tốt,
Rất hợp với lòng ta.
Nhưng ta không theo được,
Vì một lẽ, đó là

Theo đạo này, thật tiếc,
Chỉ một vợ một chồng.
Ta thì muốn hơn thế,
Dẫu ta nói thực lòng,

Rằng cai trị một nước
Dễ, đơn giản hơn nhiều
So với việc quản lý
Mấy bà vợ ta yêu. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ đốc có thể cho em xin 1 số dữ liệu về cái đoạn bôi đậm được không ạ ? Vì đoạn này khá mới, nhiều thư tịch, sử sách không đề cập đến chuyện này.
Vua Gia Long Nguyễn Ánh
Nói một câu rất hay
Về đạo Cơ Đốc Giáo.
Đại khái ý thế này:

Đạo Cơ Đốc rất tốt,
Rất hợp với lòng ta.
Nhưng ta không theo được,
Vì một lẽ, đó là

Theo đạo này, thật tiếc,
Chỉ một vợ một chồng.
Ta thì muốn hơn thế,
Dẫu ta nói thực lòng,

Rằng cai trị một nước
Dễ, đơn giản hơn nhiều
So với việc quản lý
Mấy bà vợ ta yêu. :D

Đây là bức thư của Ánh, đề ngày 4 tháng 11 năm 1786 gửi cho Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh viết bằng chữ Nôm, sau đó giáo sĩ Cadière dịch sang tiếng La-tin và tiếng Pháp, trong đó có đoạn Ánh vờ nhận mình là theo Đạo Thiên Chúa để dễ bề xin cầu viện binh oánh Tây Sơn. Bản dịch Pháp văn mà Ánh bàn với giáo sĩ Cadière nói rõ điều đó hơn bản Nôm.


Chỉ dụ Bá-đa-lộc Giám-mục Thượng sư khâm tri:

Tự Tôn sư thừa thọ ủy ký quốc gia trọng nhiệm, đảnh lực viễn hành, các phân Nam Bắc chí tư, Quả nhân thường vọng phong hoài tưởng hữu nhược cơ khát. Tiền niên lục nguyệt đáo kỳ, tuyệt vô âm tín, sử bỉ hoài ưu muộn nan kham. Chẳng ngờ đến năm nay ngày 30 tháng 8 mới thấy Bảo-lộc sư cùng Khiêm Quang hầu, Long Chính hầu giao biểu cho Quý Ngọc hầu tương hồi trình tấu tự sự; nga văn nhược thất, thủy tri quốc tộ do tồn. Nguyễn gia hồng phúc lại tôn sư cửu đảnh vãn hồi, chí tình ủy khúc, cựu lực điều tể ngọc thành kỳ mỹ. Thử cao hậu chi ân ngũ nội minh khắc, một xỉ nan vong, nên đã lăm quyết như lời bẩm cáo, dự bị giá hành. Thùy tri nhơn nguyệt như thử, thiên ý vị nhiên. Vì tháng 9 ngày mùng 2 tàu An-tôn-nỗi bỗng đâu vừa tới có phụng tờ Hoàng hậu Bút-tu-kê một phong, lại tờ quan Cai thành Cô-á dâng Quả nhân rằng đã sẵn binh đóng tại Cô-á, chiến tàu 56 chiếc, nên cho sang rước Quả nhân. Cũng có tờ cho Xiêm vương hai phong cùng lễ vật trung tiểu bính nhị thập khẩu với Tây dương tế bố nhất bách thất khác chi lễ tạ Xiêm vương, xin rước Quả nhân về thành Cô-á đặng phấn lữ tiễu trừ Tây tặc. Nhưng mà việc đã ủy nãi Thượng sư, đâu khứng tư tình viện cầu tha quốc, phải uyển ngôn từ tạ đoàn ấy mà thôi. Nhơn vì cớ ấy, Xiêm vương hóa sự sanh nghi e Ta theo tàu ấy, hằng ngày cho người do thám nên nỗi khổ lòng liệu lý. Như trong thập nguyệt khởi trình cứ lời chủ tàu Li-xi-ri khắc ước lẽ còn chưa tiện. Phải chờ tàu An-tôn-nỗi lui khỏi cho Xiêm vương giản bớt lòng nghi, khi ấy liệu toan mới tiện. Nên phải sai Quý Ngọc hầu tựu tại Thổ Châu phân cùng các chủ tàu mà cầm Bảo-lộc-sư lại cùng xin một tên hoa tiêu và súng các vật để lại. Sau vài tháng Quả nhân sẽ theo mà tàu được về trước đệ tờ cho Thượng sư cùng quan Cai thành được hay. Còn Thiếu quân ấu tử thì phó mặc lượng Thượng sư định liệu nỗi ở nỗi về, làm sao cho đẹp ý Thầy thì Quả nhân cũng đẹp. Bằng vua Đại Tây có tình đoái hoài đến tiểu bang cho binh giúp Quả nhân thì Thượng sư gắng mà về thì phân ưu mới được. Sự tu cẩn thận, vật khả từ lao. Tư dụ.

Cảnh Hưng năm thứ 47, tháng 9, ngày 14


Chú thích:

1. "Tự Tôn sư thừa thọ ủy ký quốc gia trọng nhiệm, đảnh lực viễn hành, các phân Nam Bắc chí tư, Quả nhân thường vọng phong hoài tưởng hữu nhược cơ khát. Tiền niên lục nguyệt đáo kỳ, tuyệt vô âm tín, sử bỉ hoài ưu muộn nan kham."

Câu này tạm hiểu là: ". “Tự tôn sư ( Bá Đa Lộc) nhận lời gửi gắm việc nước nặng nề, ra sức đi xa, phân cách Nam Bắc đến nay. Quả nhân thường hướng gió mà nhớ mong như là đói khát vậy. Kỳ hẹn tháng 6 năm trước đến mà không tin tức gì hết khiến kẻ quê này tưởng nhớ buồn phiền không chịu được”.

Đại ý đoạn này nhắc tới việc Lộc đi cầu viện. Lên đường khoảng tháng 12-1784, Lộc với Cảnh và đoàn tùy tùng đến Malacca rồi Pondichéry.

Ở đây, Coutenceau des Algrains, Toàn quyền thuộc địa Ấn Độ của Pháp không nghe lời Lộc vì Ánh không phải là người Công Giáo. CŨng may, Charpentier de Cossigny, Toàn quyền mới đến thay quyết định gửi cho Lộc và Cảnh trên tàu Malabar.

Đi theo Cảnh có 43 người, trong đó có Phạm Văn Nhân, Phó vệ úy, Nguyễn Văn Liêm, cai cơ. Một số người khác ở lại Pondichéry trong đó có Paul Nghị ( Hồ Văn Nghị,một giáo sĩ Tây lấy tên Việt) và Trần Văn Học.

De Cossigny đồng ý với Chevalier d’Entrecasteaux, viên chỉ huy thủy quân Đông Ấn của Pháp, gửi chiếc tàu Marquis de Castries dưới quyền De Richery đi dò tình hình. Lệnh trao ra có điều khoản rước Nguyễn Ánh nếu ông ta muốn, nhưng nếu muốn phải theo Đạo.

Hồ Văn Nghị theo tàu trở về ghé lại Thổ Châu dâng sớ xin đón Nguyễn Ánh, và nói đến vấn đề này ( theo Đạo để được viện binh) De Richery tiếp tục nhiệm vụ dò xét thái độ Ánh. Có lẽ thấy Tây Sơn đang khuynh đảo Bắc Hà , nên lúc trở về, ông không chờ đón Nguyễn Ánh cùng đi mà chở Hồ Văn Nghị đi luôn Pondichéry. Ánh viết thư này để giả vờ là lẽ vậy.


2. "nga văn nhược thất, thủy tri quốc tộ do tồn. Nguyễn gia hồng phúc lại tôn sư cửu đảnh vãn hồi, chí tình ủy khúc, cựu lực điều tể ngọc thành kỳ mỹ. Thử cao hậu chi ân ngũ nội minh khắc, một xỉ nan vong"

Đoạn này tạm hiểu là:

“Xảy nghe tưởng mất, mới hay quốc tộ vẫn còn; Nguyễn Gia phúc lớn nhờ tôn sư đem về chín đỉnh, tận tình khúc nôi, ráng sức cứu vớt cho nên (ngọc thành) vẻ đẹp; cái ơn cao dày ấy khắc in trong lòng, đến già (mất răng) không quên...”

Đoạn này Ánh với giáo sĩ Cadière bàn nhau dịch trong bản Pháp văn như sau:

(Nous sommes rendus compte) que le respectable Maitre nous ramènera les 9 urnes, en traitant avec tout son coeur cette affaire difficile en nous aidant de toutes ses forees. Vous êtes parfait comme un jade qu’on a façonné...”

Tạm dịch: "( Chúng tôi đã hiểu là) Nhờ Thầy ( Lộc) đem về cho chín đỉnh, trải bao khó nhọc cùng với bao nhiêu người, tấm lòng ấy đẹp như ngọc"

3. "Thùy tri nhơn nguyệt như thử, thiên ý vị nhiên"

Tạm hiểu là : “Ai hay ý người muốn vậy mà ý Trời không chịu”

câu này Ánh viết rất mập mờ, phòng sau này hậu thế biết được, ý Ánh nói là rất muốn theo Đạo, nhưng còn hỏi xem ý Trời đã.

Trong bản Pháp và La-tin, có ghi là: "Pays de suivre sans réserve à Dieu, demandez pour les installations personnalisées."

"Regionem longinquam accipere corde Deum sequi, petere mos installations."

"Xin một lòng theo nước Chúa Trời, xin cho tùy sắp đặt"

4. Cô -á: Goa, tên thuộc địa Pháp ở Ấn Độ.

5. Bút-tu-kê ( Portugal) : Bồ Đào Nha

6. Tây dương tế bố nhất bách thất: Vải Tây mịn 100 tấm

7. An-tôn-nỗ là tên tàu Pháp: Antonio Vincente de Rosa

8. Li-xi-ri là tên thuyền trưởng Pháp De Richery chỉ huy tàu Marquis de Castries
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Đây là bức thư của Ánh, đề ngày 4 tháng 11 năm 1786 gửi cho Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh viết bằng chữ Nôm, sau đó giáo sĩ Cadière dịch sang tiếng La-tin và tiếng Pháp, trong đó có đoạn Ánh vờ nhận mình là theo Đạo Thiên Chúa để dễ bề xin cầu viện binh oánh Tây Sơn. Bản dịch Pháp văn mà Ánh bàn với giáo sĩ Cadière nói rõ điều đó hơn bản Nôm.


Chỉ dụ Bá-đa-lộc Giám-mục Thượng sư khâm tri:

Tự Tôn sư thừa thọ ủy ký quốc gia trọng nhiệm, đảnh lực viễn hành, các phân Nam Bắc chí tư, Quả nhân thường vọng phong hoài tưởng hữu nhược cơ khát. Tiền niên lục nguyệt đáo kỳ, tuyệt vô âm tín, sử bỉ hoài ưu muộn nan kham. Chẳng ngờ đến năm nay ngày 30 tháng 8 mới thấy Bảo-lộc sư cùng Khiêm Quang hầu, Long Chính hầu giao biểu cho Quý Ngọc hầu tương hồi trình tấu tự sự; nga văn nhược thất, thủy tri quốc tộ do tồn. Nguyễn gia hồng phúc lại tôn sư cửu đảnh vãn hồi, chí tình ủy khúc, cựu lực điều tể ngọc thành kỳ mỹ. Thử cao hậu chi ân ngũ nội minh khắc, một xỉ nan vong, nên đã lăm quyết như lời bẩm cáo, dự bị giá hành. Thùy tri nhơn nguyệt như thử, thiên ý vị nhiên. Vì tháng 9 ngày mùng 2 tàu An-tôn-nỗi bỗng đâu vừa tới có phụng tờ Hoàng hậu Bút-tu-kê một phong, lại tờ quan Cai thành Cô-á dâng Quả nhân rằng đã sẵn binh đóng tại Cô-á, chiến tàu 56 chiếc, nên cho sang rước Quả nhân. Cũng có tờ cho Xiêm vương hai phong cùng lễ vật trung tiểu bính nhị thập khẩu với Tây dương tế bố nhất bách thất khác chi lễ tạ Xiêm vương, xin rước Quả nhân về thành Cô-á đặng phấn lữ tiễu trừ Tây tặc. Nhưng mà việc đã ủy nãi Thượng sư, đâu khứng tư tình viện cầu tha quốc, phải uyển ngôn từ tạ đoàn ấy mà thôi. Nhơn vì cớ ấy, Xiêm vương hóa sự sanh nghi e Ta theo tàu ấy, hằng ngày cho người do thám nên nỗi khổ lòng liệu lý. Như trong thập nguyệt khởi trình cứ lời chủ tàu Li-xi-ri khắc ước lẽ còn chưa tiện. Phải chờ tàu An-tôn-nỗi lui khỏi cho Xiêm vương giản bớt lòng nghi, khi ấy liệu toan mới tiện. Nên phải sai Quý Ngọc hầu tựu tại Thổ Châu phân cùng các chủ tàu mà cầm Bảo-lộc-sư lại cùng xin một tên hoa tiêu và súng các vật để lại. Sau vài tháng Quả nhân sẽ theo mà tàu được về trước đệ tờ cho Thượng sư cùng quan Cai thành được hay. Còn Thiếu quân ấu tử thì phó mặc lượng Thượng sư định liệu nỗi ở nỗi về, làm sao cho đẹp ý Thầy thì Quả nhân cũng đẹp. Bằng vua Đại Tây có tình đoái hoài đến tiểu bang cho binh giúp Quả nhân thì Thượng sư gắng mà về thì phân ưu mới được. Sự tu cẩn thận, vật khả từ lao. Tư dụ.

Cảnh Hưng năm thứ 47, tháng 9, ngày 14


Chú thích:

1. "Tự Tôn sư thừa thọ ủy ký quốc gia trọng nhiệm, đảnh lực viễn hành, các phân Nam Bắc chí tư, Quả nhân thường vọng phong hoài tưởng hữu nhược cơ khát. Tiền niên lục nguyệt đáo kỳ, tuyệt vô âm tín, sử bỉ hoài ưu muộn nan kham."

Câu này tạm hiểu là: ". “Tự tôn sư ( Bá Đa Lộc) nhận lời gửi gắm việc nước nặng nề, ra sức đi xa, phân cách Nam Bắc đến nay. Quả nhân thường hướng gió mà nhớ mong như là đói khát vậy. Kỳ hẹn tháng 6 năm trước đến mà không tin tức gì hết khiến kẻ quê này tưởng nhớ buồn phiền không chịu được”.

Đại ý đoạn này nhắc tới việc Lộc đi cầu viện. Lên đường khoảng tháng 12-1784, Lộc với Cảnh và đoàn tùy tùng đến Malacca rồi Pondichéry.

Ở đây, Coutenceau des Algrains, Toàn quyền thuộc địa Ấn Độ của Pháp không nghe lời Lộc vì Ánh không phải là người Công Giáo. CŨng may, Charpentier de Cossigny, Toàn quyền mới đến thay quyết định gửi cho Lộc và Cảnh trên tàu Malabar.

Đi theo Cảnh có 43 người, trong đó có Phạm Văn Nhân, Phó vệ úy, Nguyễn Văn Liêm, cai cơ. Một số người khác ở lại Pondichéry trong đó có Paul Nghị ( Hồ Văn Nghị,một giáo sĩ Tây lấy tên Việt) và Trần Văn Học.

De Cossigny đồng ý với Chevalier d’Entrecasteaux, viên chỉ huy thủy quân Đông Ấn của Pháp, gửi chiếc tàu Marquis de Castries dưới quyền De Richery đi dò tình hình. Lệnh trao ra có điều khoản rước Nguyễn Ánh nếu ông ta muốn, nhưng nếu muốn phải theo Đạo.

Hồ Văn Nghị theo tàu trở về ghé lại Thổ Châu dâng sớ xin đón Nguyễn Ánh, và nói đến vấn đề này ( theo Đạo để được viện binh) De Richery tiếp tục nhiệm vụ dò xét thái độ Ánh. Có lẽ thấy Tây Sơn đang khuynh đảo Bắc Hà , nên lúc trở về, ông không chờ đón Nguyễn Ánh cùng đi mà chở Hồ Văn Nghị đi luôn Pondichéry. Ánh viết thư này để giả vờ là lẽ vậy.


2. "nga văn nhược thất, thủy tri quốc tộ do tồn. Nguyễn gia hồng phúc lại tôn sư cửu đảnh vãn hồi, chí tình ủy khúc, cựu lực điều tể ngọc thành kỳ mỹ. Thử cao hậu chi ân ngũ nội minh khắc, một xỉ nan vong"

Đoạn này tạm hiểu là:

“Xảy nghe tưởng mất, mới hay quốc tộ vẫn còn; Nguyễn Gia phúc lớn nhờ tôn sư đem về chín đỉnh, tận tình khúc nôi, ráng sức cứu vớt cho nên (ngọc thành) vẻ đẹp; cái ơn cao dày ấy khắc in trong lòng, đến già (mất răng) không quên...”

Đoạn này Ánh với giáo sĩ Cadière bàn nhau dịch trong bản Pháp văn như sau:

(Nous sommes rendus compte) que le respectable Maitre nous ramènera les 9 urnes, en traitant avec tout son coeur cette affaire difficile en nous aidant de toutes ses forees. Vous êtes parfait comme un jade qu’on a façonné...”

Tạm dịch: "( Chúng tôi đã hiểu là) Nhờ Thầy ( Lộc) đem về cho chín đỉnh, trải bao khó nhọc cùng với bao nhiêu người, tấm lòng ấy đẹp như ngọc"

3. "Thùy tri nhơn nguyệt như thử, thiên ý vị nhiên"

Tạm hiểu là : “Ai hay ý người muốn vậy mà ý Trời không chịu”

câu này Ánh viết rất mập mờ, phòng sau này hậu thế biết được, ý Ánh nói là rất muốn theo Đạo, nhưng còn hỏi xem ý Trời đã.

Trong bản Pháp và La-tin, có ghi là: "Pays de suivre sans réserve à Dieu, demandez pour les installations personnalisées."

"Regionem longinquam accipere corde Deum sequi, petere mos installations."

"Xin một lòng theo nước Chúa Trời, xin cho tùy sắp đặt"

4. Cô -á: Goa, tên thuộc địa Pháp ở Ấn Độ.

5. Bút-tu-kê ( Portugal) : Bồ Đào Nha

6. Tây dương tế bố nhất bách thất: Vải Tây mịn 100 tấm

7. An-tôn-nỗ là tên tàu Pháp: Antonio Vincente de Rosa

8. Li-xi-ri là tên thuyền trưởng Pháp De Richery chỉ huy tàu Marquis de Castries
Nếu bức thư đúng là chúa Nguyễn Ánh đã viết thì trong thư hoàn toàn không có đề cập đến việc theo đạo. chỉ duy nhất có câu "Thùy tri nhơn nguyệt như thử, thiên ý vị nhiên". Ta muốn hiểu câu này thì phải đọc luôn câu trước và câu sau thì mới hiểu được. Chứ ngắt nó ra thì ý câu mù mờ là phải rồi :D Em tuy không thạo chữ Nôm cho lắm nhưng cũng mù mờ hiểu rằng câu ấy là ý phân bua của Nguyễn Ánh. Đại ý như : Nguyễn Ánh rất muốn thân giá đi Pháp nhưng vì hoàn cảnh đó là sợ vua Xiêm nghi ngờ nên không thể đi được. đành phài phó thác mọi việc cho Bá Đa Lộc và cam đoan sự cầu viện là chính xác và nghiêm túc thực hiện mọi thứ. Chả biết vì lý do gì mà ông cha cố lại dịch câu "Thùy tri nhơn nguyệt như thử, thiên ý vị nhiên" là muốn cải đạo thì em cũng xin vái ^:)^
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có một vấn đề mà bây giờ, có lẽ vẫn không thể nào làm sáng tỏ được, đó là có Nguyễn Huệ thật hay Nguyễn Huệ giả sang TQ dự lễ Bát Tuần Khánh Thọ của vua Càn Long?

Sử chính cống lẫn dã sử thường mô tả là Huệ chọn một người tên là Phạm CÔng Trị, tướng mạo giống mình để làm người đóng thế, vua Càn Long tưởng thật, cho vào làm lễ " Ôm gối" như cha con, nhà Thanh bị lừa mà không biết...v.v.

Thực ra vấn đề không đơn giản như vậy, ngay cái tên lê " Ôm gối" chứng tỏ các tác giả chả hiểu gì,và, thực ra cái lễ này ở TQ làm gì có?

Ôm gối, tiếng Hán : 抱膝 Bão Tất, đây là từ chả tìm thấy trong từ điển nào của TQ, không có cách định nghĩa hay mô tả Bão Tất là gì.
Như vậy, hai chữ Bão Tất (ôm gối) là một động tác không mấy thông dụng của người TQ, và thường chỉ là chính mình ôm gối mình, tiếng thông dụng gọi là ngồi bó gối. Trong lễ nghi nhà Thanh cũng chưa từng thấy có cái kiểu cách nào gọi là “ôm gối” mà những sử gia VN thường “tán” thêm là “như tình cha con”

Trong các văn bản của các giáo sĩ, cũng chỉ ghi rất lờ mờ, trong thư ông La Mothe gởi ông Blandin, đề ngày 20 tháng 1 năm 1790:

"Ngay đến Hoàng đế Trung Hoa cũng có vẻ nể vì tân Attila ( tên 1 bạo chúa Hung Nô, các giáo sĩ sợ Huệ nên hay gọi vậy) này vì ngài mới phong ông làm vua Bắc kỳ qua trung gian một vị Đại sứ, quên cả việc 50 000 binh lính Trung Hoa đã chết vì tay Tiếm vương năm ngoái chỉ trong một cuộc giao chiến... Tiếm vương không thèm rời Nam kỳ để nhận sắc phong tại thủ đô chúng tôi và chỉ chịu phái một vị quan thường nhân danh ông. Ông này mặc áo Chúa ông làm vị đại sứ Trung Hoa phải kính nể”.

Tài liệu thứ hai ghi chép về giả vương sang triều kiến vua Thanh là ghi chép của phái đoàn nước Anh John Barrow:

"… Viên tướng mệt mỏi này, tuy vậy, lại nghĩ rằng (việc nhà Thanh mời sang Bắc kinh) là một nguỵ kế của viên tổng đốc để bắt giữ mình; và đời nào ông lại tin vào kẻ đã bị mình đánh bại một cách nhục nhã, không biết phải tính toán ra sao. Thế nhưng theo lời khuyên của một võ quan thân tín đã đưa đế quyết định là cử ngay viên tướng này đi Bắc Kinh thay mình làm vị vua mới của nước Đàng Ngoài (Tung-quin) và Đàng Trong (Cochinchina).


Ông được tiếp đón ở Bắc Kinh rất nồng hậu đủ các vinh dự, cho đủ các loại quá cáp và được sắc phong làm quốc vương cả hai xứ, về sau này coi như một phiên thuộc của Trung Hoa.
Khi ông vua giả này trở về Huế, Quang Tung (Trung) băn khoăn không biết phải tính sao, và thấy rằng việc này không thể dấu mãi khi có quá nhiều nhân chứng sống, ông xử tử người bạn và tất cả tùy tòng, cho chắn nhất và cũng là cách duy nhất, ngăn ngừa việc đóng kịch quá chu đáo đánh lừa được hoàng đế nhà Thanh khỏi ai khám phá ra …"
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Có một vấn đề mà bây giờ, có lẽ vẫn không thể nào làm sáng tỏ được, đó là có Nguyễn Huệ thật hay Nguyễn Huệ giả sang TQ dự lễ Bát Tuần Khánh Thọ của vua Càn Long?

Sử chính cống lẫn dã sử thường mô tả là Huệ chọn một người tên là Phạm CÔng Trị, tướng mạo giống mình để làm người đóng thế, vua Càn Long tưởng thật, cho vào làm lễ " Ôm gối" như cha con, nhà Thanh bị lừa mà không biết...v.v.

Thực ra vấn đề không đơn giản như vậy, ngay cái tên lê " Ôm gối" chứng tỏ các tác giả chả hiểu gì,và, thực ra cái lễ này ở TQ làm gì có?

Ôm gối, tiếng Hán : 抱膝 Bão Tất, đây là từ chả tìm thấy trong từ điển nào của TQ, không có cách định nghĩa hay mô tả Bão Tất là gì.
Như vậy, hai chữ Bão Tất (ôm gối) là một động tác không mấy thông dụng của người TQ, và thường chỉ là chính mình ôm gối mình, tiếng thông dụng gọi là ngồi bó gối. Trong lễ nghi nhà Thanh cũng chưa từng thấy có cái kiểu cách nào gọi là “ôm gối” mà những sử gia VN thường “tán” thêm là “như tình cha con”

Trong các văn bản của các giáo sĩ, cũng chỉ ghi rất lờ mờ, trong thư ông La Mothe gởi ông Blandin, đề ngày 20 tháng 1 năm 1790:

"Ngay đến Hoàng đế Trung Hoa cũng có vẻ nể vì tân Attila ( tên 1 bạo chúa Hung Nô, các giáo sĩ sợ Huệ nên hay gọi vậy) này vì ngài mới phong ông làm vua Bắc kỳ qua trung gian một vị Đại sứ, quên cả việc 50 000 binh lính Trung Hoa đã chết vì tay Tiếm vương năm ngoái chỉ trong một cuộc giao chiến... Tiếm vương không thèm rời Nam kỳ để nhận sắc phong tại thủ đô chúng tôi và chỉ chịu phái một vị quan thường nhân danh ông. Ông này mặc áo Chúa ông làm vị đại sứ Trung Hoa phải kính nể”.

Tài liệu thứ hai ghi chép về giả vương sang triều kiến vua Thanh là ghi chép của phái đoàn nước Anh John Barrow:

"… Viên tướng mệt mỏi này, tuy vậy, lại nghĩ rằng (việc nhà Thanh mời sang Bắc kinh) là một nguỵ kế của viên tổng đốc để bắt giữ mình; và đời nào ông lại tin vào kẻ đã bị mình đánh bại một cách nhục nhã, không biết phải tính toán ra sao. Thế nhưng theo lời khuyên của một võ quan thân tín đã đưa đế quyết định là cử ngay viên tướng này đi Bắc Kinh thay mình làm vị vua mới của nước Đàng Ngoài (Tung-quin) và Đàng Trong (Cochinchina).


Ông được tiếp đón ở Bắc Kinh rất nồng hậu đủ các vinh dự, cho đủ các loại quá cáp và được sắc phong làm quốc vương cả hai xứ, về sau này coi như một phiên thuộc của Trung Hoa.
Khi ông vua giả này trở về Huế, Quang Tung (Trung) băn khoăn không biết phải tính sao, và thấy rằng việc này không thể dấu mãi khi có quá nhiều nhân chứng sống, ông xử tử người bạn và tất cả tùy tòng, cho chắn nhất và cũng là cách duy nhất, ngăn ngừa việc đóng kịch quá chu đáo đánh lừa được hoàng đế nhà Thanh khỏi ai khám phá ra …"
Có sự nhầm lẫn hay cố ý xuyên tạc nghi lễ Bão kiến thỉnh an thành Bão tất thinh an ;))
Thời gian vua Quang Trung (cho là giả) đi sứ không có tài liệu ghi nhận vua Quang Trung có mặt trong nước !
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thực ra, dù là vua giả hay vua thật thì vai trò cũng không có gì khác, nếu quả là một người đóng vai vua Quang Trung để sang chầu thì cũng không phải vì thế mà chúng ta coi trọng Nguyễn Huệ hơn, ngược lại còn có thể đặt những câu hỏi về việc tại sao ông lại không dám qua Trung Hoa trong vị thế một quốc vương, hay vì ông sợ bị nhà Thanh ám hại mà cố tìm cách trốn tránh?

Cũng có thể là dẫn đầu phái bộ Đại Việt sang dự lễ Bát Tuần Vạn Thọ của nhà Thanh chính là vua Quang Trung thật????

Tuy nhiên vì tình hình còn nhiều bất trắc, Huệ đã mập mờ tung ra một “màn khói” là người đi qua chỉ là giả vương cốt để cho những người có manh tâm chống đối hay những thế lực thù nghịch e dè oai danh của ông mà không dám vọng động. Không phải đây là lần đầu Nguyễn Huệ dùng kế hư hư thực thực để đánh lừa đối phương , lấy tiến làm thoái khiến không ai biết đâu mà dò tìm.


Nhà Thanh trong hịch dụ trả lời vua Quang Trung cũng nhắc lại là đến khi nhập kinh rồi sẽ được “ban cho tước thân vương, ngang hàng với tông thất ngoại phiên thân vương, xếp hàng cao hơn tông thất ngoại phiên quận vương” (Nguyên văn : đương phong vi thân vương, thị dữ tông thất ngoại phiên thân vương nhất thể, ban tại tông thất ngoại phiên quận vương chi thượng – 當封為親王 ,視與宗室外藩親王一體,班在宗室外藩 郡王之上). ( Nhà Thanh coi những viên mục các phiên thuộc như người thân thích. Trong các hàng tông thất, họ hàng nhà vua, cao nhất là thân vương (con cái và anh em ruột của hoàng đế), kế đến là quận vương, sau nữa là bối lặc, thấp nhất là bối tử. Người không phải trong tông thất chỉ được lên đến tước công (ngoại trừ trường hợp duy nhất trong suốt 267 năm nhà Thanh, một người được ban tước bối tử – đó là Phúc Khang An). Vua Quang Trung được ban tước thân vương là tước vị cao quí nhất, chỉ sau hoàng đế, xếp vào những phiên thuộc hàng đầu của nhà Thanh)

Cũng trong dịp này, một số bồi thần đi theo vua Quang Trung cũng được ban chức tước nhị phẩm, tam phẩm …

Trước đây khi phái bộ nước ta sang Bắc Kinh triều cống, thường chỉ gồm một chánh sứ và hai phó sứ, năm nào hậu hĩ lắm mới được đến sáu người. Ngoài ra phái bộ chỉ được đem theo tối đa là 20 người tùy tòng để chạy việc. Chuyện hạn chế đó không phải vì nước ta nghèo khó không kham nổi một phái đoàn hùng hậu hơn nhưng vì theo lễ tục của TQ, vị trí của nước ta chỉ đến thế.

Vậy mà lần này, để sửa soạn đón tiếp vua Quang Trung, vua Cao Tông ra lệnh trên đường phái đoàn nước Nam tiến kinh các quan phải đối đãi theo lễ chủ khách, nghĩa là coi như vua ta là một quốc khách chứ không phải là một phiên vương sang chầu. Cũng trong vai trò quốc vương, theo điển chế, đoàn tùy tùng của vua Quang Trung có thể lên đến 60 người, tuy nhiên phái đoàn Đại Việt lại lên đến 150 người, vượt trội các phái đoàn khác.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có sự nhầm lẫn hay cố ý xuyên tạc nghi lễ Bão kiến thỉnh an thành Bão tất thinh an ;))
Thời gian vua Quang Trung (cho là giả) đi sứ không có tài liệu ghi nhận vua Quang Trung có mặt trong nước !
Theo em thì Bão Kiến là đúng hơn.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Theo em thì Bão Kiến là đúng hơn.
Bão Kiến thỉnh an là nghi lễ trang trọng nhất của nhà Thanh !
- Hoàng đế sẽ rời ngai vàng, đi ra cửa và ôm lấy người được tiếp đón (bão kiến), đồng thời hỏi thăm (thỉnh an)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 21 tháng 1 năm 1790. ( Âm lịch)

Phúc Khang An được thông báo rằng phái đoàn nước ta đến Du Đăng Tiết vào tháng 3 sẽ tiến quan, nên lập tức cho chuẩn bị tiếp đón, lại tìm hiểu phái đoàn gồm những ai đi theo để cung ứng mọi thứ cho đủ số.

Phúc Khang An lại ra lệnh cho quan binh suốt một giải từ Ngô Tầm Nam Thái đến Trấn Nam Quan từ tháng 2 trở đi đều phải chờ đợi đón tiếp, gặp mặt liền đi theo để hộ tống lên kinh.

Ngày 2 tháng 2 năm 1790.

Phúc Khang An viết lá thư sau đây cho triều đình Tây Sơn về việc lo liệu cho phái đoàn An Nam:


Về việc tiếp- đón, thì theo bản -văn nhận được của quốc vương gửi hồi đầu tháng giêng năm nay, nên trả lời kỹ càng mọi việc. Từ khi nghe tin quốc- mẫu cần phải có sâm linh để tẩm- bổ, (tôi đã) lấy sâm chi đang dùng, đem giao cho Tả Giang Thang (Hồng Nghiệp) đem gấp xuống Lạng Sơn, giao cho trấn mục quí- quốc chuyển cho quốc - vương. Sau đó lại nghe Ngô Văn Sở nói với Tả Giang đạo là xin cho được theo quốc- vương tiến- kinh, mong được thánh thượng thương- tình mà cho- phép, nhưng y là người đắc lực ở trong nước, quốc -vương nhập quan triều cận thì nên ở lại để trông coi để không xảy ra chuyện gì trục -trặc, và đã vội vã sức cho tuần phủ Minh Tích lo liệu việc đó, lần này không nên đi theo, đủ biết tấm lòng quyến-cố không phải bình -thường, ắt quốc vương trước sau đã nhận được đầy- đủ.


Năm trước bọn uỷ- viên tuyên- phong họ Thành (tức Thành Lâm) trở về rồi, hoàng- thượng quan t-âm tình -hình quý- quốc, giáng chỉ ra lệnh cho sắp- xếp việc tiến kinh, hỏi han kỹ -lưỡng rồi ra lệnh cho khởi -hành sớm sủa. Cứ như Thành Lâm từ kinh về cho biết, sau khi được hoàng thượng triệu vào hỏi là năm nay mùa- màng thuế- má thu được ra sao? Quốc vương tuổi tác bao nhiêu? Trước đây đau- ốm nay đã khỏi chưa? Sau khi được phong vương sắp đặt thế nào? Dùng người trong việc hành -chính có thích -hợp không? Lòng người có theo về hay chăng? Mười ba đạo địa phương có yên- tĩnh không? Mọi việc nhà vua hỏi han rất kỹ, Thành Lâm nhất- nhất tâu lên, thánh- tâm cực -kỳ vui -vẻ.


Về sau khi hoàng- thượng nghe tin quốc -vương đã định ngày nhập- cận (vào yết kiến vua Thanh) là tháng ba, nên lại hỏi han thêm mũ- đai ăn -mặc ra sao, Thành Lâm tâu rõ- ràng, liền sức cho tỉnh thần Giang Nam dệt tạo, sắp- xếp các loại tơ lụa, hàng thêu, mãng- bào, mũ -miện rồng -vàng, đai -đeo vàng- ròng để ban- cho.


Hoàng- thượng cũng dụ rằng đợi đến khi quốc- vương đến kinh- đô, sau khi làm lễ bão- kiến thỉnh- an xong rồi, sẽ thưởng thêm đai- màu kim -hoàng, để tăng thêm việc ưu- đãi người ở nơi xa, cũng nhân việc đã uỷ thác cho cống sứ Nguyễn Hoành Khuông dâng thư trình lên để mong thánh chúa ngó xuống, quốc -mẫu nay tuổi ( nguyên văn: Niên kỷ) đã cao, cần có thuốc -men tẩm- bổ, quốc- vương nghĩ đến công- lao nuôi -dưỡng, nên đặc biệt ban cho một cân nhân sâm trong nội- phủ, lại soạn một đạo sắc- thư, cùng ngự- bút châu- phê trên biểu văn sai dịch trạm giao cho phủ bộ Quảng Tây lập tức chuyển- đệ.


Những ân -sủng khác- thường như thế, không chỉ phiên- thần thuộc- quốc chẳng dám mơ -tưởng, ngay cả người thân- quý của thiên triều cũng không mấy ai được, quốc -vương từ năm ngoái đến nay, ân -sủng mấy phen, quả là chưa từng có, lại được cả bút mực của hoàng- thượng ngõ hầu yên -lòng mà tới. Đến như xin gì được nấy, cầu- phong được phong, chỉ trong vài tháng, được ban cho danh -phận chính- thức của phiên - vương, mở cửa ải cho buôn -bán, ban cho lịch cho đúng ngày tháng, mấy lần được ban ơn. Thật quả là thánh- chúa lấy lòng- trời mà chăn- dắt, theo lòng dân mà đãi người hiền, ân- trạch khắp vạn phần, quang -vinh cũng hơn từ nghìn xưa trở lại.


Bản- tước các bộ đường thay mặt quốc- vương nhận những ân -điển đó, trong lòng cảm- kích lại thêm kính- sợ, thấy rằng chịu ơn thì dễ mà báo- đáp khó biết là nhường nào. Nếu chưa đáp đền được thì lúc ăn, lúc nghỉ, lúc ngủ, lúc thức, ắt có chiều áy- náy không yên, chỉ có cách sớm chạy đến bệ- rồng, chiêm -ngưỡng thiên -nhan, để được nghe lời giáo- huấn, dẫu những ơn kia không thể báo- đáp, cũng là nghĩ đến báo- đáp vậy.


Quốc vương ở đất Giao (Chỉ) xa -xôi nóng- nực, chắc không thông- hiểu cách -thức của thiên -triều. Phàm các bầy tôi vào triều cận, thường là nghi- lễ bình- thời, (còn như) Bão Kiến thỉnh an, ấy là vượt hẳn điển- lệ, trước đây chỉ có tướng quân Triệu Công khi bình- định Hồi bộ trở về, và tướng quân A Công, khi bình- định hai Kim Xuyên xong, ca khúc khải hoàn vào triều kiến hoàng đế, hoàng- thượng muốn tướng sĩ ra sức, khi đó mới cho thi- hành đại- lễ này. Còn như ban cho đai màu kim hoàng, thì cực- kỳ phi thường, đến như ngự- bút viết bằng chữ son, thuộc- quốc lại càng khó được. Thế mà ngày nay quốc- vương ở phương Nam mới thần- phục, mọi- thứ đều được cả, thật là khó gặp ai được vinh- sủng đến thế.


Khi quốc -vương khởi- trình đi lên kinh đô, có thể cứ dùng đai màu đỏ, đợi đến khi triều- kiến hãy thay đổi qua đai được thưởng. Còn như nhân sâm là kết tụ sơn xuyên linh tú của đất Thịnh Kinh, phẩm- chất thật là quí -giá, không phải chỉ hiếm có ở đất An Nam mà ngay trong nội -địa cũng khó mà kiếm được.


Trước đây có nghe Nguyễn Quang Hiển tìm mua ở kinh- đô, đã định đợi khi quốc- vương đến cận chúc, khi đó (tôi) sẽ thay mặt mà xin hoàng- đế ban cho, nhưng cứ theo lời bẩm của Tả Giang đạo mới hay quốc- vương đã khiến Nguyễn Hoành Khuông tìm mua rồi, bản tước bộ đường mới lấy bốn lượng sâm chi đang dùng, phẩm- chất chỉ là loại trung- bình thôi, không được như sâm trong nội khố là thứ tuyển- chọn trong hàng nghìn cân mới lấy được một.
Đến nay được hoàng- thượng ban cho nhiều đến một cân, quốc- mẫu được ân- tứ thấm đến, cả nhà được hưởng ơn trên, thật là vô cùng vô lượng, quốc- vương trong lòng thơ thới, khi vào triều cận không băn- khoăn về chuyện ở nhà, tâm- thái thân -vinh, cũng đều do hồng- ân ban cho, phàm là phận bầy -tôi ai ai cũng đều vui thích, huống hồ là người được hưởng thì còn biết như thế nào.


Quốc -vương mới khai ấn tín, ắt sẽ dâng biểu cung tạ sắc ấn thi chương kèm theo cống- vật, khi đó sẽ sai sứ mang theo trên đường đi, hiện nay tôi đã phụng chỉ đợi khi biểu văn, cống vật đến cửa ải, sẽ lập tức thu nhận ngay, lại hộ tống bồi thần tới kinh- đô, sắp đặt mọi việc tiếp -đón.


Lại thêm việc quốc- vương trong thư có bảo Nguyễn Hoành Khuông cứ thực trình bày việc xích- mích giữa Tiêm La và An Nam, sau khi nguyên thư trình lên, hoàng- thượng thấy quốc vương- cẩn thận cung- kính, nên cũng đã lo liệu mọi việc thật chu đáo. Hiện giờ bồi thần của cả hai nước cùng nhập triều, cùng ăn tiệc với nhau, chuyện nọ kia đều không nhắc đến, cũng không để lộ hình- tích, lá thư cũng đã đưa cho Nguyễn Hoành Khuông được đọc.


Còn như việc hai nước trước đây có sự bất- hoà, khi quốc- vương tiến kinh, nên để Ngô Văn Sở ở lại trong nước, lo việc trấn -thủ, đến lần tiến- cống sau hãy đi, nhà vua cũng đã chỉ -dụ cho bản tước các bộ đường rất minh -bạch, sự lo lắng của bậc thánh -minh ban xuống hết việc này đến việc khác, vậy hãy cố gắng mà noi theo Ân đức thiên- triều rải ra khắp chốn, ban cho vạn quốc, đông tây nam bắc, tất cả đều nhận được, đến dịp Bát Tuần Vạn Thọ của hoàng- thượng, ngũ đại nhất đường, thuyền bè xe cộ từ bốn biển kéo đến, ắt đầy cung -khuyết.


Quốc vương khởi -nghiệp ở Tây Sơn, nay được phong tước chẳng khác nào xem mây thấy mặt trời, đến triều- kiến trúc- thọ, thi hành lễ huân -quí, thật là vinh- hạnh biết bao, lại được quang sủng ân vinh đầy đủ, bản tước các bộ đường cũng được dự phần vào việc tao -ngộ vui- mừng của quốc- vương.


Mưa thuận gió hoà, nay đã trọng xuân, bấm đốt ngón tay, ngày quốc- vương nhập quan chẳng còn mấy chốc, bản tước các bộ đường đến cuối tháng hai sẽ lên đường về phương tây, đợi ở cửa quan để gặp gỡ, và tiếp đón ngài.


 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bão Kiến thỉnh an là nghi lễ trang trọng nhất của nhà Thanh !
- Hoàng đế sẽ rời ngai vàng, đi ra cửa và ôm lấy người được tiếp đón (bão kiến), đồng thời hỏi thăm (thỉnh an)
Lá thư của Phúc Khang An đã cho ta biết rõ điều đó mà cụ, không hiểu sao nhiều sử trong nước lại dịch là " Ôm gối ( bão tất)
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Lá thư của Phúc Khang An đã cho ta biết rõ điều đó mà cụ, không hiểu sao nhiều sử trong nước lại dịch là " Ôm gối ( bão tất)
Dìm hàng mà cụ !
Nghi lễ Bão Kiến Thỉnh An tránh cho vua Quang Trung không phải thi lễ với vua Càn Long mà không bị phạm thượng (vua Càn Long cũng không mất thể diện) :)
Mấy ông sử gia nhà Nguyễn bịa thành được mời vào tận giường (ôm gối) vua Càn Long và vấn an như cha con mới tài ;))
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Qua thư của An, ta thấy từ trước đến nay, nhà Thanh chỉ có 2 vị tướng được làm lễ Bão- Kiến thỉnh- an là:

1. Triệu công tức Triệu Huệ 1708-1764, gốc Chính Hoàng Kỳ là danh tướng nhà Thanh, lập nhiều chiến công, truyền thuyết là người đã bắt được Hương Phi dâng vua Càn Long

2. A công tức A Quế gốc thuộc bộ tộc Chương Giai là người thuộc Chính Lam Kỳ Mãn Châu. Ông lập nhiều công trạng, đáng kể nhất bình định I Lê, Turkestan, Kim Xuyên, Đài Loan, Nepal.

Có thể thấy nhà Thanh thật trọng vọng vua Quang Trung và Đại Việt ở trong một tư thế vô cùng nổi bật so với mọi sứ bộ khác. An trong thư có giọng văn cảm thán, bùi ngùi , có lẽ ông ta không khỏi nghĩ đến thân phận mình từ cha ông là danh tướng Phó Hằng, đến các anh em Phúc Linh An, Phúc Trường An, Phúc Long An cả nhà tận tuỵ phục vụ triều đình, từ đời cha sang đời con, lập nhiều công lao mà chưa được hưởng vinh dự như thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top