[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 1 năm 1789

Lúc này, Nguyễn Huệ đã kiểm soát một khu vực tương đối rộng lớn (suốt từ miền Bắc vào đến Quảng Nam và có lẽ toàn bộ khu vực Thượng và Trung Lào ngày nay)

Nguyễn Huệ có nhu cầu thiết lập nhiều trung tâm hành chính khác nhau để tiện việc cai trị và điều động. Ông chọn hai vị trí chiến lược tương đối quan trọng với những đặc điểm nổi bật về giao thương là Nghệ An và Phú Xuân để xây dựng cơ sở .

Riêng Nghệ An, ông coi nơi đây là Trung Đô và cũng là địa điểm lui về một khi bị tấn công từ hai đầu, Huệ gấp rút hối thúc Nguyễn Thiếp đi coi đất xây cung điện và chuyển nhiều nhân công, vật liệu từ Bắc Hà vào Thanh Nghệ.


Nguyễn Huệ trước đó đã thi hành ở Nghệ An 1 số chính sách tương đối cởi mở, trước khi tiến quân ra BẮc.

Huệ đã ra lệnh cho các quan địa phương phải nới lỏng giao thương và bãi bỏ thuế đánh vào nhà buôn hay lúa gạo thường qua lại vùng này. Trước đây, triều Lê Trịnh, các thông lộ qua Ai Lao ( Lào) đều bị kiểm soát chặt chẽ nên việc thương mại với các lân bang hầu như không có gì cả, ngoài việc thu thuế một số sản vật trao đổi giữa các dân tộc thiểu số.

Cũng theo các giáo sĩ, Nguyễn Huệ đã thực hiện được một cải cách quan trọng mà trước nay chưa từng có, đó là biến khu vực này thành một vùng tự do giao thương để phát triển trao đổi song phương giữa nước ta có ưu thế trực tiếp với biển cả còn Ai Lao là đầu mối của mạng lưới buôn bán với khắp các khu vực nội địa lên đến tận Bắc Ấn Độ và Nam Trung Hoa.

Kiểm soát được hệ thống buôn bán này, Huệ đã mở ra một đầu cầu mới thay thế cho con đường trước đây thương nhân vẫn sử dụng dọc theo khu vực Trường Sơn và đường thuỷ lộ xuống Cao Miên ( Cam Bốt) để từ đó thông ra biển.


Điều này cũng nói lên phần nào sự tương đồng, tương hợp của lực lượng Tây Sơn với các sắc dân sinh sống tại Ai Lao, Bắc Xiêm và giải thích được một số tập quán tuy quen thuộc với các dân tộc nằm sâu trong nội địa nhưng lại xa lạ với người dân Bắc Hà.

Việc mở rộng giao lưu đó đã khiến cho những tiểu quốc phía tây đều có ý ngả theo Tây Sơn và mấy năm sau đã viết thư nhờ Đại Việt giúp họ thoát khỏi sự áp bức của Xiêm La mà lâu nay họ phải triều cống. Chính đây là một điểm mấu chốt để Nguyễn Huệ có thể chuyển quân ra miền Bắc mà không cần phải đi theo những trục lộ mà chúa Trịnh hay chúa Nguyễn hằng quen thuộc.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Huệ cũng có tính toán, không rõ các giáo sĩ tường thuật về chính sách tận thu tài sản và lương thực Bắc Hà chính xác đến mực nào nhưng chủ trương tất cả cho chiến tranh của Nguyễn Huệ là điều cần thiết để nếu không sử dụng được thì cũng không để cho đối phương khai thác.

Ngay lần đầu ra Bắc, Nguyễn Huệ đã thu góp được rất nhiều của cải của chúa Trịnh đem về Nam, không chia lại cho Nguyễn Nhạc nên xảy ra xung đột, đưa đến cuộc chiến mà người ta gọi là nồi da xáo thịt.

Lần này cũng vậy, chiến thắng quân Thanh xong, Huệ cũng biết dân Bắc Hà vẫn nhiều người hoài nghi Tây Sơn, thậm chí chống đối, do vậy Huệ đã tiến hành một kế hoạch khá cực đoan, vừa do chiến lược đấu tranh, vừa muốn đập tan nhuệ khí của xứ Bắc Hà, nhân cơ hội tận thu tiền bạc thành phần có máu mặt, vét cho đến người lính cuối cùng và đưa hết vật liệu, thợ thuyền vào xây Trung Đô

Các giáo sĩ cho biết Huệ tuyển chọn rất nhiều thợ và nghệ sĩ đủ loại để mang theo dùng vào việc xây cất tân đô và mỗi phường thợ của miền Bắc phải cung cấp ít nhất là mười lăm người.

Việc Nguyễn Huệ chọn Nghệ An làm kinh đô có một ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, không những thuận tiện cho việc rút lui và chống giữ mà còn chuẩn bị cả những kế hoạch bành trướng sức mạnh ra toàn thể khu vực, đặc biệt là khu vực Lào và Thái Lan ngày nay.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thăng Long từ một thủ phủ chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự … hạ xuống hàng cố đô , vai trò của kinh thành gần như mất hẳn. Việc thiên đô đó chắc chắn ảnh hưởng rất mạnh đến tâm tình giới sĩ phu Bắc Hà. Theo các giáo sĩ thì:

… Trong khi chờ đợi (dân chúng bắt Lê Duy Kỳ nạp cho ông), vì Bắc vương sắp phải lên đường vào Nam, ông nhất định cho phá huỷ thủ đô Bắc Kỳ, gọi là Kẻ Chợ, Kinh Đô hay Kinh Ki (Kỳ) và xây lại tại xứ Nghệ An một hoàng thành mới gần quốc gia nhỏ bé của ông (Phú Xuân) và gần Nam Kỳ Thượng, ở khoảng giữa hai vương quốc. Ông liền cấp tốc cho thực hiện kế hoạch này. Trước hết, ông cho phá tất cả các biệt thự của các Chúa cũ và của những người chuyên chế biện sự nhà Trịnh ở trong hoàng thành và cho chất lên thuyền những vật liệu, đồ đạc quí nhất và tài sản cùng với một số lớn gạo thu nhặt được để mang tới chỗ được qui định là nơi xây cất thành phố tương lai gọi là Phủ Thạnh (Thanh?) hay Thành Rum (?). Ông cũng không bỏ sót các dinh vua Chiêu Thống và cung điện các vua nhà Lê (ông phá cho tan hết). Ông cho lấy đi tất cả những thứ ông thích, ngay cả đá lát nữa (theo lời đồn) …

Vậy là xứ Thanh -Nghệ trở thành một địa điểm dưỡng quân và tập kết khi cần thiết, mặc nhiên coi như thủ đô quân sự và chính trị của Tây Sơn.

Huệ và bộ tham mưu vẫn còn đóng ở Phú Xuân vì tình hình chưa hoàn toàn yên ổn và Nhạc cũng có thể phản công để chiếm lại Quảng Nam khi có cơ hội. Theo thư của linh mục người Bắc Thomas Dien đề ngày 18/12/1788 thì vào cuối tháng Ba (năm 1788) khi Bắc vương (Nguyễn Huệ) đã thắng hai, ba trận quân đội của Tiếm vương Nhạc được cử tới đánh ông để trả thù việc Huệ làm cho Nhạc mất thể diện năm 1787, đủ biết xung đột của hai anh em vẫn tồn tại ngay cả sau khi giảng hoà trong trận Qui Nhơn và Nguyễn Huệ vẫn phải đề phòng không phải chỉ Nguyễn Ánh mà cả Nguyễn Nhạc ở mặt nam.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 1 năm 1789.


Huệ lợi dụng một phò mã Trung Hoa ( không rõ có làm quan gì không ) tên là Thiểm Bảy, con rể vua Cảnh Hưng, tức là anh (hay em) cột chèo với Huệ, Huệ bảo Bảy kê khai những tên đại thương gia giầu có và những tư nhân có nhiều tiền để Huệ xua lính vào cướp.

Cướp được kha khá, Huệ kiếm chuyện gây sự với Bảy ngay . Huệ bảo mày khai gian lắm. Huệ cho tra tấn thật dã man tên đó cùng với vợ ( không rõ chị hay em Ngọc Hân) để ép vợ chồng Bảy làm tờ kê khai đích xác của cải . Cuối cùng, Thiểm Bảy phải thú nhận và nôn hết tài sản cho Huệ. Huệ đem cả hai vợ chồng đi phơi nắng 1 ngày rồi chém đầu.


Ngọc Hân và Nguyễn Huệ cũng không phải không có mâu thuẫn, gì thì gì, bà vẫn là 1 công chúa nhà Lê, mẹ bà là con gái chúa Trịnh, dù vua Chiêu Thống không cùng mẹ, nhưng vẫn là anh em, trước việc làm của Huệ với nhà Lê, chúa Trịnh và 1 số anh chị em mình,cả bản thân bà cũng bị Huệ oánh đòn 20 roi, và cả mẹ mình, Ngọc Hân nhiều lúc đã “âm thầm đau khổ nhưng bà chả biết làm gì”. Các giáo sĩ cho biết:

…bà goá phụ Cảnh Hưng, mẹ vợ ông có lần xin ông tha cho các vị quan Bắc Kỳ, đặc biệt là cho Đốc Chiên. Người ta đồn rằng bà có cho Đốc Chiên 100 thoi (hay đỉnh) vàng để ông ta dùng vào việc mua chuộc các quan lại, bảo tồn cái đầu ông. Nhưng vì sợ hãi trước sự phẫn nộ của con rể, bà đã bỏ trốn. Bắc vương lập tức cho tịch thu đồ đạc và tài sản của bà công chúa Bắc Kỳ (tức là bà Hân) vợ ông bị đánh hai mươi roi theo lệnh ông. Hình như bà này đã oán trách chồng bà vì sự ngược đãi đối với mẹ bà.

Khi mẹ vợ ông bị điệu về triều đình, ông đã trách mắng bà thậm tệ vì mối cảm tình của bà đối với Đốc Chiên. Số vàng do bà cấp cho Đốc Chiên để chạy tội phải vào tay ông. Ông còn cho lấy cung của Đốc Chiên, vị tướng đáng thương này đã bị đóng gông gần một tháng nay. Rồi ông cho đánh vị tướng này bốn mươi trượng vì tội từ chối, không chịu khai chỗ vua Chiêu Thống ẩn trốn. Cuối cùng ông ra lệnh xử trảm vị tướng này ngày một tháng Sáu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 2 năm 1789.

Theo lời khuyên của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và 1 số quan lại Bắc Hà đã ra làm quan cho Tây Sơn, Huệ tuy đối xử không tốt với nhà Lê, Trịnh, và, dù xuất thân là võ tướng, nhưng Huệ lại rất quý kẻ sĩ.

Nguyễn Huệ có thể nói là khá rộng lượng,thậm chí rất coi trọng các quan cũ của triều đình nhà Lê, không hề có ý định trả thù hay cho đi “ học tập cải tạo” mút mùa các viên quan này. Miễn là họ không cầm vũ khí chống lại Huệ.

Trong tờ chiếu lên ngôi, có lẽ còn được dùng sau khi đánh thắng quân Thanh 1 lần nữa ở Thăng Long, để bố cáo Bắc Hà, trong bản của các giáo sĩ, có ghi lại những chính sách mà Huệ áp dụng với Bắc Hà ngay sau khi quân Thanh chạy.

1/ Các địa phương trong 13 đạo, thuế ruộng, thuế thân, thuế lực dịch về vụ đông năm nay, mười phần tha cho năm phần. Những nơi bị binh hoả làm điêu tàn, cho quan phân tri khám thực, tha miễn cho cả.

2/ Quan dân triều cũ, người nào liên luỵ vào tội, đã bị án nặng, trừ những tội đại nghịch vô đạo, còn thì đều tha cả.

3/ Các đền thời bách thần mà là thờ nhảm, đều bị xoá bỏ thần hiệu trong tự điển, còn các thiên thần và tôi trung, con hiếu, đàn bà tiết nghĩa đã được các triều phong tặng thì nay đều cho thăng trật.

4/ Quan viên văn võ triều cũ, người nào chạy trốn theo vua mà còn phải trốn tránh, đều cho về nguyên quán. Người nào không muốn ra làm quan, cho tuỳ theo chí của mình.

5/ Quần áo dân gian Nam Hà hay Bắc Hà đều cho theo tục cũ, duy có áo chầu, mũ chầu thì nhất luật phải theo quy chế mới.


Công việc kiến thiết đất nước, ở những vùng mà Nguyễn Huệ cai quản, theo các giáo sĩ, là có tiến bộ rõ rệt trong các năm 1791, 1792.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 3 năm 1789.

Tình hình ở những vùng do Nguyễn Huệ quản lý, gặp nhiều khó khăn,đặc biệt vùng Nghệ An, HÀ TĨnh.

Nguyễn Thiếp đã trần tình: “Nghệ An đất xấu, dân nghèo. Về trước chỉ chịu xuất binh chứ không phải chịu tiền gạo, nay thì binh, lương đều phải xuất. Số lính ngày một tăng bội. Kẻ cày cấy thì ít mà kẻ đợi ăn thì nhiều...”

Nguyễn Huệ phải tiến hành việc cải tổ ruộng đất, một yêu cầu cấp thiết và cần làm ngay lúc này.

Tất nhiên, Nguyễn Huệ không tiến hành cuộc “ Cải Cách Ruộng Đất” long- trời lở- đất như nhà Sản sau này, ông không tịch thu ruộng của các đại Địa chủ, hay của các cơ sở tôn giáo, các quan lại cũ nhà Lê, “trừ khi những người này bỏ chạy hay chống đối.”

Nguyễn Huệ ban hành "Chiếu khuyến nông" và yêu cầu kê khai sổ đinh ( kiểu như kê khai nhân khẩu)

Tờ chiếu này kêu gọi nhân dân lưu tán trở về quê hương khai khẩn ruộng đểsản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, phục hồi kinh tế đã đình trệ. Huệ giao cho các quan lại địa phương như thôn trưởng, xã trưởng quán xuyến công việc, hạn đến tháng 9 năm 1789 phải trình được sổ điền hộ, kê khai số đinh, số ruộng hiện có và số ruộng hoang mới khai khẩn để triều đình quy định mức thuế.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phải bắt đầu chấn chỉnh lại, Nguyễn Huệ trước tiên đã nhìn vào đám nông dân điêu linh trong loạn lạc để sắp xếp việc làm ăn, kiểm soát dân số.

Tờ chiếu “khuyến nông” mà Ngô Thì Nhậm soạn cho biết chính sách lúc bấy giờ, ra lệnh bắt về bản quán những người ngụ cư chưa được ba đời, nhắm vào đám lưu dân vì loạn lạc, vì trốn tránh giao dịch, để làng cũ có đủ lao động mà sản xuất.

Các sắc mục, xã trưởng, thôn trưởng phải làm việc kiểm tra số ruộng cày cấy, số ruộng bỏ hoang, số đinh thực tại, làm sổ bộ dâng lên triều đình, “nếu gian lận: coi người ở nhà như đi vắng, coi người còn sống như chết, làm sót sổ dân, làm thiếu thuế đều phải chịu trọng tội”.

Sổ đinh các làng lập xong, quan huyện có nhiệm vụ tập hợp lại, rồi đối chiếu và phát cho mỗi người một tấm thẻ có chữ "thiên hạ đại tín" bằng chữ triện, có hoa văn, xung quanh ghi họ tên, quê quán và điểm chỉ. Ai cũng phải mang theo thẻ bài, không có là dân ẩn lậu. Đây là biện pháp hữu hiệu để quản lý nhân khẩu, kê đủ số đinh hiện có để phục vụ sản xuất và quân sự.

Các tài liệu ghi lại:

Có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử người ta mới gặp một chính quyền cố thi hành hiệu nghiệm chính sách đến mức tối đa bằng cách bắt dân mang thẻ “tín bài”. Đó là một tấm thẻ giữa in 4 chữ triện “Thiên hạ đại tín” chung quanh viết tên họ quê quán của người có thẻ và có đánh dấu một ngón tay bên trái làm bằng. Thẻ phải đeo luôn trong mình phòng khi xét hỏi. Không có là dân lậu phải sung quân và xã trưởng, tổng trưởng của họ phải phạt tội. Để coi sóc công việc, bộ máy hành chính trong nước phần lớn nằm trong tay các võ tướng.

Tự trên triều đình, những chức Tam không, Tam thiếu, Đại chủng tể, Đại tư đồ, Đại tư mã, Đại tư không, Đại tư cối... mang vết tích của tổ chức Trung Hoa thời xưa đầy hùng khí rất thích hợp cho tính cách quân chính triều Tây Sơn.

Ở các trấn, trấn thủ là quan võ và quan văn chỉ là “hiệp” trấn. Mỗi huyện có Võ phân suất và Văn phân tri hợp với Tả Hữu quản lý coi sóc. Cách tổ chức cho ưu thế về võ quan này có thể coi như lấy ý của Nguyễn Thiếp, nhưng chính Thiếp cũng căn cứ trên thực tế để khuyên Huệ “chọn trong các bầy tôi lấy một viên thanh, cần, nhân, dũng để làm chánh trấn, một viên sẵn có văn học để làm hiệp tá”
.....
“Giai cấp quân sự đứng đầu hết trong xứ rồi sau đó là các quan toà”.
...........
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,983
Động cơ
473,945 Mã lực
Chào mừng cụ Đốc tiếp tục, em hóng tiếp :-bd
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cùng việc lập sổ đinh, Huệ cũng ra lệnh lập lại sổ ruộng.

Ruộng được chia làm 3 hạng: nhất đẳng điền, nhị đẳng điền và tam đẳng điền; trên cơ sở đó triều đình có mức thu cụ thể

1. Đối với ruộng công:

    1. Ruộng hạng nhất nộp 150 bát thóc
    2. Ruộng hạng nhì nộp 80 bát thóc
    3. Ruộng hạng ba nộp 50 bát thóc
    4. Ngoài ra mỗi mẫu phải nộp tiền thật vật 1 tiền và tiền khoán làm kho 50 đồng.
2. Đối với ruộng tư:

    1. Ruộng hạng nhất nộp 40 bát thóc
    2. Ruộng hạng nhì nộp 30 bát thóc
    3. Ruộng hạng ba nộp 20 bát thóc
    4. Ngoài ra mỗi mẫu phải nộp tiền thật vật 1 tiền và tiền khoán làm kho 30 đồng.
Ngoài thuế và tiền thật vật, làm kho, nông dân không phải nộp thêm khoản tiền nào khác. Chính sách đơn giản này góp phần làm giảm gánh nặng đóng góp cho nhân dân, khiến đời sống dễ chịu hơn.

Nguyễn Huệ còn ban lệnh các địa phương phải đảm bảo giải quyết hết diện tích ruộng đất bỏ hoang, nếu hết thời hạn vẫn bỏ hoang không khai khẩn thì ruộng công sẽ chiếu theo ngạch thuế thu gấp đôi, nếu là ruộng tư thì thu thành ruộng công.


Nội dung chiếu khuyến nông của Nguyễn Huệ, đều do Ngô Thì Nhậm soạn thảo, bằng chữ Hán, năm 1789, sau khi đánh tan quân Thanh:

Tạm dịch:

............

“Chính- sự đạo vương cốt để vun- gốc vén- ngọn, làm cho dân yên- ổn cấy cày, nhờ đó trong nước không có người lười- biếng, ngoài đồng không có đất bỏ- hoang. Trải qua buổi loạn- ly binh -lửa liên- miên, lại thêm nạn đói- kém, nhân dân lưu- tán, ruộng còn được bốn, năm phần mười so với trước.

Trẫm chịu mệnh -trời, giữ nghiệp lớn, bốn- bề trong- lặng. Nay buổi đầu đại- định, chính- sách khuyến- khích sản -xuất làm cho dân giàu phải được tiến -hành lần- lượt.

Xét ra trốn -tránh công việc, giấu- giếm của cải là thói -thường ở đời, cho nên phương- pháp đề- phòng không gì tốt hơn là phục hồi dân phiêu- tán, khai- khẩn đất hoang, phàm dân du- thủ du- thực về làng chăm lo đồng áng . . .”


Phàm những dân nào trước đó kiều- ngụ tha- phương, trốn- tránh lao- dịch, hoặc vì có quê hương mẫu- quán mà đến ở, hoặc vì đi buôn bán làm ăn mà ngụ -cư, hễ được vào làng ở sở- tại từ ba -đời trở lên thì mới cho ở, còn ngoài ra bắt về bản- quán hết thảy, các xã không được chứa- chấp.

Những ruộng -công, ruộng- tư đã trót bỏ hoang, nay đều cho về nhận lấy cày cấy, không được bỏ bê -trễ (nải)

Các sắc mục, các xã trưởng và các thôn trưởng sở tại phải xét sổ -đinh thự-c tại có bao nhiêu suất, rồi đem số thực -điền đã thực- khẩn được bao nhiêu mẫu, số hoang- điền mới khai khẩn được bao nhiêu mẫu, đều phải đăng vào sổ bộ, nộp lên các viên phân -suất, phân- tri ở huyện mình để họ chuyển đệ lên triều- đình.


Triều đình sẽ phái quan khâm- sai đi khám lại cho đúng sự- thực, bấy giờ mới sẽ liêụ- định việc bổ- thuế cho công- bằng.

Xã nào ruộng- hoang đã đến hạn mà không nhận lấy khai- khẩn thì phải chịu trách- nhiệm về việc đóng thuế ruộng- công, chiếu theo ngạch thuế điền cũ mà nộp gấp đôi..”..............
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 11 năm 1790.

Nguyễn Huệ quyết tâm gạt bỏ tư tưởng độc tôn chữ Hán trong giáo dục và khoa cử.

Việc này bắt đầu từ câu hỏi ông dành cho Ngô Thì Nhậm, khi ông ngỏ ý không muốn lệ thuộc vào TQ nhiều nữa, Nhậm bảo có lẽ cái duy nhất ta còn phải phụ thuộc họ là thuốc Bắc.

Huệ quyết định dùng chữ Nôm là Quốc Tự, cho lập ra Viện Sùng chính vào đầu năm 1791, do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng. Viện được đặt ở Vĩnh Dinh, trên núi Nam Hoa (Nghệ An), nơi Nguyễn Thiếp từng ở ẩn. Huệ giao cho Nguyễn Thiếp việc tuyển các nhà nho làm thầy và khuyên dân học chữ. Ngoài ra, Huệ còn giao cho Nguyễn Thiếp việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi.

Tham gia công việc dịch sách ngoài Nguyễn Thiếp có các danh nho như Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch.

Sách được ưu tiên dịch từ chữ Hán sang chữ Nôm các sách về giáo dục như Dương tiết, Minh tâm, Thuyết ước… và Tứ Thư gồm Đại Học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử , đóng thành 32 quyển và gửi vào Phú Xuân. Nguyễn Huệ khen ngợi và lệnh cho quan bản trấn (Nghệ An) cấp thêm cho Nguyễn Thiếp hơn 20 viên văn thuộc, từ lại giúp cho việc biên lục của Viện Sùng chính để dịch tiếp Kinh Thư, Kinh Dịch.

Cùng việc lập Viện Sùng chính, Nguyễn Huệ cho tu sửa Văn Miếu và Học Cung cũ của chúa Nguyễn ở xã Long Hồ, Phú Xuân, đặc biệt là mở rộng hệ thống trường học tới cấp xã.

Trong tờ Chiếu lập học quy định, các xã đều phải lập nhà xã học; những con nhà nho có học và có hạnh kiểm tốt được lựa chọn làm người dạy chữ trong xã, gọi là "Xã giảng dụ". Các "Xã giảng dụ" do xã lựa chọn và được triều đình cấp bằng công nhận.

Tất nhiên, cơ sở vật chất hồi ấy chắc còn thiếu,Huệ lệnh cho các địa phương được sử dụng một số đền chùa vào làm trường học phủ. Các thầy dạy trong các trường học phủ phải là chức huấn đạo do triều đình bổ nhiệm, được cử đến đảm trách.

Nội dung học tập được chấn chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới, vì qua một thời gian dài, việc học tập thời cuối Lê-Trịnh tỏ ra bất cập vì cách học sáo rỗng, từ chương, cầu lợi của kẻ sĩ . Đặc biệt nạn " Sinh Đồ 3 quan" ( Tức là nếu nộp 3 quan tiền thì vào trường thi thoải mái mở sách vở mà copy) . Theo đề nghị của Nguyễn Thiếp, Huệ thống nhất quan điểm dạy và học là:


  1. "Phép dạy, nhất định theo Chu Tử"
  2. Phép học thì trước học Tiểu học để bồi bổ lấy gốc; tuần tự tiến lên, rồi đến Tứ thư, Ngũ Kinh, Chu sử.
  3. Học cho rộng rồi ước lược gọn, theo điều học biết mà làm.
Mỗi tháng 6 lần, một viên quan Bí Thư, có nhiệm vụ vào chầu để giảng giải cho Nguyễn Huệ về kinh sách, ông cố gắng học Tứ Thư, Ngũ Kinh, Binh Thư ..
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong thời gian làm vua ngắn ngủi của mình, Nguyễn Huệ đáng tiếc chưa tổ chức được khoa thi Hội hay thi Đình nào, tuy nhiên, ông vẫn kịp tổ chức 1 khoa thi Hương năm 1789 tại Nghệ An.

Nguyễn Thiếp được cử làm Đề điệu trường thi kiêm Chánh chủ khảo. Những người thi Hương đỗ được gọi là Tú tài; hạng ưu được sung vào trường Quốc học, hạng thứ bổ vào Trường Phủ học. Để hạn chế và xóa bỏ hậu quả của chế độ thi cử không thực chất của thời Lê Mạt, Quang Trung ra quy định "các nho sinh và sinh đồ cũ phải đợi đến kỳ thi, nếu thi được hạng ưu mới được tuyển, hạng kém bị bãi về trường học xã".

Đặc biệt với những "Sinh Đồ 3 quan" của triều Lê – Trịnh, ông hạ lệnh bãi miễn không sử dụng và bắt làm dân thường.

Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, chữ Nôm được chính thức đưa vào khoa cử.

Nguyễn Huệ ra quy định trong các kỳ thi về sau, đề thi phải được ra bằng chữ Nôm và đến kỳ Tam Trường, thí sinh phải làm thơ phú bằng chữ Nôm.

Việc sử dụng chữ Nôm, tuy nêu cao được tính dân tộc, ngữ nghĩa rõ ràng, và đặc biệt người đọc không phải " dịch" ( từ tiếng Hán sang tiếng Việt, thật vô lý), nhưng chữ Nôm lại khó viết, vì nhiều nét hơn chữ Hán, và, điều khó nữa là muốn viết được chữ Nôm, kiểu gì cũng phải học giỏi, viết thạo chữ Hán đã.

Dưới đây là " Lập Học Chiếu" của Nguyễn Huệ:


Chiếu xây- dựng việc học”

Xuống chiếu cho quan- viên và toàn thể dân -chúng trong thiên-hạ được biết: Xây- dựng đất nước lấy dạy học làm đầu, tìm lẽ trị -bình, tuyển nhân- tài làm gấp. Trước kia bốn phương nhiều việc biến- động, chế độ học- hành không được sửa -sang, phép khoa -cử dần dần sa sút, nhân- tài ngày một khan -hiếm. Việc đời lúc yên, lúc loạn là lẽ tuần -hoàn. Song sau khi loạn càng cần phải hưng khởi chấn- chỉnh, lập giáo hóa, đặt khoa -cử. Đó là quy- mô lớn chuyển loạn thành trị vậy.

Trẫm buổi đầu đại- định vẫn có ý coi trọng Nho học, lưu tâm yêu mến kẻ- sĩ, muốn tìm những người thực- tài để giúp- ích cho đất nước. Chiếu này ban xuống, dân các xã nên lập nhà -học của xã mình, chọn những Nho sĩ có học- hạnh, ( học lực và hạnh kiểm tốt) đặt làm chức giảng- dụ cấp xã để dạy- dỗ học trò. Còn như từ -vũ ở các phủ thì cho phép dân địa phương chọn làm nơi để quan huấn- đạo của phủ đến đặt làm trường giảng tập của phủ. Hẹn trong năm nay sẽ mở khoa thi- hương chọn lấy những Tú tài hạng ưu sung vào trường quốc- học, còn hạng thứ thì đưa về trường học ở phủ. Những người đỗ Hương cống của triều- cũ chưa được bổ -nhiệm thì đưa đến triều- đình đợi sung- bổ vào các chức Huấn đạo, Tri huyện. Các Nho sinh và Sinh đồ cũ đều cho đợi đến kỳ để vào thi. Loại ưu thì được vào tuyển, loại kém thì trả về trường học của xã. Còn các “Sinh đồ ba quan” thì đều trả về hạng thường- dân, và phải cùng gánh- vác phu- phen tạp- dịch.

Từ nay về sau, các xã hễ đặt chức giảng -dụ thì phải nộp danh- sách cho quan huyện, để chuyển đệ lên, để quan triều -đình cấp bằng, khiến họ biết được sự khích- lệ của trên.


Việc này quan -hệ đến điển- chương lớn buổi đầu, ai nấy phải mài -rũa chí- khí, phấn -chấn tinh -thần để đón phúc- lành, để cùng bước lên con đường thênh- thang, giúp cho nền thịnh- trị trong -sáng.

Vậy bố- cáo xa -gần, khiến mọi -người đều biết”.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Việc mở cửa thông thương với nước ngoài, được Nguyễn Huệ đặc biệt chú trọng, theo đánh giá của các thương nhân nước Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, là khá thông thoáng và cởi mở, họ nhận xét Nguyễn Huệ còn mở cửa và thông thoáng hơn nhiều so với Nguyễn Ánh và con ông ta ( tức Minh Mạng, ông vua bảo thủ cổ hủ số 1 VN).

Nguyễn Huệ bãi bỏ chính sách ức thương mà chính quyền Lê-Trịnh trước đây áp dụng để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đối tác lớn nhất khi đó vẫn là Trung Quốc, tuy nhiên Nguyễn Huệ chủ trương "mở cửa ải, thông buôn bán, khiến cho hàng hóa không bị ngưng đọng để làm lợi cho dân dùng". Ông đặc biệt thích làm ăn với người Anh và Hà Lan.

Cuối năm 1789.

Nguyễn Huệ đã viết thư sang yêu cầu Càn Long cho mở cửa ải giữa Việt Nam và Trung Quốc để tiện cho việc đi lại buôn bán giữa nhân dân hai bên, cụ thể là mở chợ Bình Thủy ở trấn Cao Bằng, cửa ải Du Thôn ở Lạng Sơn. Từ chợ Bình Thủy, thương nhân có thể buôn bán với phố Mục Dã (Cao Bằng) và từ ải Du Thôn có thể qua lại phố Kỳ Lừa (Lạng Sơn) rất thuận tiện.

Ngoài ra, Huệ còn đề nghị rút miễn thuế buôn và lập nha hàng ở phủ Nam Ninh (Quảng Tây). Những đề nghị đó đều được Càn Long chấp thuận. Do đó, quan hệ giao thương giữa Trung Quốc và Việt Nam được khôi phục và phát triển mạnh mẽ.

Người Hoa đến Vn buôn bán hay làm ăn, trái ngược với trước kia, lần này Nguyễn Huệ chào đón họ khá nồng nhiệt, đặc biệt những thuyền buôn đến Phú Xuân, đều được tạo điều kiện làm ăn tốt, họ cho rằng đây là thời điểm làm ăn tốt nhất, không như thời Gia Long hay Minh Mạng sau này.

Chính sách thuế của Nguyễn Huệ là ưu tiên nguyện vọng của thương nhân nước ngoài, thương nhân Anh xin nộp thuế cả 1 vụ buôn, tức là 1 lần tàu cập bến chở hàng đến bán, Huệ cũng như Nhạc, đều định thuế như sau:

  1. Thuyền 3 cột buồm nộp 7000 quan (cứ 5 quan bằng 1 đồng Tây Ban Nha, hoặc 1,5 đồng Sterling Anh)
  2. Thuyền 2 cột buồm nộp 4000 quan
  3. Thuyền nhỏ hơn nộp 2000 quan
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,978
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Càng đọc, càng thấy thèm! Giá người nay học được 1 phần người xưa... :P
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vấn đề tài chính, việc đầu tiên là đúc tiền.

Nguyễn Huệ không khuyến khích dân ta sử dụng các đồng tiền của các triều đại trước, kể cả là đồng HỒng Đức Thông Bảo ( thời vua Lê Thánh Tông) hay đồng Cảnh HƯng Thông Bảo. Việc quy đổi ra các đồng tiền mới thường được ít hơn và phân.

Thời ấy, dân ta vẫn tiêu nhiều loại tiền, và, kể cả các triều đại kế nhau, thì thông thường họ cũng không đổi tiền mới, mà đúc thêm tiền gắn với niên hiệu các vị vua.

Tiền TQ cũng được tiêu dùng thoải mái ở VN, và có đôi khi, nó còn ngang bằng với số lượng tiền trong nước. Theo các giáo sĩ, Nguyễn Huệ tuy không có chiếu dụ nào hạn chế việc dùng tiền TQ, nhưng ông vẫn cho lưu hành tiền Vn đến mọi nơi ở trong nước, kể cả những nơi giáp biên như Móng Cái hay ở hải đảo xa như Vân Hải, đó là thể hiện sự độc lập hơn về tài chính.


Lúc này, TÂy Sơn có 2 loại tiền, 1 là do Nguyễn Nhạc đúc ( Minh Đức thông bảo – Vạn tuế và Thái Đức thông bảo đều được Nguyễn Nhạc đúc vào năm 1787) dùng trong vùng Nhạc kiểm soát, và tiền do Nguyễn Huệ đúc, dùng từ khoảng đèo Hải Vân ra BẮc.

Nguyễn Huệ đã cho phát hành hai loại tiền mang niên hiệu của ông, đó là Quang Trung thông bảoQuang Trung đại bảo. Tiền này lưu hành song song với tiền Thái Đức.

Quang Trung thông bảo được đúc nhiều đợt và kỹ thuật của thời đó đã khiến cho mỗi đợt đúc tiền lại có một chút khác nhau. Tiền này được đúc từ đồng, có kích thước từ 23 đến 26 mm. Mặt trước tiền có bốn chữ Quang Trung thông bảo đọc chéo. Có một loạt chữ bảo lại viết theo lối giản thể. Mặt sau thì có thể để trống hoặc có một trong các chữ Nhất, Nhị, Công, Chính, Sơn Nam hoặc các ký hiệu như dấu chấm, trăng lưỡi liềm, v.v... Viền gờ mép và lỗ rõ ràng.

Nguyễn Huệ có 1 đồng tiền đặc biệt dùng trong ngoại giao với nhà Thanh, đó là đồng Quang Trung Thông Bảo – mặt lưng có hai chữ An Nam ( điều này để dằn mặt nhà Thanh, vì khi sang oánh Đại Việt, nhà Thanh dùng tiền Càn Long Thông Bảo, mặt sau có chữ An NAm, nay Huệ cũng làm như thế, trong lần đưa kèm sang cùng đồ triều cống cho Càn Long và xin cầu phong. Các đại thần nhà Thanh giận nhưng không dám đệ trình chuỗi tiền này lên Càn Long) .

Vua Chiêu Thống cũng có đúc tiền Chiêu Thống Thông Bảo, số lượng ít, Nguyễn Huệ cũng vẫn cho tiêu dùng mà không cấm gì.

Tiền Tây Sơn về sau nhà Nguyễn gọi là tiền " Ngụy" tuy ngăn cấm tiêu dùng, nhưng mãi tới năm 1840, nhân dân vẫn cứ xài trộm để mua bán, Minh Mạng cứ ra chỉ cấm mãi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về vấn đề tổ chức bộ máy hành chính và luật pháp, theo các giáo sĩ, Nguyễn Huệ làm rất bài bản và quan điểm của ông là tối giản hóa bộ máy này, theo sự tham mưu của các nhân sĩ Bắc Hà, là, bỏ chế độ chính quyền Lưỡng đầu thời Lê - Trịnh hay quá tập trung quyền lực vào tay vua, theo đó Huệ giao quyền tự chủ nhiều hơn cho chính quyền địa phương.

Tổ chức Trung ương lớn thời Nguyễn Huệ được đặt ra khác hẳn các vương triều trước là Tổ chức Triều đường. Triều đường tức là Triều đình mà đại diện là một số đại thần văn quan, võ tướng số một của triều Quang Trung, chủ yếu là những văn quan tài giỏi người Bắc Hà. Họ được quyền thay mặt vua giải quyết những vấn đề quan trọng, ra một số văn bản chỉ định và được dùng dấu ấn lớn “Triều đường chi ấn”. ( Tổ chức này tạm coi như CƠ Mật Viện Đại Thần ..)

Ngay khoảng các năm 1787 và 1788, Huệ đã cho lập lại hệ thống Lục Bộ, phong Hồ Công Thuyên làm Thượng thư bộ Hình tước Thuyên Quang hầu; Lê Tài làm Thị lang bộ Binh tước Giác lý hầu...

Hệ thống Giám sát được phục hồi, Phan Huy ích và Nguyễn Gia Phan được phong làm Thị trung Ngự sử...

Viện Hàn lâm hoạt động trở lại trong đó nhiều văn quan nhà Lê cũ được sung vào Hàn Lâm viện Trực học sĩ như Ngô Vi Quỹ, Đoàn Nguyễn Tuấn, Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch...

Nguyễn Huệ lấy Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch sung Hàn lâm viện Trực học sĩ.

Nguyễn Huệ còn chú trọng duy trì hoạt động của Phiên. Phiên cũng như Bộ nhưng ở vương phủ đều do các văn quan đảm nhiệm. Ví dụ chức vụ ở Phiên lúc đó là Binh phiên phó Tri phiên được giao cho Cẩn Tín hầu Lê Quang Đại.

Năm 1789 Nguyễn Huệ lập Trung thư phủ, thăng Trần Văn Kỷ từ chức Từ Lệnh lên giữ chức Trung thư lệnh, với chức năng là Bí thư bên cạnh Hoàng đế.

Điều đặc biệt trong tổ chức chính quyền Tây Sơn là Nguyễn Huệ đã mô phỏng theo chế độ Tam sảnh ( Tam sảnh gồm có Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh và Thượng thư sảnh có nguồn gốc từ thời Tùy Đường trong thể chế phong kiến Trung Quốc. Trung thư sảnh đóng vai trò quyết sách, Môn hạ sảnh giữ vai trò thẩm nghị, Thượng thư sảnh có trách nhiệm chấp hành, mà chủ yếu là Trung thư sảnh thời Trần và Lê sơ để đặt Trung thư phủ với chức Trung thư lệnh đứng đầu. Cơ quan và chức vụ này đã bị bãi bỏ cuối thời Lê sơ, nó không có trong quan chế thời Lê Trung hưng, thời Mạc và thời Nguyễn sau này.)

Năm 1790, hệ thống lục Bộ được củng cố, triều đình được tổ chức thành 6 Bộ chuyên trách theo chức năng:

  1. Bộ Lại: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
  2. Bộ Lễ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo.
  3. Bộ Hộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng.
  4. Bộ Binh: Trông coi việc binh, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh và ứng phó các việc khẩn cấp.
  5. Bộ Hình: Trông coi việc thi hành pháp luật.
  6. Bộ Công: Trông coi việc xây dựng, quản đốc thợ thuyền.
Trong các Bộ ngoài Thượng thư đứng đầu còn có Tả đồng nghị, Hữu đồng nghị, Tả phụng nghị, Hữu phụng nghị, Thị lang, Tư vụ…

Nguyễn Huệ mạnh dạn dùng nhiều sĩ phu Bắc Hà, thăng cấp cho người có tài có công như Ngô Thì Nhậm được thăng làm Thượng thư bộ Binh, Vũ Duy Tấn làm Đãi chiếu Thượng thư bộ Công, Nguyễn Thế Lịch làm Thượng thư bộ Lại, Ninh Tốn làm Hữu Thị lang bộ Binh.

Ngoài Lục Bộ, triều đình còn có các cơ quan như Viện Hàn lâm, Viện ngự sử, Viện thái y, Viện Sùng chính, Quốc sử quán…

Tham khảo luật kinh tế các đời trước, nhà Tây Sơn còn thiết lập mô hình Bản Đường quan với chức năng thu tô thuế, dân đinh, kiểm tra mọi lĩnh vực ở các địa phương. Các chức danh Ký phủ, Ký lục, Cai phủ, Đề lĩnh trong hệ thống Bản Đường quan càng làm phong phú thêm cho tên chức quan thời Tây Sơn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Huệ cho tiến hành xây dựng và củng cố chính quyền địa phương cùng với Trung ương, đại khái như sau:

Các đơn vị hành chính không dùng "lộ" như thời Lê-Trịnh mà dùng trấn (hay xứ).

Ngoài Bắc Thành tức kinh thành Thăng Long cũ của nhà Lê, Quang Trung chia vùng cai quản thành các xứ (trấn):

1. Xứ Đông (Hải Dương)

2. Xứ Bắc (Kinh Bắc)

3. Xứ Đoài (Sơn Tây)

4. Xứ Yên Quảng

5. Xứ Lạng (Lạng Sơn)

6. Xứ Thái (Thái Nguyên)

7. Xứ Tuyên (Tuyên Quang)

8. Xứ Hưng (Hưng Hóa)

9. Xứ Nghệ (Nghệ An và Hà Tĩnh)

10. Sơn Nam Thượng (Hà Đông và Hà Nam)

11. Sơn Nam Hạ (Nam Định và Thái Bình)

12. Thanh Hóa ngoại (Ninh Bình)

13. Thanh Hóa nội (Thanh Hóa).

Nguyễn Huệ đổi thành Thăng Long làm Bắc Thành và quản lý theo chế độ quân quản. Do hoàng tử Nguyễn Quang Thùy cai quản.

Các trấn vẫn được duy trì như cũ, riêng trấn Sơn Nam được chia làm Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ.

Mỗi trấn đặt chức Trấn thủ đứng đầu, hoặc có trường họp gọi là Lưu thủ quản một Trấn ở giai đoạn đầu Tây Sơn; mỗi trấn có một Hiệp trấn hay Tham hiệp làm phó trấn.

Những trấn quan trọng như Nghệ An, Thanh Hoa nhà Tây Sơn đều để các tướng tài tâm phúc kiêm nhiệm trấn giữ. Như trấn Nghệ An năm 1787 được giao cho Lưu thủ Danh Phương hầu Nguyễn Văn Phương trấn nhiệm; Năm 1789 lại giao cho Thận Trực hầu Nguyễn Văn Thận làm Nghệ An trấn thủ quan. Nguyễn Văn Thận vừa là quan khâm sai của triều đình vừa là quan Trấn thủ đứng đầu trấn Nghệ An. Chức phó trấn Nghệ An được giao cho Nguyễn Triêm giữ chức Hiệp trấn Hữu Đồng nghị.

Chức phó trấn nữa là Tham hiệp. Xây dựng và củng cố chính quyền cấp huyện. Năm 1788 ,Nguyễn Huệ mới đặt chức quan ở cấp huyện với hai chức là Tả Quản lý và Hữu Quản lý. Tả Quản lý thì coi việc hình luật kiện tụng, Hữu Quản lý thì coi về quân đội binh lính, và mỗi huyện còn đặt chức Huyện trưởng để đốc suất chung.

Cấp cơ sở thấp nhất của chính quyền địa phương là tổng, xã vẫn được nhà Tây Sơn duy trì theo nhà Hậu Lê ở Đàng ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng trong. Tổng có Cai tổng và Phó tổng đứng đầu, xã có Xã trưởng hay Lý trưởng quản lý.

Ở miền Bắc, có đôi chút khác biệt là mỗi xứ (trấn) chia làm nhiều phủ, mỗi phủ chia làm nhiều huyện, mỗi huyện chia làm nhiều tổng, mỗi tổng chia làm nhiều xã, mỗi xã lại chia nhiều thôn. Thành Thăng Long gồm 1 phủ, 2 huyện, 18 phường

Đứng đầu các trấn gồm có Trấn thủ (quan võ) và Hiệp trấn (quan văn), có thêm tham trấn giúp việc.

Đứng đầu mỗi huyện là hai chức quan Phân tri và Phân suất, bên dưới có thêm Tả quản lý và Hữu quản lý giúp việc, chuyên trưng thu binh lương và xử lý kiện cáo. Tại các Tổng có các chức Chánh Tổng và Thôn trưởng phụ trách hành chính.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về mặt luật pháp, buổi đầu Nguyễn Huệ cho áp dụng chế độ quân chính, sự “nghiêm khắc” đó, tất nhiên sẽ đưa lại hiệu quả nhất định trong xã hội biến động, phức tạp, tình hình an ninh chính trị bất ổn liên tục xảy ra.

Ngay cả những người thiếu thiện cảm với Tây Sơn cũng thừa nhận sự hiệu lực nhất định của biện pháp cai trị đó, dưới đây là các nhận xét của các giáo sĩ:

" vua Quang Trung không lập pháp lệnh, điều ước việc thưa kiện đều do miệng ngài phân xử, có tội thì phần nhiều dùng đòn mà đánh để trừng trị. Bầy tôi ở trong hay ngoài đều sợ oai của ngài, không dám can tội hối lộ”.

“Những người Nam Hà ấy (quân Tây Sơn) đã áp dụng sự xử án khắc nghiệt. Mới thấy tố cáo, chẳng cần đợi xét xử lôi thôi họ đã chém đầu bọn trộm cướp, dân chúng thích sự xử phạt như vậy và sự liêm khiết của quân Tây Sơn. Vì họ không cướp bóc ai, họ chỉ biết chặt đầu mà thôi. Điều đó đã khiến cho yên bình một vài nơi trong một thời gian”

“quân trộm cướp không dám hành nghề”

“Phải nói trắng ra rằng, tình cảnh không đến nỗi tệ. Dưới triều đại này chúng tôi được che chở khỏi bị lũ cướp phá phách, và về phần đạo giáo thì chúng tôi được hưởng tự do và an ninh hơn các triều đại trước” .


Nhưng luật pháp nhà nước không thể kéo dài sự tuỳ tiện và khắc nghiệt như thế được. Nguyễn Thiếp đã có lần thấy sự sai trái đó và đề nghị với vua Quang Trung “Nhà nước thì uy võ có thừa mà ân trạch chưa ban.
Nguyễn Huệ cũng đã thấy sự phi lý đó và đã tìm cách sửa sai, trong Nhật ký của Giáo hội Bắc kỳ có ghi lại nội dung một sắc lệnh của Quang Trung:

“từ trước đến nay, các vua chúa đều lấy luật pháp để cai trị thần dân và duy trì hoà bình nên ta cũng noi gương các vị tiền bối mà đánh dấu ngày khởi đầu triều đại ta bằng cách soạn ra bộ Luật để dân chúng sống trên đất ta nghiêm ngặt tuân theo”.

Lệnh của Nguyễn Huệ là trong thời gian từ một đến hai tháng phải soạn xong bộ luật nói trên, nhằm tạo dựng một thể chế nhà nước - pháp quyền hoàn chỉnh sau ngày mới lên ngôi ở Phú Xuân (1788) nên có lẽ tác dụng của bộ luật đó còn nhiều hạn chế, nhưng chắc chắn đã được bổ sung và hoàn chỉnh dần trong những năm sau.

Có một bộ luật được soạn thảo một cách hoàn chỉnh dưới thời vua Quang Trung đã được dịch ra tiếng Pháp, do một linh mục người Việt thực hiện vào năm 1793. Trong một bức thư của giáo sĩ Sérard ở Bố Chánh, Quảng Bình viết ngày 5 tháng 6 năm 1793 đã tiết lộ điều đó, bức thư có đoạn viết:

“Về việc dịch luật Bắc Hà, thì linh mục Văn đã dịch cả tập hay một phần, tôi đã có đọc được qua quyển sách đó”

Năm 1822, một người Anh là Crawfurd đến Việt Nam, có thuật lại rằng:

“Tôi đã gặp những thương nhân Hoa kiều ở Huế, đã nói chuyện với họ. Họ đã sống dưới chế độ Tây Sơn và chế độ nhà Nguyễn, họ nói chắc chắn rằng, triều đại Tây Sơn cai trị công bằng và ôn hoà hơn nhà nước hiện tại ( Minh Mạng) hay cha nhà vua ấy (Gia Long) .

Tiếc là Bộ Luật này đã bị nhà Nguyễn tiêu hủy, ngay cả bản dịch Pháp văn cũng bị Minh Mạng cho đốt bỏ trong thời kỳ Cấm Đạo, Diệt Đạo.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Với Đạo Thiên CHúa, Nguyễn Huệ có thể nói là rộng lượng nhất, ông không ra 1 sắc dụ cấm Đạo nào, ngược lại, ông cho mời nhiều giáo sĩ đến để học hỏi, và, thông qua họ, kêu gọi người Châu Âu đến buôn bán làm ăn.

" Ông ấy ngỏ ý giúp chúng tôi xây dựng những nhà thờ to và đẹp ở Kẻ Chợ ( Thăng Long), nếu chúng tôi có yêu cầu, đổi lại, chúng tôi sẽ cung cấp cho ông ấy sách, không phải là sách về Thiên CHúa, mà các sách về khoa học hay quân sự kia..."

" Tôi đã mời được cho ông ấy 3 người thợ đúc ( Cơ khí, luyện kim) rất giỏi của Hà Lan, ông ấy đón tiếp nhiệt tình và mời vào Phú Xuân, trong lúc trò chuyện, các quan có hỏi ông là có chỉ dụ gì cho thợ đúc ( Người Tây này) không, ông ấy bảo về chuyện này các ông ấy là chuyên gia kia mà?"

"Thương nhân người Hoa đã lập hai cửa hiệu Thái Hoà và Phong Thịnh ở các phố trên để buôn bán. Người Anh và Hà Lan cũng mở nhiều cửa hiệu Len dạ, đồ Pha -lê, Thương nhân qua lại buôn bán đều miễn thuế cho 5 năm."

"nhiều thuyền buôn Trung Quốc đến buôn bán trực tiếp với Phú Xuân, Quang Trung đã mời gọi các thuyền buôn Tây đến đầu tư buôn bán"

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Huệ còn mời một Bác sĩ người Tây là Bác sĩ Girard ( người Pháp)

Trong một bức thư viết từ Bố Chánh, ông Sérard đã có ghi lại:

“ông Girard được cử làm thầy thuốc cho Tiếm vương (Quang Trung) ở Phú Xuân. Có lẽ tôi phải kêu gọi đến ông Girard ở Phú Xuân để nhờ ông ấy giao thư cho thuyền buôn Trung Hoa cập bến tại đó, hay yêu cầu ông ấy đích thân mạng theo nếu Tiếm vương bắt ông ấy đi Quảng Châu mời người Âu Châu đến kinh đô buôn bán như ông đã dự định năm ngoái “

Với tư cách là người trong cuộc, ông Girard viết:

‘Ngày 17 tháng 3 năm 1791, tôi được giới thiệu đến gặp Tiếm vương (Quang Trung), các quan đã khuyên Tiếm vương nên mời người Âu châu vào cung, không chỉ dành cho thầy thuốc mà thôi... Năm ngoái ông ta (Quang Trung) muốn gửi tôi đi Ma Cao kêu gọi người Âu châu đền buôn bán tại vương quốc ông. . .


"Năm nay có cơ hội, một chiếc tàu từ Áo Môn ( Ma Cao) tới và một chiếc tàu khác từ Mani ( Philppines) qua, vì bất bình với việc làm ăn ở Đồng Nai, nên đến đất Tiếm vương nơi tôi ở và bán cho ông ta 100.000 cân lưu huỳnh, tôi bắt buộc du hành Ma Cao. Tôi đã tới hôm 3 tháng 7”.

Ở cạnh kinh đô, giáo sĩ Sérard theo dõi được các hoạt động ngoại thương giữa Phú Xuân và phương Tây đã viết:

"Họ (quân Bắc Hà) muốn nhiều tàu bè Âu châu đến hải cảng của họ với những hàng hoá mà họ đòi hỏi, nhưng chỉ có hai tàu tới, một chiếc trước đây bị bạc đãi bởi quan trấn thủ phủ Châm (Quảng Nam) nên đã nhổ neo và tẩu thoát để tránh tai họa. Chiếc kia từ Ma cao đến, đã được tiếp đãi tử tế hơn, nhưng tôi tin rằng nó chở nhiều hàng hoá cho Tiếm vương (Quang Trung) và triều đình ông ta” .

Như vậy, có thể thấy đối với người Âu và Đạo Thiên CHúa, Nguyễn Huệ có lẽ là ông vua duy nhất không cản trở, mà ngược lại, ông sử dụng họ chủ yếu trong công cuộc kiến thiết đất nước, chứ có lẽ không vào mục đích quân sự như Nguyễn Ánh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Với Nguyễn Huệ, kẻ thù truyền kiếp không phải là TQ, mà chính là Nguyễn Ánh.

Lúc này, nhà Thanh lại lo đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Thiên Địa Hội và những cuộc đánh phá ven biển của các hải tặc Trung Quốc.

Huệ liên kết với Thiên Địa Hội, một tổ chức bí mật, để chống lại nhà Thanh. Huệ còn thu nạp bọn cướp biển gọi là giặc Tàu ô, các thủ lĩnh Tàu ô quy thuận được,Huệ cho tập kết ở Biện Sơn, phong chức tước, cấp ấn tín, bằng sắc, cấp lương thực trở về đánh phá miền ven biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang. . .

Nguyễn Huệ đã làm nhà Thanh không còn hơi sức đâu để lo nghĩ về một cuộc phục thù bằng vũ lực, Theo đó, Huệ rảnh tay triển khai lực lượng đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định.

Nguyễn Huệ, có lẽ là ông vua duy nhất từ trước và cho tới cả bây giờ, là không sợ TQ.

Trong thư gửi cho viên Quản đạo Tả Giang kiêm Tổng lý binh vụ đạo Quảng Tây là Thang Hùng Nghiệp, Huệ đã nói mỉa quân Thanh:

“Việc quân cốt hoà chứ không cột đông, cốt tinh nhuệ chứ không cốt nhiều. Người khéo thắng là thắng ở chỗ mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh đè yếu lấy nhiều hiếp ít mà được”.

Huệ còn mỉa mai hóm hỉnh Càn Long:

“không biết việc đó quả do đại Hoàng đế sai khiến hay do Tôn Sĩ Nghị vì một người đàn bà sai khiến mong lập công ở biên cương để cầu lợi lớn”


Trong tờ biểu gửi cho Càn Long, Nguyễn Huệ đã chỉ rõ:

“Nay lấy thiên triều to lớn để đi tranh giành với một nước nhỏ để thoả lòng tham lam, tàn bạo, lại muôn đeo đuổi vũ lực đến cùng, xua quần chúng ra nghi trận địa để chịu thảm độc, thì lòng Thánh thượng cũng không nỡ làm thế, nếu vạn nhất đánh nhau liên miên không dứt thì lúc đó thần không còn lấy nước nhỏ để trọng nước lớn nữa, buộc phải nghe theo mạng trời. Việc xảy ra không thể lường trước được, để rồi ra sao thì ra”.

Tiếp được thư của vua Quang Trung, Thang Hùng Nghiệp kinh sợ nói với sứ giả Hô Hổ hầu rằng:

“Nay không phải là lúc hai nước đánh nhau, sao lại nói toàn giọng tức giận”.

Còn càn Long sau ngày bại trận đã xuống chỉ cho viên Tổng đốc Lưỡng Quảng mới nhậm chức là Phúc Khang An và triều thần, sau khi phân tích tình hình nước ta, nào là “lam chướng, dịch lệ, nước độc” nào là “dân tình hay phản trắc, hay sinh sự” rồi “Trẫm đã nghĩ kỹ, thực không nên làm” và kết luận “Tóm lại, bấy giờ không nên đánh”.

Sau đó, trong một lần dụ ban hành ngày 19 tháng 4 năm 1789, Càn Long đã nhấn mạnh: “Ý Trẫm nhất định không cho tiến binh nữa “.

Nguyễn Huệ cũng kiên quyết đòi bằng được 7 Châu mà nhà Thanh đã lấy được từ thời Mạc Đăng Dung ở châu Hưng Hóa ( Điện Biên, Lai Châu, LÀo Cai ngày nay)

“Thần không dám bỏ rơi phần đất ấy, coi là đất hoang giấu giếm tình hình không đưa ra ánh sáng. Vì vậy đánh liều làm tờ biểu nhờ công tước Phúc Khang An, Tổng đốc Lưỡng Quảng chuyển tâu.

Thần sẽ phái quan viên đền đầu địa giới Hưng Hoá tra xét cẩn thận về đia giới 7 châu để được Người cho đem lại đất bản quốc”


Tất nhiên, bọn TQ đời nào nghe, và Nguyễn Huệ đã nói với Nguyễn Thiếp: Trẫm sẽ sử dụng binh để đòi bằng được.

Nhưng, mối lo nhất của Nguyễn Huệ lúc này, là Nguyễn Ánh, chính ông đã bí mật vào Nam thăm dò Ánh.

Trong nhật ký về Giáo hội Bắc Kỳ, có ghi lại việc sau:

“khi vua Quang Trung đánh giặc Thanh xong, ông trở về Phú Xuân vào ngày 2 tháng 3 năm 1789. Quang Trung định thực hiện một chuyến đi vào Nam sau đó. Mục đích của chuyến đi này là gì? Có phải muốn đánh ông Hoàng ( Nguyễn Ánh) muốn cướp ngôi vua Nam Kỳ của ngài không? Chúng tôi chưa biết rõ điều đó, mặc dù có nhiều tin đồn truyền đi về việc đó từ lâu nay”.

Trong một bức thư ngày 23 tháng 7 năm 1790, Sérard viết:

"Chúng tôi mới hay tin bốn chiếc tàu của lũ giặc Trung Hoa bị bắt giữ. Bọn này đã đầu hàng quân phiến loạn Nam Hà của chúng ta và được quân này cấp môn bài. Chúng dẫn 4 thuyền về kinh đô (Phú Xuân) có lẽ Tiếm vương (Quang Trung) dùng làm chiến thuyền. Vì ông này định đánh nhau với vua Nam hà ở Dou Nai ( Đồng Nai)

Giáo sĩ Nunsius Orta trong một bức thư đề ngày 20 tháng 5 năm 1790, có viết:

“vua chính thống Nam Hà ở Dou Nai gần Cao Miên có gửi một hoàng tử sang châu Âu.Theo dư luận thì ông đủ sức chống lại quân lực của Tây Sơn để chiếm lại vương quốc ông. Nhưng thanh thế của ông thì ngày càng gia tăng”.


Nguyễn Huệ đã có kế hoạch đánh Gia Định với một lực lượng quân chủ lực huy động đến 30 vạn dự án của chiến dịch như sau:

1 - Quy Nhơn, yêu cầu Nguyễn Nhạc tích cực chuẩn bị lực lượng, đóng thêm thuyền chiến phối hợp với quân “Tàu ô” đánh thẳng vào Biên Hoà, Gia Định.

2- Bộ binh từ Phú Xuân theo đường thượng đạo qua Lào, xuống Chân Lạp, phối hợp với quân Chân Lạp, từ phía Tây đánh thẳng vào Sài Gòn và chặn đường biên giới Chân Lạp không cho địch tháo lui.

3- Thuỷ quân từ Phú Xuân thẳng vào Côn Lôn, Hà Tiên, đánh ngược lên Sài Gòn, chặn mọi ngả đường không cho quân Nguyễn Ánh trốn thoát ra các hải đảo hoặc trốn chạy sang Xiêm.

Để chu đáo trong việc chuẩn bị hành quân và cũng để yên lòng dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, ngày 28 tháng 8 năm 1792 (tức ngày 10 tháng 7 năm Quang Trung thứ 5), Nguyễn Huệ có lệnh truyền cho quan lại và quân dân hai phủ có đoạn như sau:

“Bây giờ theo lệnh của Hoàng đại huynh, Trẫm sẽ thân chinh cầm quân theo hai đường thuỷ bộ vào dẹp giặc, Trẫm sẽ đập tan bọn cựu Nguyễn dễ dàng như đập tan một cành củi khô, một thanh gỗ mục. Còn nhân dân hai phủ, các ngươi đừng lo âu đừng sợ giặc, các ngươi hãy để mắt nhìn, để tai nghe xem Trẫm làm gì. Các ngươi sẽ thấy rằng, Trẫm chỉ đánh một trận là Bình Khang, Nha Trang, như mảnh xương tàn của thây vua Gia Định. Cũng như Phú Yên đã từng là trung tâm chiên trường và suốt từ dải Bình Thuận vào tới Chân Lạp sẽ túc khắc được thu phục. Như thế để ai nấy đều hiểu rằng Trẫm và Hoàng đại huynh là hai anh em ruột, là cùng chung một dòng máu, Trẫm không bao giờ quên điều đó”.

Tháng 9 năm 1792, thời điểm thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao do phái đoàn Vũ Văn Dũng đang có mặt tại cung điện nhà Thanh ở Bắc Kinh và cũng vào lúc Nguyễn Huệ ở Phú Xuân, Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn đang ráo riết chuẩn bị triển khai kế hoạch đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định.

Lần này, Nguyễn Ánh lại gặp may...
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top