[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 12 tháng 8 năm 1790. ( Âm lịch)

Trước ngày đại lễ sinh nhật một ngày, vua Càn Long từ Viên Minh Viên trở về Yên Kinh.


Việc chuẩn bị lễ mừng thọ này, là cực kỳ tốn kém và xa hoa, đã phải lo trước từ năm 1788. Việc chuẩn bị do các đại thần là: A Quế, Hòa Thân, Lưu Dung, Phúc Trường An, Hồ Quí Đường, Kim Giản, Lý Hoãn, Y Linh A trông coi sắp xếp đại lễ bát tuần của vua Càn Long. Lễ khánh hạ chính thức kéo dài 8 tháng, từ ngày Nguyên Đán năm Càn Long 55 (1790) trở đi.


Ngày 13 tháng 8 năm 1790. ( Âm lịch)

Vua Càn Long vào điện Thái Hòa nhận quà mừng của đại thần, phiên vương.

Lần này từ các tỉnh tướng quân, đốc, phủ, phó đô thống, đề, trấn, phiên … đâu đâu cũng có hai, ba người về kinh chúc thọ. Những ai không về kinh được cũng bày hương án, mặc triều phục hướng về phương bắc bái vọng. Sau khi nhận lễ của các quan rồi, nhà vua vào Càn Thanh Cung nhận lễ của nội cung (hậu phi, cung tần, hoàng tử, công chúa …) rồi ra Ninh Thọ Cung tứ yến cho bách quan, sau đó ăn yến cùng với thân vương, hoàng tử ở Càn Thanh Cung.

Ngày 16 tháng 8.

Nhà vua trở lại Viên Minh Viên, lại tiếp tục ăn uống, cho tới 20 tháng 8 mới chấm dứt.


Theo tài liệu của Thanh đình ghi trong Càn Long Bát Tuần Vạn Thọ Khánh Điển Đáng (chữ Hán: 乾隆八旬萬壽慶典檔), một cái bàn thật lớn được đặt ngay giữa cung Càn Thanh, phủ khăn vàng lấp lánh, chung quanh thêu rồng và đính những hạt ngọc. Đây là bàn tiệc chính của bữa tiệc tên gọi là Kim Long đại yến trác. Yến bắt đầu vào khoảng 7 giờ sáng, trên bàn bày tám hàng:

– Hàng thứ nhất: Hai bình hoa tươi hai đầu và bốn mâm hoa quả tươi. Giữa các mâm hoa quả là những khay cao năm thước đựng đồ điểm tâm

– Hàng thứ hai: Chín đĩa lớn đựng đồ chay

– Hàng thứ ba: Chín đĩa lớn đựng đồ mặn
– Hàng thứ tư: Hai hộp lớn bằng sơn mài đỏ, mỗi hộp mười ngăn đựng mười loại mứt, hai đầu để hai đĩa lớn đựng bào ngư và ốc
– Hàng thứ năm: Mười đĩa thịt nguội
– Hàng thứ sáu: Mười đĩa thịt nóng
– Hàng thứ bảy: Mười đĩa chay nguội
– Hàng thứ tám: Mười đĩa chay nóng

Hai đầu của mỗi hàng còn để thêm tám đĩa hoa quả và sáu đĩa thức ăn hấp

Bàn của vua Càn Long để ngay trước ngai vàng trên để thìa bằng bạc, cán bằng gỗ tử đàn khảm vàng, đũa ngà bịt vàng, một chậu vàng rửa tay và hai bên là hai ống nhổ bằng vàng.

Gần bên là bốn món ăn khai vị đựng bằng đĩa vàng. Các món ăn sau đó được dọn ra liên tiếp thay đổi. Theo thống kê, bữa tiệc cho nhà vua gồm 20 món nóng, 20 món lạnh, 4 món súp, 4 món khai vị, 4 loại trái cây tươi, 28 trái cây khô và dưa, 29 loại điểm tâm, tổng cộng 109 món.

Các quan khách được dọn bằng 1/4 của nhà vua. Sau nghi lễ chúc tụng, bữa tiệc bắt đầu từ giờ Ngọ đến giời Mùi, xen kẽ là lễ nghi và âm nhạc, có cả múa lân và các màn trình diễn của nhiều sắc tộc. Theo sử nước ta, phái đoàn vua Quang Trung có mang theo một đoàn nhạc công hát 10 từ khúc chúc mừng vua Thanh.

Nghi lễ nhà Thanh rất phức tạp, phần lớn chỉ bưng lên đặt xuống, tân khách sợ thất thố nên không mấy ai tận tình thưởng thức bữa Đại yến này.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Xem Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt bắc tả yến đãi sứ nhà Thanh mà chán. Toàn gà quay, vịt hầm, chè cháo ba lăng nhăng. Nước nghèo đek có gì đãi khách.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quang Trung có vẻ cũng không màng yến tiệc hay sự trọng thị quá mức của vua Càn Long, có lẽ ông lo cho đất nước nhiều hơn lo cho mình,.

Ngay sau khi lễ khánh thọ chấm dứt, vua Quang Trung liền xin được trở về ngay.

Ngày 20 tháng 8 năm 1790 ( Âm lịch)

Vua Quang Trung vào từ biệt, vua Càn Long thân mật ban ngự tửu cho hai sứ thần nước ta là Phan Huy Ích và Võ Huy Phác, cùng ngỏ lời phủ dụ quốc vương nước Nam.

Ngày 29 tháng 11, phái đoàn về đến ải Nam Quan, ngày 20 tháng 12 thì tới Nghệ An.


Một chi tiết khác cũng khá quan trọng là theo tài liệu của nhà Thanh thì vua Quang Trung khi sang dự lễ khánh thọ có xin vua Càn Long một bức vẽ để đem về mà sau này vin vào chi tiết này nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng tấm ảnh một võ tướng mặc nhung phục, mũ đâu mâu, cưỡi ngựa tay cầm roi với ghi chú là chân dung vua Quang Trung, hay kỹ hơn thì viết rằng bức hình giả vương Phạm Công Trị khi qua triều kiến vua Càn Long được họa gia nhà Thanh vẽ truyền thần.

Việc vua Càn Long sai thợ vẽ truyền thần giả vương An Nam có thể là thật vì thời Càn Long, số lượng họa phẩm vẽ người, vẽ các biến cố còn để lại đến ngày nay có thể nói là vô số kể.

Tuy nhiên tấm hình vua Việt Nam chắc chắn không được lưu lại trong văn khố TQ mà được trao lại cho sứ bộ đem về. Nếu quả là thế, bức tranh đó cũng đã theo binh lửa mà tiêu tan, đến ngay các tài liệu, sách vở đời Tây Sơn để lại cũng đã nhiều lần bị triều Nguyễn cho tiêu huỷ, huống hồ bức hình của Nguỵ Tây, kẻ thù số một của vua Nguyễn Ánh.

Thực ra, hình ban cho Nguyễn Huệ là hình của vua Càn Long, vì chính trong tài liệu của nhà Thanh cũng còn lưu lại nhiều văn thư mà vua Quang Trung xin một tấm hình của vua Cao Tông để đem về. Đại Việt quốc thư cũng còn một tờ thiếp gửi Phúc Khang An để nhờ ông này tâu lên vua Càn Long về yêu cầu đó:

"Hạ -thần là nước phên nhỏ, tự nơi xa vào chầu, trông lên được Đại hoàng -đế rủ lòng nhân- từ, co như cha- con người nhà, tấm lòng nhỏ- mọn của hạ t-hần, vui mừng cảm -khích không biết chừng - nào.
Hạ -thần tự -nghĩ không lấy gì đáp- lại được ân to một phần trong muôn -phần.
Hạ- thần muốn kêu- xin một bức chân -dung của Đại hoàng đế, mang về hạ -quốc, kính- cẩn cung -phụng ở điện Kính Thiên để lúc này lúc khác quì khấn, như thể ở được bên tả bên hữu đức Đại hoàng đế, cho phụ lòng luôn luôn quyến luyến.
Chỉ sợ rằng phạm- lỗi mờ- quáng chưa dám thiện- tiện tâu lên nhà vua, vì thế giã-i bày lòng uẩn -khúc ở tước tôn đại nhân xét định, nên chăng nhờ đại nhân chỉ- giáo.
Mong- mỏi không biết chừng nào."



Thực ra đây là một bức tranh khá nổi tiếng của nhà Thanh vẽ vua Càn Long khi ông còn trẻ, do họa sĩ Ý là Giuseppe Castiglione vẽ. Cho đến giờ này bức tranh này được vẽ chính xác thời gian nào cũng chưa ai xác định được.

Từ những tài liệu trên đây, có thể thấy việc QUang Trung sang nhà Thanh là Nguyễn Huệ thật chứ không phải người đóng thế.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bây giờ xin quay lại với Nguyễn Ánh, những việc ông đã làm, việc cầu viện ngoại bang, con người, tính cách.

Miêu tả Nguyễn Ánh, có thể tìm thấy trong tài liệu của các giáo sĩ, cũng như tài liệu của Sir John Barrow, một người Anh đã du lịch nhiều nơi và là kiểm toán viên tòa đại sứ Anh Quốc tại Trung Hoa năm 1793.

"
… Trước khi tôi tiến đến việc đưa ra bất kỳ một sự kế toán nào về các sự giao dịch của chính chúng ta với xứ sở này, hay về các cung cách và nhân dáng của dân chúng, tôi cần tiếp tục lời trần thuật của tôi về sự tiến triển được thực hiện bởi Nguyễn Ánh trong việc phục hồi vương quốc của ông ta; và lựa chọn từ những tài liệu của tôi những đặc tính tiêu biểu trong nhân cách của nhân vật phi thường này, là người đáng được xếp vào một số ít người sinh ra với khả năng cai trị thế giới; người mà đôi khi xuất hiện, trong mọi xứ sở, với một vẻ huy hoàng sẽ làm mờ nhạt tất cả những con người đồng thời tầm thường của họ. Điều cần làm là xin thưa với độc giả rằng phần lớn sự phác họa mà tôi đưa ra ở đây, cũng như phần tiếp theo sau, là nội dung của một bản thảo tập hồi ức được viết bởi ông Barissy , một sĩ quan người Pháp thông minh, đang chỉ huy một chiến thuyền phục vụ vị quân vương này. Và khi mà đoạn văn trước rất phù hợp với những gì chúng ta hay biết được tại vịnh Turon (Đà Nẵng), xuyên qua người thông dịch của chúng tôi, từ một viên thư ký người Trung Hoa cho chính quyền ở nơi chốn đó, và với nhiều quan hệ khác nhau với các nhà truyền giáo cư ngụ tại đó, tôi không ngần ngại gì khi đặt niềm tin tưởng tuyệt đối nhất nơi đoạn văn kế tiếp. Trong thực tế, các sự kiện cụ thể đã chứng thực cho lời chứng của hai ông khách Anh Quốc đã từng thăm viếng Sai-gon trong các năm 1799 và 1800…


Từ năm 1790, khi mà Nguyễn Ánh trở về Nam Kỳ, cho đến năm 1800, ông chỉ được hưởng hai năm trong hòa bình, năm 1797 và 1798: và hai năm này đã là, trong mọi khả tính xác xuất, hai năm quan trọng nhất cho sự trị vì nhiều trắc trở của ông tính đến lúc bấy giờ. Dưới sự che chở của Giám Mục Adran, người mà trong mọi công việc quan trọng đã là nhà cố vấn của Ngài, Nguyễn Ánh đã hướng sự chú tâm đến sự cải tiến xứ sở của mình. Nhà Vua đã thiết lập cơ sở chế tạo muối hột tại Fen-tan (xứ Chàm)… mở các tuyến giao thông giữa các đồn bót quan trọng và các thị trấn lớn, và cho trồng hai bên đường cây cối cho bóng mát. Nhà Vua đã khuyến khích sự canh tác cây cau và lá trầu không, những đồn điền đã bị tàn phá bởi đạo quân nổi dậy. Nhà Vua cũng treo giải thưởng cho việc truyền giống dâu tằm; tạo ra các vùng đất rộng lớn để chuẩn bị cho việc trồng cây mía đường; và thiết lập nhiều nhà máy điều chế hắc ín, nhựa đường, chất nhựa dẻo. Nhà Vua đã ra lệnh chế tạo ra hàng ngàn khẩu súng hỏa mai; Ngài cho khai một mỏ chứa quặng sắt, và xây dựng các lò nấu quặng luyện kim. Nhà Vua phân chia lực lượng bộ binh thành các trung đoàn chính quy, thiết lập các quân trường, nơi mà các sĩ quan được giảng dậy các lý thuyết về việc bắn súng và chế tạo đại bác bởi các thầy dậy người Âu Châu…

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
… Nhà Vua gửi các phái đoàn đến các huyện miền núi phía tây vương quốc của Ngài, được cư trú bởi dân Lào và dân Miêu (Miaotse), những sắc dân man rợ mà Ngài muốn dẫn họ nhập vào một quốc gia văn minh và một chính quyền lương hảo. Những cư dân miền núi này là những người mà người Trung Hoa dã gọi họ bằng một danh xưng miệt thị là “Người Có Đuôi”; mặc dù trong mọi trường hợp khả hữu, họ là hậu duệ bình thường của các thổ dân thực sự nguyên thủy của đế quốc văn minh lâu đời này. Tóm lại, vị Quân Vương này, bởi sự ứng dụng không mệt mỏi các nghệ thuật và sự sáng tạo của chính Ngài, giống như Hoàng Đế Peter của nước Nga, mà không cần đến sự tàn bạo, đã khơi động, bởi gương sáng cá nhân mình, các năng lực của thần dân của Ngài, và cũng giống như vị vua Alfred bất tử của chúng ta, đã không từ nan một sự khổ nhọc nào để đổi mới xứ sở của Ngài…

Hoàng Thượng tượng trưng, theo đúng ý nghĩa nghiêm ngặt nhất của từ ngữ, một chiến sĩ hoàn toàn. Ngài được nói đã ưa thích danh xưng Tướng Công hơn danh xưng Chúa Tể. Ngài được mô tả là một người can đảm nhưng không cẩu thả; nhiều sáng kiến về các điều thiết thực, khi gặp phải những khó khăn cần vượt qua. Các ý niệm của Ngài thường chính xác; hành động của Ngài thì cương quyết; Ngài không hề nản lòng khi gặp các khó khăn, hay né tránh sang bên lề khi gặp các trở ngại. Cẩn trọng trong khi quyết định, nhưng một khi đã quyết nghị, Ngài sẽ thi hành một cách nhặm lẹ và mạnh mẽ. Trong chiến trận Ngài luôn luôn nổi bật trên hết …


Sự đối xử của Ngài đối với người ngoại quốc thì lịch sự và nhã nhặn. Đối với các sĩ quan Pháp phục vụ Ngài, Ngài đã dành sự chú ý rõ rệt nhất và đối xử với họ bằng phép lịch sự nhất, thân thiện nhất và cũng khá khôi hài. Trong tất cả cuộc đi chơi săn bắn của Ngài, và các các buổi tiệc tùng vui vẻ khác, lúc nào cũng có một trong các sĩ quan này được mời tham dự. Ngài công khai tuyên bố sự tôn kính lớn lao của Ngài đối với các đạo lý của Thiên Chúa Giáo, và dung chấp tôn giáo này và trong thực tế mọi tôn giáo khác trong lãnh địa của Ngài . Ngài tôn thờ với sự gìn giữ nghiêm ngặt nhất các châm ngôn của lòng hiếu thảo, như được đề ra trong các tác phẩm của Khổng Tử, và đã hạ mình một cách kính cẩn trước mặt thân mẫu của Ngài (người vẫn còn sống) không khác gì một đứa trẻ trước mặt cha mẹ mình. Ngài thông hiểu trọn vẹn các tác phẩm của các danh gia Trung Hoa nổi tiếng nhất; và, xuyên qua bản chuyển dịch sang Hán ngữ bộ Bách Khoa Từ Điển của Giám Mục Adran, Ngài thụ đắc được không ít kiến thức về nghệ thuật và khoa học của Âu Châu, trong đó Ngài quan tâm nhiều nhất về các vấn đề liên hệ đến việc hải hành và đóng tàu …
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Để giúp Ngài có thể để tâm nhiều hơn đến việc trị nước, nếp sống của Ngài đã được quy định theo một chương trình cố định. Vào 6 giờ sáng, Ngài thức dậy rời giường ngủ, và đi tắm bằng nước lạnh.

Vào 7 giờ sáng Ngài tiếp các Quan: mọi văn thư nhận được ngày hôm trước đều được đọc lên, theo đó, các chỉ dụ của Ngài được ghi chép cẩn thận bởi các quan lại liên hệ. Sau đó Ngài sang thăm kho đạn dược của thủy quân, xem xét các công việc đã được thực hiện khi Ngài không có mặt, chèo thuyền rồng quanh hải cảng, thanh tra các chiến thuyền của Ngài. Ngài đặc biệt quan tâm đến ban chỉ huy; và tại xưởng đúc, được dựng lên trong kho đạn dược, súng đại bác được đúc với đủ mọi loại kích thước…


Ngài không uống rượu nho của Tàu cũng như không dùng bất kỳ loại rượu mạnh nào khác, và lấy làm hài lòng với một lượng thịt rất nhỏ. Một ít cá, cơm, rau và trái cây, cùng với trà và chút bánh ngọt, tạo thành các đồ ăn chính trong thực đơn hàng ngày của Ngài. Giống như một hậu duệ Trung Hoa thực sự, như Ngài từng tuyên xưng, của một vương gia nhà Minh, Ngài luôn luôn dùng bữa một mình, không cho phép vợ Ngài hay bất kỳ người nào khác trong gia đình được ngồi ăn cùng mâm với Ngài …

Để tương xứng với sự tưởng niệm (Giám Mục) Adran, từ trần vào năm 1800, cần phải ghi nhớ, đó là cá tính của vị Quân Vương này, rằng sự phục hồi vương quốc của Ngài, sự thắng lợi trong chiến tranh, sự cải thiện xứ sở trong những thời khoảng hòa bình và, trên hết, sự tiến bộ mau chóng được thực hiện trong các lãnh vực nghệ thuật, sản xuất và khoa học, phần lớn là nhờ vào tài năng, sự chỉ dẫn và sự giám sát nghiêm chỉnh của vị truyền giáo này.

Nhà Vua, về phần mình, yêu mến giám mục đến mức độ tôn thờ, xưng tụng giám mục bằng từ ngữ chỉ dành riêng cho đức Khổng Tử, như là một Sư Biểu (Illustrious Master). Và để chứng thực sự tôn kính cao vời của mình, sau khi thi hài của Giám Mục đã được chôn cất bởi các tu sĩ đồng dòng theo các nghi thức của Giáo Hội La Mã, Nhà Vua đã ra lệnh thi hài phải được quật lên và cải táng với tất cả tang lễ và nghi thức được quy định bởi lễ giáo người dân Nam Kỳ.

Ngài cũng đã không bị thuyết phục để bỏ qua cử chỉ tiêu biểu lòng tưởng nhớ của mình, bất kể những lời khẩn cầu và sự trần tình của các giáo sĩ người Pháp, là những người không ít kinh hoàng về cách thức hành động không thiêng liêng như thế …
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản văn của John Barrow dựa chính yếu trên tài liệu của Laurent Barisy là người hầu như suốt đời phục vụ vua Gia Long nên chỉ ghi toàn những lời tán tụng hay ở vị thế tế nhị nên không thể bày tỏ các ý kiến phê bình hay chỉ trích. Chắc chắn là không chính xác, và, Nguyễn Ánh quả đúng là một diễn viên đại tài.


Để sự phán đoán được cân bằng hơn, xin trích dịch một vài sử liệu khác có cái nhìn ít nhiều khác biệt về con người Nguyễn Ánh, doc chính các giáo sĩ dòng Tên ghi lại như sau:

"Song cũng có kẻ chê vua rằng: chẳng được vững lòng; vì khi nào đặng thạnh sự thì vui mừng quá; bằng khi phải khốn khổ ít nhiều, hay ít khi bị trận, thì ra như ngã lòng và sợ hãi quá. Vậy khi nào đã được trận thì vui mừng quá lẽ, chẳng biết thừa dịp thắng trận mà theo bắt quân giặc và ép nó chịu phép cho xong. Có kẻ lại trách rằng: chẳng hay cầm giữ quân mình cho đủ, nên bắt người ta nặng việc quan quá."

Ánh nhờ vào ngoại bang, đặc biệt là Pháp và các giáo sĩ, hứa hẹn các kiểu, nhưng khi xong việc thì quỵt ngay, đây là lời nhận xét của các giáo sĩ ở BẮc Hà, khi Ánh thắng Tây Sơn và ra Thăng Long:

” Vả lại năm sau, khi vua ra Kẻ Chợ thọ phong thì giáng chỉ mới chẳng cấm đạo tỏ tường, nhưng mà nói phạm đến sự đạo, cùng chê kẻ có đạo nhiều đều nặng lắm, vì gọi đạo thánh Đ[ức] C[húa] T[rời] là dị đoan, là tả đạo; và trách bổn đạo là chấp mê chi đồ; và lễ làng nào chưa có nhà thờ, thì cấm nhặt chẳng cho làm; còn nơi nào đã có nhà thờ mà đã hư đi, thì phải bẩm quan; quan có phê cho, mới đặng làm.”

Và đây là đoạn 1 viên quan theo Đạo với Nguyễn Ánh:

“dạy hai quan đại thần kia ép quan lớn có đạo, tên là Dinh Trung, bỏ vào trong hoàng cung, mà giúp việc tế lễ và bái tổ tiên…” Ông Dinh Trung này không chiu lạy tổ tiên Vua, và nói “Tôi lạy một Đức Chúa Trời Ba Ngôi mà thôi.” Vua Gia Long có giải thích cho ông Dinh Trung rằng chính đức giám mục Adran ( Tức Bá Đa Lộc) “cũng nói với trẫm rằng: lạy tổ tiên thế ấy thì chẳng tội gì.” Viên quan Dinh Trung đó vẫn không chịu . Vua Gia Long có nói “Thằng này là nghịch thần.” Đoạn thì vua nói qua đều khác.


” Vua mê sắc dục, nên ghét đạo, và đôi khi chẳng vì nể Đức Thầy (giám mục Adran, Bá Đa Lộc); những nói nặng đều chê bai sự đạo và thêm lời hoa tình nữa.

Ngay cả với BÁ Đa Lộc, người đã bỏ tiền túi ra mua vũ khí, thuê lính Tây giúp Ánh, xong việc, Ánh cũng trở mặt ngay:

“Khi vua muốn dùng người (giám mục Adran, Lộc) làm việc gì trọng phò vực nhà nước, mà người xin kiếu, vì sợ các quan ghen, thì vua làm thinh; song qua một ít lâu, thì nói nhiều đều phạm sự đạo, cùng đe cấm đạo, có ý nhắc lại và ép người chịu lấy việc ấy. Có khi vua quỉ quyệt giả sự bắt tội cho các quan có đạo, hay là ép làm sự rối; vua đã rõ biết Đức Thầy sẽ xin dong( dung) thứ chẳng sai; nên có ý dùng dịp tha cho các quan ấy mà lấy lòng người, cùng kể là ơn riêng vua làm bởi vì nể người.”


"Thầy Cả từng bảo hộ Đông cung Cảnh sang Pháp cầu viện, lại được dự bàn việc binh nhung nơi màn trướng, đến hôm rày có xin cho mấy bổn đạo bị tội, liền bị Trần Đại Luật dâng sớ hạch tội, xin vua mượn kiếm trời chém đầu đi. Nhưng vua (dụ) rằng:

-Bá Đa Lộc đánh đông dẹp bắc, là người ngu -xuẩn trí- trá nhưng có thể sa-i khiến được. Hãy tạm để cái đầu nó đó đã!"

Qua các thư từ của các giáo sĩ, ta thấy con người và bản chất Nguyễn ÁNh lộ ra thế nào, ngay sau khi đã chiến thắng, và, lên ngôi vua.





 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 2 năm 1785.

Sau trận thua thê thảm của quân Xiêm trong trận Rạch Gầm-Xoài Mút,Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy kích phải trốn đi theo đường thủy qua đảo Thổ Châu rồi về Cổ Cốt với một nhóm nhỏ quân tướng.

Ánh như có linh tính, lại may mắn không theo quân Xiêm đi oánh Tây Sơn, nên không đụng độ với Huệ, nếu không ắt toi mạng. Thấy quân Xiêm đại bại, Ánh đã vội vã bỏ mặc quân lính, rút chạy về phía sau.

Ánh cùng một số tướng tá và tùy tùng hơn 10 người, theo sông Trà Luật ra Tiền Giang rồi tìm đường sang Trấn Giang. Tại Long Hồ, Mạc Tử Sinh cũng chỉ còn 3 chiếc thuyền để đón Nguyễn Ánh sang Hà Tiên. Tàn quân Nguyễn dần dần nhóm họp lại, chạy theo Nguyễn Ánh có hơn 200 người và 5 chiếc thuyền.

Ánh chạy mệt quá, có lúc bắt lính cõng, thi nhau chạy.

Số quân bản bộ của Nguyễn Ánh có khoảng 3 - 4 nghìn thì chỉ còn hơn 800 người chạy thoát sang Xiêm, trong đó có 200 chạy trốn theo Nguyễn ánh và 600 chạy theo Lê Văn Quân.

Trong bức thư gửi cho giáo sĩ Li-ô sáu ngày sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh phải đau xót thừa nhận một thực tế “Chúng tôi vừa bị thua trận, tất cả quân lính đều bị tan vỡ”


Thời gian này, cuộc sống của Nguyễn Ánh khốn khổ đến mức Nguyễn Văn Thành phải đi làm ăn cướp nuôi chủ, một hôm đói quá, Thành liều mạng xuống ghe tàu buôm cướp cơm nuôi Ánh, bị bắt được oánh cho bò lê bò càng, gãy hết răng, suýt mất mạng.

Ít lâu sau, một viên cai cơ tên Đinh Trung ( theo Đạo, người mà sau Ánh bắt lạy tổ tiên không lạy, Ánh thù vặt buộc tội đem chém)
đem binh Xiêm đến đưa Nguyễn Ánh về Vọng Các ( Băng Cốc) Xiêm La.

Thời gian ở Xiêm, Nguyễn Ánh được vua Xiêm cho trú tại khu vực Samsen và Bangpho (hiện nay đều thuộc nội thành Bangkok) binh tướng từ Gia Định nghe tin kéo sang và lực lượng của ông tụ tập lại được khoảng 1000 người.

Tại đây, quân Nguyễn tự làm ruộng, cày cấy nuôi nhau, đốn củi đi bán,.

Thế mà Nguyễn ÁNh vẫn ngày đêm nuôi chí phục thù, có thể nói là bền gan cùng tuế nguyệt.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Bản văn của John Barrow dựa chính yếu trên tài liệu của Laurent Barisy là người hầu như suốt đời phục vụ vua Gia Long nên chỉ ghi toàn những lời tán tụng hay ở vị thế tế nhị nên không thể bày tỏ các ý kiến phê bình hay chỉ trích. Chắc chắn là không chính xác, và, Nguyễn Ánh quả đúng là một diễn viên đại tài.


Để sự phán đoán được cân bằng hơn, xin trích dịch một vài sử liệu khác có cái nhìn ít nhiều khác biệt về con người Nguyễn Ánh, doc chính các giáo sĩ dòng Tên ghi lại như sau:

"Song cũng có kẻ chê vua rằng: chẳng được vững lòng; vì khi nào đặng thạnh sự thì vui mừng quá; bằng khi phải khốn khổ ít nhiều, hay ít khi bị trận, thì ra như ngã lòng và sợ hãi quá. Vậy khi nào đã được trận thì vui mừng quá lẽ, chẳng biết thừa dịp thắng trận mà theo bắt quân giặc và ép nó chịu phép cho xong. Có kẻ lại trách rằng: chẳng hay cầm giữ quân mình cho đủ, nên bắt người ta nặng việc quan quá."

Ánh nhờ vào ngoại bang, đặc biệt là Pháp và các giáo sĩ, hứa hẹn các kiểu, nhưng khi xong việc thì quỵt ngay, đây là lời nhận xét của các giáo sĩ ở BẮc Hà, khi Ánh thắng Tây Sơn và ra Thăng Long:

” Vả lại năm sau, khi vua ra Kẻ Chợ thọ phong thì giáng chỉ mới chẳng cấm đạo tỏ tường, nhưng mà nói phạm đến sự đạo, cùng chê kẻ có đạo nhiều đều nặng lắm, vì gọi đạo thánh Đ[ức] C[húa] T[rời] là dị đoan, là tả đạo; và trách bổn đạo là chấp mê chi đồ; và lễ làng nào chưa có nhà thờ, thì cấm nhặt chẳng cho làm; còn nơi nào đã có nhà thờ mà đã hư đi, thì phải bẩm quan; quan có phê cho, mới đặng làm.”

Và đây là đoạn 1 viên quan theo Đạo với Nguyễn Ánh:

“dạy hai quan đại thần kia ép quan lớn có đạo, tên là Dinh Trung, bỏ vào trong hoàng cung, mà giúp việc tế lễ và bái tổ tiên…” Ông Dinh Trung này không chiu lạy tổ tiên Vua, và nói “Tôi lạy một Đức Chúa Trời Ba Ngôi mà thôi.” Vua Gia Long có giải thích cho ông Dinh Trung rằng chính đức giám mục Adran ( Tức Bá Đa Lộc) “cũng nói với trẫm rằng: lạy tổ tiên thế ấy thì chẳng tội gì.” Viên quan Dinh Trung đó vẫn không chịu . Vua Gia Long có nói “Thằng này là nghịch thần.” Đoạn thì vua nói qua đều khác.


” Vua mê sắc dục, nên ghét đạo, và đôi khi chẳng vì nể Đức Thầy (giám mục Adran, Bá Đa Lộc); những nói nặng đều chê bai sự đạo và thêm lời hoa tình nữa.

Ngay cả với BÁ Đa Lộc, người đã bỏ tiền túi ra mua vũ khí, thuê lính Tây giúp Ánh, xong việc, Ánh cũng trở mặt ngay:

“Khi vua muốn dùng người (giám mục Adran, Lộc) làm việc gì trọng phò vực nhà nước, mà người xin kiếu, vì sợ các quan ghen, thì vua làm thinh; song qua một ít lâu, thì nói nhiều đều phạm sự đạo, cùng đe cấm đạo, có ý nhắc lại và ép người chịu lấy việc ấy. Có khi vua quỉ quyệt giả sự bắt tội cho các quan có đạo, hay là ép làm sự rối; vua đã rõ biết Đức Thầy sẽ xin dong( dung) thứ chẳng sai; nên có ý dùng dịp tha cho các quan ấy mà lấy lòng người, cùng kể là ơn riêng vua làm bởi vì nể người.”


"Thầy Cả từng bảo hộ Đông cung Cảnh sang Pháp cầu viện, lại được dự bàn việc binh nhung nơi màn trướng, đến hôm rày có xin cho mấy bổn đạo bị tội, liền bị Trần Đại Luật dâng sớ hạch tội, xin vua mượn kiếm trời chém đầu đi. Nhưng vua (dụ) rằng:

-Bá Đa Lộc đánh đông dẹp bắc, là người ngu -xuẩn trí- trá nhưng có thể sa-i khiến được. Hãy tạm để cái đầu nó đó đã!"

Qua các thư từ của các giáo sĩ, ta thấy con người và bản chất Nguyễn ÁNh lộ ra thế nào, ngay sau khi đã chiến thắng, và, lên ngôi vua.




Đọc mấy cái này hiểu được chết liền. Bây giờ mà quay lại thời đấy có khi phải thuê phiên dịch.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đọc mấy cái này hiểu được chết liền. Bây giờ mà quay lại thời đấy có khi phải thuê phiên dịch.
Tiếng Việt cổ đấy cụ, đọc thư Nguyễn Ánh mà em dịch cả ngày không xong, nói gì mấy ông giáo sĩ Tây.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Khoảng tháng 2 năm 1785.

Sau trận thua thê thảm của quân Xiêm trong trận Rạch Gầm-Xoài Mút,Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy kích phải trốn đi theo đường thủy qua đảo Thổ Châu rồi về Cổ Cốt với một nhóm nhỏ quân tướng.

Ánh như có linh tính, lại may mắn không theo quân Xiêm đi oánh Tây Sơn, nên không đụng độ với Huệ, nếu không ắt toi mạng. Thấy quân Xiêm đại bại, Ánh đã vội vã bỏ mặc quân lính, rút chạy về phía sau.

Ánh cùng một số tướng tá và tùy tùng hơn 10 người, theo sông Trà Luật ra Tiền Giang rồi tìm đường sang Trấn Giang. Tại Long Hồ, Mạc Tử Sinh cũng chỉ còn 3 chiếc thuyền để đón Nguyễn Ánh sang Hà Tiên. Tàn quân Nguyễn dần dần nhóm họp lại, chạy theo Nguyễn Ánh có hơn 200 người và 5 chiếc thuyền.

Ánh chạy mệt quá, có lúc bắt lính cõng, thi nhau chạy.

Số quân bản bộ của Nguyễn Ánh có khoảng 3 - 4 nghìn thì chỉ còn hơn 800 người chạy thoát sang Xiêm, trong đó có 200 chạy trốn theo Nguyễn ánh và 600 chạy theo Lê Văn Quân.

Trong bức thư gửi cho giáo sĩ Li-ô sáu ngày sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh phải đau xót thừa nhận một thực tế “Chúng tôi vừa bị thua trận, tất cả quân lính đều bị tan vỡ”


Thời gian này, cuộc sống của Nguyễn Ánh khốn khổ đến mức Nguyễn Văn Thành phải đi làm ăn cướp nuôi chủ, một hôm đói quá, Thành liều mạng xuống ghe tàu buôm cướp cơm nuôi Ánh, bị bắt được oánh cho bò lê bò càng, gãy hết răng, suýt mất mạng.

Ít lâu sau, một viên cai cơ tên Đinh Trung ( theo Đạo, người mà sau Ánh bắt lạy tổ tiên không lạy, Ánh thù vặt buộc tội đem chém)
đem binh Xiêm đến đưa Nguyễn Ánh về Vọng Các ( Băng Cốc) Xiêm La.

Thời gian ở Xiêm, Nguyễn Ánh được vua Xiêm cho trú tại khu vực Samsen và Bangpho (hiện nay đều thuộc nội thành Bangkok) binh tướng từ Gia Định nghe tin kéo sang và lực lượng của ông tụ tập lại được khoảng 1000 người.

Tại đây, quân Nguyễn tự làm ruộng, cày cấy nuôi nhau, đốn củi đi bán,.

Thế mà Nguyễn ÁNh vẫn ngày đêm nuôi chí phục thù, có thể nói là bền gan cùng tuế nguyệt.
Sau này Nguyễn Văn Thành được trả ơn rất thảm hại. Thật tội nghiệp. Hai cha con đều bị Nguyễn Ánh xử tử. Lí do là một bài thơ ngớ ngẩn.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,867
Động cơ
422,560 Mã lực
Tiếng Việt cổ đấy cụ, đọc thư Nguyễn Ánh mà em dịch cả ngày không xong, nói gì mấy ông giáo sĩ Tây.
Cụ Ánh nói giọng nam bộ cổ.Giọng nam hiện đại đối với người Bắc còn khó nghe huống chi cách đây hơn 200 năm.Nếu giọng Bắc kỳ cổ thì thời Lê ko khác gì thời nay
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 2 năm 1785.

Lúc này, Ánh nhiều lần cầu xin vua Xiêm cho quân oánh Tây Sơn nữa, nhưng quân Xiêm nghe đến tên Nguyễn Huệ đã sợ rủn người, nên vua Xiêm từ chối.

Biết chẳng thể trông chờ vào đội quân châu Á nào nữa, Ánh đổi hướng sang châu Âu.

Ánh đã quyết định theo tàu Hà Lan đi Batavia, nhưng Lộc ngăn cản, bảo bọn Hà Lan quân yếu lắm, với lại người Hà Lan hay phản trắc. Ánh lại thôi.

Nguyễn Ánh sai Joang (người Pháp) và Manoe (người Tây Ban Nha) đi thuyền sang Manille (Phi -líp -pin) lúc đó là thuộc địa của Tây Ban Nha để cầu cứu với nước này. Chẳng may, dọc đường bị Tây Sơn bắt giết. Sau chiến hạm Tây Ban Nha được tin, đi tìm Nguyễn vương, hỏi Ba Đa Lộc không chỉ, nên không gặp được.

Ánh lại cầu cứu quân Anh, hai chiến hạm Anh quốc cũng đi tìm giúp Nguyễn Ánh, để dọn đường thiết lập bang giao thương mãi tại Xứ Miền Trong sau này, nhưng không gặp được,Lộc phiên dịch sai ý Ánh là Ánh không thích Anh giáo, nên việc không thành.

Lộc khuyên Ánh viết thư cầu viện Pháp
Ngày 28 tháng 2năm 1785.

Lộc cùng Cảnh và phái đoàn đem quốc thư của Nguyễn Ánh xuống thuyền đi Malacca rồi sang Pondichéry ở Ấn Độ (thuộc Pháp), còn Nguyễn Ánh đưa mẹ và vợ sang trú ở Long Kì (Xiêm)

Ánh lại cầu cứu Bồ Đào Nha

Ngày 23 tháng 10 năm 1786.

Chiến Hạm Antonio Vicenti Rossa của Bồ đến Vọng Các dâng thư của Toàn quyền Goa báo cho Ánh biết đã có sẵn 56 tàu chiến (?!) chờ ở đấy.

Ánh bảo mình còn nằm trong tay vua Xiêm,thuyền trưởng chiến hạm Antonio đút lót cho vua Xiêm 28 khẩu súng điểu thương, 100 thước vải Tây để xin rước Ánh đi Goa.

Thuyền trưởng tàu Bồ Đào Nha cũng gửi nhân danh Nữ hoàng Bồ Đào Nha gửi quốc thư đến vua Xiêm, nói rằng đáp lời yêu cầu của hoàng tử Cảnh, xin phép đến đón Nguyễn vương đi khôi phục lãnh thổ.

Vua Xiêm rất không bằng lòng, bảo Ánh:

"Sao ngài cứ mời hết người Tây nọ đến người Tây kia về đánh dân mình thế?" Ánh xanh mặt.

Nguyễn Ánh thấy thế, không dám nhận, viết thư từ chối và tạ ơn Nữ hoàng.

Sau này, biết chuyện, Lộc và mấy sĩ quan Pháp trách tội Ánh, Ánh phân trần với Lộc, cũng như với De Richery rằng ông không “nỡ lòng nào theo đó bỏ đây nên phải uyển ngôn từ tạ”.

Nhưng Lộc hỏi sao lại thấy tàu Antonio đi về mang theo hai viên quan, trong đó có một người tôn thất với 15 lính hầu? Ánh nói vòng vo tam quốc bảo đấy là cho bọn nó " đi học"

Nguyễn Ánh không theo Antonio được không phải vì không nỡ lòng bỏ Lộc,chẳng qua vì “Xiêm vương hằng ngày cho người do thám” khiến ông “khó nỗi liệu toan” vậy. CÓ lẽ Ánh sợ việc không thành, vua Xiêm xử lý thì nguy.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Ánh nói giọng nam bộ cổ.Giọng nam hiện đại đối với người Bắc còn khó nghe huống chi cách đây hơn 200 năm.Nếu giọng Bắc kỳ cổ thì thời Lê ko khác gì thời nay
Giọng Bắc Kỳ cổ thì em đọc trong " SÁch sổ sang chép các việc" của Phi-lip-pê Bỉnh, 1 linh mục dòng Tên người Việt sống trong thời Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống, và cả Nguyễn Ánh, tiếng Bắc Kỳ cổ hồi ấy so với tiếng Bắc bây giờ cũng chỉ khác chút thôi. ( hiểu khoảng 80% văn bản)
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,869
Động cơ
523,532 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ nói đúng, sau này em sẽ post như việc làm ngu xuẩn và tàn ác của Cảnh Thịnh dẫn đến nhà Tây Sơn sụp đổ.
Cảnh Thịnh 9 tuổi lên ngồi ghế nóng làm được trò trống gì :(
Nhà nước mới lập chưa kịp ổn định, quyền thần đắc thế lấn chúa lộng hành, quần long vô thủ tranh giành đánh lộn lẫn nhau, chẳng ai nghe ai, vậy mà gần chục năm mới sập kể cũng là dài lắm rồi :((
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Giọng Bắc Kỳ cổ thì em đọc trong " SÁch sổ sang chép các việc" của Phi-lip-pê Bỉnh, 1 linh mục dòng Tên người Việt sống trong thời Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống, và cả Nguyễn Ánh, tiếng Bắc Kỳ cổ hồi ấy so với tiếng Bắc bây giờ cũng chỉ khác chút thôi. ( hiểu khoảng 80% văn bản)
Dzậy a cụ?
"Đã chọn để sự dữ mà bởi đấy làm sự lành, lấy làm hơn chẳng để ai làm sự dữ"
"Nào có ai vào cầm trong ấy, muốn làm sao thì được làm vậy ru?"
"Blái nầy tốt lành, sao bà chẳng ăn? mà bà ếy thưa mlời dại ràng: "đức Chúa blời có cấm, mà ăn phải *** chết chang? nào có chết đâu, vì chưng đức Chúa blời đã hay, ngày nào bay ăn phải blái nầy, thì mở con mắt bay ra, được chịu bàng đức Chúa blời mà biết sự lành sự dữ"
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dzậy a cụ?
"Đã chọn để sự dữ mà bởi đấy làm sự lành, lấy làm hơn chẳng để ai làm sự dữ"
"Nào có ai vào cầm trong ấy, muốn làm sao thì được làm vậy ru?"
"Blái nầy tốt lành, sao bà chẳng ăn? mà bà ếy thưa mlời dại ràng: "đức Chúa blời có cấm, mà ăn phải *** chết chang? nào có chết đâu, vì chưng đức Chúa blời đã hay, ngày nào bay ăn phải blái nầy, thì mở con mắt bay ra, được chịu bàng đức Chúa blời mà biết sự lành sự dữ"
Đấy là tiếng Việt của các giáo sĩ Tây cụ ạ, hehhee.

Còn đây là tiếng Việt hồi ấy, của người Việt:


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bá Đa Lộc tuy là người Tây, nhưng cũng xảo quyệt ra phết, chả kém ÁNh mấy tí.

Đoàn cầu viện của Lộc ghé bán đảo Malacca, ở lại đó một tháng rưởi, vì việc riêng Lộc.

Khoảng tháng 5 -1785 đến Pondichéry, một đô thành của Ấn Độ thuộc Pháp, và bị kẹt lại đó khá lâu (từ tháng 6-1785 đến gần cuối 1786) vì Lộc phải vận động gay go với nhà cầm quyền Pháp ở đấy xin cứu viện cho Ánh.

Tổng trấn Pondichéry là Coutenceau des Elgrains phản đối, cho rằng một ông vua đánh với giặc suốt 8 năm (từ 1777 đến 1784) mà không thắng được thì lý do phải là không có tài năng, hoặc không được lòng dân. Hơn nữa Ánh lại không phải người CÔng giáo. Đem lính Pháp đến đánh ở một nơi xa xôi phải tốn kém rất nhiều mà cũng không ích lợi gì.

Charpentier de Cossigny, Toàn quyền mới đến quyết định gửi Lộc và Cảnh trên tàu Malabar. Lộc không nghe.

Đi theo Hoàng tử Cảnh có 43 người tùy tùng, trong đó có Phạm Văn Nhân, Phó vệ úy, Nguyễn Văn Liêm, cai cơ. Một số người khác ở lại Pondichéry trong đó có Paul Nghị và Trần Văn Học.

De Cossigny bàn với Chevalier d’Entrecasteaux, chỉ huy thủy quân Đông Ấn, gửi chiếc tàu Marquis de Castries dưới quyền thuyền trửởng De Richery đi dò tình hình. Lệnh trao ra có điều khoản rước Nguyễn Ánh nếu ông muốn, nhưng nếu muốn phải theo Đạo.

Hồ Văn Nghị theo tàu trở về dâng sớ xin đón Nguyễn Ánh. De Richery tiếp tục nhiệm vụ dò xét ( thái độ ÁNh) Có lẽ thấy Tây Sơn đang khuynh đảo Bắc Hà , nên lúc trở về, ông không chờ đón Nguyễn Ánh cùng đi mà chở Hồ Văn Nghị đi luôn Pondichéry.

Lộc gửi thư cho Thượng thư Bộ Hải quân Pháp ở Paris bày tỏ ý kiến về việc xin cứu viện, rồi nằm ỏ Pondichéry chờ trả lời. Lúc đó kênh Suez chưa khai thông, thuyền đi Pháp phải vòng quanh Phi Châu, nên thư từ rất chậm trễ.

Thấy nhà cầm quyền Pháp tại Pondichéry chống lại việc cứu viện Nguyễn vương một cách quyết liệt, trong hoàn cảnh bơ vơ với một cậu bé trong tay, mà Paris cũng chưa chắc tán thành, Hội thánh Thiên Chúa giáo cũng không bằng lòng hành động của mình,Lộc bị chán nản.

Bá Đa Lộc liền viết một bức thư, đề ngày 8 tháng 7-1785 (2 tháng sau khi bị tổng trấn Pondichéry phản đối), cho Thượng Nghị Viện Macao (lúc này là thuộc địa Bồ Đào Nha) đại khái như sau :

"Tháng tư năm 1780, tôi có nhận được một bức thư của ông M.O. Franc.-Xavier de Castro, tổng trấn đương thời của Macao, nhờ tôi can thiệp với vua Xứ Đàng Trong (Cochinchine) cấp giấy cho tổng trấn Goa (một đô thị Ấn thuộc Bồ Đào Nha lúc đó) để thành Goa hưởng những điều kiện thuận lợi về thương mãi, thì đáp lại, tổng trấn Goa sẽ cung cấp cho vua Xứ Đàng Trong những viện trợ cần thiết để khôi phục đất nước. Nhưng lúc nhận được thư ấy, tôi đang chạy loạn, tỵ nạn tại Cambodge, cho nên không thể nào thỏa mãn lời yêu cầu của ông ta [...]

Gần đây, lúc sắp sửa xuống tàu qua vịnh Xiêm-la, tôi gặp lại vua Xứ Đàng Trong đang chạy loạn, Người nhờ tôi giúp tìm cứu viện. Tôi đề nghị với Chúa Nguyễn gửi cho tôi con trai duy nhất của Người để làm tin. Và hiện Hoàng tử ấy đang ở với tôi [...] Lúc đó, ngoài Pondichéry ra, tôi không thể đi đâu được, cho nên thoạt tiên tôi đến nhờ người Pháp ở đấy, song thấy họ ra mặt không thích tôn giáo, mà tôi lại chỉ muốn tìm nhờ một nước theo đạo Công giáo thôi, nên tôi quyết định trước Chúa là sẽ nhờ nước Bồ Đào Nha.

Người Anh, năm ngoái có đến tìm Hoàng tử để giúp [...] và năm nay, họ nhiều lần thương luợng với tôi giao Hoàng tử cho họ. Chắc ông hiểu rõ vì sao tôi không thể thỏa mãn họ được. Chỉ có lý do tôn giáo, mới có thể tha thứ cho tôi, trước Chúa và trước mọi người, vì đáng lẽ chọn nước của mình, tôi lại chọn một nước khác để nhờ. Vì lẽ ấy, tôi đề nghị trao lại cho quí ông việc cứu viện này, sự hiện diện của nhà vua Xứ Đàng Trong, của con trai nhà vua, cùng bảy, tám vị đại thần, là những điều kiện để thực hiện dễ dàng việc khôi phục đất nước, và không những để có thể đền bù các phí tổn của công việc nầy, mà còn để thiết lập ở Xứ Đàng Trong một cơ sở thương mãi làm vinh danh nước Bồ Đào Nha cũng như làm lợi cho thành Goa nữa ".
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhưng Ánh cũng nhanh tay không kém, Ánh đã gửi theo chiến Hạm Antonio một bản thỏa hiệp nếu Bồ Đào Nha cứu viện. Nội dung bản cứu viện đó gồm điều kiện của một thoả ước giữa đại diện Ánh và Toàn quyền Goa.

Bồ Đào Nha sẽ giúp Ánh khôi phục ngôi báu. Mỗi năm Ánh sẽ trả lại “vua xứ Goa” 10.000 đồng bạc và cũng chừng ấy cho “Hoàng thượng” ( đúng hơn là nữ hoàng Bồ).

Thiên Chúa giáo được tự do truyền bá và được nhà cầm quyền giúp cất nhà thờ bất cứ ở đâu cần tới. Tàu thuyền, tiền bạc ở Cochinchine một mặt in phù hiệu Nam Hà, một mặt in phù hiệu Bồ. Ánh sẽ nhường các cửa biển, cho đặt đại sứ... Chi tiết về điều khoản “cho người Bồ lấy người Việt” và về việc phân biệt “vua xứ Goa” và Hoàng đế Bồ làm cho thoả ước có vẻ như thực, nhưng những đòi hỏi đền bù quá quắt như “trả lại mãi mãi”, “cất nhà thờ bất cứ ở đâu”. CHứng tỏ Ánh, chỉ vì quyền lực, sẵn sàng làm bất cứ việc gì.

Việc không đi đến đâu vì Lộc đã biên thư cho Ánh nói một cách khinh bỉ: “Tôi biết Macao không có một tên quân” và các sứ giả Nguyễn Ánh hẳn thấy tận mắt thực lực của Macao. Lộc nói tiến trình cầu viện đang có kết quả, và Ánh lại thôi không cầu viện Bồ nữa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chờ mãi, cuối cùng Charpentier de Cossigny, toàn quyền Pháp ở Ấn Độ, mới cho Lộc và Cảnh trên tàu Malabar sang Pháp.

Tháng 2 năm 1787.

Lộc và Cảnh mới tới hải cảng Lorient ở Pháp và mất một thời gian vận động, đầu tháng 5 năm 1787 họ mới được gặp vua Louis XVI

"Thực là một dịp để cho đám thượng lưu Versailles có đề tài ăn chơi: họ tung ra một kiểu tóc, bài thơ phổ nhạc tặng ông hoàng Đông phương bé tí xíu mà phải sớm lao đao"

Ngày 5 tháng 5 năm 1787.

Lộc được vào triều kiến vua Louis XVI, trước sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao là bá tước De Montmorin và Bộ trưởng Hải quân là nguyên soái De Castries. Ông trình nhà vua lý do nên cứu viện Nguyễn Ánh tóm tắt như sau :

-Nguyễn Ánh là vua chính thống nước Cochinchine ( Nam Kỳ hoặc Đàng Trong), được đa số nhân dân ủng hộ,
-Cuộc hành quân khôi phục đất đai chỉ cần một số quân lực vừa phải,
-Một căn cứ Pháp tại Cochinchine là một phương tiện chắc chắn để ngăn chận ảnh hưởng của nước Anh tại Ấn Độ, để bành trướng ảnh hưởng của Pháp tại các biển Trung Hoa, và làm bá chủ về thương mãi trong vùng này.

Trước đó, năm 1785 bộ Hải quân có nhận thư của Bá Đa Lộc, đầu năm 1786 có sai Sominihac de Lamothe, một kỹ sư đã ở lâu bên Viễn Đông, cứu xét. Viên kỹ sư phúc trình tán thành việc cứu viện Nguyễn vương. Lại thêm cậu bé Hoàng tử Cảnh (8 tuổi) diện mạo khả ái, khiến hoàng hậu Marie Antoinette cảm mến tình cảnh đáng thương, có ý muốn giúp đỡ.
Nhưng trong triều đình một số người e ngại :

-Hành quân tốn kém quá, Pháp vừa thất bại ở Hà Lan, tài chính thiếu hụt không kham nổi.
-Cochinchine cách xa căn cứ quân sự ở đảo France của Pháp (đảo Maurice, nay thuộc Anh), khi chiến tranh, nếu Anh đóng eo bể Malacca, Hà Lan đóng eo bể La Sonde, Pháp sẽ bị cô lập tại Cochinchine.

Bàn luận mãi suốt nửa năm, cuối cùng ‘phe của Hoàng hậu’ thắng. Bộ trưởng De Montmorin đại diện cho Pháp, và giám mục Bá Đa Lộc đại diện cho Nguyễn Ánh ký bản hiệp ước tương trợ Pháp Việt tại điện Versailles


Ngày 28 tháng 11 năm 1787.

Tại cung điện Versailles, thoả ước Versailles ký kết, một bên là hầu tước Montmorin đại diện Louis XVI và một bên là Pigneau de Béhaine thay mặt Nguyễn Ánh. Hiệp ước này gồm có 10 khoản,đại thể có những khoản quan trọng như sau:


1. Pháp hứa giúp Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté, đầy đủ đại bác và đạn dược.

2. Về lính, Pháp sẽ cho Ánh 1.200 bộ binh, 200 pháo binh, 250 mọi Cafres ( lính da đen) (điều 2).

3. Đổi lại, Nguyễn Ánh nhường luôn hòn đảo Hoi-nan ( Hội AN?) đứng trấn đường vào cửa Touron ( ĐÀ Nẵng) (cù lao Chàm?), nhường cửa Touron ( ĐÀ NẴng) để cho Pháp vương tuỳ ý xây dựng và cuối cùng thêm hòn Poulo Condore ( ĐẢo Côn Lôn) (điều 3, 4, 5).

4. Pháp được quyền tự do thương mại và hơn nữa, độc quyền thương mại ở Nam Hà. Những chiếc tàu buôn ngoại quốc nào vào Nam Hà phải có giấy thông hành của Pháp và mang cờ Pháp (điều 6).

5.Mỗi năm (Ánh) sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top