Khổ, cụ vẫn bị nhốt trong cái vòng luẩn quẩn về việc sử dụng hành vi sai (cứ cho là như vậy đi) của người khác để đánh giá hành vi sai của 1 người. Cứ giả định cmn luôn là chế độ này sai, luồn cúi Tàu. Vậy hãy để lịch sử đánh giá nó sau 1 tg nữa. Nếu nó sai, chắc chắn bị kết án.Thôi em cũng cố kiên nhẫn trả lời nốt còm này của cụ. Khái niệm quyền thống trị (hoặc cai trị) nó có 2 phần : Phần đầu tiên là tranh giành. Trong gia đoạn này 2 bên không ngừng nêu cao tinh thần chính nghĩa, bôi xấu bên kia và tất nhiên bên nào thất thế thì sẽ cầu viện. Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn cai trị. Là giai đoạn của kẻ chiến thắng và nắm lấy thiên hạ. Cụ để ý, giai đoạn này không hề có việc mời quân xâm lược hay cõng rắn gì cả, không có sự hiện diện quân đội nước ngoài trong lãnh thổ (trừ cuối nhà Trần và sau thời Tự Đức). Ngoài ra, việc cầu viện thường xảy ra khi chế độ phong kiến ấy bị uy hiếp nghiêm trọng. Nếu gọi hành động cầu viện là hành động sai trái thì sẽ có rất nhiều nhân vật hiện nay mà ta đang ca ngợi, gắn tên đường, tên trường phạm phải. Bản thân em đánh giá việc cầu viện hết sức bình thường do nó là đặc trưng của chế độ phong kiến (thậm chí ngày nay nhiều chế độ vẫn còn cầu viện đấy nhưng với tên gọi mỹ miều hơn ) và đánh giá cực thấp thái độ cúi lòn như hành động của Mạc Đăng Dung và ông ta hiện nay được đánh giá như thế nào thì cụ hiểu.
Còn cụ không thể lập luận rằng, nó làm những việc giống như cụ Ánh mà nó hiện chưa bị lên án, điều đó có nghĩa là việc làm của cụ Ánh cũng không sai, không bị lên án, là bình thường, là phổ biến. Nghe nó hài hước lắm.
Cầu viện ngoại bang chưa bao giờ đc coi là 1 hành vi đáng hoan nghênh, thậm chí là bị phỉ nhổ, dù bất cứ ở đâu. Cụ nên nhớ như vậy.
Còn cụ đánh giá như thế nào tất nhiên em tôn trọng cụ. Nhưng đánh giá của cụ không đảo ngược được thực tế khách quan cụ ạ. Cái mớ thông tin diễn giải của cụ thì em dù không giỏi giang gì, nhưng cũng đủ năng lực để tìm và đọc.