[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,267
Động cơ
519,647 Mã lực
E nghĩ cụ down cái app lịch vạn sự về rùi chọn đến năm 1754 là ra ngay ạ
Cũng không cần phải hại điện thế, bác cứ lấy năm 1992 (là năm Nhâm Thân gần nhất) - 1752 = 240 chia hết cho 60 = 1 Hoa giáp. Như vậy năm 1752 là năm Nhâm Thân thì năm 1753 sẽ là Quý Dậu. Rất đơn giản như đan rổ.
 

duongqua

Xe container
Biển số
OF-192732
Ngày cấp bằng
6/5/13
Số km
6,255
Động cơ
536,823 Mã lực
Câu hỏi của Kụ cháu cũng thắc mắc và nghĩ nhiều hướng giải đáp, trong đó có 1 hướng bá đạo:

Nguyễn Ánh thật thì chỉ 1, 2 lần bị truy sát là chết cmn dưới đao nhà Tây Sơn rồi
Nhưng thế lực Nguyễn, được Lộc hà hơi, quyết định là luôn có Ánh các phiên bản sau thay thế: vừa ổn định lòng dân, binh, vừa nâng cao uy thế
Vì thế mới có các sự kiện như vừa thoát chết tháng trước, tháng sau đã thấy xuất hiện cầm quân ....
Con trai là Cảnh về, biết sự thực, ko nhận cha, bị vu cho là ko vái tổ tiên
Các tướng Tây sơn bị trảm hết để diệt đầu mối
Hì đọc từ đầu chí cuối mỗi còm của cụ là e tin nhất, còn lại toàn thần thánh hoá:)
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,284
Động cơ
408,207 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng không cần phải hại điện thế, bác cứ lấy năm 1992 (là năm Nhâm Thân gần nhất) - 1752 = 240 chia hết cho 60 = 1 Hoa giáp. Như vậy năm 1752 là năm Nhâm Thân thì năm 1753 sẽ là Quý Dậu. Rất đơn giản như đan rổ.
E ghét tính toán và nghiện công nghệ nên cái j cũng để máy làm :(
Cách tính của cụ ko thể ko volka ạ
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,267
Động cơ
519,647 Mã lực
Nếu đội Nguyễn có Gia Định tam hùng (Đỗ Thanh Nhơn, Châu Văn Tiếp, Võ Tánh) thì đội Tây Sơn có Tây Sơn Thất hổ tướng (Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu(Mưu, Miêu), Nguyễn Văn Lộc). Trong số 7 danh tướng này thì Nguyễn Văn Lộc tức đại đô đốc Lộc trong chiến dịch thần tốc giải phóng Thăng Long, dù gặp bão biển những vẫn kịp đánh một trận rất lớn diệt địch ở Phụng Nhãn, trấn Kinh Bắc. (xã Cộng Hoà - huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương hiện nay) Đại đô đốc Lộc còn tham gia trận Quy Nhơn vây hãm Võ Tánh, về sau còn đánh trên vài chục trận với đủ các danh tướng đội Nguyễn như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành. Tiếc là bị thái sư Bùi Đắc Tuyên hãm hại nên ông phẫn chí từ bỏ binh quyền ẩn cư ở núi Kỳ Sơn. Nguyễn Văn Lộc cùng với Lý Văn Bưu sau này đều mai danh ẩn tích không màng đến thế sự. Các danh tướng còn lại người thì tử trận như Võ Đình Tú, người bị hành quyết như Trần Quang Diệu, Lê Văn Hưng, có trường hợp thì vẫn còn tồn nghi như Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Tuyết. Võ Văn Dũng cũng là người hay chữ, trong lúc đang đi sứ nhà Thanh lần thứ 2, khi biết tin Vua Quang Trung băng hà ông đã ngất xỉu trên sân điện. Lúc tỉnh dậy, ông đề bút làm bài thơ:


Bố y phấn tích ngũ niên trung
Kim cổ thi vi sự bất đồng
Thiên vị ngô hoàng tăng nhất kỷ
Bất ư Đường Tống thuyết anh hùng

Phỏng dịch - GCML:
Cơ đồ dấy nghiệp được năm năm
Nay trước về sau thật khó bằng
Vua ta Trời giúp thêm chục tuổi
Anh hùng Đường Tống được bao lăm?
 
Chỉnh sửa cuối:

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Nếu đội Nguyễn có Gia Định tam hùng (Đỗ Thanh Nhơn, Châu Văn Tiếp, Võ Tánh) thì đội Tây Sơn có Tây Sơn Thất hổ tướng (Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu(Mưu, Miêu), Nguyễn Văn Lộc). Trong số 7 danh tướng này thì Nguyễn Văn Lộc tức đại đô đốc Lộc trong chiến dịch thần tốc giải phóng Thăng Long, dù gặp bão biển những vẫn kịp đánh một trận rất lớn diệt địch ở Phụng Nhãn, trấn Kinh Bắc. (xã Cộng Hoà - huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương hiện nay) Đại đô đốc Lộc còn tham gia trận Quy Nhơn vây hãm Võ Tánh, về sau còn đánh trên vài chục trận với đủ các danh tướng đội Nguyễn như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành. Tiếc là bị thái sư Bùi Đắc Tuyên hãm hại nên ông phẫn chí từ bỏ binh quyền ẩn cư ở núi Kỳ Sơn. Nguyễn Văn Lộc cùng với Lý Văn Bưu sau này đều mai danh ẩn tích không màng đến thế sự. Các danh tướng còn lại người thì tử trận như Võ Đình Tú, người bị hành quyết như Trần Quang Diệu, Lê Văn Hưng, có trường hợp thì vẫn còn tồn nghi như Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Tuyết. Võ Văn Dũng cũng là người hay chữ, trong lúc đang đi sứ nhà Thanh lần thứ 2, khi biết tin Vua Quang Trung băng hà ông đã ngất xỉu trên sân điện. Lúc tỉnh dậy, ông đề bút làm bài thơ:


Bố y phấn tích ngũ niên trung
Kim cổ thi vi sự bất đồng
Thiên vị ngô hoàng tăng nhất kỷ
Bất ư Ðường, Tống thuyết anh hùng

Phỏng dịch - GCML:
Cơ đồ dấy nghiệp được năm năm
Nay trước về sau thật khó bằng
Vua ta Trời giúp thêm chục tuổi
Anh hùng Đường Tống được bao lăm?
Em thấy bản dịch này hoành hơn ạ:
Năm năm dấy nghiệp tự thôn nông.
Thời trước, thời sau khó sánh cùng.
Trời để vua ta thêm chục tuổi.
Anh hào Ðường, Tống hết khoe hùng
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,088
Động cơ
316,258 Mã lực
Nguyễn Hữu Chỉnh cũng là người "văn võ kiêm toàn". Thử đọc 'Văn Tế Chị' của ông:
Bài Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh:

Than ôi!

Dòng nước chảy về đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng? Hồn phách chị ở đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng? Hay là nơi bồng hồ lãng uyển, hay là nơi tứ phủ thành đô, ao vàng khơi thẳm, biết là thăng giáng ở nơi nào; bụi còn một chút hình hài đưa về đất cố hương, muôn nước nghìn non, xa khơi cách trở. Ôi! kiếp nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như lửa đá, như chiêm bao, giây phút nên không, dù nhẫn trăm năm cũng chẳng mấy.

Thương thay chị, mới hai mươi chín tuổi, cũng là một kiếp hóa sinh. Gửi mình vào tài tử mười ba năm, đã dốc một lời nguyền, song cay đắng có nhau, mà vinh hiển bao giờ chưa được thấy. Rơi máu ở nhân gian năm bảy bận, chỉn còn hai chút gái; vả sữa măng nhường ấy, dù trưởng thành ngày khác cũng rằng không.

Ôi! Tạo vật làm sao, con người thế mà đến điều đau đớn thế! Bên trời góc bể, thân cố có ai, đất khách quê người, bui một chị một em, đã hình đơn bóng chếch.

Bát ngát thay! cành hoa trôi nước, chiếc nhạn về nam. Vậy thì chén đất vàng từ đây, nấm cỏ xanh từ đây, muôn nghìn kiếp cũng từ đây, thăm thẳm biết bao giờ lại thấy vậy chăng?

Giang đình một lá, quải biệt đôi nơi. Chín suối là đâu? Có linh xin hưởng!

Nguyễn Hữu Chỉnh (? - 1787) quê làng Cổ Đan, xã Đông Hải, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An, nay thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thuở bé học giỏi, mười sáu tuổi đỗ Hương cống nên thường gọi là Cống Chỉnh, 18 tuổi đỗ Tam trường. Ngoài con người lịch sử, ông là người có tài biện luận, mưu lược, giỏi văn thơ. Sáng tác mang bản sắc rõ rệt, không lẫn với người nào đương thời. Giữa lúc cực thịnh của chữ Hán, ông vẫn dùng chữ Nôm để viết.

Ở bài Văn tế chị, ông không nhất nhất theo đúng kết cấu của thể phú. Tác giả chỉ dựa vào thể phú làm nền, rồi viết theo dòng cảm xúc tự nhiên. Toàn văn như một bài văn xuôi, câu chữ tự nhiên, không gò bó, không gọt giũa. Tình cảm của ông đối với người chị chân thành, gan ruột.

Chị ông lấy Phạm Nguyễn Du (tức Phạm Huy Khiêm), đỗ Hoàng giáp năm 1779, cùng khoa với Phạm Quý Thích, vào cuối đời Hậu Lê. Bà theo chồng và chết nơi quê người, sau rước linh cữu về quê.

Có thể nói, “cùng với Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái, Văn tế chị được coi là tác phẩm có yếu tố văn xuôi nghệ thuật đầu tiên trong lịch sử văn học nước ta” (Nguyễn Lộc, Từ điển văn học, bộ mới, NXB Thế Giới, HN, 2004, trang 1153).
http://baodanang.vn/channel/5433/201210/van-te-chi-mot-tac-pham-doc-dao-cua-nguyen-huu-chinh-2199584/
Nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh cũng khá thú vị

Theo Hoàng Lê nhất thống chí thì cách nhìn của đám Ngô Gia khá nặng khi rọi vào Chỉnh
Tách bạch ra, có thể thấy Chỉnh là 1 tay kiệt hiệt thời loạn, xứng mặt gian hùng đội trời đạp đất giữa lúc xã tắc đảo điên

Chỉ tiếc là số Chỉnh quá nhọ, nếu như không có nhà Nguyễn Huệ thì Chỉnh đã có thể hô gió gọi mưa một cõi
Việc Chỉnh quy thuận theo Nguyễn Nhạc, rồi thể hiện mưu trí giúp cho Nhạc oánh tung đám quân binh nhà Trịnh, đã làm cho Nhạc, Huệ vừa nể tài vừa đề phòng Chỉnh. Chỉnh đã chính thực tự kết cái thòng lọng cho mình

Xét toàn cục, Chỉnh tài kiêm văn võ, nhưng không biết giấu nanh vuốt, có chất gian hùng trong máu nhưng hùng chưa đủ mạnh mà gian thì lại lộ sớm, cộng thêm lòng người không theo, ( Chỉnh là dân châu Hoan, mà dân Bắc Hà vốn kỳ ghét dân Hoan, Ái sau một thời gian dài lính túc vệ cung vua phủ chúa toàn tuyển từ đây) thời thế không thuận ( gặp nhà Tây Sơn quá minh, quá cường, quá bạo)

Vậy nên, sói cáo mà tranh núi với gấu hổ, ắt sói cáo bị triệt

Thương thay
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,267
Động cơ
519,647 Mã lực
Em thấy bản dịch này hoành hơn ạ:
Năm năm dấy nghiệp tự thôn nông.
Thời trước, thời sau khó sánh cùng.
Trời để vua ta thêm chục tuổi.
Anh hào Ðường, Tống hết khoe hùng
Bản dịch này khiên cưỡng cụm "bố y phấn tích". Em đoán là cụ Huệ lúc lên ngôi Hoàng đế thì có thủ tục khoác cẩm bào nên cụ Dũng mới cảm khái đề thơ. Chứ "thôn nông" không có chút liên quan đến ý tứ của cụ Dũng. Ngoài ra còn một tích nữa nhắc đến "bố y chi giao" nhưng lại chỉ tình cảm bằng hữu.
 

Q.T.A

Xe buýt
Biển số
OF-86982
Ngày cấp bằng
28/2/11
Số km
531
Động cơ
414,328 Mã lực
Em đánh dấu cái đã. Toàn tư liệu quý.
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Bản dịch này khiên cưỡng cụm "bố y phấn tích". Em đoán là cụ Huệ lúc lên ngôi Hoàng đế thì có thủ tục khoác cẩm bào nên cụ Dũng mới cảm khái đề thơ. Chứ "thôn nông" không có chút liên quan đến ý tứ của cụ Dũng. Ngoài ra còn một tích nữa nhắc đến "bố y chi giao" nhưng lại chỉ tình cảm bằng hữu.
Thế thì bản dịch này sát nghĩa hơn ạ:
Năm năm dựng nghiệp tự thân rồng (thân rồng chỉ lên ngôi hoàng đế)
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,267
Động cơ
519,647 Mã lực
Thế thì bản dịch này sát nghĩa hơn ạ:
Năm năm dựng nghiệp tự thân rồng (thân rồng chỉ lên ngôi hoàng đế)
Gieo vận "ồng" khó lắm bác ơi. ;)) Theo em chỉ cần hiểu ý tứ của cụ Dũng luyến tiếc đại nghiệp còn dang dở của Vua Quang Trung là được. Cái cần luận thêm là giả dụ ông Trời xuôi thành ý của cụ Dũng để cụ Huệ thêm 10 năm nữa thì cụ Ánh liệu có cửa tranh Cúp giai đoạn lượt về nữa hay không?.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh cũng khá thú vị

Theo Hoàng Lê nhất thống chí thì cách nhìn của đám Ngô Gia khá nặng khi rọi vào Chỉnh
Tách bạch ra, có thể thấy Chỉnh là 1 tay kiệt hiệt thời loạn, xứng mặt gian hùng đội trời đạp đất giữa lúc xã tắc đảo điên

Chỉ tiếc là số Chỉnh quá nhọ, nếu như không có nhà Nguyễn Huệ thì Chỉnh đã có thể hô gió gọi mưa một cõi
Việc Chỉnh quy thuận theo Nguyễn Nhạc, rồi thể hiện mưu trí giúp cho Nhạc oánh tung đám quân binh nhà Trịnh, đã làm cho Nhạc, Huệ vừa nể tài vừa đề phòng Chỉnh. Chỉnh đã chính thực tự kết cái thòng lọng cho mình

Xét toàn cục, Chỉnh tài kiêm văn võ, nhưng không biết giấu nanh vuốt, có chất gian hùng trong máu nhưng hùng chưa đủ mạnh mà gian thì lại lộ sớm, cộng thêm lòng người không theo, ( Chỉnh là dân châu Hoan, mà dân Bắc Hà vốn kỳ ghét dân Hoan, Ái sau một thời gian dài lính túc vệ cung vua phủ chúa toàn tuyển từ đây) thời thế không thuận ( gặp nhà Tây Sơn quá minh, quá cường, quá bạo)

Vậy nên, sói cáo mà tranh núi với gấu hổ, ắt sói cáo bị triệt

Thương thay
Thế thì cụ Chỉnh giỏi ở chỗ nào ạ? So với các cụ Tuyết, Lộc, Long, Vũ Văn Dũng, Trần Quang Diệu thì được mấy phần?
 

Anh_Nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-360522
Ngày cấp bằng
29/3/15
Số km
190
Động cơ
262,141 Mã lực
Em là em đi hết 23 tầng rồi, luận bàn anh hùng ko phải việc của em, dân ta đã luận xong lâu rồi , em chỉ xin hóng thêm tư liệu để chém gió với F1 mời cụ đốc fot tiếp ạ
 

quycanh_neu49

Xe máy
Biển số
OF-332084
Ngày cấp bằng
20/8/14
Số km
83
Động cơ
282,204 Mã lực
Cụ Nguyễn Huệ dân tỉnh lẻ cũng kiếm được cô Hà thành nhỉ? =))
Em fun tí các cụ bỏ quá cho ạ
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,350
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Em phục cụ Quang Trung nhất trong tất cả các thiên tài quân sự nước Việt : tốc chiến, tốc thắng, và từ 1777 bắt đầu cầm quân đến khi mất 1792 có thể nói bách chiến bách thắng.
Các chiến dịch chỉ tổ chức và thực hiện trong thời gian rất ngắn 2-3 tuần, lâu nhất cũng chỉ là 1-2 tháng ( đối với cả quân Xiêm và quân Thanh).
Cái ngạc nhiên đến giờ em vẫn chưa tìm đc câu trả lời thoả đáng : ngay sau khi chiến thắng quân Thanh 1789, ông đã lên kế hoạch đánh vào Gia định để quét sạch Nguyễn Ánh. Ông luôn coi Nguyễn Ánh là kẻ thù nguy hiểm bậc nhất và cần nhanh chóng, triệt để tiêu diệt.
Tuy nhiên sự chuẩn bị này quá lâu một cách bất bình thường nếu so với những chiến dịch trước đây ông thực hiện - dự kiến đến cuối năm 1792 mới thực hiện bằng 5 mũi tiến quân đường biển, đường bộ ( qua cả Lào, Căm pu chia...). Do cánh quân đường biển là quan trọng nhất nên phải chờ đến mùa đông có gió mùa đông bắc (cuối năm 1792) mới thực hiện được.
Thông tin này em đọc vào những năm 1977-1978 trong cuốn " Quang trung - thiên tài quân sự Việt nam " của nhà xuất bản QĐND.

Than ôi ông lại mất trước khi thời điểm xuất quân khoảng nửa năm. Sau đó các tướng lĩnh còn lại không ai kế thừa và thực hiện kế hoạch này.

Các bác có cao kiến gì lý giải việc này không???
 

ducjack

Xe hơi
Biển số
OF-381999
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
138
Động cơ
244,346 Mã lực
Nơi ở
Thanh Hoá
Hóng các cụ sử học cm :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top