[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Em đọc đâu đó có bài viết về ca ngợi Lê Chiêu Thống. Lịch sử cần viết lại về ông, nếu vậy thì ngay cả Nguyễn Huệ và triều đại Tây Sơn cũng cần phải được xem xét lại ký lưỡng hơn.
Không phải ca ngợi mà là gỡ bớt tội cho Lê Chiêu Thống, cũng như gỡ bớt tội cho Nguyễn Ánh vậy ;))
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,476 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 12 tháng 6 năm 1786.


Tin quân Tây Sơn do Chỉnh dẫn ra bay về phủ chúa, Khải bối rối chả biết làm gì, triều thần cũng chả có kế sách gì.

Quân Tây Sơn oánh đến Nghệ An.

Khải phái tướng Trịnh Tự Quyền đem 5000 quân tới Nghệ An chống cự, Quyền sợ xanh hết mặt mũi, biết mình không phải là đối thủ của Chỉnh, bèn chần chừ không đi, đến khi đi thì Nghệ An mất rồi, bèn đến đóng ở Kim Động, Khải phái thêm Đỗ Thế Dận đem 2000 quân đóng ở sông Phú Sa.

Đinh Tích Nhưỡng chỉ huy quân thủy đến giữ ở cửa Luộc.

Sáng ngày 16 tháng 6 năm 1786.

Quân Tây Sơn do Chỉnh dẫn đầu tiến lên oánh quân Trịnh, mới được khoảng 1 giờ giao chiến, quân Trịnh chết như rạ, Chỉnh chém chết Trịnh Tự QUyền tại trận. Quân Trịnh thua thảm, tranh nhau bỏ chạy.

Ngày 19 tháng 6 năm 1786.

Tin thất trận báo về kinh, từ quan đến dân hồn xiêu phách lạc, kinh thành nhốn nháo hỗn loạn...các quan bên cung vua Lê, Phủ chúa Trịnh bỏ chạy gần hết. Trịnh Khải là chúa mà vẫn phải " tự bê và dọn cơm mà ăn" thật bi hài hết chỗ nói.

Ngày 19 tháng 7 năm 1786.

Nguyễn Lệ đem 1000 quân từ Sơn Tây về kinh, khuyên Trịnh Tông đưa nhà vua Hiển Tông lên Sơn Tây để tính việc đối phó. Bọn kiêu binh chặn đường Lệ, bảo Nguyễn Lệ dắt giặc vào kinh thành, chúng giết gần hết đám quân Lệ mới mộ được, có lẽ Lệ mộ được toàn nông dân và trẻ con mới đăng lính, đến nối " giáo cầm chẳng nổi, súng không biết mồi" nên mới thấy kiêu binh hét to đã bỏ chạy.

Lệ thua thảm, bỏ chạy lên Sơn Tây.

Trịnh Khải bắt Bùi Huy Bích ra ngoài đốc chiến. Trần Công Xán bảo Khải giữ kinh đô; chỉ đưa Thái phi và sáu cung ra ngoài. Khải triệu Hoàng Phùng Cơ về kinh, cho tiền bảo đi mộ lính. Cơ mộ được hơn 2000 quân, đóng ở hồ Vạn Xuân, bí quá, Khải sai người sang chỗ vua Lê Hiển Tông gom thêm được 400 lính chèo thuyền hoặc chuyên chăm cá của vua gom làm lính thủy

Khải cũng đích thân đem 1000 quân trong thành bày trận ở bến Tây Luông.

Ngày 20 tháng 7 năm 1786.

Lần này Nguyễn Huệ đích thân cầm quân oánh nhau với Trịnh Khải.

Nguyễn Huệ cho quân thủy xuất trận, giáp chiến với quân Trịnh ở sông Hồng, có lẽ gần khu cầu Nhật Tân bây giờ. Quân Tây Sơn nã pháo, thuyền quân Trịnh tan tành, lính chết trôi đầy sông. Quân Huệ chém chết 2 tướng chỉ huy thủy quân Trịnh là Nguyễn Trọng Yên và Ngô Cảnh Hoàn ngay trên thuyền.

Quân Tây Sơn trên bộ do Chỉnh chỉ huy đánh tan đội quân của Hoàng Phùng Cơ.
NGuyễn Huệ và Chỉnh hội quân.
Quân Tây Sơn tiến đến Tây Luông, Khải truyền đem áo trận màu đỏ để tao mặc cho ra vẻ sẵn sàng chết, Khải ngồi trên bành voi, cầm cờ lệnh chỉ huy, quân Trịnh, toàn lính mới tuyển, nhìn nhau, không ai chịu tiến lên.

Tây Sơn tung quân ra chém giết, quân Trịnh bị giết gần hết. Khải may mắn thoát chết, hoặc cũng có thể Huệ, CHỉnh chưa muốn giết, quay voi trở về thành.

Khải chạy đến cửa Tuyên Võ, trông thấy ngoài phủ đã cắm hàng loạt cờ quân địch, bèn dẫn hơn trăm tượng binh, hướng theo đường Sơn Tây chạy trốn.

Lúc ấy, phủ chúa nhốn nháo, thôi thì mạnh ai nấy chạy.

Bọn kiêu binh, vốn đã chả dám oánh Tây Sơn, nhưng rất ác với Triều đình, phủ CHúa và dân lành, thấy TÂy Sơn đến, chúng bỏ chạy đầu tiên.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,476 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khải chạy đến xã Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, lính bỏ chạy hết, không phải vì Tây Sơn đuổi, mà vì dân đuổi theo cướp hết đồ đạc. Bọn lính theo Khải " bị lột hết quần áo".https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguy%E1%BB%85n_No%C3%A3n&action=edit&redlink=1

Khải cũng sợ dân, bèn vứt hết mũ áo mặc đồ dân lành, có lẽ dân ta chưa tận mắt thấy chúa Trịnh bao giờ, nên Khải chạy thoát , đến nương nhờ viên tiến sĩ trước kia giữ việc ở Lại phiên là Lý Trần Quán trước đây vâng đem tờ hịch đi chiêu mộ nghĩa binh.

Khải bị một tên đệ của QUán là Nguyễn Trang, có lẽ nhận ra chúa Trịnh, nhè lúc Quán đi mua đồ ăn, sai mấy đàn em trói Khải lại nộp cho Tây SƠn.

Khi đưa Khải đi nộp, Khải bảo mình khát nước, có lẽ nhân lúc bọn Trang sơ hở, Khải cầm dao đâm cổ tự tử. Kể cũng là bậc anh hùng. Chúa Trịnh Khải ( Trịnh Tông) mới 24 tuổi, còn là 1 thanh niên phỏng các cụ?

Bọn Trang đem xác Khải đến nộp cho Huệ, Huệ tỏ ra thực sự kính trọng Khải, ông sai khâm niệm chôn cất chúa Trịnh theo đúng vương lễ.

Cơ nghiệp họ Trịnh đến đây coi như chấm dứt.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,530 Mã lực
Đoạn Nguyễn Huệ chém chết Ngô Cảnh Hoàn và Abc là bịa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,476 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 21 tháng 7 năm 1786.

Nguyễn Huệ vừa oánh tan xong quân Trịnh, đem quân vào thành Thăng Long, lúc này Trịnh Khải còn đang bỏ chạy chưa tự sát. Chỉnh bảo Huệ vào phủ chúa Trịnh mà nghỉ.

Ngày 22 tháng 7 năm 1786.

Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh và 1 số tướng Tây Sơn đến yết kiến vua Lê Hiển Tông ở điện Vạn Thọ. Vua Hiển Tông có vẻ rất vui.
Huệ chỉ vào Chỉnh bảo nhà vua là Chỉnh " bề tôi cũ của bệ hạ" và khen Chỉnh " không có người thứ 2 trung thành như ( Chỉnh). Các quan trong triều, xưa nay vốn bị bên phủ chúa bắt nạt, chả có thực quyền, nên " chả ai nói gì, thấy Chỉnh và Huệ gọi, cứ nấp ló sau rèm" . Chỉ có vua Lê là bình tĩnh, vua bảo Huệ là " tướng quân từ Quý Quốc xa xôi đến" Huệ nói " thần cũng là bề tôi của bệ hạ".

Chỉnh trổ ngay tài điều hành của mình, Chỉnh tâu vua nên tuyên triệu mời Trương Ðăng Quỹ, Phan Lê Phiên, Trần Công Sán ...

Các quan lục tục trở về độ hơn mười người.

Trở về phủ chúa Trịnh, bản thân Nguyễn Huệ lúc này cũng lúng túng, chưa biết phải làm gì, dân trong kinh thành, các nơi cũng xem chừng Tây Sơn, có thể là nghe ngóng.

NHiều người ở miền Bắc căm thù Chỉnh, coi chỉnh vì thù riêng muốn báo mà rước Tây Sơn về.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Ko thể đổ tại cho việc cụ Huệ chết sớm mà Tây sơn sụp đổ được.Bởi cụ Huệ chết 1792 trong khi mãi đến 1802 cụ Ánh mới tiêu diệt xong Tây Sơn.Nghĩa là cụ Ánh cũng phải chiến thêm 10 năm nữa mới xong.Đó là 10 năm oánh nhau qua lại giữa hai bên.Tây sơn sụp đổ do những vấn đề nội tại của nó hơn là sự mất đi tài quân sự của cụ Huệ.Nếu cụ Ánh tiêu diệt Tây sơn trong khoảng 2 năm kể từ khi cụ Huệ chết thì có thể nói cụ Ánh gặp may là chính xác.
Em không muốn nói chuyện sau khi Quang trung mất ở đây - sẽ nói trong phần khác. Thực sự đây đúng là mặt thứ 2 có thể nói là khuyết điểm lớn nhất của QUang Trung đã không kịp xây dựng 1 hệ thống kế thừa. Khi 1 cá nhân mất đi thì hệ thống mất leader bị sụp đổ do mâu thuẫn nội tại cũng như tác động từ bên ngoài.

Em chỉ muốn các bác chém hoặc lý giải tại sao sau chiến thắng quân Thanh Quang Trung lại lên kế hoạch để gần 3 năm sau mới đánh Nguyên Anh tại Gia định chứ không phải sau 1 năm.
Lịch sử không có chữ "nếu" nhưng thực sự nếu sau 1 năm - mùa đông năm 1790 Quang Trung đánh Gia định thì thế nào?
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,530 Mã lực
Em không muốn nói chuyện sau khi Quang trung mất ở đây - sẽ nói trong phần khác. Thực sự đây đúng là mặt thứ 2 có thể nói là khuyết điểm lớn nhất của QUang Trung đã không kịp xây dựng 1 hệ thống kế thừa. Khi 1 cá nhân mất đi thì hệ thống mất leader bị sụp đổ do mâu thuẫn nội tại cũng như tác động từ bên ngoài.

Em chỉ muốn các bác chém hoặc lý giải tại sao sau chiến thắng quân Thanh Quang Trung lại lên kế hoạch để gần 3 năm sau mới đánh Nguyên Anh tại Gia định chứ không phải sau 1 năm.
Lịch sử không có chữ "nếu" nhưng thực sự nếu sau 1 năm - mùa đông năm 1790 Quang Trung đánh Gia định thì thế nào?
Bởi vì Nguyễn Ánh liên kết với Ai lao, Vạn tượng nên phải dẹp xong Vạn tượng, thu phục được hải tặc. Nó là cả một quá trình gây dựng thanh thế và lực lượng chứ không phải ngày 1 ngày 2.
Trần Quang Diệu dẹp Ai lao cũng gây nợ máu kha khá. Chặt đầu nguời bêu cọc trên khoảng chục dặm đường dẫn đến kinh đô của Vạn tượng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,476 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 7 tháng 8 năm 1786.

Nguyễn Huệ ra mắt vua Lê ( Hiển Tông) ở điện Kính Thiên, có lẽ đây mới là ngày ông chính thức vào yết kiến vua Lê? Huệ dâng vua sớ ( chắc Chỉnh viết) về việc mình " phò Lê".

Ngày 8 tháng 8 năm 1786.

Vua Lê sai người mang chiếu đến tận nơi Huệ ở, phong cho Huệ làm Nguyên Súy ( SOái) , Phụ Chính Dực Vũ, Uy Quốc Công. Huệ có lẽ không thích chức vụ đó lắm, hoặc thấy mình oánh miền Bắc dễ quá.

Không rõ vì sao Chỉnh lại sắp xếp được cho Nguyễn Huệ lấy Ngọc Hân, công chúa nhà Lê, nhưng trong lá thư trần tình của Lê Duy Cẩn [ông hoàng Tư] trình lên nhà Thanh về nguyên nhân Nguyễn Huệ ra Bắc thì

Vua Hiển Tông đã phải cắt đất Nghệ An trở vào cho Nguyễn Huệ ( Tây Sơn) để “khao thưởng công lao”, đền ơn đã đem quân ra diệt được họ Trịnh.

Việc trả công đó cũng kèm theo việc gả công chúa cho Nguyễn Huệ.

Việc xác định cắt Nghệ An cho Tây Sơn trong tờ biểu của Lê Duy Cẩn cho thấy đây là đầu mối nẩy sinh những mâu thuẫn mà cả hai bên đều cho rằng mình bị bội ước. Tức là cả Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và nhà Lê.
 
Chỉnh sửa cuối:

ReadOnly

Xe tăng
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
1,723
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
Mình nước nhỉ nên quy mô quân đội cũng nhỏ nhỉ, đa số toàn thấy tướng điều vài ngàn quân 1 trận, trong khi sử tàu tuyền thấy hàng vạn :)
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Mình nước nhỉ nên quy mô quân đội cũng nhỏ nhỉ, đa số toàn thấy tướng điều vài ngàn quân 1 trận, trong khi sử tàu tuyền thấy hàng vạn :)
Đánh mỗi đảo Đài Loan nó đã dùng tới 4 vạn :(
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,530 Mã lực
Bởi vì Nguyễn Ánh liên kết với Ai lao, Vạn tượng nên phải dẹp xong Vạn tượng, thu phục được hải tặc. Nó là cả một quá trình gây dựng thanh thế và lực lượng chứ không phải ngày 1 ngày 2.
Trần Quang Diệu dẹp Ai lao cũng gây nợ máu kha khá. Chặt đầu nguời bêu cọc trên khoảng chục dặm đường dẫn đến kinh đô của Vạn tượng.
Tháng 6/1791, Quang Trung sai Trần Quang Diệu và Nguyễn Văn Uyên chinh phạt nước Lào, vua Lào thua chạy sang Xiêm. Tháng 10/1791, chiếm xong Vạn Tượng.

- Tháng 9/1791, Bá Đa Lộc biết trước tình thế Quang Trung sắp đánh vào Nam, tìm mọi cách bỏ đi, kéo theo tất cả người Pháp, mục đích để lấy lòng Quang Trung nếu Quang Trung thắng, hoặc đợi xong chiến tranh, ai thắng thì theo. Nguyễn Ánh cho phép Bá Đa Lộc về Pháp, nhưng rồi Bá không đi.

- Tháng 2/1792, Quang Trung đem khoảng ba chục ngàn quân, qua đường Lào đánh xuống Cao Mên, tới biên giới Miên Việt, nhưng lại rút về.

- Tháng 4-5/1792 (tháng 3 ÂL), vua Xiêm sai người đưa thư xin Nguyễn Ánh giúp sức để "báo thù" cho vua Lào. Nguyễn Ánh đã dò biết kế hoạch của Nguyễn Huệ: sẽ điều động hai, ba mươi vạn quân thuỷ bộ; bộ binh theo đường núi qua Lào đánh xuống Cao Mên, chiếm mặt sau Sài Gòn; thuỷ binh vào cửa bể Hà Tiên đánh lên Long Xuyên, Kiên Giang, chiếm mặt trước Sài Gòn.

- Tháng 6/1792, những người lính Pháp hoặc phạm kỷ luật như Dayot, bị Nguyễn Ánh đuổi đi, hoặc chính họ muốn bỏ đi. Bá Đa Lộc xin đi lần thứ nhì. Nguyễn Ánh giữ lại.

- Tháng 6-7/1792, tháng 5 ÂL, Nguyễn Huệ liên kết với giặc biển Tề Ngôi, đem chiến thuyền đánh phá Bình Khang, Bình Thuận.

- Tháng 7-8/1792, tháng 6 ÂL, được gián điệp cho biết Nguyễn Nhạc tập trung chiến thuyền ở cửa Thị Nại, định đánh vào Nam, Nguyễn Ánh ra tay trước, đem thuỷ binh tấn công Thị Nại, tiêu diệt lực lượng thuỷ binh của Nguyễn Nhạc, trong lúc Nguyễn Nhạc đi săn vắng.

- Trận Thị Nại 1792, chiến thắng lớn đầu tiên của Nguyễn Ánh, làm cho Quang Trung nổi giận, quyết định "quét sạch Gia Định".

- Ngày 27/8/1792, Quang Trung truyền hịch cho quan, quân, dân hai miền Quảng Ngãi và Qui Nhơn sửa soạn đón đại binh đi qua để chinh phạt Gia Định, "san bằng" miền Nam cho tới biên giới Xiêm La.

- Ngày 16/9/1792, Quang Trung băng hà.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Em chỉ muốn các bác chém hoặc lý giải tại sao sau chiến thắng quân Thanh Quang Trung lại lên kế hoạch để gần 3 năm sau mới đánh Nguyên Anh tại Gia định chứ không phải sau 1 năm.
Lịch sử không có chữ "nếu" nhưng thực sự nếu sau 1 năm - mùa đông năm 1790 Quang Trung đánh Gia định thì thế nào?
Sau khi phá Thanh thì Nguyễn Huệ đã là chính thức là vua xứ Bắc Hà và ông cần đảm bảo cho an ninh Bắc Hà trước (Bắc Hà đã thành đại cơ nghiệp của Nguyễn Huệ) .
Nếu không ổn định được Bắc Hà và hòa đàm thành công với nhà Thanh thì có khi cả chục năm sau Nguyễn Huệ cũng chưa Nam tiến đâu chứ đừng nói là 3 năm !
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,476 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ở ngoài Bắc, vốn là nơi kinh đô văn vật, nên Huệ " không thích những nghi lễ rườm rà" mà vẫn phải cố để lấy lòng sĩ phu Bắc Hà, đầu tiên Huệ còn giữ ý, sau này ông giao mọi việc cho Chỉnh, thành ra, nhà Chỉnh ở lầu Ngũ long (gần hồ Hoàn Kiếm) tấp nập khách ra vào.

Huệ có lẽ cũng bắt đầu e dè Chỉnh, phái ngay Vũ văn Nhậm, là con rể Nguyễn Nhạc, đến ở gần Chỉnh để dễ bề theo dõi, hình như Nhậm không ưa Chỉnh, nên nói với Huệ việc Chỉnh " tụ tập bọn văn nhân, sĩ phu". Chỉnh biết, cũng hoảng, bèn hết sức thu mình.

Ngày 19 tháng 8 năm 1786.

Nguyễn Nhạc được tin thắng trận, sợ viết thư gọi Huệ, Huệ lờ đi, không biết do Chỉnh xui hay do Huệ.

Nhạc đem 500 lính ưu tú hành quân hỏa tốc ra Bắc.
 
Chỉnh sửa cuối:

custardapple

Xe buýt
Biển số
OF-205653
Ngày cấp bằng
11/8/13
Số km
582
Động cơ
125,380 Mã lực
Em thấy ca ngợi cụ Huệ là thiên tài hơn hẳn các cụ khác. Nhưng mà cụ ấy chỉ thi đấu giải vô địch quốc gia mở rộng kiểu cụ Nguyễn Ánh thuê được Kiatisuk, cụ Chiêu Thống thuê được Phạm Chí Nghị thôi. Làm sao so được cụ Hồ, cụ Thánh Trần, cụ Lê Thái Tổ thi đấu quốc tế chính thức. Đấu quốc tế chính thức FIFA mới tính điểm phải không các cụ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,476 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 8 năm 1786.

Vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi.

Hiển Tông là ông vua hiền lành, ông sống thọ và làm vua lâu, qua 4 đời chúa Trịnh, hẳn phải khôn ngoan. Tuy nhiên, ông chả quen điều hành việc nước,vì xưa nay đã có các chúa Trịnh lo, bản thân vua cũng coi đó là bình thường.

Ngọc Hân và Nguyễn Huệ thiên về lập hoàng thân Lê Duy Cận (anh Ngọc Hân) làm vua.Tuy vậy, do áp lực của tôn thất nhà Lê đối với Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đành thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, đó là vua Lê Chiêu Thống.

Khoảng tháng 8 năm 1786.

QUân của Nhạc đến Thăng Long, Chỉnh và Huệ thân hành ra tận cửa thành nghênh đón.

Tuy thế, bắt đầu từ đây, mâu thuẫn giữa Nhạc và Huệ bắt đầu nhen nhóm.

Bản thân Nguyễn Nhạc, lúc đầu, có nói với phái đoàn của người Anh là “muốn kiểm soát toàn bộ bán đảo bao gồm vương quốc Cambodia tới tận Xiêm La, những tỉnh thuộc Ðàng Trong cho tới tận cùng phía bắc nay đang ở trong tay của Ðàng Ngoài”.

Việc Huệ nghe Chỉnh dẫn quân ra Bắc " phò Lê" vượt ngàoi dự liệu của Nhạc.

Tuy nhiên, khi đem quân ra Bắc gọi Huệ về, tận mắt thấy sự khác nhau quá lớn giữa 2 miền sau mấy trăm năm. Ông đã thay đổi ý định.

Nguyễn Nhạc có thể đã bàn với Huệ là nên trao thực quyền lại cho nhà Lê để xây dựng một quốc gia láng giềng không đe dọa, xóa đi thế thù nghịch trong quá khứ.

Tính toán của Nhạc không phải là không có lý vì thời kỳ đó hai bên ngăn cách đã mấy trăm năm, sinh hoạt, phong tục tập quán khác biệt, nhân dân không ưa đã đành mà sĩ phu Bắc Hà cũng chẳng thần phục, việc chiếm Bắc Hà sẽ tạo nên một gánh nặng, tốt hơn hết là trả nước cho nhà Lê để rảnh tay diệt chúa Nguyễn cho hết hậu họa.

Nhà Lê cũng tạo nên một lá chắn cho vương quốc Quảng Nam không bị cái nạn bắc xâm, góp phần vào sự ổn định của một khu vực nội chiến lâu ngày và giải quyết một số mâu thuẫn cũ vốn dĩ làm vấn đề thêm phức tạp.

Điều này cho thấy Nguyễn Nhạc cũng rất thông minh và nhạy bén.

Vì thế, sau đó vài ngày, Nhạc sai người xin với nhà vua (Chiêu Thống) cùng nhau hội kiến.

Vua Chiêu Thống xin cắt đất để khao quân. Nhạc nói: “Tôi tức giận về nỗi họ Trịnh uy hiếp ức chế, nên đứng ra làm việc tôn phò. Nếu đất đai không phải của nhà Lê, thì một tấc tôi cũng không để, nhưng nếu là đất đai của nhà Lê, thì một tấc tôi cũng không lấy”. Nói điều này, Nhạc ám chỉ Huệ nhiều hơn.

Lại còn ước hẹn đời đời làm láng giềng, giao hiếu với nhau. Chiêu Thống tin , xin Nhạc ở lại ít lâu để giúp đỡ, Nhạc (giả vờ )nhận lời, bảo Chỉnh chọn ngày lành cử hành đủ nghi lễ bái yết Thái Miếu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Tuy nhiên, khi đem quân ra Bắc gọi Huệ về, tận mắt thấy sự khác nhau quá lớn giữa 2 miền sau mấy trăm năm. Ông đã thay đổi ý định.

Nguyễn Nhạc có thể đã bàn với Huệ là nên trao thực quyền lại cho nhà Lê để xây dựng một quốc gia láng giềng không đe dọa, xóa đi thế thù nghịch trong quá khứ.

Tính toán của Nhạc không phải là không có lý vì thời kỳ đó hai bên ngăn cách đã mấy trăm năm, sinh hoạt, phong tục tập quán khác biệt, nhân dân không ưa đã đành mà sĩ phu Bắc Hà cũng chẳng thần phục, việc chiếm Bắc Hà sẽ tạo nên một gánh nặng, tốt hơn hết là trả nước cho nhà Lê để rảnh tay diệt chúa Nguyễn cho hết hậu họa.

Nhà Lê cũng tạo nên một lá chắn cho vương quốc Quảng Nam không bị cái nạn bắc xâm, góp phần vào sự ổn định của một khu vực nội chiến lâu ngày và giải quyết một số mâu thuẫn cũ vốn dĩ làm vấn đề thêm phức tạp.

Điều này cho thấy Nguyễn Nhạc cũng rất thông minh và nhạy bén.
Có lẽ là Nhạc sợ Huệ vượt qua mình , nếu muốn Nhạc hoàn toàn có thể để Huệ ở lại thay vào vị trí của chúa Trịnh để nhiếp chính Bắc Hà và hậu thuẫn đàng trong dẹp NA thay vì ép Huệ về Nam !
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top