[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,350
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Các cụ giản hóa nó thành giải bóng vui quá thà như thế nó bớt nặng nề :)) Sử mình nó nặng nề vì cái kiểu cắt cúp như duyệt phim nên chả đầu đuôi mô tê, trẻ con nó sợ.
Cụ Bachsima có vẻ khinh rẻ người hoa ở miền Nam nhể. Xin thưa với cụ. Họ sát cánh cùng với các chúa Nguyễn mới cho ta được 1 dãy non sông gấm vóc ngày nay đấy. Mình nói khẽ thôi, không thì họ lại bẩu người V chúng ta là những kẻ vô ơn, ăn cháo đá bát :D
Toàn quân dân Quảng Đông đấy ! Nó mà sát nhập 2 đầu phục quốc Nam Việt như thời Triệu Đà là em với các cụ chém bằng tiếng Choang chứ chả đùa đâu ;))
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Toàn quân dân Quảng Đông đấy ! Nó mà sát nhập 2 đầu phục quốc Nam Việt như thời Triệu Đà là em với các cụ chém bằng tiếng Choang chứ chả đùa đâu ;))
Cụ nói quá nhời :)) Nếu sát nhập được thì họ đã làm từ thời tám hoánh rồi. Họ chủ động làm con dân nước Việt đấy chứ. Cụ về miền Tây hỏi ra thì biết. Có rất nhiều gia đình có nguồn gốc từ người Hoa :D
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Toàn quân dân Quảng Đông đấy ! Nó mà sát nhập 2 đầu phục quốc Nam Việt như thời Triệu Đà là em với các cụ chém bằng tiếng Choang chứ chả đùa đâu ;))
TQ mà có biến chia 5 xẻ 7 như thời xuân thu thì chắc sẽ như ý nguyện cụ có nước cộng hòa Choang ra đời chứ chả đùa đâu ạ
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,350
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ nói quá nhời :)) Nếu sát nhập được thì họ đã làm từ thời tám hoánh rồi. Họ chủ động làm con dân nước Việt đấy chứ. Cụ về miền Tây hỏi ra thì biết. Có rất nhiều gia đình có nguồn gốc từ người Hoa :D
Thời đó TQ đang bị Mãn Thanh xâm lược nó khác :))

TQ mà có biến chia 5 xẻ 7 như thời xuân thu thì chắc sẽ như ý nguyện cụ có nước cộng hòa Choang ra đời chứ chả đùa đâu ạ
Đấy cụ L 100 thấy chưa ;)) Cảnh giác không hề thừa nhá ;))
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Cụ lý luận, nhận định về sử cứ như đọc thơ đọc tiểu thuyết thế thì đau lòng sử gia lắm ợ.
Lão tử đã có câu "TThánh nhân bất nhân,dĩ thế nhân vi sô cẩu" tức là những người đã gánh trọng trách, không thể hành động vì sự yêu ghét cá nhân, điển hình như cụ Thiệu họ Viên, vì lo cho quý tử mọc mụn đến nỗi không cất nổi quân đi đánh nhau, thế là không thành được nghiệp bá.

Đọc sử để hiểu được những hành động nào là tác động tốt hay xấu đến một hệ thống hay một cộng đồng mới quan trọng; hành động đó có giá trị trong hoàn cảnh mới, thời đại mới không; đó mới là đọc sử với con mắt học hỏi người xưa.
Đọc sử mà vẫn vướng bận với món luận công tội rồi mấy câu chữ kiểu cõng rắn với áo vải cờ đào là lối đọc sử kiểu "tiên sư anh Tào Tháo", nên đọc trên giường cho dễ ngủ như cụ Bằng đã viết ;))
hì! thì em đang đọc tiểu thuyết hóa lịch sử đấy cụ. Cho nó đỡ nhàm chán, khô khan. Giống như cụ football hóa vậy.
Như sử tàu, tại sao nó lưu truyền vài ngàn năm vì nó biết tiểu thuyết hóa LS.
Ví dụ Tam quốc diễn nghĩa thì tiểu thuyết so với chính sử của nó cũng khác nhau kha khá.
Ko có tiểu thuyết thì Khổng Minh và anh em nhà Lưu Quan Trương làm gì được hoành tráng như ngày nay. Đến nỗi dân nước việt còn thi nhau lập tượng mấy vị ấy.
Còn lịch sử thì đã qua con mắt cá nhân của mỗi người thì chắc chắn nó sẽ đi kèm thêm quan điểm chủ quan của người đó rồi. Vì kiểu gì chẳng có sự yêu, ghét, thiên vị, chưa kể nhận thức cũng khác nhau nữa thế nên tất nhiên không thể yêu cầu sự chính xác được.
Còn với người chép sử thì đồng ý với cụ, cần sự công tâm: chép là chỉ có chép, ghi lại các dữ kiện, số liệu lịch sử thôi, Việc bình loạn thì dành cho người khác. Thậm chí đao kề vào cổ mặt cũng không được biến sắc cơ. VN kiếm được 1 vị như thế chắc khó lắm ạ. Nên sử của mình nó cũng cứ loạn cào cào lên là vậy.
Chém vui với các cụ chút vậy thôi. Em trả thớt lại cho cụ đốc cho đỡ loãng ạ.
 

Lắm Nhọt

Xe hơi
Biển số
OF-200002
Ngày cấp bằng
28/6/13
Số km
197
Động cơ
325,906 Mã lực
Các cụ giản hóa nó thành giải bóng vui quá thà như thế nó bớt nặng nề :)) Sử mình nó nặng nề vì cái kiểu cắt cúp như duyệt phim nên chả đầu đuôi mô tê, trẻ con nó sợ.
Cụ Bachsima có vẻ khinh rẻ người hoa ở miền Nam nhể. Xin thưa với cụ. Họ sát cánh cùng với các chúa Nguyễn mới cho ta được 1 dãy non sông gấm vóc ngày nay đấy. Mình nói khẽ thôi, không thì họ lại bẩu người V chúng ta là những kẻ vô ơn, ăn cháo đá bát :D
P/s : Có một số cụ khen ngợi người dân miền Tây Nam Bộ là những người dân chất phác, hiền hòa. Nếu truy xét ra thì rất nhiều gia đình có nguồn gốc (dân tộc) từ những người Hoa đấy. Họ sống rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ :D
Bây giờ mà bên kia có loạn, bọn họ lại chạy sang hàng phục thì chả còn chỗ nào cho đi khẩn hoang cụ nhỉ :-?
 

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
25,785
Động cơ
723,036 Mã lực
Các cụ khai sáng em tí, nhóc con F1 nhà em nó hỏi mà em chả biết đường lào mà giả nhời:
Ông cụ thân sinh ra N guyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ họ gì ạ =))
 

bui.nam96

Xe tải
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
414
Động cơ
378,830 Mã lực
Các cụ khai sáng em tí, nhóc con F1 nhà em nó hỏi mà em chả biết đường lào mà giả nhời:
Ông cụ thân sinh ra N guyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ họ gì ạ =))
Mời đọc lại trang 6 nhé.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,350
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Các cụ khai sáng em tí, nhóc con F1 nhà em nó hỏi mà em chả biết đường lào mà giả nhời:
Ông cụ thân sinh ra N guyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ họ gì ạ =))
Cụ Hồ ạ ;))
:bz:bz:bz:bz
 

DangNg

Xe tải
Biển số
OF-186807
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
356
Động cơ
336,230 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thớt hay. Cụ chủ làm em tốn time quá :))
 

bui.nam96

Xe tải
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
414
Động cơ
378,830 Mã lực
Cám ơn bác En lờ 100 đã dẫn 1 link giá trị, tôi xin đăng lại bài viết trên link ấy để giúp bác nào chưa đọc :
PHÊ BÌNH HỘI THẢO GIA LONG
KHÔNG THỂ NGHIÊN CỨU VÀ CHỈ ĐẠO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỘT CÁCH PHI KHOA HỌC !
Trần Khuê (Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm)

Hiện nay muốn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước không thể không quan tâm đến khoa học và công nghệ. Về khoa học lại cần đảm bảo sự phát triển hài hòa đối với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Khoa học tự nhiên và công nghệ phát triển khá nhanh nhưng lại vất vả trong việc tìm ra các mũi nhọn còn khoa học xã hội thì vẫn được tiếng là chậm trễ và trong khi cố khắc phục bệnh minh họa thì lại phát sinh bệnh mới: bệnh mất phương hướng. Điển hình là Hội thảo khoa học về thời Gia Long tổ chức tại Viện khoa học xã hội tại Tp.Hồ Chí Minh (28 -11- 1996.)
Không phải ngẫu nhiên mà dư luận xã hội, đặc biệt giới khoa học và giới quản lý xôn xao bàn tán về hội thảo này. Với tư cách là một người nghiên cứu văn hóa dân tộc của Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, tôi xin phát biểu ý kiến về mấy vấn đề sau đây :
VỀ VẦN ĐỀ RƯỚC VOI . . .VÀ CÕNG RẰN . . .
Qua các thế hệ, lịch sử luôn luôn được viết lại và duyệt lại, nhưng dù viết lại hay duyệt lại dưới quan điểm nào thì điều quan trọng hàng đầu vẫn là phải tôn trọng sự thật lịch sử. Tuyệt đối không được cắt xén hay ngụy tạo, ngụy biện.
Trong số 50 bản tham luận dự hội thảo này, hầu hết các tác giả đã lảng tránh không nói đến những sự kiện quan trọng xảy ra dưới thời Gia Long và tiền - Gia Long, còn khi buộc phải nói đến thì họ tìm cách thêm bớt, "hư cấu" rất tùy tiện. Trong bản tham luận "Mấy vấn đề về vua Gia Long" (sau trích đăng trên báo Tuổi Trẻ với đầu đề "Người vận dụng cơ chế thị trường"), gs.Trần Quốc Vượng đã nêu một "mẫu mực" về lập luận :
"Tôi không bao giờ dám thể tất cho Nguyễn Ánh, khi ông vì thế cùng lực kiệt đã qua giám mục Bá Đa Lộc và cậu bé tí hon hoàng tử Cảnh (lúc bấy giờ khoảng 6 tuổi) đi cầu viện các thế lực phương Tây, nhất là Pháp, đã dám cho vị giám mục người Pháp đó toàn quyền đại diện cho nước Việt ký với nước Pháp cái gọi là hiệp ước Versailles, nhượng cho Pháp nào đảo Côn Lôn, nào cảng Cửa Hàn...Tuy sự thật lịch sử cho tôi - và cho chúng ta - biết rất rõ rằng những điều khoản của Hiệp ước Versailles đã không thực hiện.
Bị Xiêm, rồi bị Pháp, và sau cả Thanh Mãn (Trung Hoa) khống chế, gây áp lực, song Nguyễn Ánh vẫn tìm mọi cách để thoát ra sự khống chế đó và - theo ý kiến cá nhân tôi - ông vẫn là người Việt Nam và đứng đầu một chính quyền độc lập Việt Nam."
Mới xem qua thì như giọng điệu kiểu Xuân Thu, nghiêm khắc và công bằng. Nhưng rất tiếc gs. Vượng đã lướt qua một sự kiện tầy trời trong lịch sử: việc Nguyễn Ánh tức hoàng đế Gia Long cõng 5 vạn quân Xiêm kéo vào giày xéo đất nước ta ở phía Nam (việc xảy ra vào năm Giáp thìn - 1784, nghĩa là cách khoảng 5 năm trước khi hoàng đế Lê Chiêu Thống rước 20 vạn quân Mãn Thanh vào giày xéo đất nước ta ở phía Bắc [Kỷ dậu-1789].
Chẳng lẽ gs. Vượng lại có đủ can đảm "dám thể tất" chuyện Nguyễn Ánh cõng 5 vạn quân Xiêm ? Không, theo ý ông Vượng đó chỉ là việc "Nguyễn Ánh cậy nhờ" quân Xiêm, không giống chuyện "cầu cứu" 20 vạn quân xâm lược Thanh của vua Lê Chiêu Thống, càng không giống chuyện Nguyễn Ánh ủy quyền cho giám mục Bá Đa Lộc "đi cầu viện" Pháp sau này. Đúng là một trò ảo thuật về từ ngữ !
Thú thật, tôi cũng hoàn toàn không hiểu, căn cứ vào đâu mà gs. Vượng còn dám nói rằng : Gia Long bị Xiêm, Pháp và Thanh Mãn khống chế, gây áp lực. Chỉ thấy sự thật lịch sử xác nhận rằng chính Gia Long là người đã rước các lực lượng ngoại bang về nước để gây áp lực và khống chế lực lượng dân tộc (tiêu biểu lúc bấy giờ là lực lượng Tây Sơn). Cứ hiểu theo cách chơi chữ và lập luận kiểu ông Vượng thì Gia Long chẳng qua chỉ là một nạn nhân của thời cuộc và đã can đảm, khôn khéo "thoát ra" được sự "khống chế" của ngoại bang (một sự khống chế tưởng tượng). Theo ý kiến cá nhân tôi - và của nhiều bạn nghiên cứu khác - gs. Vượng không chỉ hư cấu mà còn đánh tráo các khái niệm lịch sử một cách tinh vi và giãi bày lòng ưu ái không phải lối với ông vua "nạn nhân" Gia Long.
Cũng về sự kiện Gia Long rước quân Xiêm thì mấy ông khác như Nguyễn Đình Đầu, Phan Thuận An . . .lại bảo không nên coi đó là hành động "cõng rắn cắn gà nhà".
Ông Nguyễn Đình Đầu lập luận : "Một người cõng rắn cắn gà nhà làm sao lại có thể xây dựng những công trình văn hóa có giá trị như kinh thành Huế." Ông Phan Thuận An cũng có ý kiến tương tự. Thế là mấy nhà nghiên cứu này cố gắng lấy chuyện nọ phủ lấp chuyện kia và bất chấp lôgic lịch sử.
Cũng may là Gs. Trần Văn Giàu đã kịp thời nghiêm sắc mặt, nói rằng :
"Chuyện cõng rắn là có đấy, không phủ nhận được đâu ! Chỉ có điều chưa có gà nào bị cắn chết".
Đây là một ý kiến đúng. Chỉ hơi tiếc, do có phần nể nang nên giáo sư chưa phân tích đầy đủ và nhắc lại cho mấy học giả kia hiểu rằng: nếu không nhờ tài chỉ huy của anh hùng Nguyễn Huệ và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân đội Tây Sơn và nhân dân vùng đất Gia Định trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút thì chắc chắn gà nhà cũng đã toi rồi.
Về vấn đề này tôi xin phép được tỏ bày thêm sự kinh ngạc trước lập luận của gs. Vũ Ngọc Khánh :
"Gia Long tìm đường cầu viện cũng là câu chuyện thường tình như chuyện cháy nhà van xóm thường xảy ra ở nông thôn. Kinh nghiệm các triều Trần, Lê, Mạc trước đây không hiếm, và cả sau này nữa, khi thấy thế lực mình không đủ, phải đi xin viện trợ là điều không đáng trách cứ chút nào. Điều quan trọng là khi anh cầu viện như thế, anh có giữ được tư cách không. Lê Chiêu Thống thì rõ ràng cõng rắn cắn gà nhà chứ những ông như Trần Trùng Quang, Mạc Đăng Dung, Lê Thế Tông... thì không đáng cho ta qui kết nặng nề như thế. Với Gia Long câu chuyện có thể phức tạp hơn, và ta phải tra cứu, phân tích cho đúng mức."
Thế là trong khi gs. Khánh khuyến cáo mọi người "phải tra cứu, phân tích cho đúng mức" thì không hiểu giáo sư đã "tra cứu" như thế nào mà lại tách Gia Long ra khỏi danh sách những kẻ đi cầu viện ngoại bang, rồi ông lại tống chung vào một bị với Lê Chiêu Thống những người như Mạc Đăng Dung, Trần Trùng Quang, Lê Thế Tông. Mong ông Khánh vui lòng tra cứu lại và nói lại cho rõ, kẻo lại thành ra chuyện muốn gỡ tội cho người này chưa xong đã mắc luôn tội vu oan giá họa cho bao nhiêu người khác. Tôi không phải là một sử gia như gs. Vượng, nhưng cũng mạo muội múa rìu mà thưa với ông Khánh rằng:
Không phải Trần Trùng Quang, mà Trần Thiêm Bình (tức Trần Khang) mới là kẻ đi cầu viện quân Minh về đánh nhà Hồ. (việc xảy vào năm Giáp thân - 1404). Còn Trần Trùng Quang (tức Trần Quý Khoách , 1403-1413) là ông vua do hai ông: Đặng Dung (con ông Đặng Tất) và Nguyễn Cảnh Dị (con ông Nguyễn Cảnh Chân) tôn lên để tổ chức bộ máy kháng chiến chống quân Minh, tiếp sau cuộc khởi nghĩa chống Minh của Giản Định đế (1407-1409). Sau Trần Trùng Quang, Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ bắt, giải về Yên Kinh, nhưng đi đến giữa đường vua Trần Trùng Quang nhảy xuống biển tự trầm, các ông kia cũng đều tuẫn tiết cả. Trước đó, vua Trùng Quang có mấy lần cử sứ thần sang nhắc vua Minh giữ lời hứa và xin cầu phong nhưng vua Minh không nghe, đem giết sứ thần đi. Sau lại sai Nguyễn Biểu đến cầu phong với Trương Phụ. Bị Trương Phụ bắt giữ, Nguyễn Biểu khảng khái mắng và vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của vua tôi nhà Minh nên cũng bị Trương Phụ tức giận đem giết đi. Lẽ nào giáo sư Khánh lại hiểu lẫn lộn hai khái niệm cầu phong và cầu viện ?
Còn chuyện cầu viện quân Minh để chống lại nhà Mạc là thuộc về vua Lê Trang Tông (1533-1548) và An Thành hầu Nguyễn Kim, thì gs. Khánh lại đem gán cho vua Lê Thế Tông (1573-1599), tức là ông vua do Trịnh Tùng dựng lên lúc mới 7 tuổi (sau khi Trịnh Tùng giết vua Lê Anh Tông [1556-1573])
Riêng trường hợp Mạc Đăng Dung thì chưa thấy sử sách nào chép việc ông đi cầu viện ngoại bang. Chỉ có hành động trá hàng thôi. Và cho đến nay vẫn có rất ít sử gia hiểu rõ giá trị của hành động ngoại giao khôn khéo này. Chính nhờ khổ nhục kế trá hàng mà ông vua khai sáng ra vương triều Mạc (bấy giờ đã thành Thái thượng hoàng) đã lui được 20 vạn quân Minh do Cừu Loan và Mao Bá Ôn dàn ra ở biên giới chuẩn bị kéo vào xâm lược nước ta. Tôi thấy chỉ có vương triều Mạc khi thất thế đã khuyên nhau không đi cầu viện nước ngoài mà thôi. Ông Khánh khảo cứu không kỹ, nên đáng lẽ cần khen vương triều Mạc thì ông lại gán tội oan cho họ.(*1)
Ông Khánh coi tất cả những kẻ đi cầu viện lực lượng quân sự ngoại bang trước kia cũng như sau này chỉ là "câu chuyện thường tình", "cháy nhà van xóm", "không đáng trách cứ chút nào". Quả là một sự rộng lượng ở cấp siêu đẳng ! Nhưng thật đáng kinh hãi khi ông Khánh lại còn đem cả hiện tại và những người của hiện tại dồn chung vào một bị với quá khứ rồi rũ rối, xóc đều lên: ". . . trước đây không hiếm, và cả sau này nữa, khi thấy thế lực mình không đủ, phải đi xin viện trợ là điều không đáng trách cứ chút nào". Tôi tránh sao khỏi lỗi khinh suất và bất kính khi lại đi giảng giải cho giáo sư V.N. Khánh rằng không nên lẫn lộn hành động "đi xin viện trợ" để kiến quốc hay kháng chiến cứu quốc với hành động đi cầu viện quân ngoại xâm về giày mả Tổ và cắn chết gà nhà. Cũng là đi xin viện trợ cả thôi, giống nhau về hình thức nhưng hoàn toàn khác nhau về bản chất. Cào bằng rũ rối đến mức đó thì tổn hại cho con cháu chúng ta biết chừng nào, phải không giáo sư Khánh và tất cả các vị giáo sư đã tham dự hội thảo Gia Long ?
Ông Khánh còn muốn bào chữa tội "cõng rắn" cho Gia Long bằng một lập luận rất hình sự:
Gia Long có cho hoàng tử Cảnh đi làm con tin và đã ủy quyền cho Bá Đa Lộc ký kết một vài điều khoản. Xem xét động cơ thì đúng là chỗ này có nhiều điều lợi cho Pháp. Nhưng kết quả thì hiệp ước ấy đã không được thi hành, và sau khi Gia Long thành công, cũng không thấy Pháp đòi Gia Long phải thực hiện việc gì cả. Hiệp ước có mà như không. Chuyện giúp đỡ chỉ là chuyện nói mồm, ta không bị mất mát gì. Có thể chê Gia Long về việc này nhưng không thể lên án ông, vì chưa thành án. Chưa thành án thì làm sao có tội phạm được. Đó là luật hình sự hôm nay, mà ngày xưa cũng vậy.
Tiếp theo ông loay hoay lập luận một hồi về mối quan hệ không chính thức giữa Gia Long với Bá Đa Lộc và nước Pháp rồi thẳng thừng kết luận :
Nước Pháp không giao việc cho Bá Đa Lộc, tất nhiên không biết Gia Long là ai thì Gia Long biết đâu mà cõng Pháp về.
Nên mừng hay nên lo khi thấy trong thời kỳ đổi mới và mở cửa lại xuất hiện nhiều "trạng sư" hùng biện kiểu các ông Vượng, ông An, ông Đầu, ông Khánh ...?
Tiếc rằng "trạng sư" Khánh vận dụng luật nhưng lại không rành luật. Các cụ xưa đã dạy: án tại hồ sơ (thôi, vấn đề này hơi dài nên tôi sẽ bàn vào dịp khác cùng với việc luật sư Trương Thị Hòa ca tụng vua Gia Long và luật Gia Long.). Có một điều cần nói ngay là ông Khánh và nhiều vị gíáo sư khác đã không biết hoặc vờ không biết đến một đạo luật không thành văn từng tồn tại vài ngàn năm nay trên bia miệng dân ta, vĩnh viễn không cho phép bất cứ kẻ nào - cả lũ cướp nước ngoại xâm lẫn lũ bán nước "nội xâm" - vi phạm : luật bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước của dân tộc Việt Nam. Kẻ nào vi phạm tất bị trừng phạt. Và để thực thi triệt để luật này, biết bao nhiêu thế hệ anh hùng liệt sĩ, mấy nghìn năm qua, đã không tiếc xương máu chiến đấu, hy sinh.
Việc cầu viện các lực lượng quân đội ngoại bang dày xéo đất nước thì dù đã thực thi hay chưa thực thi, dù thành hay bại, dù gieo tai họa cho đất nước nhiều hay ít . . . thì khi đã có ý đồ và chủ trương ********* đó, nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân và của dòng họ mình, cũng dứt khoát bị đời đời lên án trên đất Việt này.
Trong cuộc hội thảo cũng có một khía cạnh khá hài hước: các vị học giả, giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ người thì nói thế này, kẻ thì nói thế nọ, tựu trung lại thống nhất được với nhau rằng:việc rước năm vạn quân Xiêm về Rạch Gầm - Xoài Mút cũng chưa phải là hành động cõng rắn .. ; việc gửi hoàng tử Cảnh cho cố đạo Bá Đa Lộc làm con tin để cầu viện Pháp cũng chẳng phải là có ý đồì rước voi. Và hài hước đạt đỉnh cao ở chỗ chính các vị ấy - hằng ngày cổ động cho tinh thần "tôn sư trọng đạo" - đều đồng loạt chống lại các thày giáo bậc tiểu học của mình bằng cách trưng ra những "kết luận mới" hết sức vu vơ, đầy chất xuyên tạc và ngụy biện hòng bác bỏ những lời dạy dỗ, những "kết luận cũ" đúng đắn và vẫn giữ nguyên giá trị. Chẳng trách các vị chỉ đạo Hội thảo đã hết sức mừng rỡ khi thấy:
"Trong 50 bản báo cáo mà Ban tổ chức nhận được, không có báo cáo nào mô tả thời Gia Long một cách đen tối cũng không có báo cáo nào công khai bày tỏ sự tán đồng với một số kết luận cũ (T.K nhấn mạnh), như đó là một triều đại cực kỳ ********* hay đó là một triều đại đối nghịch sâu sắc với mọi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân... (...) Thậm chí cũng có báo cáo cho rằng Gia Long phải chịu một phần trách nhiệm về những biến cố đau thương của dân tộc ở nửa sau của thế kỷ XIX. Liệu điều này có thỏa đáng không ?.
Xu hướng tư duy lịch sử theo kiểu đó được những người tổ chức hội thảo cho là "đổi mới" và đáng trân trọng. Còn có báo cáo nào đi chệch xu hướng này thì lập tức được cảnh báo "Liệu điều này có thỏa đáng không ?." Thế mới biết trong nghiên cứu khoa học khi người ta mất phương hướng, không tinh tường nêu rõ chuẩn mực trên cơ sở quan điểm và phương pháp luận đúng đắn để minh định phải - trái, đúng - sai, thì hậu qủa thật tai hại và đáng buồn.
AI THỐNG NHẦT ĐẦT NƯỚC : QUANG TRUNG HAY GIA LONG ?
Lâu nay người ta ít lưu tâm đến ý kiến của linh mục Nguyễn Phương vì chẳng qua ông cũng chỉ rập theo ý kiến của sử gia Trần Trọng Kim trước kia:
"Thế tổ khởi binh chống nhau với Tây Sơn ở đất Gia Định từ năm Mậu Tuất (1778) kể vừa 24 năm, mới dứt được nhà Tây Sơn, thu phục được giang sơn cũ của chúa Nguyễn khi xưa và họp cả Nam Bắc lại thành một mối. (Việt Nam sử lược - q.II, tr. 69) (...) Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ mà lại thống nhất được sơn hà..." (Sđd -Tr.184)
Mấy sử gia nước ngoài chẳng qua cũng chép giống ông Nguyễn Phương, nghĩa là cùng chép theo Trần Trọng Kim cả mà thôi. Chuyện này không có gì lạ. Chỉ lạ là bây giờ sau hơn 50 năm VNDCCH và XHCN, sau 10 năm đổi mới và mở cửa và, chỉ còn hơn 30 tháng nữa thì nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thế mà gs. Trần Quốc Vượng còn tốn công bươi lại mớ ý kiến cũ mèm đó, mà rằng :
Cho nên cũng không phải là quá đáng lắm khi linh mục Nguyễn Phương và một số nhà sử học nước ngoài khác - từ phe xã hội chủ nghĩa (cũ) đến phe tư bản chủ nghĩa - cho rằng Nguyễn Ánh là người trên thực tế đã thống nhất đất nước (TQV gạch dưới) chứ không phải ông vua anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung, mặc dù ông vua 3 lần vĩ đại này đã gạt bỏ những thế lực quân chủ thối nát ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và những lực lượng ngoại xâm đứng đằng sau những quyền lực khốn nạn ấy. Và như vậy, xét về mặt lịch sử khách quan là đã góp phần rất lớn vào công cuộc thống nhất đất nước.
Ông Vượng dùng từ "khác" không đúng chỗ, vô tình đã cải hoán, áp đặt quốc tịch mới cho Lm. Nguyễn Phương. Ông lại còn thành tâm xúc động:
Đứng về mặt cá nhân tôi hay là của chúng ta nữa nhỉ, cũng đáng nên "khâm phục" dù "chút chút" - Nguyễn Ánh - một người có cá tính mạnh mẽ, từ một cậu bé con của một ông chúa bị giết hại trong tù, gần như đã nhiều lúc không còn một mảnh giáp, không còn một tấc đất, đã lấy lại được quyền bính trong cả nước Việt Nam, từ Lạng Sơn đến Cà Mau...
Nghe lập luận kiểu này quả là mọi người cũng đáng phải "khâm phục" Trần Quốc Vượng "nhiều nhiều". Nhưng dù sao, trước lối ngụy biện đầy rẫy mâu thuẫn trong đó, tôi cũng xin mạn phép hỏi ông:
1- Chẳng lẽ Nguyễn Huệ cùng với anh em mình lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa quật đổ hai triều đại phong kiến thối nát , Nguyễn - Đàng Trong và Lê Trịnh - Đàng Ngoài, chấm dứt hai thế kỷ chia cắt đất nước, trên thực tế lại chưa phải là người thực hiện sự nghiệp thống nhất đất nước ?
2- Chẳng lẽ Nguyễn Huệ lãnh đạo nhân dân ta từ Nam chí Bắc đánh tan 5 vạn quân Xiêm - do Nguyễn Ánh cõng về - ở Rạch Gầm Xoài Mút và quét sạch 20 vạn quân Thanh - do Lê Chiêu Thống rườc về - ở Thăng Long để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thống nhất của Việt Nam mình, lại mới chỉ được quý vị sử gia ưu ái công chứng là "góp phần rất lớn vào công cuộc thống nhất đất nước" ?
Chắc ông Vượng thừa biết, Nguyễn Ánh đã mấy phen chạy bạt phong long thổ khi Nguyễn Huệ còn sống và chỉ khi người anh hùng dân tộc của chúng ta qua đời rồi, lợi dụng lúc triều đình Nguyễn Tây Sơn lục đục, và nhờ vào sự cầu viện nước ngoài mới đánh bại được Quang Toản (con của hoàng đế Quang Trung) để khôi phục quyền lợi của dòng họ và lên ngôi hoàng đế, giữ quyền cai trị một giang sơn đã thống nhất sẵn từ trước. Vậy về mặt "lịch sử khách quan" không thể - "như linh mục Nguyễn Phương và các sử gia nước ngoài khác" trước đây, cũng như sử gia Trần Quốc Vượng hiện nay - cho rằng "Nguyễn Ánh là người trên thực tế đã thống nhất đất nước"
Về mặt "lịch sử khách quan" thực ra cần phải nói một cách chính xác - như nhân dân ta xưa nay thường nghĩ:
Trên thực tê, Nguyễn Ánh chỉ là người thừa hưởng sự nghiệp thống nhất đất nước do Hoàng đế Anh hùng Quang Trung để lại. Nguyễn Ánh chỉ có công củng cố sự nghiệp thống nhất đó mà thôi.
GIA LONG LÀ NGƯỜI VẬN DỤNG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ?
Trong bản tổng kết hội thảo khoa học về thời Gia Long, gs. Nguyễn Phan Quang đã tóm tắt tương đối đầy đủ những luận điểm chính của các báo cáo và tham luận Với ý thức thận trọng vốn có, ông và ban tổ chức hội thảo đã nhận định :
"Những vấn đề được đề cập trong ngót 60 báo cáo cũng như những ý kiến trao đổi tại hội nghị thật phong phú đa dạng, nhưng cũng rất tập trung, thể hiện rõ một bước tiến mới trong nhận thức của mỗi chúng ta (TK. nhấn mạnh) để cùng nhau tiếp cận hơn nữa những sự thật lịch sử diễn ra ngót 200 năm trước, xoay quanh mọi lĩnh vực của xã hội Việt Nam thời Gia Long, các chính sách quản lý đất nước của triều vua Gia Long và cả chân dung đích thực của vua Gia Long nói riêng".
Trong bản tổng kết Ban tổ chức cũng đã tự đánh giá là cố gắng phản ánh các ý kiến một cách "trung thực khách quan" và đã "chốt lại được những vấn đề cơ bản nhất đã được trao đổi" nhưng rất tiếc ban tổ chức không hề có ý kiến phân định đúng sai (với những ý kiến rành rành là sai cũng bỏ qua). Cả bản Đề dẫn lẫn bản Tổng kết đều thiếu hẳn tính định hướng. Phải chăng các vị quan niệm như thế mới là đảm bảo dân chủ và tự do trong khoa học. Không, dân chủ và tự do không có nghĩa là muốn nói gì thì nói bất chấp sự thật lịch sử, bất chấp nếp cảm, nếp nghĩ đúng đắn của dân tộc.
Nhiều sự thật lịch sử sáng tỏ như ban ngày, mọi sử sách đều đã ghi chép kể cả cuốn Việt Nam sử lược của sử gia Trần Trọng Kim viết dưới thời thuộc địa (Pháp) - nửa phong kiến (Nguyễn) ; thế mà nhiều nhà nghiên cứu cứ phớt lơ, có khi còn làm bộ nghi ngờ rồi nêu lên y như một giả thiết khoa học; Ban tổ chức hội thảo cũng lơ đi coi như không có gì xảy ra, tất cả đều là nghiêm chỉnh, khoa học ráo trọi.
Tội ác của quân xâm lược Xiêm thì dân ta đã quá rõ, sử sách cũng đã ghi quá rõ; thế mà gs. Vũ Ngọc Khánh lại nêu như một giả thiết mới trong tham luận khoa học của mình : "Chắc rằng quân Xiêm cũng gây ra một số thiệt hại gì đó". Thử hỏi có cần đặt ra những giả thiết khoa học kiểu này không ? Trong khi chính sử gia Trần Trọng Kim đã phải ghi :
"Từ đó quân Xiêm ỷ thế đi đến đâu quấy nhiễu dân sự, làm nhiều điều tàn ác, cho nên lòng người oán hận lắm." (VNSL- QII- Tr.111)
Về chính sách đúng đắn của vua Quang Trung, sử gia Trần Trọng Kim đã ghi :
"Nguyễn Huệ đã dứt được họ Trịnh rồi vào thành Thăng Long, xuống lệnh cấm quân lính không được cướp phá dân gian. . .". (tr.121)
Thế mà gs. Trần Quốc Vượng lại viết :
"Quân Tây Sơn (...) ra Trung thì tàn phá Hội An (Faifoo), 10 năm sau còn chưa phục hồi lại được, ra Bắc thì phá Vị Hoàng, Phố Hiến và có đâu chừa lắm cả Thăng Long"
Việc quân lính Tây Sơn có kẻ phá đổ bia tiến sĩ ở Văn miếu thì Nguyễn Huệ đã nhận lỗi:
Thôi thôi thôi việc đã rồi
Trăm điều hãy cứ trách lỗi vào ta
Nay mai dựng lại nước nhà
Bia nghè lại dựng trên tòa muôn gian
Thôi cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải.
Một lời cáo lỗi khẳng khái và chân thực như thế lại được ông Vượng đưa ra làm dẫn chứng để kết tội Tây Sơn. Thế mới biết chỗ đứng và cách nhìn thế nào thật là cực kỳ quan trọng.
Nhưng đáng kinh ngạc hơn cả là ông Vượng còn hư cấu, đặt giả thiết rồi qui thành vấn đề lớn lao làm bài học cho hôm nay. Ông viết:
Nguyễn Ánh - Gia Long đã vận dụng cơ chế thị trường và đã biến Sài Gòn miền Nam thành nơi sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ra Đông Nam Á để đổi lấy các sản phẩm công nghiệp phương Tây, cố nhiên hàng nhập khẩu được ưu tiên hàng đầu là vũ khí chống lại Tây Sơn. Tôi không muốn, không cần bình luận về ý đồ chủ quan của Nguyễn Ánh. Nhưng Nam Bộ cho đến nay vẫn quen về cơ chế thị trường hơn miền Bắc. Có nhiều nguyên nhân lắm. Song phải chăng cũng có vai trò Nguyễn Ánh.
Xin thưa với ông Vượng rằng những người vận dụng cơ chế thị trường là các Chúa Nguyễn (nhưng không có vai trò nào của Nguyễn Ánh), và cha con ông Mạc Thiên Tích, và ngài Tả quân Lê Văn Duyệt. Cứ khảo sát lịch sử các vùng đô thị Hội An, Cù lao Phố, Sài Côn, Hà Tiên. . .trong khoảng 300 năm qua là rõ ngay. Nhất là ở đô thị cổ Hội An hiện nay thì nhiều di tích cổ như nhà cửa, chùa chiền, cầu quán do các thương nhân người Việt, người Nhật, người Tàu . . . xây dựng nên từ cách đây chừng 300 năm vẫn còn đó. (Theo sự hiểu biết rất cạn hẹp của tôi thì Hội An không bị Tây Sơn đốt phá. Còn như nếu ông Vượng khai quật được chứng tích Tây Sơn đốt phá Hội An cụ thể ra sao thì xin ông cứ trưng bày ra cho mọi người được thực mục sở thị. Việc nghiên cứu lịch sử của cả một dân tộc, một đất nước đâu có thể cứ nói khơi khơi mà được.) Ai đã từng bỏ công nghiên cứu Đàng Trong hẳn đều thấy rằng công lao mở mang vùng đất phía nam Đất Nước ta là thuộc về các Chúa Nguyễn ( tất nhiên là phải trừ chúa Nguyễn Ánh vì bấy giờ ông còn bận mải đánh nhau với Tây Sơn). Sau này khi thắng Tây Sơn rồi, không may ông lại thành tù binh của ý thức hệ Tống Nho, nên ông đã đóng sập cửa lại không giao thương buôn bán gì hết.("dĩ nông vi bản" và "trọng nông ức thương" mà). Nếu quả ông là người thích thương mại và ham cơ chế thị trường hẳn ông đã trụ lại đất Sài Côn - Gia Định chứ đâu có co về Phú Xuân để lo việc xây cung điện, tôn miếu, lăng tẩm ; hẳn ông đã không từ chối việc buôn bán với nước ngoài. . . Ông ghét đại công thần Lê Văn Duyệt vì nhiều lẽ, nhưng rất hiếm nhà nghiên cứu lưu ý đến cái lẽ rất cơ bản là do ông Tổng trấn Gia Định thành này lại đi ưu ái, nâng đỡ cái đám thương nhân cả Hoa lẫn Việt (nhận phú thương Bốn Bang người Hoa làm dưỡng tử (con nuôi); sau này Bốn Bang trở thành một yếu nhân trong cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi và cuối cùng bị xử lăng trì ở Huế) (*2). Sau này các vua kế nghiệp như Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức vẫn trung thành với đường lối trọng nông ức thương, bế quan tỏa cảng của tiên đế Gia Long nên dất nước Đại Nam mới ra nông nỗi cơ sự như lịch sử đã chứng kiến.
Thật là khổ tâm khi thấy những người chưa từng nghiên cứu lịch sử cũng bắt chước, nói theo các sử gia, lại còn có phần vượt trội hơn cả thày:
(...) Có thể nói, Gia Long đã đặt được những viên gạch đầu tiên khá vững chắc trong công cuộc xây dựng đất nước. Về đối nội, với những chiếu chỉ kịp thời khuyến khích nông nghiệp và thương nghiệp. (Về mặt ngữ pháp đây là một câu què.TK.) Về đối ngoại, Gia Long thiết lập bang giao với hàng chục nước như Anh, Pháp, Trung Hoa, Miến Điện ... thương nhân lữ khách nước ngoài ra vào tấp nập, điều đó chứng tỏ Gia Long không hẳn "bế quan tỏa cảng ..." (Nguyễn Cẩm Thúy)
- Chiếu chỉ kịp thời khuyến khích thương nghiệp ư ?
Đào đâu ra thứ chiếu chỉ này ? Không thấy đưa dẫn chứng.
- Thiết lập bang giao với hàng chục nước ư ?
Tôi ngờ rằng tác giả chẳng hiểu thế nào là "thiết lập bang giao."
- Lại cả chuyện thương nhân lữ khách nước ngoài ra vào tấp nập. (!?)
Đúng là hư cấu vong mạng; coi Hội thảo chẳng khác chi vườn hoang, tha hồ múa gậy. Gọi những người làm khoa học kiểu này là điếc không sợ súng tưởng cũng không phải là quá đáng.
Nếu tác giả những dòng trên chỉ cần nghiêm túc một chút, giở ngay cuốn Việt Nam sử lược là lập tức nhận thấy không thể tùy tiện bịa đặt:
"Ở ngoài thì ngài (tức vua Gia Long) lo sự giao hiếu với nước Tàu, nước Tiêm, nước Chân Lạp, khiến cho nước Việt Nam lúc bấy giờ trong ngoài đều được yên trị" (QII- Tr. 171)
(...) Việc giao thiệp với nước Hồng Mao. Năm Qúi hợi (1803), nước Hồng Mao (tức là Anh - Cát - Lợi) sai sứ là ông Robert đem đồ phương vật sang dâng và xin cho vào mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam. Vua Thế tổ không nhận lời, và cũng không cho mở cửa hàng. Sau người Hồng Mao còn đưa thư sang hai, ba lần nữa, nhưng ngài vẫn một niềm từ chối không chịu (Tr.181)
(...) "Đến khi Nã Phá Luân thất thế, dòng dõi nhà vua cũ lại trung hưng lên, bấy giờ sự chiến tranh đã yên thì mới có tàu sang buôn bán ở phương Á Đông. Năm Đinh sửu (1817), có chiếc tàu La Paix của hiệu Balguerie, Sarget et Cie chở đồ hàng sang bán, nhưng mà những đồ hàng ấy người Việt Nam ta không dùng được, lại phải trả về. Vua Thế tổ tha không đánh thuế" (Tr.181)
Có một sự kiện cũng thú vị là trong khi ông Trần Trọng Kim chép rõ tư thế kẻ cả của vua Gia Long, hạch sách vua Tiêm La xử sự không đúng với vua Nặc Ông Chân của Chân Lạp :
"Năm Tân Mùi (1811) vua Thế tổ cho sứ đưa thư sang trách nước Tiêm La sinh sự. Năm sau, vua Tiêm La sai sứ sang phúc thư lại rằng : Việc ấy (tức việc quân Tiêm La sang đánh chiếm thành La Bích của Chân Lạp) là muốn giảng hòa cho anh em Nặc Ông Chân, chứ không có ý gì cả. Vậy xin để Việt Nam xử trí thế nào, Tiêm La cũng xin thuận." (QII- Trang 180)
ấy thế mà sử gia Trần Quốc Vượng lại hư cấu ra chuyện : "bị Xiêm khống chế, gây áp lực song Nguyễn Ánh vẫn tìm mọi cách để thoát ra được sự khống chế đó".
Lại có thêm một tham luận không kém phần thú vị và cảm động. Sau khi ca tụng công đức vua Gia Long khuyến khích về ngoại thương, công lao thống nhất đất nước và xây dựng Sài Gòn - Gia Định "trở thành trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa của miền Nam", pts. Lê Hồng Liêm đã kết thúc bản tham luận của mình bằng một giọng văn chan chứa xúc cảm nuối tiếc:
(...) Nguyễn Ánh đến Sài Gòn lần đầu lúc 15 tuổi, 27 năm sau, trở thành vị vua đầu triều Nguyễn : Vua Gia Long và gần 20 năm làm vua, không thấy sử quán triều Nguyễn ghi lại, có lần nào vị vua Gia Long trở lại thăm đất Sài Gòn Gia Định, hành cung trong thành Bát Quái, có lần nào được đón con người khởi sự từ đất Sài Gòn chăng ? Dù sao đi nữa, dù Nguyễn Ánh hay vua Gia Long vẫn gắn bó với Sài Gòn và Sài Gòn vẫn ghi dấu của nhân vật lịch sử ấy.
Nghe phảng phất như một ca khúc quen thuộc được nhái thêm lời mới: "Từ vùng đất này Người đã ra đi, cầu cứu Xiêm, Tây chưa thấy trở về . . . "
Nghiên cứu lịch sử mà không cần đến sự kiện, bỏ qua sự kiện, thậm chí hư cấu thêm thắt sự kiện lại diễn đạt hùng hồn hoặc cảm khái, lâm ly như kiểu ông Vượng, ông Khánh, ông Liêm thì không khéo lại hình thành một trường phái mới trong công cuộc nghiên cứu lịch sử nước nhà (cụ thể là bản triều Nguyễn ta). Sự xúc cảm lại còn dâng đến độ - trên báo chí cũng như trong hội thảo - kiến nghị việc đặt lại tên đường Gia Long để hiển danh công đức của ngài đối với dân tộc. Chỉ tiếc rằng những người kiến nghị này còn thiếu sự công bằng vì quên mất "công đức" của các ngài Trần Thiêm Bình, Lê Chiêu Thống. Thiết tưởng chẳng nên có chuyện "nhất bên trọng, nhất bên khinh" như thế.
Rải rác trong những tham luận khác còn xuất hiện nhiều ý kiến sai lầm chuyên dùng giọng ca tụng khơi khơi, không dẫn chứng, không bằng cớ hoặc xuyên tạc, bóp méo sự kiện lịch sử... Không có thời gian phân tích hết ở đây.
Đối với những ý kiến có khía cạnh đúng, như của các tác giả : Lê Văn Anh, Nguyễn Văn Hoa, Phạm Hồng Việt (ĐHSP Huế), Phạm Minh Thảo (NXB Văn hóa thông tin Hà Nội), Võ Xuân Đàn (ĐHSP TP Hồ Chí Minh), Cao Tự Thanh... tôi cũng không có hoàn cảnh phân tích để nêu bật những điểm khả thủ của từng tham luận. Riêng tham luận của Cao Tự Thanh, bên cạnh những ý kiến sâu sắc, đúng đắn, tôi thấy cần có dịp thảo luận thêm với tác giả về khái niệm : thế nào là quá trình thống nhất đất nước và thế nào là hoàn tất quá trình đó ? Đặc biệt, đối với ý kiến: "Cho nên mặc dù đều là những người yêu nước theo kiểu của họ, tất cả các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức cũng vẫn bất lực trong việc biến vương triều thành động lực chính trị thúc đẩy đồng thời nhất hóa vào với sự phát triển nửa đầu thế kỳ XIX...", tôi ngờ rằng tác giả có phần quá độ lượng, do đó đã mở quá rộng nội hàm khái niệm "người yêu nước". Thực tế lịch sử và chuẩn mực của dân tộc ta - và chắc hẳn cũng như của mọi dân tộc khác - không cho phép người ta xếp những Trần Thiêm Bình, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh, những Pétain, Laval, Uông Tinh Vệ... vào danh sách những "người yêu nước", dù bất cứ theo kiểu nào. Gọi những vị này là những "người yêu bản thân họ" hoặc những "người yêu dòng họ" mới thỏa đáng chăng ?
KẾT LUẬN
1. Dù đổi mới tư duy kinh tế, chính trị hay lịch sử v...v... thì đối với những "kết luận cũ" và những quan điểm "cũ" đã được thực tiễn xác minh là đúng, không ai có quyền được thay thế bằng những "kết luận" phi lịch sử, phi khoa học, cho dù tất cả những cái đó được dán nhãn hiệu mới.
2. Nghiên cứu phát hiện và trình bày những quan điểm về những vấn đề lịch sử - cũng như bất cứ vấn đề khoa học nào - cần phải tôn trọng sự kiện, tuyệt đối không được thêm, bớt hoặc bóp méo, xuyên tạc. Đặc biệt phải có phương pháp luận khoa học hiện đại và cái chuẩn cao nhất, quan trọng nhất - của công tác nghiên cứu khoa học lịch sử nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung - là phải đóng góp vào sự phát triển của dân tộc và đất nước. Đây là những điều đã xưa như trái đất nhưng vẫn cần thiết phải nhắc lại vì thấy quá nhiều người tham gia hội thảo về thời Gia Long đã vô tình hoặc cố ý vi phạm.
3. Chỉ đạo, nghiên cứu khoa học nói chung và tổ chức một hội thảo khoa học nói riêng không thể thiếu tính định hướng và tinh thần phê phán. Dân chủ trong nghiên cứu và thảo luận không có nghĩa là thả nổi để mặc những ý kiến phi khoa học lũng đoạn hội nghị. Ý kiến của người nghiên cứu khoa học có thể đúng, có thể sai nhưng dù thế nào thì cũng phải dựa trên sự kiện và những lập luận khoa học. Ai không đảm bảo những tiêu chuẩn này thì người chỉ đạo nghiên cứu hoặc tổ chức hội thảo cần phải chân thành và thẳng thắn phê phán. Tôi ngờ rằng những người tổ chức hội thảo về Gia Long không dành thì giờ cần thiết để kiểm tra lại các sự kiện và nhất là chưa xác định rõ mục đích hội thảo. Cũng nên nói thêm về việc lựa chọn đề tài hội thảo. Đây là lần thứ ba Viện KHXH tổ chức hội thảo về triều Nguyễn. Rất tiếc hội thảo về anh hùng Quang Trung lại chưa tổ chức được lấy một lần. Nhiều vị anh hùng tiêu biểu cho tinh thần quật cường, vì nghĩa của nhân dân miền Nam cũng bị bỏ quên hoặc chỉ khoán cho các địa phương. Như thế, với cương vị một cơ quan khoa học cấp Trung ương đóng ở phía Nam thử hỏi Viện KHXH tại Tp. Hồ Chí Minh đã xử sự công bằng và thỏa đáng với lịch sử dân tộc chưa ?
Cuối cùng, dù hết sức khổ tâm, tôi vẫn phải nhắc lại một lần nữa rằng: hội thảo khoa học về thời Gia Long thiếu tính khoa học và tính định hướng. Thật khó có thể nhất trí với nhận định của Ban tổ chức hội thảo coi đây là "một bước tiến mới trong nhận thức của mỗi chúng ta". Còn nếu các vị cứ cố tình khẳng định một cách sang trọng như thế, thì, theo ý của riêng tôi :
Hội thảo về thời Gia Long không phải là một bước tiến về phía trước mà là một bước tiến vòng về phía sau, sau cả Đại Nam thực lục và Việt Nam sử lược.
TP Hồ Chí Minh , 15 - III - 1997
TRẨN KHUÊ
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Bây giờ mà bên kia có loạn, bọn họ lại chạy sang hàng phục thì chả còn chỗ nào cho đi khẩn hoang cụ nhỉ :-?
Biết đâu họ lại vơ được vùng đất nào đấy rồi lại sát nhập vào nước mình cụ nhể :))
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,350
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
25,785
Động cơ
723,036 Mã lực
Mời đọc lại trang 6 nhé.
Ồ thì ra họ Hồ, xịn là Hồ mà Nguyễn là nhái.
Cụ cho em hỏi ngu tí là sao họ Hồ họ Nguyễn đổi đi đổi lại làm gì? Họ Hồ này có liên quan gì đến họ Hồ Quý không ạ?
 

bui.nam96

Xe tải
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
414
Động cơ
378,830 Mã lực
Ồ thì ra họ Hồ, xịn là Hồ mà Nguyễn là nhái.
Cụ cho em hỏi ngu tí là sao họ Hồ họ Nguyễn đổi đi đổi lại làm gì? Họ Hồ này có liên quan gì đến họ Hồ Quý không ạ?
Hồ Quý Ly trước có tên là Lê Quý Ly (黎季犛), tên tựLý Nguyên (理元). Ông sinh năm Ất Hợi (1335), quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Về dòng dõi Hồ Quý Ly, sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển VII chép:[1]
...Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Triết Giang bên Trung Quốc, thời Hậu Hán (947-950) được vua Hán cử sang làm Thái thú Châu Diễn (tức vùng Diễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn mười hai sứ quân, họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Đến thời Lý, trong họ có người lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn rồi lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Liêm, khi lên làm vua thì đổi lại họ Hồ...
Mẹ Hồ Quý Ly là con gái Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi người huyện Vĩnh Lộc, là quan Thái y dưới triều Trần Anh Tông. Hồ Quý Ly còn có hai người cô trong họ làm phi tần của Trần Minh Tông, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông, một bà sinh ra Trần Duệ Tông.

Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, dòng dõi Hồ Quý Ly.[3] Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố (cụ nội) của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Châu, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ.[4] Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.[3][4][5]
Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Lữ và Nguyễn Văn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Ông còn có tên là Quang Bình,[6] Văn Huệ[7] hay Hồ Thơm. Sau này, người dân địa phương thường gọi ông là Đức ông Bình[8] hoặc Đức ông Tám.[3]
Những phần trên trích từ Wikipedia.
Đổi sang họ Nguyễn vì đi theo chúa Nguyễn vào Nam, việc đổi theo họ của vua chúa thời phong kiến là việc phổ biến thời xưa, điều đó lý giải tại sao các họ vua lại đông người đến thế : Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,598
Động cơ
434,773 Mã lực
hì! thì em đang đọc tiểu thuyết hóa lịch sử đấy cụ. Cho nó đỡ nhàm chán, khô khan. Giống như cụ football hóa vậy.
Như sử tàu, tại sao nó lưu truyền vài ngàn năm vì nó biết tiểu thuyết hóa LS.
Ví dụ Tam quốc diễn nghĩa thì tiểu thuyết so với chính sử của nó cũng khác nhau kha khá.
Ko có tiểu thuyết thì Khổng Minh và anh em nhà Lưu Quan Trương làm gì được hoành tráng như ngày nay. Đến nỗi dân nước việt còn thi nhau lập tượng mấy vị ấy.
Còn lịch sử thì đã qua con mắt cá nhân của mỗi người thì chắc chắn nó sẽ đi kèm thêm quan điểm chủ quan của người đó rồi. Vì kiểu gì chẳng có sự yêu, ghét, thiên vị, chưa kể nhận thức cũng khác nhau nữa thế nên tất nhiên không thể yêu cầu sự chính xác được.
Còn với người chép sử thì đồng ý với cụ, cần sự công tâm: chép là chỉ có chép, ghi lại các dữ kiện, số liệu lịch sử thôi, Việc bình loạn thì dành cho người khác. Thậm chí đao kề vào cổ mặt cũng không được biến sắc cơ. VN kiếm được 1 vị như thế chắc khó lắm ạ. Nên sử của mình nó cũng cứ loạn cào cào lên là vậy.
Chém vui với các cụ chút vậy thôi. Em trả thớt lại cho cụ đốc cho đỡ loãng ạ.
Cụ nói sai, tất nhiên rồi, vì tiểu thuyết hóa lịch sử là để giải trí, thỏa mãn nhu cầu nhận thức tốt xấu cảm tính, còn football hóa lịch sử thì là một cách tiếp cận vấn đề theo cách biểu tượng hóa, hiểu được đâu là động cơ, đâu là chiến thuật, ai là người quyết định việc gì.
Sử tàu người ta lưu chính sử ngàn năm là nói Tư mã Thiên hay Minh Sử, Thanh sử, chứ cái tam quốc diễn nghĩa thì cũng như Thủy hử là sử cho dân không biết chữ, nghe truyền khẩu ở trà đình như nghe tấu hài, cụ ạ ;))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,598
Động cơ
434,773 Mã lực
Các cụ giản hóa nó thành giải bóng vui quá thà như thế nó bớt nặng nề :)) Sử mình nó nặng nề vì cái kiểu cắt cúp như duyệt phim nên chả đầu đuôi mô tê, trẻ con nó sợ.
Cụ Bachsima có vẻ khinh rẻ người hoa ở miền Nam nhể. Xin thưa với cụ. Họ sát cánh cùng với các chúa Nguyễn mới cho ta được 1 dãy non sông gấm vóc ngày nay đấy. Mình nói khẽ thôi, không thì họ lại bẩu người V chúng ta là những kẻ vô ơn, ăn cháo đá bát :D
P/s : Có một số cụ khen ngợi người dân miền Tây Nam Bộ là những người dân chất phác, hiền hòa. Nếu truy xét ra thì rất nhiều gia đình có nguồn gốc (dân tộc) từ những người Hoa đấy. Họ sống rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ :D
Đã bẩu rồi, dùng cái yêu ghét ơn huệ đánh giá sử là kiểu của trẻ con, đàn bà.
Trong thời phong kiến, những người làm vua chúa đầu tiên là vì mình, sau đó là vì dòng họ. Phải hiểu thế mới hiểu tại sao Nùng Trí Cao nổi lên hay Trịnh Quốc Anh người Tàu đi làm vua bên Thái, đều vì mình hết.

Mấy ông như Mạc Cửu cũng thế, có tài quản lý thì xin đi làm quản lý thuê cho chúa Nguyễn, nếu thời thế cho nắm quân quyền, lại có căn cứ địa thi tất nhiên ông ta sẽ dựng cờ như Nùng Trí Cao, Hoàng Sào hay Triệu Đà.
Suy luận này hoàn toàn được chứng mih bởi sự kiện cù lao Phố: khi người Tàu vừa có tiền lại xây dựng quân đội là bị nhà Tây Sơn đánh dẹp và triệt phá cả quân sự và kinh tế. Y như Minh Mạng phá thành Gia ĐỊnh sau Lê Văn Khôi hay quân Pháp đốt thành Gia Định sau này.
Vì thế người Tàu ở MN về sau, cứ tập trung buôn bán làm ăn không xưng vương xưng bá tự nhiên hiền hòa tốt đẹp cả ;))
Chứ để ông có súng thì lại như mấy ông tướng Cuốc dân đảng ở tam giác vàng, cứ vác vũ khí đi buôn thuốc, rất thối. Cũng là người Tàu đấy :))
Vì thế thời nay người ta tránh để đến nước phải dùng giải pháp quân sự là vì thế. CHứ nếu cần thì văn minh như Tây lông cũng đốt Dresden, Mỹ cũng diệt cả đoàn xe ở con đường Cô oét sang Iraq.
 

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
25,785
Động cơ
723,036 Mã lực
Nói như cụ thì túm lại là Nguyễn Văn Huệ là H ồ Phi Huệ, gốc gác họ Hồ ở Nghệ An, dòng dõi Hồ Quý Ly, tổ tiên Hồ quý Ly là Hồ Dật thái thú ở Nghệ An được điều từ Chiết Giang - Tàu sang,
Hồ Quý Ly trước có tên là Lê Quý Ly (黎季犛), tên tựLý Nguyên (理元). Ông sinh năm Ất Hợi (1335), quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Về dòng dõi Hồ Quý Ly, sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển VII chép:[1]
...Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Triết Giang bên Trung Quốc, thời Hậu Hán (947-950) được vua Hán cử sang làm Thái thú Châu Diễn (tức vùng Diễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn mười hai sứ quân, họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Đến thời Lý, trong họ có người lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn rồi lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Liêm, khi lên làm vua thì đổi lại họ Hồ...
Mẹ Hồ Quý Ly là con gái Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi người huyện Vĩnh Lộc, là quan Thái y dưới triều Trần Anh Tông. Hồ Quý Ly còn có hai người cô trong họ làm phi tần của Trần Minh Tông, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông, một bà sinh ra Trần Duệ Tông.

Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, dòng dõi Hồ Quý Ly.[3] Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố (cụ nội) của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Châu, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ.[4] Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.[3][4][5]
Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Lữ và Nguyễn Văn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Ông còn có tên là Quang Bình,[6] Văn Huệ[7] hay Hồ Thơm. Sau này, người dân địa phương thường gọi ông là Đức ông Bình[8] hoặc Đức ông Tám.[3]
Những phần trên trích từ Wikipedia.
Đổi sang họ Nguyễn vì đi theo chúa Nguyễn vào Nam, việc đổi theo họ của vua chúa thời phong kiến là việc phổ biến thời xưa, điều đó lý giải tại sao các họ vua lại đông người đến thế : Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
 
Chỉnh sửa cuối:

bui.nam96

Xe tải
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
414
Động cơ
378,830 Mã lực
Đã bẩu rồi, dùng cái yêu ghét ơn huệ đánh giá sử là kiểu của trẻ con, đàn bà.
Trong thời phong kiến, những người làm vua chúa đầu tiên là vì mình, sau đó là vì dòng họ. Phải hiểu thế mới hiểu tại sao Nùng Trí Cao nổi lên hay Trịnh Quốc Anh người Tàu đi làm vua bên Thái, đều vì mình hết.

Mấy ông như Mạc Cửu cũng thế, có tài quản lý thì xin đi làm quản lý thuê cho chúa Nguyễn, nếu thời thế cho nắm quân quyền, lại có căn cứ địa thi tất nhiên ông ta sẽ dựng cờ như Nùng Trí Cao, Hoàng Sào hay Triệu Đà.
Suy luận này hoàn toàn được chứng mih bởi sự kiện cù lao Phố: khi người Tàu vừa có tiền lại xây dựng quân đội là bị nhà Tây Sơn đánh dẹp và triệt phá cả quân sự và kinh tế. Y như Minh Mạng phá thành Gia ĐỊnh sau Lê Văn Khôi hay quân Pháp đốt thành Gia Định sau này.
Vì thế người Tàu ở MN về sau, cứ tập trung buôn bán làm ăn không xưng vương xưng bá tự nhiên hiền hòa tốt đẹp cả ;))
Chứ để ông có súng thì lại như mấy ông tướng Cuốc dân **** ở tam giác vàng, cứ vác vũ khí đi buôn thuốc, rất thối. Cũng là người Tàu đấy :))
Vì thế thời nay người ta tránh để đến nước phải dùng giải pháp quân sự là vì thế. CHứ nếu cần thì văn minh như Tây lông cũng đốt Dresden, Mỹ cũng diệt cả đoàn xe ở con đường Cô oét sang Iraq.
Vì mình và dòng họ mình thì không ai phản đối, nhưng kéo mấy vạn quân xiêm về nước đánh giết hại đến số đông dân chúng trong nước thì người đời phỉ nhổ và không ai có thể tha thứ được.
Nhờ có lòng yêu dân tộc mình, thì người Việt mới tồn tại được đến ngày nay, nếu quên điều đó, thì đã mất gốc rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top