Loạn Kiêu -Binh ở miền Bắc
Chính quyền Lê-Trịnh vốn xuất- thân từ Thanh Hóa, gọi là đất " Thang Mộc" nên ưu- tiên tuyển lính ở ba phủ là Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và
Nghệ An.
Quân ở ba phủ trên (tục gọi là lính tam -phủ) được coi là thân- binh hay ưu- binh, nhất -binh; và được vua chúa tin -dùng làm quân túc -vệ bởi họ đã đóng góp nhiều công - lao trong chiến- đấu. Chính vì có công lớn, lại được vua chúa nuông- chiều, nên họ sinh ra thói kiêu- căng, xem thường luật vua phép nước. Cho nên dân chúng thời bấy giờ gọi họ là kiêu -binh.
Năm 1781
Trịnh Cán (con Tuyên phi) đỡ bệnh,các quan xin lập Cán làm thế tử. Trịnh Sâm nghe theo. Phế Trịnh Khải, con trưởng, đem giam lỏng.
Lúc đó Trịnh Sâm mắc bệnh trĩ không ra ngoài, quyền- hành đều do Tuyên phi và Đình Bảo thao- túng. Trịnh Sâm rất sợ nắng gió, thường ở trong cung sâu kín, ban ngày cũng phải đốt nến, nếu không phải ngày đại- triều, không bao giờ ra ngoài.
Tháng 9 ÂL năm
1782, bệnh trở nặng, chỉ có Đình Bảo, Doanh Thùy và Đình Châu được vào hầu.
Hoàng Đình Bảo làm đại thần cố mệnh, Đặng thị Huệ lên triều nghe chính, cùng với vương thúc
Trịnh Kiều, quốc sư
Nguyễn Hoàn phụ tá. Sau đó Trịnh Sâm mất.
Trịnh Khải tất nhiên không chịu, ngay sau khi Trịnh Sâm mất, Khải bàn với biện -lại thuộc đội Tiệp- bảo tên là Nguyễn Bằng người Nghệ An, đứng lên cầm -đầu, vào phủ chúa đánh ba hồi trống làm hiệu, quân ưu- binh kéo đến vây phủ, vào giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ, lập Trịnh Khải lên làm chúa.Trịnh Khải phong quan- tước cho Nguyễn Bằng và trọng -thưởng cho quân tam- phủ. Từ đó quân ấy một ngày một kiêu, cứ đi cướp- phá các nhà, không ai kiềm- chế được.
Bọn này cậy có công nên chúng đòi- hỏi chúa Trịnh được thu- phế những chỗ như: điếm- tuần, bến -đò, đầm -hồ, gò- bãi, cửa -ải, chợ- búa...
Dân chúng khổ -sở vì sự quấy nhiễu hà- khắc của chúng, có thể nói người dân miền Bắc căm bọn kiêu binh hơn cả giặc, lính với dân coi nhau như kẻ- thù. Triều- đình phải đặt ra đội Phong vân để tuần- phòng trong kinh- kỳ, dò xét quân -lính, hễ ai còn có thói cũ, rủ nhau tập -hợp phá nhà lấy của thì lập tức bắt giải về triều xét-xử. Bọn kiêu binh, như các giáo sĩ mô tả, mỗi khi đi ra ngoài là phải đi theo tốp đông, đi lẻ là chúng bị dân ta giết ngay.
Có thể nói xã hội miền Bắc đại loạn