[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Năm 1776

Nhân lúc quân Trịnh rút khỏi Quảng Nam, các tướng cũ của họ Nguyễn lại nổi dậy chiếm nơi này. Nguyễn Nhạc lại điều Nguyễn Huệ từ Phú Yên ra đánh tan quân Nguyễn, lấy lại Quảng Nam.

Lý Tài, tướng người Hoa, bất mãn vì mất chức chánh tướng về tay Nguyễn Huệ nên nghe theo lời dụ của Tống Phúc Hiệp, sang hàng chúa Nguyễn. Tây Sơn lại mất Phú Yên, do Nguyễn Huệ cử Tài giữ.

Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ mang quân theo đường thuỷ vào đánh Gia Định. Nguyễn Phúc Thuần bỏ chạy về Bà Rịa. Nguyễn Lữ chiếm được Gia Định nhưng không lâu sau các tướng Nguyễn là Đỗ Thanh Nhân, Mạc Thiên Tứ, Tống Phúc Hiệp, Lý Tài đang tụ tập dần về Nam Bộ. Nguyễn Lữ liền thu hết kho tàng của chúa Nguyễn rút về Quy Nhơn.

Tại đây, đã diễn ra vụ thảm sát Cù Lao Phố, mang đến không ít tiếng xấu cho quân Tây Sơn.

Trần Thượng Xuyên tự Trần Thắng Tài (? – 1720), người tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nguyên là tổng binh ba châu: Cao Châu, Lôi Châu, Liêm Châu dưới triều Minh.

Ông được coi là người đầu tiên có công khai khẩn với quy mô lớn vùng đất Biên Hòa, là người được chúa Nguyễn ban danh hiệu cao quý ''Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt'' (Họ Nguyễn làm vua, họ Trần làm tướng, công khanh đời đời không dứt)

Trần Thượng Xuyên là tướng của chúa Nguyễn và rất trung thành.
Năm 1679, có 4 tướng nhà Minh cùng 3.000 quân và hơn 50 chiến thuyền sang các cửa biển Tư Dung (Thuận An) và Đà Nẵng, xin ở làm dân nước Việt.

Ban đầu nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàn Lân( Biên Hòa) lập nghiệp.

Dân vùng Đông Nam Trung Quốc, vốn thạo nghề mua bán và công nghệ, họ đã phát hiện ra Cù lao Phố, một bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của sông Đồng Nai), trải dài trên 7 dặm, bề ngang bằng 2/3 bề dài. Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy, có thể ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản, và phía Nam có thể ra biển Cần Giờ hay sang tận Campuchia.

Cho nên một phần lớn nhóm người Hoa, đã chuyển từ Bàn Lân đến Cù lao Phố. Và cùng với nhóm lưu dân người Việt đến trước, Trần Thượng Xuyên và lực lượng của mình tiến hành khai khẩn quy mô lớn. Với biệt tài tổ chức, chẳng bao lâu ông đã biến vùng đất hoang sơ trở thành thương cảng, trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định.

Từ sự phát đạt của thương nghiệp đã lôi kéo những ngành nghề thủ công khác đến như: dệt chiếu, tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường, làm bột, đồ gỗ gia dụng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo v.v...

Tháng 2 năm 1776, Nguyễn Lữ đem quân vào đánh Gia Định, việc Trần Thượng Xuyên cầm binh giúp Chúa Nguyễn lại trở thành một tai họa khi xảy ra cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn.

Quân Tây Sơn đốt sạch nhà cửa, tiệm buôn, phố xá, kho tàng đều bị phá hủy. Đường xá bị đào bới vì nghĩ người Hoa chôn vàng. Gần như toàn bộ người Hoa ở đây đều bị chém chết, xác người lấp hết dòng sông quanh cù lao, nước đỏ ngầu vì máu. Đến cả tháng sau, những người sống sót không ai dám dùng nước ở sông vì ô nhiễm. Cả một vùng thương cảng sầm uất đã thành chiến địa tan hoang.

Những người Hoa còn sống sót đã bồng bế nhau lánh nạn về Bến Nghé và là những người đã gây dựng lại sự nghiệp, thành lập vùng Chợ Lớn về sau này.

Nguyễn Lữ cùng đạo quân đã cướp được của cải, thóc lúa chở trên 200 chiếc thuyền chạy về Quy Nhơn.

Các sử liệu trên đây, căn cứ theo các giáo sĩ, thể chưa đúng sự thực, em cứ tạm để chờ ngâm cứu kỹ thêm. Các cụ chỉ xem đây là tham khảo.
Trịnh Hoài Đức mô tả: “Nơi đây biến thành gò hoang, sau khi trung hưng người ta tuy có trở về nhưng dân số không được một phần trăm lúc trước''. Sau khi chợ búa cùng phố xá bị tàn phá nặng nề, các thương gia người Hoa rủ nhau xuống vùng chợ Lớn sinh sống và lập những cơ sở thương mãi khác cho đến nay...
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Trịnh Hoài Đức mô tả: “Nơi đây biến thành gò hoang, sau khi trung hưng người ta tuy có trở về nhưng dân số không được một phần trăm lúc trước''. Sau khi chợ búa cùng phố xá bị tàn phá nặng nề, các thương gia người Hoa rủ nhau xuống vùng chợ Lớn sinh sống và lập những cơ sở thương mãi khác cho đến nay...
Về vụ thảm sát Cù Lao Phố còn nhiều điểm mù cần làm rõ !
 

bui.nam96

Xe buýt
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
529
Động cơ
378,830 Mã lực
Về vụ thảm sát Cù Lao Phố còn nhiều điểm mù cần làm rõ !
Vụ này nếu có thật thì cũng là việc tốt, chứ nếu không thì bây giờ nước ta cũng bị tàu khựa nắm chặt như Thái lan và cambod rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Cụ nên chú ý nhiều hơn vào phần nhấn mạnh này

- Phế trưởng lập thứ dẫn tời các thế lực dự định phò trưởng kiếm lợi đứng trước nguy cơ bị hất đổ bát cơm và tiến tới chống đối
- Nam chinh khi chưa thể diệt nhà Lê là ẩn họa và chưa sử lí dứt điểm các nguy cơ tiềm ẩn của việc phế lập giống như thêm dầu vào lửa
Ý thứ 2 em disagree. Trịnh Tráng Nam chinh đến 5 lần mà chẳng buồn bận tâm đến nhà Lê.
 

'_'

Xe máy
Biển số
OF-374803
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
66
Động cơ
248,370 Mã lực
Về gia thế anh em Tây Sơn thì không có Hai Trầu hay Ba Thơm Tư Thúi gì ráo trọi.
Trong Khâm định An Nam kỷ lược [tập hợp văn thư của nhà Thanh trong giao thiệp qua lại với Tây Sơn] quyển XIX, ở một tấu thư của Phúc Khang An, Tôn Sĩ Nghị, Tôn Vĩnh Thanh và Hải Lộc tâu lên vua Càn Long ngày mồng 3 tháng 5 năm Kỷ Dậu [1789] sứ thần nước ta là Nguyễn Quang Hiển khai về thân thế của mình như sau:

…Nguyễn Quang Hiển nói rằng tôi là đích trưởng điệt [cháu lớn nhất thuộc dòng chính], Nguyễn Huệ nuôi dạy như con. Cha tôi là Nguyễn Quang Hoa mất sớm, chú thứ hai là Quang Nhạc, hiện ở Quảng Nam, chú thứ ba là Quang Bình tức Nguyễn Huệ, chú thứ tư là Quang Thái cũng sống ở Quảng Nam, trên núi Tây Sơn.

Với lời khai của Nguyễn Quang hiển, chúng ta thấy rằng Nguyễn [Quang] Nhạc không phải là con trưởng mà còn đứng sau Nguyễn Quang Hoa. Nguyễn Quang Bình là anh của Nguyễn Quang Thái [tức Nguyễn Lữ] chứ không phải là em như ghi chép trong Liệt truyện. Cho đến năm 1789, Nguyễn Quang Thái [Lữ] còn sống ẩn cư trên núi Tây Sơn đúng như những gì được ghi nhận trong sách vở nhưng ông ta chết năm nào thì không rõ.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Ý thứ 2 em disagree. Trịnh Tráng Nam chinh đến 5 lần mà chẳng buồn bận tâm đến nhà Lê.
Trịnh Tráng chúa thứ 3 họ Trịnh con Trịnh Tùng cháu Trịnh Kiểm .
Khi Tráng cầm quyền nhà Lê vừa mới khôi phục như người bệnh vừa qua cơn nguy kịch . Diệt xong nhà Mạc thanh thế họ Trịnh đang mạnh, cùng lúc này họ Nguyễn mới dựng nghiệp chưa sâu rễ bền gốc nên việc nam chinh là hợp lý !

Tới thời Trịnh Sâm thì nhà Lê đã khôi phục được vài phần nguyên khí, trong các lực lượng theo họ Trịnh phò Lê cũng có 1 bộ phận trung thành quay về bên họ Lê . Lại ngay trong nội bộ họ Trịnh đang phân chia thành 2 phe thuận và chống. Đưa phe thuận đi nam chinh thì phe chống sẽ thuận lợi , đưa phe chống đi nam chinh thì nguy cơ cát cứ bên ngoài, Họ Nguyễn lúc này lại đã sâu rễ bền gốc ...
 
Chỉnh sửa cuối:

dtl01

Xe tăng
Biển số
OF-22157
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
1,573
Động cơ
507,589 Mã lực
Cụ nào có tư liệu rõ hơn vụ anh em Nguyễn Nhạc Nguyễn Huệ đánh nhau vì gái không. Lúc Nguyễn Huệ ra Bắc thì Nhạc ở nhà phịch thiếp yêu của ông em, sau ông em điên quá vây thành, Nhạc mếu máo ra khóc lóc van xin.
Không phải là "phịch thiếp yêu" đâu mà là "phịch" vợ của Nguyễn Huệ. Cái này chính sử thì không ghi nhưng có một số tư liệu bên ngoài có nói đến. Ngoài ra hai anh em còn mâu thuẫn về đất đai, quyền hành nữa nên mới đánh nhau.
 

'_'

Xe máy
Biển số
OF-374803
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
66
Động cơ
248,370 Mã lực
Vụ đồ sát Hoa nhân không phải do Nguyễn Lữ vào năm 1776 như bác doctor viết mà do anh em Nhạc, Huệ vào năm 1782 và có lý do của nó.
Tháng 4-1782 anh em Tây Sơn kéo vào đánh tan thủy quân Nguyễn Vương ở cửa Cần Giờ, trận này quân Nguyễn có 1 chiếc tàu buôn Bồ Đào Nha do Mãn- Noài (Manuel) chỉ huy chiến đấu hết sức dũng cảm. Quân sỹ bỏ chạy cả nhưng Mãn Noài vẫn đứng trên tàu tung thủ pháo khiến quân Tây Sơn chết vô số.
Tiết chế Bình Thuận Tôn Thất Dụ đem binh vào ứng cứu. Trong đạo binh có Hòa Nghĩa quân của Lý Tài (đã chết) nay do Trần Công Chương chỉ huy. Viện binh kéo tới Vườn Trầu( nay thuộc huyện Hốc Môn, Gia Định) phục kích bộ binh Tây Sơn giết chết viên chỉ huy là Hộ giá Phạm Ngạn ở cầu Tham Lương.
Phạm Ngạn là người nhà bên vợ của Nguyễn Huệ, người vợ Phạm thị đã sinh ra Quang Toản, có vai trò rất quan trọng qua chức Hộ giá của ông. Lúc này sự tức giận của anh em Tây Sơn lên đến cực đỉnh. Đám người Hoa đoàn kết sau lưng Nguyễn Vương: Lý Tài, Trần Công Chương, Trần Phượng của Hòa Nghĩa Quân, lại có Hòa Nghĩa đạo của Trần Đình với các tướng Tổng binh Trần Hưng, Lâm Húc. Còn thêm sức mạnh kinh tài của đám thương lái. Quá đủ lý do để ra tay đồ sát.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Người Việt cùng thời với Nguyễn Huệ như một cung nữ cũ của vua Lê, khi nghe tin vua Lê Chiêu Thống đã đưa Tôn Sĩ Nghị về Thăng Long, đã từ Trường An (4) ra Thăng Long nói với Thái Hậu:

“Cứ xem những lời trong bài hịch thì, thấy Ngài (Tôn Sĩ Nghị) buộc cho ta nhiều lắm, mà Ngài thì cứ lượn lờ trên sông, chỉ dùng thanh thế dọa nạt, không biết Nguyễn Huệ là bậc anh hùng lão hung thủ hung tợn và giỏi cầm quân. Coi y ra Bắc vào Nam, thật là thần xuất quỷ nhập không ai có thể dò biết. Y bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào còn dám trông thẳng vào mặt. Nghe lệnh của y, ai cũng mất cả hồn vía, sợ hơn sấm sét. E rằng bất nhật y sẽ lại ra, quân Tôn Tổng Đốc còn có cái lo bên trong, địch sao cho nổi!” (5).
 

dtl01

Xe tăng
Biển số
OF-22157
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
1,573
Động cơ
507,589 Mã lực
Em xin hầu ảnh nguồn gốc gia tộc nhà Tây Sơn và mối quan hệ với thi sỹ Hồ Xuân Hương.

Cái này là tư liệu của ai, ở đâu hả cụ? Nếu đúng như phả hệ này thì Hồ Xuân Hương là em họ của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Về gia thế anh em Tây Sơn thì không có Hai Trầu hay Ba Thơm Tư Thúi gì ráo trọi.
Trong Khâm định An Nam kỷ lược [tập hợp văn thư của nhà Thanh trong giao thiệp qua lại với Tây Sơn] quyển XIX, ở một tấu thư của Phúc Khang An, Tôn Sĩ Nghị, Tôn Vĩnh Thanh và Hải Lộc tâu lên vua Càn Long ngày mồng 3 tháng 5 năm Kỷ Dậu [1789] sứ thần nước ta là Nguyễn Quang Hiển khai về thân thế của mình như sau:

…Nguyễn Quang Hiển nói rằng tôi là đích trưởng điệt [cháu lớn nhất thuộc dòng chính], Nguyễn Huệ nuôi dạy như con. Cha tôi là Nguyễn Quang Hoa mất sớm, chú thứ hai là Quang Nhạc, hiện ở Quảng Nam, chú thứ ba là Quang Bình tức Nguyễn Huệ, chú thứ tư là Quang Thái cũng sống ở Quảng Nam, trên núi Tây Sơn.

Với lời khai của Nguyễn Quang hiển, chúng ta thấy rằng Nguyễn [Quang] Nhạc không phải là con trưởng mà còn đứng sau Nguyễn Quang Hoa. Nguyễn Quang Bình là anh của Nguyễn Quang Thái [tức Nguyễn Lữ] chứ không phải là em như ghi chép trong Liệt truyện. Cho đến năm 1789, Nguyễn Quang Thái [Lữ] còn sống ẩn cư trên núi Tây Sơn đúng như những gì được ghi nhận trong sách vở nhưng ông ta chết năm nào thì không rõ.
Nhà có 4 anh em . Người anh cả Hoa mất sớm anh thứ 2 là Nhạc người thứ 3 Huệ người thứ 4 Lữ sau khi mất thành Gia Định về Quy Nhơn chịu tội và mất hoặc ẩn cư tại Tây Sơn
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Người Việt cùng thời với Nguyễn Huệ như một cung nữ cũ của vua Lê, khi nghe tin vua Lê Chiêu Thống đã đưa Tôn Sĩ Nghị về Thăng Long, ...
Cụ bình tĩnh để các cụ khác cùng chém theo mạch chuyện của chủ thớt ạ ! Thớt mới hát tới khúc đầu cụ gảy đàn khúc đuôi thì loạn ngay ;))
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Trịnh Tráng chúa thứ 3 họ Trịnh con Trịnh Tùng cháu Trịnh Kiểm .
Khi Tráng cầm quyền nhà Lê vừa mới khôi phục như người bệnh vừa qua cơn nguy kịch . Diệt xong nhà Mạc thanh thế họ Trịnh đang mạnh, cùng lúc này họ Nguyễn mới dựng nghiệp chưa sâu rễ bền gốc nên việc nam chinh là hợp lý !

Tới thời Trịnh Sâm thì nhà Lê đã khôi phục được vài phần nguyên khí, trong các lực lượng theo họ Trịnh phò Lê cũng có 1 bộ phận trung thành quay về bên họ Lê . Lại ngay trong nội bộ họ Trịnh đang phân chia thành 2 phe thuận và chống. Đưa phe thuận đi nam chinh thì phe chống sẽ thuận lợi , đưa phe chống đi nam chinh thì nguy cơ cát cứ bên ngoài, Họ Nguyễn lúc này lại đã sâu rễ bền gốc ...
Vua Lê được hưởng thực ấp một nghìn xã, còn chúa Trịnh chủ động mọi việc hành chánh quân sự, kể cả phế vua nọ lập vua kia để dễ bề thao túng. Trịnh Tạc lại phong cho con là Trịnh Căn làm nguyên soái, văn thư phủ chúa ban ra tiếm xưng “lệnh dụ”. Ðến đời các chúa Trịnh Cương (Nhân Vương), Trịnh Giang (Thuận Vương) lại càng quá quắt. Trịnh Giang là người “ngu tối, ươn hèn[13], tự phong làm Nguyên Soái, Thống Quốc Chính, Uy Nam Vương, vu cho vua Vĩnh Khánh (Lê Duy Phường) tội thông gian với vợ Trịnh Cương để phế đi, lập Lê Duy Tường lên ngôi, niên hiệu Long Ðức.
Kịp khi Sâm nối ngôi, bàn vụng với hoạn quan Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Huy Ðĩnh định mưu truất thái tử, nhưng không có lẽ gì buộc tội, bèn vu cho thái tử tư thông với người phủ thiếp của Trịnh Doanh, rồiđem tội trạng ấy tâu bày với nhà vua bắt thái tử giam vào ngục.
Trong khi anh em Lê Duy Kỳ bị giam trong ngục, chúa Trịnh không chỉ lấn lướt vua Lê mà còn có ý định cướp ngôi. Theo Khâm Ðịnh Việt Sử, quyển XLV trang 7, tháng Chạp năm Ðinh Dậu, Cảnh Hưng 38 (1777), nhân kỳtuế cống, Trịnh Sâm sai tả thị lang Vũ Trần Thiệu cầm đầu sứ bộ sang nhà Thanh. Sâm làm tờ mật biểu dặn họ Vũ tâu lên vua Càn Long rằng “nhà Lê không có người con cháu nào hiền tài”, đồng thời cho người đút lót để xin phong tước cho mình. Khi đi đến hồ Ðộng Ðình, Trần Thiệu giả vờ có bệnh, đang đêm đem tờ biểu đốt đi rồi uống thuốc độc tự tử.[25]
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Tuy trên danh nghĩa Ðàng Ngoài là đất thuộc nhà Lê nhưng trên thực tế, mọi quyền hành trong hơn hai trăm năm qua đều ở trong tay họ Trịnh. Khi Nguyễn Huệ “giao trả nước” cho nhà Lê, thực lực vẫn ở trong tay các sứ quân, mỗi người chiếm cứ một vùng. Tuy những lãnh chúa đó mang tước hiệu công hầu nhưng họ đều là những thế lực riêng rẽ, không dưới quyền điều động của ai, nếu vua Lê muốn nhờ họ làm một việc gì thì chỉ là một sự traođổi, gần như thuê. Tình hình đó khiến họ thay đổi lập trường như chong chóng và không một khu vực nào còn trung thành với triều đình để có thể sử dụng làm bàn đạp giúp vua Lê quật khởi, nếu có cần vương thì chưa được việc đã đòi hỏi còn quá thời chúa Trịnh khi trước.
Chung quanh vua Lê khi đó chỉ còn một số các bậc khoa bảng, được đào tạo trong cửa Khổng sân Trình nêu cao tấm lòng trung nghĩa một cách sách vở. Những nho sĩ đó không có thực lực, cũng không đủ uy tín và luôn luôn phải đi tìm một sứ quân để theo phò. Những sứ quân đó dễ thay lòng đổi dạ một khi yếu thế nên thường tạo ra những tai hoạ bất ngờ. Ngay cả những thổ hào hay viên chức nhỏ ở hương thôn cũng mua vua, bán chúa nếu có cơ hội.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Kịp khi Sâm nối ngôi, bàn vụng với hoạn quan Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Huy Ðĩnh định mưu truất thái tử, nhưng không có lẽ gì buộc tội, bèn vu cho thái tử tư thông với người phủ thiếp của Trịnh Doanh, rồiđem tội trạng ấy tâu bày với nhà vua bắt thái tử giam vào ngục.
Trong khi anh em Lê Duy Kỳ bị giam trong ngục, chúa Trịnh không chỉ lấn lướt vua Lê mà còn có ý định cướp ngôi. Theo Khâm Ðịnh Việt Sử, quyển XLV trang 7, tháng Chạp năm Ðinh Dậu, Cảnh Hưng 38 (1777), nhân kỳtuế cống, Trịnh Sâm sai tả thị lang Vũ Trần Thiệu cầm đầu sứ bộ sang nhà Thanh. Sâm làm tờ mật biểu dặn họ Vũ tâu lên vua Càn Long rằng “nhà Lê không có người con cháu nào hiền tài”, đồng thời cho người đút lót để xin phong tước cho mình. Khi đi đến hồ Ðộng Ðình, Trần Thiệu giả vờ có bệnh, đang đêm đem tờ biểu đốt đi rồi uống thuốc độc tự tử.[25]
Vây đủ thấy trong lòng nhân sỹ vẫn còn nhà Lê. Họ Trịnh kia sao có thể coi thường được !
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Chung quanh vua Lê khi đó chỉ còn một số các bậc khoa bảng, được đào tạo trong cửa Khổng sân Trình nêu cao tấm lòng trung nghĩa một cách sách vở. Những nho sĩ đó không có thực lực, cũng không đủ uy tín và luôn luôn phải đi tìm một sứ quân để theo phò. Những sứ quân đó dễ thay lòng đổi dạ một khi yếu thế nên thường tạo ra những tai hoạ bất ngờ. Ngay cả những thổ hào hay viên chức nhỏ ở hương thôn cũng mua vua, bán chúa nếu có cơ hội.
Thời bình, quân trực thuộc phủ Chúa là trung quân, tức ưu binh Tam Phủ nên khi đạo quân này tan rã rồi, dưới tay vua Lê hầu như không còn quân đội nào cả.

Cứ như sách vở thuật lại, khi Tây Sơn rút đi, triều đình nhìn quanh cũng chỉ có vài viên quan văn, quân sĩ thì hầu như không có ai nên vua Chiêu Thống đành phải truyền hịch cho các gia đình có thế lực các nơi về bảo vệ hoàng gia. Một số hào kiệt các nơi như Lê Quýnh[44], Vũ Trinh hưởng ứng. Hai vị hoàng đệ, các hoàng thân cũng gây được vài nghìn quân túc vệ.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Vây đủ thấy trong lòng nhân sỹ vẫn còn nhà Lê. Họ Trịnh kia sao có thể coi thường được !
Trịnh Sâm nam chinh là muốn giảm sự chú ý tới việc phế lập trong nhà . Giải quyết việc trước mắt nhưng gây hao tổn nguyên khí lâu dài của họ Trịnh
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top