[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xin tiếp thu góp ý của các cụ, em xin bỏ dấu gạch giữa.

Xin cảm ơn các cụ đã bổ xung thông tin, nhất là cụ Nokfev.

Về nguồn gốc anh em Tây Sơn

Vào khoảng cuộc chiến Trịnh -Nguyễn lần 6, diễn ra vào năm 1661-1662, quân Nguyễn vượt sông Gianh tiến ra chiếm 7 huyện của đất Nghệ An. Do bất bình giữa hai vị tướng tài gốc xứ Thanh là Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật, quân Nguyễn phải triệt thoái khỏi đất Nghệ, mang theo đám tù binh và những nông dân bắt được trong chiến tranh đưa về Nam như một nguồn thu chính đáng thành một thứ chiến lợi phẩm có ích cho sự phát triển sản xuất. Vì Đàng Trong đất mới, cần người...

Trong những dân nghèo của huyện Hưng Nguyên bị quân Nguyễn bắt về Nam có ông tổ bốn đời của Nguyễn Huệ. Theo các giáo sĩ, từ sau năm 1786. Nguyễn Huệ ra xứ Nghệ tìm lại cội nguồn gia đình, nhận gia phả họ Hồ ở làng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên làm đồng tộc, nhận Thái Lão làm tổ quán.
Năm 1789, vua Quang Trung truyền cho dân làng Thái Lão tu tạo tổ miếu để phụng tự. Sau khi Nhà Tây Sơn sụp đổ thì di tích tổ miếu ở Thái Lão cũng bị Gia Long triệt hạ.


Những nông dân này, không hẳn là bị ép buộc, trong số họ có rất nhiều tự nguyện theo quân Nguyễn vào đàng Trong, chúa Nguyễn cho dân đi khai phá đi nhiều nơi, một số trong họ có tổ tiên Nguyễn Huệ lại đưa lên khai phá vùng Cao Nguyên từ thế kỷ XVII lấy tên ấp Tây Sơn, hiện nay thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai. Đó là quê hương đầu tiên của tổ tiên Nguyễn Huệ ở đất Đàng Trong.

Đến đời Hồ Phi Phúc, ông có vợ là Nguyễn Thị Đồng, ông Phúc lại chuyển về ngụ tại quê vợ ở thôn Phú Lạc.

Sau một thời gian trú ngụ ở thôn Phú Lạc, ông Hồ Phi Phúc lại đưa gia đình về lập cư ở thôn Kiên Mỹ, cũng ở gần đó. Kiên Mỹ và Phú Lạc đều thuộc ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Nay là đất của xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Tại đây, ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng đã sinh ra các anh em Tây Sơn, theo các giáo sĩ, Nguyễn Huệ sinh khoảng năm 1753.


 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Người Việt Nam chúng ta rất hay thủ dâm, bác là 1 ví dụ điển hình
Bác là 1 ví dụ điển hình về việc dùng biện pháp công kích cá nhân thay vì phản biện khi tranh luận !
Cá nhân em thấy không đẹp . Nếu muốn bác có thể tặng "vang kèm lời nhắn !

Em đồng ý, câu "Người Việt Nam chúng ta", trong đó có cả cụ.
Cụ đừng nên tranh luận kiểu này làm gì ;))
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thuở nhỏ, anh em Tây Sơn có học với một thầy giáo xứ Huế là Giáo Hiến.Không rõ vì sao ông thầy này lại bị Trương Thúc Loan trù dập, hăm diệt.
Giáo Hiến trốn vào phủ Quy Nhơn, mở trường dạy học ở đất An Thái, tại đây, ông đã khám phá ra tài năng khác thường của anh em Tây Sơn nên hết lòng đầu tư cho sự nghiệp lớn về sau.

Nguyễn Huệ lúc nhỏ còn được gọi là chú Ba Thơm (Hồ Thơm).

Giáo Hiến cho thơm là hoa Huệ, thơm nên đổi thành tên Huệ, vì Huệ vẫn là Thơm nhưng hay hơn. Thầy giáo ngày xưa, trong giềng mối “tam cương” - Sư vẫn thường coi hơn cha: Phụ - tử nên lẽ thường vẫn đặt tên cho học trò, thì đây cũng là một cách giải thích có lý.
Có lẽ ông giáo này muốn các học trò mình làm được những việc kinh thiên động địa, nên đã đổi họ Hồ của anh em Tây Sơn ra họ Nguyễn, bởi lẽ đơn giản là vì các chúa Nguyễn mang họ này, hi vọng anh em Tây Sơn sẽ giúp thu lại miền BẮc, lập công lớn.

Theo các giáo sỹ, thì các anh em nhà Tây Sơn có tổng cộng 7 anh chị em, anh cả là Thái Đức, có lẽ là Nguyễn Nhạc, sau đó đến 4 nguời chị, rồi đến Nguyễn Lữ ( các giáo sĩ gọi là Đức ông Bảy), Nguyễn Huệ là em út ( có tài liệu gọi là Đức Ông Tám)

Không thấy nói nhiều đến các bà chị của Nguyễn Huệ.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Thuở nhỏ, anh em Tây Sơn có học với một thầy giáo xứ Huế là Giáo Hiến.Không rõ vì sao ông thầy này lại bị Trương Thúc Loan trù dập, hăm diệt.
Giáo Hiến trốn vào phủ Quy Nhơn, mở trường dạy học ở đất An Thái, tại đây, ông đã khám phá ra tài năng khác thường của anh em Tây Sơn nên hết lòng đầu tư cho sự nghiệp lớn về sau.
Thái phó Trương Văn Hạnh bị giết. Thị giảng Lê Cao Kỳ bị giết , thái tử Nguyễn Phúc Luân bị tống ngục… Tất cả thân thích của ba người trên đều bị lùng bắt và tống ngục.
Ông giáo Hiển là bạn tâm phúc của thái phó Ý Đức hầu Trương Văn Hạnh chạy thoát và trở thành người cộng sự đắc lực của Nguyễn Huệ - Tây Sơn giúp Tây Sơn trước tiên đánh Trương Phúc Loan để báo thù riêng sau đó thuận thế mưu đồ đại nghiệp !
 
Chỉnh sửa cuối:

Lắm Nhọt

Xe hơi
Biển số
OF-200002
Ngày cấp bằng
28/6/13
Số km
178
Động cơ
325,406 Mã lực
Thớt này hay quá, em xin một chỗ ngồi đọc
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người đầu tiên có công gây dựng nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc.Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất.

Nguyễn Nhạc không phải là nông dân như sử sách thường nói, theo các giáo sĩ, không rõ ông đi buôn bán gì, nhưng trước khi phất cờ khởi nghĩa năm 1771, thì ông đã rất giàu có, tập hợp xung quanh mình nhiều môn khách, có lẽ là để bàn kế khởi binh.
Để chính danh, và có cơ hội đi lại, Nguyễn Nhạc lợi dụng lúc chính quyền rối ren, có bỏ tiền mua chức quan, đi thu thuế các vùng xung quanh Quy Nhơn, gọi là chức Biện lại.

Năm 1770, Nguyễn Nhạc định khởi nghĩa, nhưng chưa tìm được lý do xác đáng,cól lẽ e ngại lực lượng của chúa Nguyễn.

Cái cớ để khởi nghĩa nổ ra chính là khi Nguyễn Phúc Khoát qua đời (1765), chính sự Đàng Trong rối ren quanh việc chọn người lên ngôi chúa, vốn trước lập con thứ 9 (nhưng do chính cung sinh) là Nguyễn Phúc Hiệu làm thế tử, nhưng Hiệu mất sớm, để lại người con là Nguyễn Phúc Dương.
Con cả là Nguyễn Phúc Chương cũng đã mất. Đáng lý ra theo thứ tự khi Nguyễn Phúc Khoát qua đời, phải lập người con thứ hai là Nguyễn Phúc Luân lên ngôi, nhưng quyền thần Trương Phúc Loan nắm lấy triều chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Luân mà lập người con thứ 16 của Vũ vương là Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương, để dễ bề thao túng. Trong triều cũng như bên ngoài dư luận nhiều người bất bình vì khi Luân đã chết thì ngôi chúa lẽ ra phải thuộc về Nguyễn Phúc Dương.

Năm 1771.
Nguyễn Nhạc tập hợp lực lượng nổi dậy ở ấp Tây Sơn. Quân Tây Sơn bao gồm người Kinh, người Thượng, người Hoa tham gia rất đông. Khởi phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng, ban đầu chủ yếu là người Thượng, đứng lên khởi nghĩa.
Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Người đầu tiên có công gây dựng nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc.Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất.
Khi Tây Sơn khởi nghĩa Nguyễn Huệ mới 18 tuổi !
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhân dân gọi quân Tây Sơn lúc đầu là binh Hoàng Tôn ( Dương) để phân biệt với quân triều của Nguyễn Phúc Loan.

Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa như hai đạo quân của Lý Tài ( hải tặc TQ) , Tập Đình ( người gốc Hoa) , . Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo.

Nghĩa quân đã từng nêu lên khẩu hiệu: "Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo"

Các giáo sĩ đã nghi nhận:

"Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ..."

Quân Tây Sơn lúc này được sự ủng hộ tích cực của người dân, các nhà giàu cũng góp tiền bạc.

Năm 1773.

Nguyễn Nhạc tự xưng là Đệ nhất trại chủ, cai quản hai huyện Phù Ly, Bồng Sơn, Nguyễn Thung xưng là Đệ nhị trại chủ, Huyền Khê xưng Đệ tam trại chủ, coi việc quân lương.
Quân Nguyễn có tới đàn áp, nhưng đều bị đánh bại.

Tháng 6 năm 1773.

Nguyễn Nhạc dùng mưu hạ thành Quy NHơn, một trọng trấn quan trọng của Đàng Trong, vốn xưa là kinh thành Đồ Bàn của nước Chiêm Thành cũ. Quy Nhơn là trung tâm của khu vực Nam Trung bộ, nếu làm chủ Quy Nhơn có thể làm chủ cả khu vực này. Hơn nữa, ở đây còn giam giữ một số nhà buôn, vốn bất bình với chính sách thuế khóa và nạn tham ô của Trương Phúc Loan.

Các giáo sĩ thuật lại:

Khoảng 8 giờ tối, cổng thành Quy Nhơn đã đóng, quan trấn thủ Nguyễn Khắc Tuyên đang đi từ vọng lâu xuống thì bên ngoài có tiếng huyên náo, rồi có bẩm tâu là quân Tây Sơn làm phản, bắt trói Hai Trầu ( Nguyễn Nhạc) đem nộp.
Người bị bắt cởi trần, trói trong cũi, xung quanh có khoảng 20 người cầm đuốc, giáo mác, kiếm. Lúc đầu Tuyên không tin, sau đó một người cầm đuốc gí sát cái cũi,Tuyên nhận ra đúng Hai Trầu ( Nguyễn Nhạc) bèn vui mừng bảo lính mở cổng thành. Đích thân Tuyên đến gần cũi xem xét.

Khi toán quân khiêng cũi vào hết trong, bất ngờ một tiếng thét vang lên, cái cũi tung ra, Nguyễn Nhạc vùng lên cầm cây giáo phóng vào cổ Tuyên, cánh quân khiêng cũi cũng lao vào xáp chiến với đám lính giữ thành, cánh quân giữ thành bị giết gần hết, khi một số lính định cầm súng từ trên bắn xuống, Nhạc cầm đầu Tuyên giơ lên, cánh lính giữ thành đầu hàng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 7 đến tháng 12 năm 1773

Nguyễn Nhạc tiến ra đánh chiếm Quảng Ngãi. Sau đó ông đem quân vào đánh Phú Yên. Tây Sơn thắng như chẻ tre, nhanh chóng chiếm được Phú Yên, Diên Khánh, Bình Khang, Bình Thuận, quân Nguyễn phải rút chạy vào Nam bộ.

Đầu năm 1774

Lúc này, quân Nguyễn đã chỉnh đốn lại được đội ngũ.
chúa Nguyễn sai Tôn Thất Thăng mang quân từ Quảng Nam vào đánh Tây Sơn nhưng vừa thấy quân Tây Sơn, Thăng đã bỏ chạy. Nguyễn Nhạc đánh Bến Ván, uy hiếp Quảng Nam, tuy nhiên ông bị cai đội Nguyễn Cửu Dật đánh lui, phải rút về Thiên Lộc.

Giữa năm 1774.

chúa Nguyễn lại cử Tống Phúc Hiệp mang quân từ Gia Định theo hai đường thuỷ bộ ra đánh Nam Trung bộ, nhanh chóng lấy lại Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang. Nguyễn Nhạc chỉ còn làm chủ từ Phú Yên ra Quảng Ngãi.

Cuối năm 1774.

Chả hiểu do ai báo tin, mà chúa Trịnh Sâm Đàng Ngoài cũng biết tai tiếng Trương Phúc Loan, chúa Trịnh bèn cử lão tướng Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc làm Bình Nam thượng tướng quân, mang 3 vạn quân vượt sông Gianh nam tiến, cũng lấy lý do trừ khử Trương Phúc Loan, lập Nguyễn Phúc Dương ( chả hiểu sao chúa Trịnh tốt với chúa Nguyễn thế)

Quân Trịnh lần lượt chiếm Bố Chính, Đồng Hới và tiến đến Thuận Hoá. Quân Nguyễn yếu thế, chúa Nguyễn phải trói Trương Phúc Loan nộp quân Trịnh, nhưng sau đó Hoàng Ngũ Phúc vẫn tiến quân.

Đầu năm 1775.
Quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân ( kinh đô lúc ấy),Chúa Nguyễn không chống nổi lại phải bỏ chạy vào Quảng Nam.
 

wind_nol0v3

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-99467
Ngày cấp bằng
10/6/11
Số km
2,470
Động cơ
441,601 Mã lực
Cháu xin đặt viên gạch hóng
 

inochi

Xe điện
Biển số
OF-28925
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
2,786
Động cơ
510,625 Mã lực
Nơi ở
HCM
Tôi vẫn nhớ đã từng đọc cuốn "Từ triều đình nhà Huế đến vua quan nhà Nguyễn", có đọc đến đoạn nhà Nguyễn trả thù nha Tây Sơn, khi đó bé đọc mà cảm thấy rất kinh khủng, toàn dùng voi để hành hình. Vài lời ngồi hóng tiếp thớt bác doctor
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thấy quân Nguyễn ở Quảng Nam yếu, Nguyễn Nhạc nhân thời cơ đó mang quân hai đường thuỷ bộ ra đánh, Nguyễn Phúc Thuần vội bỏ Quảng Nam theo đường biển trốn vào Gia Định, phong Nguyễn Phúc Dương làm thế tử, ở lại Quảng Nam, quân Tây Sơn vì mang danh tôn phò Nguyễn Phúc Dương, nên khi gặp quân Nguyễn ở lại không giao tranh, lại còn đối xử tốt với Dương.

Lúc này, bọn tướng sĩ người Hoa bao gồm quân của Tập Đình và Lý Tài được dịp thỏa sức cướp bóc, hãm hiếp dân ta. Chúng làm đủ điều bạo ngược, ít nhiều làm ô danh quân Tây Sơn. Tin báo về, Nguyễn Nhạc vô cùng tức giận,định đem chém cả 2 tên, nhưng lúc đó, tháng 2 năm 1775, quân Trịnh tiến vào Quảng Nam.

Nguyễn Nhạc bèn sai Lý Tài rước Phúc Dương về Hội An.

Quân Trịnh vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn. Nguyễn Nhạc cử Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm trung quân đánh Trịnh. Hoàng Ngũ Phúc đang đà thắng lợi, đánh bại quân Tây Sơn ở Cẩm Sa.

Tập Đình bỏ chạy tháo thân, theo đường biển về Trung Quốc, vì hắn biết Nguyễn Nhạc muốn nhân cơ hội thua bắt giết, sau đó hắn bị nhà Thanh bắt chém.

Nguyễn Nhạc thua to, phải rút quân về Quy Nhơn.

Nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận, Tống Phúc Hiệp lại từ Bình Khang ra đánh Phú Yên, quân Tây Sơn lại thua phải co về Quy Nhơn. Như vậy địa bàn của Nguyễn Nhạc chỉ còn Quy Nhơn và Quảng Ngãi.
 

TaxiDrive

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-115878
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
6,656
Động cơ
452,771 Mã lực
Nơi ở
Innova Club
Em xin hầu ảnh nguồn gốc gia tộc nhà Tây Sơn và mối quan hệ với thi sỹ Hồ Xuân Hương.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có thể nói, những năm đầu tiên này, vai trò của Nguyễn Nhạc là rất lớn, và, bản thân ông, cũng là một tướng chỉ huy kiệt xuất.

Năm 1775.

Đầu năm,
Tình thế của Nguyễn Nhạc và quân Tây Sơn lúc đó rất nguy ngập. Cả quân Trịnh lẫn quân Nguyễn từ hai đằng đánh tới đều đang ở thế thắng trận. Nếu mang quân ra đương đầu với cả hai phía thì chắc chắn Nguyễn Nhạc sẽ bị tiêu diệt. Đứng trước tình thế đó, ông đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn.

Nhận thấy quân Trịnh đang ở thế thắng liên tiếp từ khi vào Nam, tiềm lực của Bắc Hà lại lớn, hơn nữa, Hoàng Ngũ Phúc là một viên tướng cực kỳ giỏi binh pháp và lão luyện trong chiến trận, không thể đương đầu, Nguyễn Nhạc quyết định xin giảng hoà với quân Trịnh để tập trung oánh quân Nguyễn.

Nguyễn Nhạc sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Quân Trịnh đi xa bấy giờ đã mệt mỏi, quân sĩ nhớ nhà, Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên nhân danh chúa Trịnh cho Nguyễn Nhạc hàng, phong làm "Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân".

Dù thế, quận Việp lão luyện vẫn không lui quân, đóng sát địa giới Quảng Ngãi, định chờ nếu Tây Sơn bại trận sẽ tiến vào chiếm Quảng Ngãi và Quy Nhơn.

Tống Phúc Hiệp sai sứ bắt Nguyễn Nhạc trả lại thế tử Nguyễn Phúc Dương,Nguyễn Nhạc giả vờ nhận lời, rồi bí mất đưa thế tử ra Hà Liêu.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 7 năm 1775.

Từ đầu tới giờ, linh hồn của cuộc khởi nghĩa vẫn là Nguyễn Nhạc, vai trò của Nguyễn Lữ quá mờ nhạt.
Nhận thấy các tướng Tây Sơn phần đông đều là quân ô hợp, nếu đánh lâu dài và kiên trì với quân Nguyễn và Trịnh, sớm muộn cũng sẽ bị tiêu diệt.
Chỉ mới sau mấy trận thua, các tướng đều bạc nhược,đặc biệt đám quân lính của tướng người Hoa Lý Tài bỏ trốn nhiều, phần nhiều sang hàng quân Nguyễn, bản thân Lý Tài cũng đầu hàng năm 1776.

Nguyễn Nhạc bấy giờ mới nghĩ đến các em, và có lẽ ông đặc biệt ấn tượng với Nguyễn Huệ, lúc đó mới 23 tuổi làm chủ tướng mang quân vào nam. Để hỗ trợ cho Nguyễn Huệ, nhân nắm con bài Nguyễn Phúc Dương trong tay, Nguyễn Nhạc gả con gái cho Dương, rồi sai người vào Phú Yên điều đình với Tống Phúc Hiệp việc lập Phúc Dương làm chúa và cùng đánh Trịnh.

Việc đàm phán đến nửa chừng thì Nguyễn Huệ kéo quân tới đánh khiến Hiệp không kịp trở tay. Quân Nguyễn rối loạn, Nguyễn Huệ bắt sống Nguyễn Khoa Kiên, chém tướng tâm phúc của Hiệp là Nguyễn Văn Hiền.

Hiệp bỏ chạy. Tướng Nguyễn ở Bình Khang là Bùi Công Kế mang quân ra cứu bị Nguyễn Huệ bắt sống. Tướng khác là Tống Văn Khôi ở Khánh Hoà ra đánh cũng bị Nguyễn Huệ giết tại trận.

Có thể nói, thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ đã bộc lộ ngay từ trận đầu, chém tại trận 2 tướng giỏi của quân Nguyễn.

Hoàng Ngũ Phúc nhân lúc Tây Sơn mang quân vào nam liền lấn tới đóng quân ở Chu Ổ thuộc Quảng Ngãi, nhưng sau nghe tin Nguyễn Huệ thắng trận không dám tiến nữa.

Để tăng thêm thanh thế,được đà, Nguyễn Nhạc yêu cầu quận Việp phong chức cho em và Nguyễn Huệ được phong làm "Tây Sơn hiệu tiền tướng quân".

Ít lâu sau vì tuổi già sức yếu, quận Việp bỏ Quảng Nam lui về Phú Xuân rồi giao lại thành này cho các tướng dưới quyền, còn mình dẫn đại quân về bắc, sau ông bệnh chết dọc đường. Quận Việp Hoàng Ngũ Phúc là một tướng tài, lão luyện chiến trận. Đáng tiếc ông mất vì tuổi cao và có lẽ không quen khí hậu. Nếu không, cục diện chiến trận chưa biết ra sao.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Tôi vẫn nhớ đã từng đọc cuốn "Từ triều đình nhà Huế đến vua quan nhà Nguyễn", có đọc đến đoạn nhà Nguyễn trả thù nha Tây Sơn, khi đó bé đọc mà cảm thấy rất kinh khủng, toàn dùng voi để hành hình. Vài lời ngồi hóng tiếp thớt bác doctor
Dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Tần đã có 25 người công giáo bị xử tử được tường thuật đầy đủ chi tiết.
Ngoài đánh đòn đến nỗi nhiều người bị chết trong tù, còn phải kể đến hai thứ hình khổ đặc biệt là voi giầy (đạp) và bỏ đói.

Một người kể lại vụ bỏ đói ở Dinh Cát như sau: "Thân thể người đói xanh xao như một xác chết, mắt lõm sâu vào trong gò má, da khô đét như vừa mới hơ trên lửa, máu chảy ra nơi miệng, mũi và tai, các cơ quan bị tê liệt, bị câm và gần như hết lương tri..".

Trong vụ hành quyết 14 giáo dân tỉnh Quảng nam (31.1.1665), đã có 7 người bị chém và 7 người bị voi giầy, trong đó có hai thiếu niên mới có 12 tuổi. Quan Giám sát đã khủng bố các em bằng cách bắt nhìn lý hình chém đầu bảy người lớn, máu phun lênh láng, và voi giày một người 30 tuổi, đem những bàn tay còn dính đầy máu tới trước mặt ba em, nhưng ba em đã thản nhiên để cho voi giày xéo trên thân xác non nớt các em.

Một người nô lệ trong hoàng cung, bị phát giác là người Công giáo đã "bị các hoạn quan lấy kim đâm vào 10 đầu ngón tay, quấn vải vào ngón tay, tẩm dầu đốt sống".
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1776

Nhân lúc quân Trịnh rút khỏi Quảng Nam, các tướng cũ của họ Nguyễn lại nổi dậy chiếm nơi này. Nguyễn Nhạc lại điều Nguyễn Huệ từ Phú Yên ra đánh tan quân Nguyễn, lấy lại Quảng Nam.

Lý Tài, tướng người Hoa, bất mãn vì mất chức chánh tướng về tay Nguyễn Huệ nên nghe theo lời dụ của Tống Phúc Hiệp, sang hàng chúa Nguyễn. Tây Sơn lại mất Phú Yên, do Nguyễn Huệ cử Tài giữ.

Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ mang quân theo đường thuỷ vào đánh Gia Định. Nguyễn Phúc Thuần bỏ chạy về Bà Rịa. Nguyễn Lữ chiếm được Gia Định nhưng không lâu sau các tướng Nguyễn là Đỗ Thanh Nhân, Mạc Thiên Tứ, Tống Phúc Hiệp, Lý Tài đang tụ tập dần về Nam Bộ. Nguyễn Lữ liền thu hết kho tàng của chúa Nguyễn rút về Quy Nhơn.

Tại đây, đã diễn ra vụ thảm sát Cù Lao Phố, mang đến không ít tiếng xấu cho quân Tây Sơn.

Trần Thượng Xuyên tự Trần Thắng Tài (? – 1720), người tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nguyên là tổng binh ba châu: Cao Châu, Lôi Châu, Liêm Châu dưới triều Minh.

Ông được coi là người đầu tiên có công khai khẩn với quy mô lớn vùng đất Biên Hòa, là người được chúa Nguyễn ban danh hiệu cao quý ''Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt'' (Họ Nguyễn làm vua, họ Trần làm tướng, công khanh đời đời không dứt)

Trần Thượng Xuyên là tướng của chúa Nguyễn và rất trung thành.
Năm 1679, có 4 tướng nhà Minh cùng 3.000 quân và hơn 50 chiến thuyền sang các cửa biển Tư Dung (Thuận An) và Đà Nẵng, xin ở làm dân nước Việt.

Ban đầu nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàn Lân( Biên Hòa) lập nghiệp.

Dân vùng Đông Nam Trung Quốc, vốn thạo nghề mua bán và công nghệ, họ đã phát hiện ra Cù lao Phố, một bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của sông Đồng Nai), trải dài trên 7 dặm, bề ngang bằng 2/3 bề dài. Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy, có thể ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản, và phía Nam có thể ra biển Cần Giờ hay sang tận Campuchia.

Cho nên một phần lớn nhóm người Hoa, đã chuyển từ Bàn Lân đến Cù lao Phố. Và cùng với nhóm lưu dân người Việt đến trước, Trần Thượng Xuyên và lực lượng của mình tiến hành khai khẩn quy mô lớn. Với biệt tài tổ chức, chẳng bao lâu ông đã biến vùng đất hoang sơ trở thành thương cảng, trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định.

Từ sự phát đạt của thương nghiệp đã lôi kéo những ngành nghề thủ công khác đến như: dệt chiếu, tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường, làm bột, đồ gỗ gia dụng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo v.v...

Tháng 2 năm 1776, Nguyễn Lữ đem quân vào đánh Gia Định, việc Trần Thượng Xuyên cầm binh giúp Chúa Nguyễn lại trở thành một tai họa khi xảy ra cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn.

Quân Tây Sơn đốt sạch nhà cửa, tiệm buôn, phố xá, kho tàng đều bị phá hủy. Đường xá bị đào bới vì nghĩ người Hoa chôn vàng. Gần như toàn bộ người Hoa ở đây đều bị chém chết, xác người lấp hết dòng sông quanh cù lao, nước đỏ ngầu vì máu. Đến cả tháng sau, những người sống sót không ai dám dùng nước ở sông vì ô nhiễm. Cả một vùng thương cảng sầm uất đã thành chiến địa tan hoang.

Những người Hoa còn sống sót đã bồng bế nhau lánh nạn về Bến Nghé và là những người đã gây dựng lại sự nghiệp, thành lập vùng Chợ Lớn về sau này.

Nguyễn Lữ cùng đạo quân đã cướp được của cải, thóc lúa chở trên 200 chiếc thuyền chạy về Quy Nhơn.

Các sử liệu trên đây, căn cứ theo các giáo sĩ, thể chưa đúng sự thực, em cứ tạm để chờ ngâm cứu kỹ thêm. Các cụ chỉ xem đây là tham khảo.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top