[Funland] Nhà Nguyễn- Đỉnh cao và bại trận

Trạng thái
Thớt đang đóng

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cụ Cường Để mới chính danh hơn Bảo Đại
Tiếc là giai đoạn lịch sử đó người Pháp đạo diễn từ bộ quần áo vua mặc, cho đến cả lá quốc kỳ
chính danh vẫn là Bảo đại cụ, Cường để tuy là dòng đích hoàng tử Canh nhưng Bảo đại là dòng đích của Minh Mạng, Minh mạng được bà Thừa thiên cao hoàng hậu nhận làm con thừa tự có bằng khoán giấy tờ hẳn hoi.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Kính cụ một ly dòng đậm trên. Theo bài của cụ Đốc thì cụ Ánh đã chiếm lĩnh Hoàng Sa từ 1816 chứng tỏ từ ngày đó các bậc tiền nhân đã có tầm nhìn, mấy thằng con cháu thời nay làm mất biển đảo vào tay bọn khựa cơ mà chửi các bậc tiền nhân thì như hát hay.
toàn bộ hải đảo từ kinh đảo Giang Bình nay thuộc Quảng đông cho đến các đảo Cổ Long cổ cốt ở vịnh thái lan nay thuộc Cam pu chia và Thái lan cho đến Hoàng sa trường sa thời vua Gia Long đều là lãnh thổ nước Việt hết
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Kính cụ một ly dòng đậm trên. Theo bài của cụ Đốc thì cụ Ánh đã chiếm lĩnh Hoàng Sa từ 1816 chứng tỏ từ ngày đó các bậc tiền nhân đã có tầm nhìn, mấy thằng con cháu thời nay làm mất biển đảo vào tay bọn khựa cơ mà chửi các bậc tiền nhân thì như hát hay.
Thực ra những dữ liệu này không mới cụ ợ. Ngay cả những người lên án gay gắt nhà vua nhất cũng buộc phải thừa nhận : Vua Gia Long đặc biệt quan tâm chủ quyền biển đảo.
Cụ fun4u nhận định đúng vì cuộc đời nhà vua lúc khó khăn, nguy hiểm nhất là những lúc ông phải thường xuyên lênh đênh ngoài biển khơi, di chuyển liên tục từ đảo này sang đảo khác. Biển khơi tuy mênh mông, chứa đựng nhiều hiểm nguy nhưng lại là nơi trú ẩn an toàn cho nhà vua trước sự truy sát của Tây Sơn. Nhưng sự quan tâm của nhà vua với chủ quyền biển đảo không phải là để có chỗ cho nhà vua trốn tránh mà chính vì trong quá trình trốn tránh, nhà vua mới thấy được sức mạnh của hải quân (phương Tây) và tầm quan trọng chiến lược của biển đảo.
Chứng kiến những đoàn chiến thuyền Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh Cát lợi v.v... dập dìu trong khu vực đã làm nhà vua có nhiều suy nghĩ mừng, lo lẫn lộn.
- Nhà vua mừng vì đã thấy được "sức mạnh" có thể giúp ông đương đầu với Tây Sơn, khôi phục vương triều. Đó là những chiến thuyền Tây phương. Một thứ phương tiện, khí tài hiện đại giúp người Tây phương có khả năng vượt hàng vạn hải lý xâm lược thành công các quốc gia phương đông như : Phi, Mã, Ấn ...
- Nhà vua lo cũng chính là những thứ ấy. Với mặt tiếp giáp với biển khá dài của nước ta, bọn phương Tây có thể uy hiếp, xâm lược nước ta bất cứ lúc nào.
Như cụ XPQ nhận định rất đúng. Cuộc đời vua Gia Long tồn tại rất nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa những thứ đã quá lạc hậu nhưng an toàn cho vương quyền và những thứ quá mới mà bọn phương Tây đang sở hữu.
Nhưng trong hoàn cảnh "trắng tay", nhà vua không có nhiều lựa chọn. Ông đã từng đặt cược vào bọn Xiêm và hoàn toàn thất vọng. Vậy thì cái sức mạnh của bọn phương Tây là thứ nhà vua phải có bằng được. "Được ăn cả, ngã về không". Vì thế nhà vua đã giao đứa con trai yêu quý nhất của mình thực hiện sứ mệnh, để mong có được "sức mạnh" ấy.
Và thực tế chứng minh nhà vua đã đúng. Với việc hiện đại hóa hải quân theo tiêu chuẩn phương Tây, vua Gia Long đã đánh bại được nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước. Và lúc này, nhà vua bắt đầu giải quyết "cái lo" của mình.
"Những việc cần làm ngay" của nhà vua là bố trí hàng loạt cao điểm phòng thủ dọc theo bờ biển, tiếp tục đẩy mạnh việc đóng tàu và huấn luyện hải quân. Nhà vua cho đóng những chiếc tàu lớn có thể đi ra khơi xa hàng tháng trời, những chiến thuyền hiện đại được cải tiến từ mẫu của phương Tây khiến bọn Tây dương cũng phải trầm trồ thán phục.
Chưa yên tâm dừng lại ở đấy, nhà vua lập tức khôi phục lại đội Hoàng Sa cũng như đo đạc lại độ nông sâu, lộ trình của các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Bởi nhà vua ý thức được đó sẽ là những tiền đồn hữu hiệu, có tác dụng ngăn chặn từ vòng ngoài mọi sự xâm nhập. Năm 1816, nhà vua đã đích thân ra Hoàng Sa cắm lên đấy lá quốc kỳ chính thức khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo. Đó là minh chứng hùng hồn nhất về sự quan tâm, tầm nhìn chiến lược của nhà vua đối với an ninh của đất nước.
Chỉ tiếc, sự chú trọng hải quân và quan tâm đến an ninh biển đảo chỉ được duy trì đến hết đời vua Minh Mạng. Đến đời Thiệu Trị thì ông vua này, biết nói sao nhỉ ? Vua Minh Mạng tài giỏi như thế mà lại lập một đứa con tối ngày chỉ giỏi thơ ca lên làm vua thì đúng là sai lầm. Thiệu Trị chẳng những bỏ trấn Tây Thành rút Trương Minh Giản về nước, mà ông còn cắt giảm hết việc thao luyện hải quân, đóng tàu cũng như chú trọng phòng thủ biển đảo. Thiệu Trị chính là ông vua đã đặt nền tảng tạo nên sự suy yếu của vương triều Nguyễn. Nó giống như cơ thể con người, khi sức đề kháng bị suy yếu thì bọn bệnh cơ hội sẽ nổi lên. Sự sai lầm của Thiệu Trị đã khiến cho vua Tự Đức bị lịch sử bôi xấu dù ông cũng đã cố gắng hết sức chống lại sự xâm lược của phương Tây.
Tóm lại, vua Gia Long cũng như vua Minh Mạng là 2 vị vua rất chú trọng hải quân và an ninh biển đảo. Dưới thời cai trị của 2 ông, bọn thực dân phương Tây rất e dè không dám manh động. Hải quân của ta rất hùng mạnh trong khu vực, kiểm soát hoàn toàn biển Đông và hơn 2/3 vịnh Thái Lan. Thực tế lịch sử đã chứng minh, chỉ có giữ vững chủ quyền biển đảo thì mới bảo vệ được sự an ninh của đất nước.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Thực ra những dữ liệu này không mới cụ ợ. Ngay cả những người lên án gay gắt nhà vua nhất cũng buộc phải thừa nhận : Vua Gia Long đặc biệt quan tâm chủ quyền biển đảo.
Cụ fun4u nhận định đúng vì cuộc đời nhà vua lúc khó khăn, nguy hiểm nhất là những lúc ông phải thường xuyên lênh đênh ngoài biển khơi, di chuyển liên tục từ đảo này sang đảo khác. Biển khơi tuy mênh mông, chứa đựng nhiều hiểm nguy nhưng lại là nơi trú ẩn an toàn cho nhà vua trước sự truy sát của Tây Sơn. Nhưng sự quan tâm của nhà vua với chủ quyền biển đảo không phải là để có chỗ cho nhà vua trốn tránh mà chính vì trong quá trình trốn tránh, nhà vua mới thấy được sức mạnh của hải quân (phương Tây) và tầm quan trọng chiến lược của biển đảo.
Chứng kiến những đoàn chiến thuyền Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh Cát lợi v.v... dập dìu trong khu vực đã làm nhà vua có nhiều suy nghĩ mừng, lo lẫn lộn.
- Nhà vua mừng vì đã thấy được "sức mạnh" có thể giúp ông đương đầu với Tây Sơn, khôi phục vương triều. Đó là những chiến thuyền Tây phương. Một thứ phương tiện, khí tài hiện đại giúp người Tây phương có khả năng vượt hàng vạn hải lý xâm lược thành công các quốc gia phương đông như : Phi, Mã, Ấn ...
- Nhà vua lo cũng chính là những thứ ấy. Với mặt tiếp giáp với biển khá dài của nước ta, bọn phương Tây có thể uy hiếp, xâm lược nước ta bất cứ lúc nào.
Như cụ XPQ nhận định rất đúng. Cuộc đời vua Gia Long tồn tại rất nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa những thứ đã quá lạc hậu nhưng an toàn cho vương quyền và những thứ quá mới mà bọn phương Tây đang sở hữu.
Nhưng trong hoàn cảnh "trắng tay", nhà vua không có nhiều lựa chọn. Ông đã từng đặt cược vào bọn Xiêm và hoàn toàn thất vọng. Vậy thì cái sức mạnh của bọn phương Tây là thứ nhà vua phải có bằng được. "Được ăn cả, ngã về không". Vì thế nhà vua đã giao đứa con trai yêu quý nhất của mình thực hiện sứ mệnh, để mong có được "sức mạnh" ấy.
Và thực tế chứng minh nhà vua đã đúng. Với việc hiện đại hóa hải quân theo tiêu chuẩn phương Tây, vua Gia Long đã đánh bại được nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước. Và lúc này, nhà vua bắt đầu giải quyết "cái lo" của mình.
"Những việc cần làm ngay" của nhà vua là bố trí hàng loạt cao điểm phòng thủ dọc theo bờ biển, tiếp tục đẩy mạnh việc đóng tàu và huấn luyện hải quân. Nhà vua cho đóng những chiếc tàu lớn có thể đi ra khơi xa hàng tháng trời, những chiến thuyền hiện đại được cải tiến từ mẫu của phương Tây khiến bọn Tây dương cũng phải trầm trồ thán phục.
Chưa yên tâm dừng lại ở đấy, nhà vua lập tức khôi phục lại đội Hoàng Sa cũng như đo đạc lại độ nông sâu, lộ trình của các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Bởi nhà vua ý thức được đó sẽ là những tiền đồn hữu hiệu, có tác dụng ngăn chặn từ vòng ngoài mọi sự xâm nhập. Năm 1816, nhà vua đã đích thân ra Hoàng Sa cắm lên đấy lá quốc kỳ chính thức khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo. Đó là minh chứng hùng hồn nhất về sự quan tâm, tầm nhìn chiến lược của nhà vua đối với an ninh của đất nước.
Chỉ tiếc, sự chú trọng hải quân và quan tâm đến an ninh biển đảo chỉ được duy trì đến hết đời vua Minh Mạng. Đến đời Thiệu Trị thì ông vua này, biết nói sao nhỉ ? Vua Minh Mạng tài giỏi như thế mà lại lập một đứa con tối ngày chỉ giỏi thơ ca lên làm vua thì đúng là sai lầm. Thiệu Trị chẳng những bỏ trấn Tây Thành rút Trương Minh Giản về nước, mà ông còn cắt giảm hết việc thao luyện hải quân, đóng tàu cũng như chú trọng phòng thủ biển đảo. Thiệu Trị chính là ông vua đã đặt nền tảng tạo nên sự suy yếu của vương triều Nguyễn. Nó giống như cơ thể con người, khi sức đề kháng bị suy yếu thì bọn bệnh cơ hội sẽ nổi lên. Sự sai lầm của Thiệu Trị đã khiến cho vua Tự Đức bị lịch sử bôi xấu dù ông cũng đã cố gắng hết sức chống lại sự xâm lược của phương Tây.
Tóm lại, vua Gia Long cũng như vua Minh Mạng là 2 vị vua rất chú trọng hải quân và an ninh biển đảo. Dưới thời cai trị của 2 ông, bọn thực dân phương Tây rất e dè không dám manh động. Hải quân của ta rất hùng mạnh trong khu vực, kiểm soát hoàn toàn biển Đông và hơn 2/3 vịnh Thái Lan. Thực tế lịch sử đã chứng minh, chỉ có giữ vững chủ quyền biển đảo thì mới bảo vệ được sự an ninh của đất nước.
Thiệu trị rút quân là đúng. Minh Mạng đánh cam mới sai. Gia Long đã dặn đi dặn lại là sau này chớ có gây chiến ngoài biên ải. Ông còn dặn Nguyễn văn thụy:
Những việc chính trị của nước Chân Lạp thì do Phiên vương và quan lại Chân Lạp xử lý, không được can thiệp kiềm chế. Chỉ có những tờ sớ tấu, công văn thì phải duyệt lại tinh tường rồi sau mới phát ra, cho hợp với thể lệ bảo hộ”, và “nghiêm cấm quân lính không được kinh doanh tư lợi để trọng quốc thể.
Minh mạng mà nghe lời ông Gia Long thì đâu có thua
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Thiệu trị rút quân là đúng. Minh Mạng đánh cam mới sai. Gia Long đã dặn đi dặn lại là sau này chớ có gây chiến ngoài biên ải. Ông còn dặn Nguyễn văn thụy:
Những việc chính trị của nước Chân Lạp thì do Phiên vương và quan lại Chân Lạp xử lý, không được can thiệp kiềm chế. Chỉ có những tờ sớ tấu, công văn thì phải duyệt lại tinh tường rồi sau mới phát ra, cho hợp với thể lệ bảo hộ”, và “nghiêm cấm quân lính không được kinh doanh tư lợi để trọng quốc thể.
Minh mạng mà nghe lời ông Gia Long thì đâu có thua
Vua Gia Long vì vướng ân tình với Xiêm la nên mới có những chính sách như thế với Chân Lạp. Đến thời Minh Mạng, do thời cơ thuận lợi (Xiêm giúp Lê Văn Khôi nổi dậy) nên việc thôn tính Chân Lạp là hoàn toàn hợp lý.
Biết bao xương máu của quân dân Việt đã đổ để ta có được trấn Tây Thành. Việc bỏ trấn Tây Thành là một sự thất bại về mặt quân sự cũng như chính trị. Và chúng ta đã phải trả giá rất đắt. Hàng vạn người Việt tại Phôm pênh bị giết hại cũng như nạn Khơ me đỏ sau này.
Việc mất đi một phần lãnh thổ không tiếc bằng hàng vạn cái chết của người Việt.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 6 năm 1832.

Minh Mạng chính thức xóa sổ Vương quốc Chămpa, lãnh thổ Chămpa sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt, gọi là Thuận Thành trấn.

Về Lịch Sử, cương vực, lãnh thổ, văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán của người Chămpa, có lẽ em sẽ mở một thớt khác, trong nội dung ở thớt này, e là sẽ rất dài và lan man, không hợp.

Cho đến thời vua Gia Long, vương quốc Chămpa được vua trao quyền tự trị rộng rãi, chính quyền Gia Long không can thiệp sâu vào nội bộ hay cai trị của các vua Chămpa. Quan hệ giữa người Chăm và nhà Nguyễn Gia Long diễn ra tốt đẹp.

Vương quốc đặt dưới quyền của bảo hộ của tổng trấn Gia ĐịnhLê Văn Duyệt, Ông Duyệt có mối quan hệ rất tốt với người Chăm, là một vị quan tài giỏi, lại được vua Gia Long trao toàn quyền cai quản, nên vùng Nam Kỳ, bao gồm cả vương quốc Chămpa, phát triển trù phú, tươi đẹp:

Các giáo sĩ môt tả:

…Nam Kỳ thực sự phát triển mạnh về kinh tế, thuyền bè ra vào buôn bán tấp nập, ông Tổng Trấn ( ý nói ông Duyệt) luôn khuyến khích tàu Tây phương vào trao đổi, mua bán hàng hóa, có tàu buôn nước Tây Ban Nha trong có 10 ngày mà bán được đến 1000 chiếc gương châu Âu, vì dân chúng ở đây rất thích mua gương …các mặt hàng khác của Âu Châu cũng được dân chúng rất thích…

…….chúng tôi được tự do truyền giảng Phúc Âm, ông Tổng ( trấn) tỏ ra quan tâm đến việc này và khuyến khích chúng tôi luôn theo ( những) điều tốt đẹp…

(Trích thư các giáo sĩ Dòng Đa Minh, kèm theo tài liệu cổ về Chămpa, đánh số CM 49, hình chụp Microfilm, lưu trữ tại Société Asiatique de Paris).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cho đến trước khi bị xóa sổ, Champa vẫn còn giữ được chủ quyền tại tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang, Phan Thiết), lãnh thổ Panduranga, từ vịnh Cam Ranh đến Bình Tuy và Đồng Nai Thượng (Đà Lạt, Lâm Đồng), tức là vùng đất không nằm trong trấn Bình Thuận, được trao cho một người thuộc hoàng tộc Champa, lúc đó là Po Saong Nhung Ceng mà sử sách Việt gọi là Nguyễn Văn Chấn, cai trị.

Gia Long muốn thăng thưởng cho những người đã cùng ông chiến đấu chống Tây Sơn. Đặc biệt nhà vua ban cho vùng đất Panduranga một qui chế tự trị, dòng họ Po Saong Nhung Ceng trở thành vua chính thống.

Gia Long giao cho Po Saong Nhung Ceng toàn quyền cai trị lãnh thổ và dân chúng Champa theo đúng tập tục cổ truyền của tiểu vương quốc Panduranga ngày trước, nghĩa là được quyền tổ chức chính trị, hành chính, quân đội theo cách riêng để gìn giữ an ninh và dẹp loạn, nhưng không được chống lại triều đình Huế, và khi cần giúp triều đình dẹp loạn. Dân cư gốc Việt sinh trú tại nơi đây được đặt dưới quyền quản trị trực tiếp của một quan trấn thủ Bình Thuận người Việt. Đây rõ là một tầm nhìn chiến lược và sự cai trị thông minh, mềm dẻo của Gia Long.

Lòng trung thành của Po Saong Nhung Ceng đối với Gia Long là tuyệt đối, tình bằng hữu đối với Lê Văn Duyệt, người bạn chiến đấu chống Tây Sơn, rất bền chắc và hữu nghị.

Được hưởng sự bảo hộ của triều đình Huế và tổng trấn Gia Định Thành, Po Saong Nhung Ceng canh tân lại đất nước bằng cách khôi phục lại kinh tế, cải tổ hành chính, thay đổi những nhân sự trong thời chiến tranh 1771-1802. Những cải tổ sâu rộng này gây tiếng vang ra đến tận Huế. Vua Gia Long hài lòng, nhiều lần ban chiếu ngợi khen.

Nhưng Minh Mạng lên, đã thay đổi tất cả.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thiệu trị rút quân là đúng. Minh Mạng đánh cam mới sai. Gia Long đã dặn đi dặn lại là sau này chớ có gây chiến ngoài biên ải. Ông còn dặn Nguyễn văn thụy:
Những việc chính trị của nước Chân Lạp thì do Phiên vương và quan lại Chân Lạp xử lý, không được can thiệp kiềm chế. Chỉ có những tờ sớ tấu, công văn thì phải duyệt lại tinh tường rồi sau mới phát ra, cho hợp với thể lệ bảo hộ”, và “nghiêm cấm quân lính không được kinh doanh tư lợi để trọng quốc thể.
Minh mạng mà nghe lời ông Gia Long thì đâu có thua
Gia Long có tầm nhìn chiến lược, trị nước rất giỏi, ông đã để lại di chiếu, dặn Minh Mạng cặn kẽ, ví dụ : phải đối xử tốt với người Tây, phải tôn trọng Đạo Gia Tô, phải để dân được lựa chọn những phong tục của họ ( ý nói tự trị của từng vùng)..v/v.

Đáng tiếc Minh Mạng không nghe theo ông.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Gia Long có tầm nhìn chiến lược, trị nước rất giỏi, ông đã để lại di chiếu, dặn Minh Mạng cặn kẽ, ví dụ : phải đối xử tốt với người Tây, phải tôn trọng Đạo Gia Tô, phải để dân được lựa chọn những phong tục của họ ( ý nói tự trị của từng vùng)..v/v.

Đáng tiếc Minh Mạng không nghe theo ông.
em nói với các cụ từ lâu mà. Vua giỏi như ông Gia long cả về trị quốc lẫn đánh trận thực sự là hiếm có trong lịch sử việt.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Gia Long có tầm nhìn chiến lược, trị nước rất giỏi, ông đã để lại di chiếu, dặn Minh Mạng cặn kẽ, ví dụ : phải đối xử tốt với người Tây, phải tôn trọng Đạo Gia Tô, phải để dân được lựa chọn những phong tục của họ ( ý nói tự trị của từng vùng)..v/v.

Đáng tiếc Minh Mạng không nghe theo ông.
cụ có bản di chiếu của gia long dặn Minh mạng ko ạ?
 

pos

Xe hơi
Biển số
OF-450656
Ngày cấp bằng
5/9/16
Số km
183
Động cơ
208,140 Mã lực
Tuổi
45
Đề nghị cụ atlas06 giới thiệu một số đầu sách lịch sử giai đoạn này để em tìm đọc
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Đề nghị cụ atlas06 giới thiệu một số đầu sách lịch sử giai đoạn này để em tìm đọc
khảo sát công trạng người pháp giúp vua gia long của thuỵ khuê. Việt thanh chiến dịch của nguyễn duy chính lịch sử nội chiến cùa đại trường
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
BẢN này các giáo sĩ dịch lại sang tiếng Latin, em không có bản gốc để so sánh. Tạm để thế
tiếc nhỉ. Em muốn tìm bản di chiếu này thử xem tầm nhìn ông ta cao hơn minh mạng thế nào
 

pos

Xe hơi
Biển số
OF-450656
Ngày cấp bằng
5/9/16
Số km
183
Động cơ
208,140 Mã lực
Tuổi
45
khảo sát công trạng người pháp giúp vua gia long của thuỵ khuê. Việt thanh chiến dịch của nguyễn duy chính lịch sử nội chiến cùa đại trường
ok cảm ơn cụ
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Vua Gia Long vì vướng ân tình với Xiêm la nên mới có những chính sách như thế với Chân Lạp. Đến thời Minh Mạng, do thời cơ thuận lợi (Xiêm giúp Lê Văn Khôi nổi dậy) nên việc thôn tính Chân Lạp là hoàn toàn hợp lý.
Biết bao xương máu của quân dân Việt đã đổ để ta có được trấn Tây Thành. Việc bỏ trấn Tây Thành là một sự thất bại về mặt quân sự cũng như chính trị. Và chúng ta đã phải trả giá rất đắt. Hàng vạn người Việt tại Phôm pênh bị giết hại cũng như nạn Khơ me đỏ sau này.
Việc mất đi một phần lãnh thổ không tiếc bằng hàng vạn cái chết của người Việt.
đợi sau khi cụ doc viết về đoạn Minh Mạng chiếm chân lạp lập trấn tây em sẽ phân tích sai lầm chiến lược của ông ấy và sự khác biệt của tư duy lẩn sự sai lầm của ông phúc Đãm
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
đợi sau khi cụ doc viết về đoạn Minh Mạng chiếm chân lạp lập trấn tây em sẽ phân tích sai lầm chiến lược của ông ấy và sự khác biệt của tư duy lẩn sự sai lầm của ông phúc Đãm
Chiến lược của vua Minh Mạng không hề sai lầm. Thực tế ngày nay đã chứng minh điều ấy. Không thể tồn tại một QG (dù trên danh nghĩa) nằm trong một QG khác. Như thế chẳng khác nào quả bom nổ chậm. Do đó việc việc Minh Mạng xóa sổ Chăm Pa là hợp lý. Còn Chân Lạp, do quá trình lịch sử nên Chân Lạp không là vùng đệm ổn định cho nước ta với Xiêm La. Hôm nay họ theo ta, ngày mai họ lại theo Xiêm, sẵn sàng tàn sát dân ta. Thực tế lịch sử đã chứng minh hùng hồn, việc làm mất Chân Lạp đã khiến nước ta luôn bị mất ổn định vùng biên giới Tây Nam, khiến hàng vạn người Việt sống ở vùng giáp ranh hay sống tại Chân Lạp trở thành nạn nhân của những cuộc tàn sát man rợ. Cuộc chiến BG Tây Nam đã chứng minh điều ấy.
Nếu ngày ấy, Thiệu Trị đừng rút quân mà tăng cường thêm quân và nhất là phải dựa vào lực lượng người Hoa (lịch sử đã chứng minh : Người Hoa đã gìn giữ những Trấn mà ta thu phục được của Chân Lạp rất tốt). Ngoài ra, phải có những giải pháp chính trị như di dời dân Khơ me bằng cách cấp đất cho họ vào sâu trong nước Việt, chia nhỏ họ, trao nhiều quyền lợi cho họ để chiêu dụ họ, những việc làm mà Thế tổ Gia Long đã thực hiện rất tốt. Tiếc thay.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
tiếc nhỉ. Em muốn tìm bản di chiếu này thử xem tầm nhìn ông ta cao hơn minh mạng thế nào
Em đang cố biên dịch và sắp xếp lại tư liệu cho mạch lạc hơn.
Gia Long có tầm nhìn cao hơn Minh Mạng nhiều, vì những chỉ dụ, chế, bản phê của Gia Long em không tiếp cận được bản gốc, qua bản dịch tiếng Latin, e các giáo sĩ dịch không sát, không đúng ý vua, nên băn khoăn có đưa vào đây không?
Ví dụ như Gia Long muốn nước ta tuy thống nhất, nhưng qua nhiều chiến tranh, cần có sự cai trị phù hợp cho từng vùng, ý vua muốn chọn người tâm phúc, có tài, tin cẩn để nhậm chức.
Sau này, ông muốn các vùng cử những người có uy tín hàng năm về kinh đô bẩm báo mọi sự tình với vua ( kiểu như đại biểu) rồi vua nghe và xét việc tùy nghi.
Về lãnh thổ, Gia Long cương quyết không nhượng bộ các đòi hỏi của nhà Thanh hay Xiêm La về các vùng nhỏ đang tranh chấp.
Về biển thì ông đã có thư, nhờ Nhật, Toàn quyền Anh ở Ấn Độ khảo sát để dễ bề thông thương buôn bán, kiên quyết dùng Hải Quân, do sỹ quan Tây chỉ huy, đánh tan bọn cướp biển TQ trong trận dẹp Hải Tặc tay chân của Trịnh Nhất Tẩu, một nữ tướng cướp biển lừng danh người Hoa, từng tham chiến cùng vua Quang Trung.
 

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,992
Động cơ
244,639 Mã lực
Đọc đoạn biển đảo của các cụ mới thấy tầm vóc vua Gia Long vĩ đại như thế nào? Với em vua Gia Long xứng đáng là nhân vật lỗi lạc trong lịch sử hình thành nước Việt Nam. Nhưng than ôi....
Quan điểm của em thì trái ngược hoàn toàn với cụ. Cõng rắn cắn gà nhà. Bế quan tỏa cảng. Nông dân chết đói. Loạn lạc.
 

hmq248

Xe hơi
Biển số
OF-115348
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
164
Động cơ
387,641 Mã lực
Gia Long quá giỏi ạ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top