Thực ra những dữ liệu này không mới cụ ợ. Ngay cả những người lên án gay gắt nhà vua nhất cũng buộc phải thừa nhận :
Vua Gia Long đặc biệt quan tâm chủ quyền biển đảo.
Cụ
fun4u nhận định đúng vì cuộc đời nhà vua lúc khó khăn, nguy hiểm nhất là những lúc ông phải thường xuyên lênh đênh ngoài biển khơi, di chuyển liên tục từ đảo này sang đảo khác. Biển khơi tuy mênh mông, chứa đựng nhiều hiểm nguy nhưng lại là nơi trú ẩn an toàn cho nhà vua trước sự truy sát của Tây Sơn. Nhưng sự quan tâm của nhà vua với chủ quyền biển đảo không phải là để có chỗ cho nhà vua trốn tránh mà chính vì trong quá trình trốn tránh, nhà vua mới thấy được sức mạnh của hải quân (phương Tây) và tầm quan trọng chiến lược của biển đảo.
Chứng kiến những đoàn chiến thuyền Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh Cát lợi v.v... dập dìu trong khu vực đã làm nhà vua có nhiều suy nghĩ mừng, lo lẫn lộn.
- Nhà vua mừng vì đã thấy được "sức mạnh" có thể giúp ông đương đầu với Tây Sơn, khôi phục vương triều. Đó là những chiến thuyền Tây phương. Một thứ phương tiện, khí tài hiện đại giúp người Tây phương có khả năng vượt hàng vạn hải lý xâm lược thành công các quốc gia phương đông như : Phi, Mã, Ấn ...
- Nhà vua lo cũng chính là những thứ ấy. Với mặt tiếp giáp với biển khá dài của nước ta, bọn phương Tây có thể uy hiếp, xâm lược nước ta bất cứ lúc nào.
Như cụ
XPQ nhận định rất đúng. Cuộc đời vua Gia Long tồn tại rất nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa những thứ đã quá lạc hậu nhưng an toàn cho vương quyền và những thứ quá mới mà bọn phương Tây đang sở hữu.
Nhưng trong hoàn cảnh "trắng tay", nhà vua không có nhiều lựa chọn. Ông đã từng đặt cược vào bọn Xiêm và hoàn toàn thất vọng. Vậy thì cái sức mạnh của bọn phương Tây là thứ nhà vua phải có bằng được. "Được ăn cả, ngã về không". Vì thế nhà vua đã giao đứa con trai yêu quý nhất của mình thực hiện sứ mệnh, để mong có được "sức mạnh" ấy.
Và thực tế chứng minh nhà vua đã đúng. Với việc hiện đại hóa hải quân theo tiêu chuẩn phương Tây, vua Gia Long đã đánh bại được nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước. Và lúc này, nhà vua bắt đầu giải quyết "cái lo" của mình.
"Những việc cần làm ngay" của nhà vua là bố trí hàng loạt cao điểm phòng thủ dọc theo bờ biển, tiếp tục đẩy mạnh việc đóng tàu và huấn luyện hải quân. Nhà vua cho đóng những chiếc tàu lớn có thể đi ra khơi xa hàng tháng trời, những chiến thuyền hiện đại được cải tiến từ mẫu của phương Tây khiến bọn Tây dương cũng phải trầm trồ thán phục.
Chưa yên tâm dừng lại ở đấy, nhà vua lập tức khôi phục lại đội Hoàng Sa cũng như đo đạc lại độ nông sâu, lộ trình của các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Bởi nhà vua ý thức được đó sẽ là những tiền đồn hữu hiệu, có tác dụng ngăn chặn từ vòng ngoài mọi sự xâm nhập. Năm 1816, nhà vua đã đích thân ra Hoàng Sa cắm lên đấy lá quốc kỳ chính thức khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo. Đó là minh chứng hùng hồn nhất về sự quan tâm, tầm nhìn chiến lược của nhà vua đối với an ninh của đất nước.
Chỉ tiếc, sự chú trọng hải quân và quan tâm đến an ninh biển đảo chỉ được duy trì đến hết đời vua Minh Mạng. Đến đời Thiệu Trị thì ông vua này, biết nói sao nhỉ ? Vua Minh Mạng tài giỏi như thế mà lại lập một đứa con tối ngày chỉ giỏi thơ ca lên làm vua thì đúng là sai lầm. Thiệu Trị chẳng những bỏ trấn Tây Thành rút Trương Minh Giản về nước, mà ông còn cắt giảm hết việc thao luyện hải quân, đóng tàu cũng như chú trọng phòng thủ biển đảo. Thiệu Trị chính là ông vua đã đặt nền tảng tạo nên sự suy yếu của vương triều Nguyễn. Nó giống như cơ thể con người, khi sức đề kháng bị suy yếu thì bọn bệnh cơ hội sẽ nổi lên. Sự sai lầm của Thiệu Trị đã khiến cho vua Tự Đức bị lịch sử bôi xấu dù ông cũng đã cố gắng hết sức chống lại sự xâm lược của phương Tây.
Tóm lại, vua Gia Long cũng như vua Minh Mạng là 2 vị vua rất chú trọng hải quân và an ninh biển đảo. Dưới thời cai trị của 2 ông, bọn thực dân phương Tây rất e dè không dám manh động. Hải quân của ta rất hùng mạnh trong khu vực, kiểm soát hoàn toàn biển Đông và hơn 2/3 vịnh Thái Lan. Thực tế lịch sử đã chứng minh, chỉ có giữ vững chủ quyền biển đảo thì mới bảo vệ được sự an ninh của đất nước.