[Funland] Nhà Nguyễn- Đỉnh cao và bại trận

Trạng thái
Thớt đang đóng

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 21 tháng 8 năm 1833.

Khoảng 4000, 5000 quân nổi dậy tiến đến chiếm đồn Cao Tụ ở phía sau tỉnh thành. Tuy nhiên do quân triều tập trung đông với voi chiến và súng lớn, mà cánh quân ở Ninh Biên chưa đến kịp, nên quân nổi dậy không thể chiếm được tỉnh thành, đành phải lui về đồn Núi Đền ở bên kia sông Lô. Quân triều đình đuổi theo đến bờ sông nhưng không qua được vì không có thuyền.

Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên ( Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) là Lê Văn Đức làm Tổng đốc Tam Tuyên quân vụ, Thự tổng đốc Hải An là Nguyễn Công Trứ làm Tham tán, cùng đến mặt trận Tuyên Quang.

Tổng đốc Ninh Thái ( BẮc Ninh, Thái Nguyên) là Nguyễn Đình Phổ đem binh tượng tới mặt trận Thái Nguyên.

Tháng 9 năm 1833


Khi đội quân chủ lực đang bận ở mặt trận thành Tuyên, thì Nông Văn Sĩ nhận lệnh của Nông Văn Vân, đem một đội quân khác đi đánh châu Bạch Thông thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Bố chính Thái Nguyên là Nguyễn Đôn Tố liền phái Suất đội Trần Đình Dự, Dương Đình Ất cùng viên thủ bảo Chợ Rã là Bế Văn Đức đem quân đi cản phá. Từ đất Bằng Thành thuộc Chợ Rã quân nổi dậy chia ba mũi xông vào đánh giáp lá cà. Đình Dự và Đình Ất thua chạy; Văn Đức đầu hàng. Chiếm cứ được Chợ Rã, người dân ở đây theo quân nổi dậy hết, theo ước tính là 1000 người.

Lúc ấy Quang Toàn, tướng nhà Nguyễn, đang đóng quân ở đồn Na Miêu cũng bị hơn 2.000 quân nổi dậy tấn công nhưng vì quân ít hơn, phải lui về giữ đất Na Cù.

Từ đất Bằng Lũng hơn 1000 quân nổi dậy xông tới uy hiếp đồn Bắc Kạn ở châu Bạch Thông. Yếu thế hơn, Bố chính tỉnh Thái Nguyên là Nguyễn Đôn Tố cho quân lui về Chợ Mới, rồi sai Lãnh binh Nguyễn Văn Cát dẫn quân tới đồn Bắc Kạn, phái Quang Toàn và Đinh Quang Tiến dẫn quân tới Tượng Đầu làm rào cản.

Đôi bên đụng độ ác liệt ở đồn Bắc Kạn. Lãnh binh Cát bị trúng đạn pháo chết tại trận; quân triều bị đánh tan. Đang hăng, quân nổi dậy liền kéo đi đánh phá Tượng Đầu, giết chết Suất đội Nguyễn Đình Du, bắt sống Quang Toàn và Đinh Quang Tiến. Quang Tiến chịu hàng, còn Quang Toàn, vì không chịu nên bị giết chết. Nghe tin thất trận, Bố chính Nguyễn Đôn Tố liền đem quân voi đến cứu nhưng vừa đến Tông Hóa thì bị quân nổi dậy cản lại, không tiến được. Quân Nguyễn đại bại, bỏ cả voi chạy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 1 tháng 9 (Âm lịch) năm 1833

Quân nổi đánh Nước Hai, châu lỵ Thạch Lâm, Hòa An ,hơn nghìn quân nổi dậy kéo đến bao vây thành tỉnh Cao Bằng (lần thứ nhất).

Nhận được tin cầu cứu của Bố chính Bùi Tăng Huy, vua Minh Mạng liền ra lệnh cho Tuần Phủ Lạng Bình (Lạng Sơn và Cao Bằng) là Hoàng Văn Quyền đang đóng quân ở Lạng Sơn cấp tốc đem quân sang cứu viện.

Trên đường đi, ông Quyền cho dừng quân ở đồn Na Lãnh rồi sai Cai đội Dương Văn Phong đem quân đánh đồn Tiêm Lĩnh vừa bị đối phương chiếm giữ. Quân nổi dậy tạm lui nhưng ngay đêm đó lại lén đến vây kín rồi dùng pháo lớn bắn vào loạn xạ.

Quân Nguyễn rối loạn, nhiều lính bỏ chạy, nhiều người bị thương vong. Sau đó quân nổi dậy kéo đi tấn công đồn Na Lãnh. Tuần phủ Quyền bị đánh bại,cho quân lui về trạm Lạng Chung ở châu Thất Tuyền (Lạng Sơn)

Quân triều chạy về trạm Lạng Chung, đóng quân ở đó chờ viện binh.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,432 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ làm em gãi gáy nghĩ mãi không ra ông nào thân tàu thế ở Bắc, có cụ Bá Quát thì là thổi cổ phiếu mã LE nhưng bị tay to mã Nguyen đánh sập luôn, còn ai í ới gọi Khang Hi, Ung Chính đâu nhỉ?
À đấy là giả định thế, chứ bọn hủ nho co được cái gối vào mà đứng dậy cũng mất mấy thế hệ chứ chả phải mãnh liệt gì. Ở Bắc Hà hay có loạn là do một số quý tộc thất thế các thời trước cấu kết với giặc cỏ phương Bắc tràn xuống, dân nghèo nơi xa xôi cướp đường cướp chợ, về sau các sử gia xờ hờ cờ nờ quy cả vào 'khởi nghĩa" cho nó hùng hổ thôi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sáng ngày 23 tháng 9 (Âm lịch)

Quân nổi loạn gồm 5.000 quân vây đánh úp trạm Lạng Chung. Tri châu Thất Tuyền Nguyễn Khắc Hòa cùng 7 anh em làm tay trong của quân nổi dậy, do đó quân Nguyễn chống đánh không được, lùi ra ngoài đồng.Quân nổi dậy thừa thế đuổi bắn, quân Nguyễn chết như rạ, thây nằm đầy đồng, kẻ bị thương cũng bị quân nổi dậy dùng giáo, gươm đâm chêt.

Tuần phủ Quyền bị bắt sống Bọn quản cơ, cai đội, kẻ thì chết kẻ thì chạy, binh lính đều vứt bỏ khí giới chạy.

Thừa thắng, quân nổi dậy tiến lên vây hãm thành tỉnh Lạng Sơn.

Lúc bấy giờ thành tỉnh Cao Bằng thiếu đạn, thiếu lương vì bị vây cả tháng mà viện binh thì vừa bị đánh tan. Biết không chống cự nổi, ba ông quan đầu tỉnh là Bố chính Bùi Tăng Huy, Án sát Phạm Đình Trạc, Lãnh binh Phạm Văn Lựu đều tự tử.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 11 năm 1833.

Hơn 1.000 quân nổi dậy lại kéo tới vây đánh thành tỉnh Thái Nguyên khiến Nguyễn Đình Phổ vừa cầu cứu, vừa đánh. Tháng sau quân nổi dậy lại tổ chức tấn công lần nữa nhưng cả hai lần đều bị Tổng đốc Phổ đốc quân đánh lui được.

Nhà vua điều An -Tĩnh tổng đốc là Tạ Quang Cự làm Tổng thống Đại thần lên đánh ở hai mạn đó.

Để quân triều không ứng cứu lẫn nhau, Lưu Trọng Chương và Hoàng Trinh Tuyên dẫn 2.000 quân nổi dậy đi đánh đồn Đại Đồng thuộc châu Thu (Thái Nguyên).

Tướng Lê Văn Đức bèn phái Lãnh binh Nguyễn Văn Quyền, Quản cơ Nguyễn Hữu Du và Tri phủ Đoan Hùng là Nguyễn Đức Hoành đem hơn ngàn quân cùng hai thớt voi chia đường đi cứu. Hai bên giáp chiến tại địa phận rừng Hoàng Loan; cuối cùng quân nổi dậy bị đẩy lui.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 12 năm 1833.

5000 quân của Tạ Quang Cự giải vây được tỉnh Lạng Sơn và lấy lại thành Cao Bằng.

Đúng ra thì Quang Cự lấy lại thành mà không cần phải đánh, sau đó gửi về bản tâu:

Thần vừa tới Cao Bằng, thì được biết từ tối hôm trước bọn giặc đã phóng lửa đốt hết nhà cửa trong và ngoài thành mà bỏ đi rồi... Từ ngày 2 tháng 9 (âm lịch), giặc đến tỉnh thành vây hãm, trong thành thuốc đạn, muối gần hết, biền binh mỏi mệt đau ốm... Ngày 5 tháng 10 (Âm lịch) (Bố chính) Bùi Tăng Huy thắt cổ, (Án sát) Phạm Đình Trạc đào lỗ tự chôn, (Lãnh binh) Phạm Văn Lựu cũng thắt cổ chết, (Lãnh binh) Vũ Văn Lợi hàng giặc...

Đạo quân của Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ gồm 8000 lính, tấn công Vân Trung,Bảo Lạc là đại bản doanh của quân nổi dậy, quân nổi dậy địch không nổi, chết tại chỗ 2000, tướng Lê Văn Đức và tướng Nguyễn Công Trứ cùng đưa quân vào đánh phá đại bản doanh Vân Trung và Ngọc Mạo định tìm bắt Nông Văn Vân.

Xét mình yếu thế hơn, Nông Văn Vân gom quân chạy sang Trung Quốc để bảo toàn lực lượng, nhà Thanh vẫn chơi chính sách 2 mặt, nên quan lại Quảng Tây cho Vân và thuộc hạ chạy náu nhờ.

Do không hợp khí hậu và thường bị phục kích, cuối tháng Chạp năm 1833 Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ cho quân rút về Tuyên Quang.

Điểm lại quân số, khi đi có một vạn quân, vào đến Vân Trung đã có 2.400 lính ốm với hơn 1000 chết dọc đường, nhiều lính địa phương bỏ trốn, lúc đến Vân Trung chỉ còn non một nửa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 2 năm 1834.

Nông Văn Vân trở về nhóm quân ở miền thượng du Cao Bằng. Sau đó ông sai Nông Văn Sĩ đem hơn 1000 quân từ làng Thông Sơn tới đánh nhau với quân Nguyễn ở đồn Trung Thảng. Tức giận, vua Minh Mạng cử Lê Văn Đức làm Tổng đốc đạo Tuyên Quang, Nguyễn Công Trứ làm Tham tán, cùng đem đại binh từ Tuyên Quang vào lại Vân Trung.

Tháng 2 (âm lịch), quân đạo Cao Bằng đánh nhau với quân nổi dậy ở Đinh Lãm bị thua, hai tướng là Tạ Quang Cự và Võ Văn Từ đều bị cách tước. Nhưng sau đó hai ông lén đánh phá tại núi Công Lãnh, gây cho quân nổi dậy một số thiệt hại.


Tháng 4 năm 1834.

Quân nổi dậy lại tràn xuống phố Bắc Nẫm. Án sát đạo Thái Nguyên Nguyễn Mưu và Phó lãnh binh Nguyễn Văn Ưng đem 1000 quân ra chặn đánh lại nhưng thua. Quản cơ Nguyễn Văn An, Chính đội Nguyễn Đình Cát và Vệ úy Võ Văn Sơn đều tử trận; Án sát Nguyễn Mưu bị bắt sống.

Thừa thắng, quân nổi dậy tiến đánh đồn Chợ Rã và Chợ Mới. Không chống nổi, Lãnh binh Nguyễn Văn Ưng cho quân lui về đồn Chợ Đô. Tướng Tạ Quang Cự đem việc báo lên, nhà vua liền sai quan binh từ Hà Nội và Nam Định đưa thêm 4000 lính và 15 voi lên tiếp sức.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 7 năm 1834.

Nông Văn Vân, Bế Văn Cận (hay Cẩn), Bế Văn Huyền (em vợ Văn Vân), đem khoảng 6.000 quân đi đánh chiếm thành tỉnh Cao Bằng (lần thứ hai). Đôi bên giao chiến với nhau nhiều trận, đều bị thiệt hại nhưng nhờ có viện binh nên quân nổi dậy đánh thắng.

Thừa thắng, Nông Văn Vân cho quân tràn tới đốt phá châu Thạch Liêm, rồi tiến chiếm thành tỉnh Cao Bằng.

Hay được tin, tướng Nguyễn Tiến Lâm và Phó vệ úy Nguyễn Tình Lộc mang tượng binh định tiến lên lấy lại nhưng mới tới ải Lạng Chỉ thì bị chặn đánh, Tình Lộc trúng một lao, chết tại trận. Tiến Lâm lui về đồn Lạc Dương ở Cao Bằng.

Tạ Quang Cự và Nguyễn Công Trứ kéo quân lên chi viện. Bắt được tin, quân nổi dậy lên núi giữ chỗ hiểm chia đặt hơn 20 điểm phục kích quyết đối đầu với quân Nguyễn.

Tướng Quang Cự bèn thân đốc lính từ xã Hoa Sơn tiến lên Lạc Dương (Cao Bằng), quân Nguyễn chiến đấu ác liệt, chết như rạ vẫn hăng máu xông lên, quân nổi dậy có lợi thế bất ngờ, nay quân số ít, vũ khí kém đã không chống nổi, đàn bị đánh lui.

Biết không thể giữ được thành tỉnh Cao Bằng, Nông Văn Vân cho quân rút đi. Quản cơ ở Cao Bằng là Nguyễn Hựu Đĩnh (hay Đình) liền đem quân vào lấy lại thành mà không phải đánh.

Biết Bế Văn Cận đang ở Lạc Dương định lui quân, Quản cơ Đĩnh liền cho phục binh ở phía sau đồn Ninh Lạc. Quả nhiên Bế Văn Cận lọt vào vòng vây, do có gian tế báo cho nhận diện, nên bị Chính đội trưởng Trình Văn Châu giương súng bắn trúng; một lính người địa phương là Hà Đình Bảo sấn vào chém được đầu tướng Cận.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 11 năm 1833.

Hai tướng của Nông Văn Vân là Nguyễn Khắc Hòa và Bế Văn Đản đem hơn 7000 quân vây thành tỉnh Lạng Sơn. Án sát Trần Huy Phác vội chạy giấy tới quân thứ và các tỉnh lân cận cầu cứu.

Vua Minh Mạng liền sai Tổng đốc Tạ Quang Cự và Tham tán Võ Văn Từ đem quân lên đó. Phó lãnh binh Hà Nội là Hồ Văn Vân khi ấy cũng nhận lệnh đem 5000 lính lên cứu Lạng Sơn

Vừa tới trạm Lạng Nhơn thì Vân bị quân nổi dậy phục kích, Văn Vân trúng đạn chết tại trận. Quân Nguyễn rối loạn, bị giết đến 2000, số còn lại chạy thoát.

Tháng 12 năm 1833.

Tướng Tạ Quang Cự đánh phá quân nổi dậy ở đồn Quang Lang thuộc Lạng Sơn rồi tiến lên đánh phá ở phía Đơn Sa, An Bài, và giải vây được thành tỉnh Lạng Sơn. Sau đó ông nhận lệnh đến Cao Bằng và chiếm lại được thành tỉnh này.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 8 năm 1834.

Nông Văn Sĩ và Nông Văn Hoành lại nhóm quân ở hạt Cẩm Hóa thuộc Thái Nguyên đến hơn 1.000 người, chia làm 3 đạo: một đạo đi đánh đồn Bắc Cạn ở châu Bạch Thông, một đạo đinh đánh đồn Gia Bằng ở Cao Bằng, một đạo tới núi Tiêm Lĩnh (ở địa giới tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn) để cướp lương.

Các quan nhà Nguyễn rụng rời, cho người ngày đêm chạy về Huế xin viện binh

Tháng 10 năm 1834.

Lê Văn Đức và Phạm Văn Điển đi từ Sơn Tây lên Tuyên Quang; Tạ Quang Cự, Nguyễn Tiến Lâm và Hồ Hữu đi từ Cao Bằng; Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ đi từ Thái Nguyên; ba mặt quân cùng tiến để quyết tiêu diệt quân nổi loạn. Trận này, quân Nguyễn huy động đến 12.000 quân, gồm toàn quân đóng ở Bắc Thành ( Hà Nội), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Tháng 12 năm 1834.

Cả ba đạo quân cùng đến tụ tập ở Vân Trung, rồi sai người đưa thư sang nhờ quan nhà Thanh ngăn không cho quân nổi dậy chạy sang bên ấy. Quan Thanh phải đồng ý.

Ở mặt trận Thái Nguyên, nhiều căn cứ quan trọng của quân nổi dậy ở các xã Nhạn Môn, Bằng Thành, Bộc Bố, nhất là hệ thống đồn trại ở Bắc Niệm... đều đã lọt vào tay quân Nguyễn.

Ở Tuyên Quang, sau trận quyết chiến ở khu rừng Bạch Đích,cổ họng vào Bảo Lạc ở phía Tây coi như đã bị cánh quân của Lê Văn Đức chọc thủng
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 14 tháng 11 (âm lịch) năm 1834.

Biết tin đạo quân Tuyên Quang của tướng Đức đã vào đến Vân Trung, tướng Tạ Quang Cự liền tập trung hơn 2.500 quân thuộc đạo Cao Bằng, nhân đêm tối vượt qua lũng Dầu, theo đường tắt đánh thẳng vào Cạm Bẻ (Bế Lĩnh), là cửa ngõ phía đông của căn cứ Ngọc Mạo, rồi tràn xuống thung lũng Ngọc Mạo.

Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ vừa đi vừa đánh, lần lượt chiếm lấy Bắc Nẫm, Cổ Đạo, Giai Lạc... Khi ba đạo quân Tuyên, Cao, Thái hội ở Vân Trung,Vân đã đem vợ con trốn sang TQ.

Lần này, quan nhà Thanh không đồng ý cho Văn Vân nương náu nữa, mà thậm chí còn cho quân truy đuổi, cùng đường, Vân lại phải trở về Bảo Lạc, định củng cố lại lực lượng. Quân Nguyễn lại tập trung đánh vào Bảo LẠc khiến Vân phải rút vào rừng.

Bị cả ba đạo quân truy lùng ráo riết, nhiều chỉ huy của quân nổi dậy bị bắt hoặc ra hàng. Trong số ra hàng có viên Chính quản lữ là Nông Tịnh Hòa.Qua lời khai của Tịnh Hòa, quân Nguyễn biết được chỗ trú ẩn của Nông Văn Vân.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
699,347 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 11 tháng 3 (Âm lịch) năm 1835.

Được tin Nông Văn Vân đang ẩn ở xã Ân Quang,quân Nguyễn liền đi truy bắt nhưng ông đã chạy thoát vào rừng Thẩm Pát (ở gần căn cứ Ngọc Mạo, Tuyên Quang)

Quân Nguyễn bao vây kín rừng, Lê Văn Đức và Phạm Văn Điển tức thì phái Vệ úy Nguyễn Văn Quyền đem hơn 1000 quân người địa phương tới ngay vây bắt.

Sợ Vân trốn thoát, Quyền cho phóng hỏa đốt cả bốn mặt,Vân ở trong hang đá chịu không thấu, chui ra và chết cháy, nằm bên cạnh núi, bên cạnh mình có một đĩnh lớn vàng và kèm theo một lưỡi dao bằng bạc mạ vàng.

Lê Văn Đức cho đệ lá hồng kỳ chạy như bay về báo tin thắng trận và đóng hòm đầu Vân đưa dâng Minh Mạng.

Minh Mạng được tin, mừng rỡ truyền mở tiệc rượu mua vui, lại sai cung tần khoác tay nhau làm kiệu ngồi mà múa hát, hô lên liền mấy tiếng: "Cao Bằng yên rồi! Cao Bằng yên rồi!"

Xác không đầu của Vân bị quân Nguyễn lấy sào cao treo ngượcở đỉnh núi Vân Trung.

Thủ cấp Vân đưa tới, vua sai đem treo ở chợ ba hôm. Lại truyền cho các tỉnh từ Quảng Nam trở vào Nam và từ Quảng Trị trở ra Bắc treo ba hôm, sau đâm nát quẳng xuống hố xí.

Mộ của tổ phụ Vân, Minh Mạng sai người đào hài cốt ném xuống sông. Con Vân là Lôi đưa về Kinh xử tùng xẻo, còn gia quyến và các quân nổi dậy khác đều bị giết hết, con số không biết bao nhiêu, chỉ biết cứ ai liên quan đến quân nổi dậy, cha mẹ, họ hàng, con cái, đều bị chém sạch, thậm chí, sau này còn có kẻ tố điêu, những người bị liên quan cũng bị án chém nhiều.
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,862
Động cơ
525,298 Mã lực
Đọc đến đoạn xử lăng trì thằng bé 8 tuổi mà lạnh cả người :( Vẫn biết mỗi thời có quan niệm và nhận thức khác nhau nhưng thực sự cảm thấy nghẹn cả họng :|
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
À đấy là giả định thế, chứ bọn hủ nho co được cái gối vào mà đứng dậy cũng mất mấy thế hệ chứ chả phải mãnh liệt gì. Ở Bắc Hà hay có loạn là do một số quý tộc thất thế các thời trước cấu kết với giặc cỏ phương Bắc tràn xuống, dân nghèo nơi xa xôi cướp đường cướp chợ, về sau các sử gia xờ hờ cờ nờ quy cả vào 'khởi nghĩa" cho nó hùng hổ thôi.
Kẻ sĩ Bắc Hà vốn sinh ra nơi bùn lầy nước đọng, ruộng chóa chạy hở đuôi, chỗ đâu mà thao diễn võ nghệ, cứ đầu gối quá tai ngồi nhai hết mấy trăm quyển kinh, sử, tử, tập để đi thi thì cũng mất nửa đời người từ năm lên 8 đến lúc 20 nếu nhanh, chậm thì thành ông lão vẫn đi thi. CHo nên kẻ sĩ Bắc Hà chỉ giỏi sôi kinh nấu sử chứ quyền cước võ nghệ hay đề huề lưng túi gió trăng đi chơi lăng nhăng từ Bắc chí Nam làm gì có ai. Cho nên cụ Thám đánh du kích hang 2-3 mươi năm mà mưu sĩ đi cùng không có nho sĩ nào. Cụ Nguyễn QUang Bích cũng ở rung thì ốm mà mất, cụ Phan ĐÌnh Phùng cũng thế. Nho sĩ thời Nguyễn yếu đuối that. Thế mới biết cụ Trãi khỏe phết
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Ngày 11 tháng 3 (Âm lịch) năm 1835.

Được tin Nông Văn Vân đang ẩn ở xã Ân Quang,quân Nguyễn liền đi truy bắt nhưng ông đã chạy thoát vào rừng Thẩm Pát (ở gần căn cứ Ngọc Mạo, Tuyên Quang)

Quân Nguyễn bao vây kín rừng, Lê Văn Đức và Phạm Văn Điển tức thì phái Vệ úy Nguyễn Văn Quyền đem hơn 1000 quân người địa phương tới ngay vây bắt.

Sợ Vân trốn thoát, Quyền cho phóng hỏa đốt cả bốn mặt,Vân ở trong hang đá chịu không thấu, chui ra và chết cháy, nằm bên cạnh núi, bên cạnh mình có một đĩnh lớn vàng và kèm theo một lưỡi dao bằng bạc mạ vàng.

Lê Văn Đức cho đệ lá hồng kỳ chạy như bay về báo tin thắng trận và đóng hòm đầu Vân đưa dâng Minh Mạng.

Minh Mạng được tin, mừng rỡ truyền mở tiệc rượu mua vui, lại sai cung tần khoác tay nhau làm kiệu ngồi mà múa hát, hô lên liền mấy tiếng: "Cao Bằng yên rồi! Cao Bằng yên rồi!"

Xác không đầu của Vân bị quân Nguyễn lấy sào cao treo ngượcở đỉnh núi Vân Trung.

Thủ cấp Vân đưa tới, vua sai đem treo ở chợ ba hôm. Lại truyền cho các tỉnh từ Quảng Nam trở vào Nam và từ Quảng Trị trở ra Bắc treo ba hôm, sau đâm nát quẳng xuống hố xí.

Mộ của tổ phụ Vân, Minh Mạng sai người đào hài cốt ném xuống sông. Con Vân là Lôi đưa về Kinh xử tùng xẻo, còn gia quyến và các quân nổi dậy khác đều bị giết hết, con số không biết bao nhiêu, chỉ biết cứ ai liên quan đến quân nổi dậy, cha mẹ, họ hàng, con cái, đều bị chém sạch, thậm chí, sau này còn có kẻ tố điêu, những người bị liên quan cũng bị án chém nhiều.
nông văn vân vẫn còn 1 người con khác là Nông Hùng Thạc, ông này vẫn tiếp tục cuộc khởi nghĩa của cha mình:
Năm 1836, Nguyễn Công Trứ thống lãnh quân triều đình sai đào mỏm “ngư sơn” cho sông Neo chảy thẳng vào sông Gâm như ngày nay để phá thế phong thuỷ “làm cho Bảo Lạc không còn anh hùng chống lại triều đình”. Cùng năm ấy, tướng Nông Hùng Thạc xưng chúa (vương công) Bảo Lạc, tiếp tục cai quản châu Bảo Lạc và các vùng phụ cận cùng tồn tại với nhà Nguyễn. Trong cuộc khởi nghĩa, Nông Hùng Thạc là viên tướng tài trấn trị chống quân triều đình đến đàn áp ở hướng 6 xã phía đông và Ngọc mạo, bẻ gẫy các cuộc tấn công của triều đình. Sau khi tiếp quản, ông tổ chức nghĩa quân chống lại Bộ luật Gia Long năm 1815 trừng phạt nghĩa quân và gia tộc. Ông thay đổi cách tổ chức quân đội và hành chính để giữ Bảo Lạc. Quân đội chuyển từ tập trung sang phân tán, chủ yếu là dân binh thiện chiến ở nhà làm ăn, được cấp “ruộng binh” và vũ khí; chỉ có 2 đội (khoảng 200 quân) thường trực bảo vệ phủ chúa, nếu có địch đến địa phương thì lực lượng địa phương tổ chức đánh trả và cấp báo cho chúa chi viện; hằng năm dân binh được tuần tổng và cai đội huấn luyện.
Nông Hùng Thạc ra sức củng cố biên khu Bảo Lạc, chống các cuộc càn quét của quân triều đình vào căn cứ từ Cao Bằng và Tuyên Quang. Ông sử dụng chiến thuật tránh đối đầu với quân triều đình mà tìm cách tập kích tiêu hao, đến năm 1837, sau mấy lần thất bại, triều đình thôi đánh vào căn cứ để nghĩa quân Nông Hùng Thạc mặc nhiên tự tại.

Sang thời Thiệu Trị, Tự Đức, vua ôn hòa hơn, giữa nghĩa quân và nhà Nguyễn ít xảy ra xung đột, nghĩa quân chỉ giữ thế thủ và nhằm mục tiêu hội nhập đất nước. Ông ra sức dẹp phỉ bạo loạn trong địa phương và phỉ từ Trung Quốc sang do hậu quả của cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc năm 1850 - 1864 thất bại… Nông Hùng Thạc được sự giúp đỡ tận tình của một số tướng lĩnh, nghĩa quân cũ từ họ hàng Lê Văn Khôi ở Cao Bằng như tướng Bế Hựu Lực. Nông Hùng Thạc là tướng văn, võ kiêm tài sáng suốt vận dụng quân sự làm hậu thuẫn cho đấu tranh ngoại giao, đàm phán với triều đình có hiệu quả. Sau sự kiện liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng ngày 31/8/1858, sang năm 1859, Pháp chiếm Sài Gòn, ông cử người xuống tỉnh đường Tuyên Quang kiện thổ ty Đồng Văn Nguyễn Doãn Cẩn tranh chiếm vùng Thiện Phùng, tức Tam Phùng vốn do thổ ty Bảo Lạc cai quản (gồm thượng, trung, hạ Phùng nay thuộc Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) nhưng ông đã thua kiện. Năm 1862, nhân nhà Nguyễn ký Hoà ước Nhâm Tuất nhường ba tỉnh miền Đông cho Pháp, Nông Hùng Thạc kéo hơn nghìn quân sang đánh thổ ty Đồng Văn Nguyễn Doãn Cẩn, cử tả sư quan Chu Sinh Lệ đi Nam Sơn (thuộc Hoàng Su Phì) lập mưu bắt Cẩn về trị tội, vùng Thiện Phùng được thu hồi để Bảo Lạc cai quản như cũ.

Ngày 25/6 năm Quý Hợi 1863, Nông Hùng Thạc trương cờ “Bảo Lạc phù Lê tiết chế đại tướng quân Nông” kéo hơn nghìn quân đến chiếm thành Tuyên Quang để thử triều đình, nhưng nhà Nguyễn không phản ứng. Hơn một tháng sau, ông rút quân về đánh vua Miêu Sùng chúa Đà (Hùng Lục), chiếm cứ vùng Khuổi Bốc, Đường Thượng, tổng Đông Quang (nay thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang). Sau đó, suốt 5 năm, Thổ ty Bảo Lạc Nông Hùng Thạc đánh dẹp các toán phỉ bảo vệ cho cuộc sống của nhân dân. Cũng thời gian này, Chánh thống lĩnh trung châu quân nhà Nguyễn Vũ Trọng Bình báo cho Nông Hùng Thạc biết sẽ đến phạt ông về tội phản nghịch (phạt tiền), Nông Hùng Thạc xin khất. Tháng 4 Mậu Thìn năm 1868, sau khi nhà Nguyễn bị Pháp lấn tới chiếm cả Nam Kỳ, Nông Hùng Thạc cử người tâm phúc là tướng Tô Định Quang đến tỉnh quan Tuyên Quang đàm phán và xin triều đình tha tội phản nghịch trước kia, triều đình chuẩn y và vô hiệu hóa toàn bộ án phạt cũ đối với nghĩa quân Nông Văn Vân, phát bộ nhạc khí chiêng trống cho quân đội thổ ty, giao cho hậu sư quan Nông Hùng Phúc (tiêu chuẩn nhạc khí của quân nhà Nguyễn), chấp nhận sự quy thuận và cho Nông Hùng Thạc làm Thổ ty (vì chế độ thổ ty thế tập đã bị Minh Mạng bãi bỏ năm 1831), phong Tô Định Quang làm bang biện vì có năng lực đàm phán ngoại giao thông minh, mang lại sự hội nhập nghĩa quân với đất nước. Quyết định đúng đắn của vua Tự Đức với nghĩa quân Nông Văn Vân làm Nông Hùng Thạc được hội nhập với đất nước để lo bảo vệ biên cương cho nhân dân Bảo Lạc yên ổn làm ăn. Thổ ty có quân đội riêng trong cấu trúc của quân nhà Nguyễn, còn triều đình hòa giải với chúa Nông Hùng Thạc là lợi cho đất nước.

Sau hội nhập, triều đình cử Tri phủ Nguyễn Văn Tính đến trị nhậm phủ Tương Yên, lập nha phủ ở Bản Khuông (Bảo Lạc) nơi có bản doanh và nhà của Thổ ty Nông Hùng Thạc. Tháng 7 năm Kỷ Tỵ 1869, Tổng thống lãnh quân triều đình sai Thổ ty Bảo Lạc Nông Hùng Thạc đem 300 quân đến châu Chợ Rã phối hợp với quân nhà Nguyễn và nhà Thanh tiễu trừ tàn quân giặc Ngô Côn, Đặng Chí Hùng (tức Tẩn Mạn Tài). Quân Bảo Lạc do Nông Hùng Phúc chỉ huy chiến đấu khôn ngoan, dũng cảm nên thắng lớn và giặc tan. Sau thắng lợi này, triều đình thưởng công cho Nông Hùng Thạc ấp thiên hộ, hàm Chánh thất phẩm, xung chức Trú phòng phủ Tương Yên. Hai con ông là tướng Nông Hùng Phúc và Nông Hùng Ân đều được thăng chức và thưởng.
Triều Nguyễn tấn phong ông Nông Hồng Thạc làm Tri châu Thổ Ti thế tập châu Bảo Lạc, truyền đời đến các thế hệ hậu duệ là các ông Nông Hồng Phúc, Nông Hồng Ân, Nông Hồng Tân, bà Nông Thị Kính, ông Nông Quang Tuyên (tức Nguyễn Đình Giai), Nông Gia Lâm, Nông Gia Ninh, Nông Gia Long và các chị em gái đời đời nối nghiệp cai trị vùng cao bằng cho đến tận bây giờ.
http://www.baocaobang.vn/Ho-so-Tu-lieu/Chuyen-ve-thu-linh-Nong-Hung-Thac/22935.bcb
 

autumnwater

Xe hơi
Biển số
OF-54701
Ngày cấp bằng
11/1/10
Số km
122
Động cơ
450,782 Mã lực
em đánh dấu theo dõi, thớt rất đáng tham khảo
 

thangmh

Xe tăng
Biển số
OF-83424
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
1,350
Động cơ
283,362 Mã lực
Cụ biết cái gì về Nho ? Nho giáo là xấu à ? Vâng đúng thế, Nho giáo nó xấu vì nó phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Thế cụ khai sáng giúp em xem có chế độ "tươi đẹp" nào mà không nghĩ ra những thứ "giáo điều" để bảo vệ mình ? Cụ chỉ ra được không ?
Nho giáo nó không hề cản trở sức sáng tạo KHKT, bản thân vua Gia Long vẫn tiếp thu khoa học của nước ngoài đấy thôi. Nhưng ít ra thì Nho giáo nó còn có tác dụng giáo dục nhân cách con người, đạo cha con, nghĩa phu thê. Những thứ mà với xã hội văn minh ngày nay khá là xa xỉ.
Cụ có nhiều còm chê trách vua Gia Long quỵt nợ Tây. Thế nhà vua phải cắt đất cho Tây thì mới đúng ý của cụ phỏng ? Tầm nhìn của vua Gia Long hạn chế mà ông ta biết phát huy sức mạnh hải quân, thấy được tầm quan trọng của biển đảo. Còn hơn khối đứa con cháu dốt nát, chây lười, tối ngày lê la trên mạng rồi đi chửi dạo . Đáng khinh.
Kính cụ một ly dòng đậm trên. Theo bài của cụ Đốc thì cụ Ánh đã chiếm lĩnh Hoàng Sa từ 1816 chứng tỏ từ ngày đó các bậc tiền nhân đã có tầm nhìn, mấy thằng con cháu thời nay làm mất biển đảo vào tay bọn khựa cơ mà chửi các bậc tiền nhân thì như hát hay.
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Cụ Ánh có tầm nhìn vậy e nghĩ 1 phần là do kinh nghiệm cụ ý thời trẻ có lần bị oánh tan tác lênh đênh trên biển tý chết khát, cụ ý hiểu tầm quan trọng của 1 vị trí trú chân trên biển lắm lắm

Kính cụ một ly dòng đậm trên. Theo bài của cụ Đốc thì cụ Ánh đã chiếm lĩnh Hoàng Sa từ 1816 chứng tỏ từ ngày đó các bậc tiền nhân đã có tầm nhìn, mấy thằng con cháu thời nay làm mất biển đảo vào tay bọn khựa cơ mà chửi các bậc tiền nhân thì như hát hay.
 
Chỉnh sửa cuối:

spionkind

Xe tăng
Biển số
OF-458627
Ngày cấp bằng
4/10/16
Số km
1,428
Động cơ
212,684 Mã lực
em quote lại bài cụ này. Xin các cụ để chủ topic post hết xong xuôi rồi vào tranh luận cũng dc mà. Đang đọc mà thấy các cụ, tạm gọi là "tranh luận" mà em chán quá :(
Các cụ nhiều chữ nhưng viết lách chán quá. Em đề nghị thế này:
- Người đọc tự biết phân tích, cụ nào hiểu biết thì chỉ đưa thông tin như cụ Đốc 76 dịch là được. Lịch sử là một chuỗi các sự kiện có thật, không cần thêm cảm nghĩ cá nhân.
- Các cụ lấy sử liệu ở đâu thì ghi rõ nguồn để người đọc kiểm tra tính chính xác. Cụ Đốc lấy từ Nhật ký hành quân của Pháp, rất rõ ràng. Các cụ khác người thì wiki, người thì sách sử cũ-mới, thậm chí lấy cả trong trí nhớ ra... lấy ở đâu phải ghi rõ, không đánh đồng về đôn tin cậy được.
- Tranh luận phải có văn hoá, gọi là tranh luận chứ không gọi là tranh cãi. Cụ nào có hiểu biết và thích phản biện hay bổ sung thì người đọc rất ủng hộ nhưng làm ơn đợi cho cụ Đốc dịch xong hết đã. Nếu người ta đang viết mà các cụ cứ chen vào thì chỉ có 1 trong 2 khả năng: các cụ không biết tôn trọng người khác hoặc các cụ đang cố ra vẻ hiểu biết hơn người.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,385 Mã lực
Để thực hiện tập trung quyền lực tuyệt đối về mình, vua Minh Mạng, tất nhiên, còn phải nhổ cái gai trước mắt, đó là dòng dõi Hoảng tử Cảnh, người đáng lẽ ra phải được lên làm vua, nếu như ông không mất quá sớm vào năm 1801.
Năm 1801, Hoàng tử Cảnh mất, trước đó, ông đã lấy vợ là ( chính thức) Tống Thị Quyên và hai con là Nguyễn Phúc Mỹ Đường (Nguyễn Phúc Đán ) và Nguyễn Phúc Mỹ Thùy.
NHiều vị quan lớn như Nguyễn văn Thành, Lê Văn Duyệt đều ủng hộ lập con trưởng của Hoàng tử Cảnh là Nguyễn Phúc Mỹ Đường lên ngôi vua, nhưng Gia Long từ chối. Không rõ vì sao.

Tháng 2 năm 1824.
Có tin tố cáo Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị Quyên.
Tống Thị QUyên vì thế bị dìm nước cho đến chết, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín và dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân, con trai con gái chỉ được biên chép phụ ở phía sau sổ tôn thất.
Khoảng tháng 6 năm 1826.
Quân lính ở đạo Dực Chẩn kiện Mỹ Thùy, không rõ kiện gì, Vua cho bắt Mỹ Thùy trị tội, ngại mình mang tiếng ác, nên Minh Mạng giao xuống cho các quan. Chưa kịp luận tội thì Mỹ Thùy bị bệnh tả rồi chết. Mỹ Thùy chưa kịp lấy vợ, sinh con gì.

Tháng 3 năm 1825.
Vua Minh Mạng cho lấy con trưởng của Mỹ Đường là Lệ Chung, tập phong làm Ứng Hòa Hầu để lo việc phụng thờ Anh Duệ Hoàng thái tử (tức Hoàng tử Cảnh).
Lệ Chung có 5 con, 2 trai, 3 gái.

Tháng 9 năm 1827.
Minh Mạng vẫn sợ, việc các con cháu Hoàng tử Cảnh lợi dụng việc thừa tự để sinh sự lôi thôi, vì có nhiều người vào viếng Hoàng tử Cảnh, nên giao cho triều đình nghị tội.
Án xử là buộc con trai con gái của Lệ Chung là Lệ Ngân, Thị Văn, Thị Dao đều phải giáng làm dân thường, đổi theo họ mẹ là Tống. Xóa tên khỏi sổ Tôn Thất.

Năm 1848, NGuyễn Phúc Mỹ Đường bị bệnh mất.

Dòng họ Hoàng tử Cảnh còn sót lại một người khá nổi tiếng, đó là cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.
Cụ Cường Để mới chính danh hơn Bảo Đại
Tiếc là giai đoạn lịch sử đó người Pháp đạo diễn từ bộ quần áo vua mặc, cho đến cả lá quốc kỳ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top