Để thực hiện tập trung quyền lực tuyệt đối về mình, vua Minh Mạng, tất nhiên, còn phải nhổ cái gai trước mắt, đó là dòng dõi Hoảng tử Cảnh, người đáng lẽ ra phải được lên làm vua, nếu như ông không mất quá sớm vào năm 1801.
Năm 1801, Hoàng tử Cảnh mất, trước đó, ông đã lấy vợ là ( chính thức) Tống Thị Quyên và hai con là Nguyễn Phúc Mỹ Đường (Nguyễn Phúc Đán ) và Nguyễn Phúc Mỹ Thùy.
NHiều vị quan lớn như Nguyễn văn Thành, Lê Văn Duyệt đều ủng hộ lập con trưởng của Hoàng tử Cảnh là Nguyễn Phúc Mỹ Đường lên ngôi vua, nhưng Gia Long từ chối. Không rõ vì sao.
Tháng 2 năm 1824.
Có tin tố cáo Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị Quyên.
Tống Thị QUyên vì thế bị dìm nước cho đến chết, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín và dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân, con trai con gái chỉ được biên chép phụ ở phía sau sổ tôn thất.
Khoảng tháng 6 năm 1826.
Quân lính ở đạo Dực Chẩn kiện Mỹ Thùy, không rõ kiện gì, Vua cho bắt Mỹ Thùy trị tội, ngại mình mang tiếng ác, nên Minh Mạng giao xuống cho các quan. Chưa kịp luận tội thì Mỹ Thùy bị bệnh tả rồi chết. Mỹ Thùy chưa kịp lấy vợ, sinh con gì.
Tháng 3 năm 1825.
Vua Minh Mạng cho lấy con trưởng của Mỹ Đường là Lệ Chung, tập phong làm Ứng Hòa Hầu để lo việc phụng thờ Anh Duệ Hoàng thái tử (tức Hoàng tử Cảnh).
Lệ Chung có 5 con, 2 trai, 3 gái.
Tháng 9 năm 1827.
Minh Mạng vẫn sợ, việc các con cháu Hoàng tử Cảnh lợi dụng việc thừa tự để sinh sự lôi thôi, vì có nhiều người vào viếng Hoàng tử Cảnh, nên giao cho triều đình nghị tội.
Án xử là buộc con trai con gái của Lệ Chung là Lệ Ngân, Thị Văn, Thị Dao đều phải giáng làm dân thường, đổi theo họ mẹ là Tống. Xóa tên khỏi sổ Tôn Thất.
Năm 1848, NGuyễn Phúc Mỹ Đường bị bệnh mất.
Dòng họ Hoàng tử Cảnh còn sót lại một người khá nổi tiếng, đó là cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.