Theo em được biết thì Nhật Đức thời WW2, nền công nghiệp đã rất phát triển khi đóng đc tàu chiến, máy bay...vậy nên sau WW2 việc tái thiết gặp nhiều thuận lợi. Còn ta thì mãi 1975 mới thống nhất 2 miền, rồi chiến tranh với anh hàng xóm, mãi đến năm 1986 sau khi tổng bí thư Lê Duẩn mất mới quyết định mở cửa trở lại dần dần
Phần cụ được biết là phần trước WW2 cụ ạ, giai đoạn cuối của WW2 cả Đức lẫn Nhật đều kiệt quệ, sau WW2 thì Đức chia đôi một phần do Mỹ chiếm đóng và một phần do Liên Xô chiếm đóng, tuy cùng thành lập 2 nước Đức nhưng chịu ảnh hưởng bởi 2 thế lực lớn, sau này khi Liên Xô đồng ý thoả thuận với Mỹ rút khỏi Đông Đức, tới khi Liên Xô tan rã thì mới thành chuyện hợp nhất 2 miền Đông Tây Đức, nhưng sau khi hợp nhất thì Đức cũ vẫn mất một phần đất do kết thúc WW2 Liên Xô ghép vào Ba Lan và dù hợp nhất rồi và Liên Xô đã rút ảnh hưởng khỏi Đông Đức thì Mỹ vẫn củng cố ảnh hưởng ở Đức và Đức trở thành nơi có nhiều căn cứ quân sự của Mỹ và quân đội Mỹ gần như nhất nhì trên thế giới. WW2 kết thúc với việc quân đồng minh vào Đức từ 1 hướng, Hồng quân Liên Xô vào Đức từ 1 hướng khác, cụ bảo nước Đức có còn lành lặn hay là nát.
Trước WW2, Nhật mở rộng bành trướng, các thứ đều phát triển, giai đoạn cuối WW2 Nhật bị oanh tạc dữ dội, Hồng Quân tiêu diệt 1 triệu quân Quan Đông, số tù binh chết dần mòn do lao động khổ sai ở Sibiri, âu cũng là cái giá phải trả cho việc Nhật tàn sát quân đội và người dân các nước khác trong WW2. Quân Mỹ cũng tích cực ném bom phá hoại hậu phương của Nhật, đỉnh điểm để Nhật hàng cho nhanh và nhân tiện thử vũ khí mới nhằm dằn mặt Liên Xô, Mỹ tương 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật và Nhật đầu hàng luôn, mới hôm vừa rồi là kỷ niệm ngày Nhật ký văn kiện đầu hàng trên chiến hạm của Mỹ. Cụ bảo Nhật có nát hay không ?
Sau WW2 thì Mỹ xây dựng 2 nước này thành bàn đạp của Mỹ do 2 nước này quá nhiều căn cứ quân sự của Mỹ, còn kế hoạch Marshall thì cụ xem lại cũng thấy ngay là Mỹ vực các nước sau chiến tranh như thế nào, Nato hình thành một phần nhờ đâu. Nên bảo là Nhật Đức đã xịn xò từ trước và không có Mỹ đô hộ còn phát triển hơn thì em thấy không được đúng với hiện thực. Còn phần khác cụ so sánh, em miễn bàn vì sẽ lạc đề về Việt Nam.
Còm trước em nói về chuyện lên trung cường từ kết luận của cụ TS, nó có nói đến chọn phe, nhiều cụ không hiểu, nhân có ví dụ về Nhật Đức, trước WW2 Nhật Đức có chọn phe với Mỹ không, sau WW2 có về phe với Mỹ không, không chọn phe thì Mỹ nó nhân cơ hội nó giã cho như ngoé, về phe chịu nó đóng quân với giám sát thì lên nước mạnh kinh tế, kinh tế cũng là thứ mà cụ TS nói tới và nhiều cụ khác nhắc đến, nhưng các cụ khác nói về độc lập và tự do hay không chọn phe thử ngẫm xem, ví dụ mà nhiều cụ muốn mang ra nói như Nhật Đức họ có chọn phe không ? Nhiều thứ nói ra hơi tàn nhẫn phũ phàng nhưng thực tế nó là vậy, các cụ đừng có ảo tưởng quá trong những khái niệm được xây dựng trong trật tự Mỹ bá chủ, các cụ nghĩ nó là không chọn phe, thực ra là ngoan theo phe của Mỹ.