Bác Dũng là trưởng bộ môn QTKD - vốn là ngành vi mô, cách tiếp cận vĩ mô lấy từ kinh nghiệm thực tiễn công việc hàng ngày nên sẽ dễ gần với số đông.
Bác Thành bậc đại học theo khối vĩ mô, lên cao học cũng vĩ mô (kinh tế phát triển), luận án TS cũng vĩ mô nốt, ở góc độ nào đó thiếu đi góc nhìn từ người dân và doanh nghiệp.
Ở VN nói chuyện vĩ mô có vài phong cách. Kiểu 1 đi đầu là cụ Lê Đăng Doanh với phong cách bình dân hoá các vấn đề học thuật. Cụ thay các thuật ngữ, các nguyên lý trong kinh tế học bằng ngôn ngữ đời thường, nhiều khi ko sát lắm nhưng chuyển được ý muốn nói. Nghe kiểu này rất khó phân biệt chém gió hay học thuật nếu không thực sự có nền tảng đủ sâu về kinh tế. Dạng thứ 2 là sách dạy sao thì ta đưa nguyên như thế, ngồi nghe rất buồn ngủ cứ như thể đang ngồi trên giảng đường, hay gặp ở các khách mời là giảng viên đại học. Dạng thứ 3 là cố gắng cân bằng giữa 2 cái trên dựa trên nền tảng của mình, hay gặp ở các "chuyên gia" vừa có nền tảng học thuật, vừa có nền tảng thực tiễn.
Cụ nào có kinh nghiệm doanh nghiệp đương nhiên sẽ nói hay hơn, có vẻ sát thực tiễn và đi vào công chúng hơn và ngược lại. Em từng xem clip cụ Thành nói về vấn đề các tay to ngành chăn nuôi dần thâu tóm và lũng đoạn giá cả ở VN cách đây chục năm thông qua chính các quy định bóp chết nông dân nhỏ lẻ. Ẩn dưới cách nói chuyện có phần thiếu tự tin và hơi hướng nặng về học thuật là những câu chuyện khá sâu sắc, có tính dự báo cao mà sau này thành hiện thực. Thế mà rất ít view, báo chí ít trích lại, giờ em còn chả tìm thấy ở đâu. Có lẽ vì vậy cụ ấy nỗ lực "Lê Đăng Doanh" hoá cách nói chuyện, nhưng lại thiếu đi sự trải đời của cụ Doanh, thành ra giống chém gió bốc phét hơn là học thuật.
Gần đây có cụ Võ Trí Thành tiếp nối sự nghiệp chém gió vĩ mô phong cách cụ Doanh có vẻ tốt, cân đối giữa gió bão và sách vở.