...
Tiếp mạch bài "bắt mạch cái trần kính" chặn đường phát triển của nước Nam nhé!
...
To như Mỹ hay nhỏ như Sing, người ta đều chơi kiểu...Mỹ. Đó là điểm chung. Việt Nam mình kháng chiến chống Mỹ anh hùng thắng lợi rồi, đến lúc cắp sách đi học kẻ bại trận (50 năm trước) là vừa.
Có thể rút ra mấy công thức thành công của giấc mơ Mỹ hay điều kỳ diệu của Singapore:
1. Thực dụng. Siêu thực dụng. Giấc mơ Mỹ thực chất là câu chuyện không ai bị ngăn cản làm giàu nhưng không có bữa trưa miễn phí. Với Singapore thì kể kể cả ngôn ngữ chính thức, cần thiết chuyển luôn sang tiếng Anh. Mà không phải thứ tiếng Anh hoa mỹ quý tộc Anh hay bụi bặm kiểu Mỹ, mà là Singlish, thứ tiếng viết từng câu ngắn-cấm hiểu sai, để nhanh chóng giao dịch thành công trong kinh tế. Chỉ 2 chi tiết đó đã biến Mỹ và Singapore trở nên giàu có và quyền lực nhất thế giới. Ví dụ tiếp theo: sau khi chịu không nổi sức hút tiền của kinh đô cờ bạc Macau, Singapore mở luôn sòng bạc lớn nhất ĐNA, mặc dù trước đó luôn nói không với cờ bạc:
Sau hai thế kỷ cấm đoán, cuối cùng chính quyền Singapore cũng lao vào cuộc chạy đua trong lĩnh vực kinh doanh sòng bạc. Cuối tháng 6/2012, đảo quốc Sư tử đã khai trương một quần thể giải trí bao gồm một casino khổng lồ, công viên tái tạo và khách sạn hạng sang với chi phí xây dựng lên đến 5,7 tỉ...
dantri.com.vn
2. 3. 4. 5. đều là thực dụng. Nếu sai, xem lại điều 1.
Suy ra, cái gì con người nhất quyết muốn làm, thì họ (người Mỹ, người Sing) đưa vào quản lý, kiểm soát, thu lợi luôn.
...
Trở lại VN, có thể nói đã rất thành công trong khoảng 40 năm qua kể từ 1986 - Đổi mới lần 1. Tất cả các cánh cửa chính đều đã mở. Mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân, cho FDI, cho tư nhân kinh doanh hầu hết mọi lĩnh vực. Thành công cũng bắt nguồn từ "những việc cần làm ngay", bằng một thái độ đúng đắn duy nhất: "nhìn thẳng vào sự thật":
"Đảng phải nhìn thẳng vào sự thật, phải thấy thiếu sót chủ quan của chúng ta là nghiêm trọng và kéo dài, phải có tinh thần dũng cảm tự phê phán mạnh mẽ và triệt để để đổi mới. Không như thế, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài với những tai họa thật sự - những tai họa không phải do bản chất chế độ chúng ta gây ra mà là do khuyết điểm của chúng ta gây ra. Vậy nên, để không mắc tiếp sai lầm, cần phải đổi mới tư duy và phong cách.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh"
Tất cả thành tựu chúng ta có đến nay khởi đầu từ thế hệ những nhà lãnh đạo xuất sắc, thực sự vì dân, bám sát thực tiễn và đầy dũng cảm ngày ấy.
Nhưng đến nay, động cơ Đổi mới đang hụt hơi bởi nút thắt cổ chai tồn tại ở 2 điểm:
1. Hệ thống luật pháp VN hiện nay được thiết kế theo công thức "có bôi trơn sẽ chạy". Vì ngay từ đầu phương pháp xây dựng luật đã là bao cấp, quan liêu, nên hầu hết nếu không muốn nói tất cả hệ thống luật VN đều không thể khiển dụng. Cứ theo điều khoản này làm được lập tức có điều khoản khác chặn. Nó được thiết kế để ai cần được thông qua chính sách, dự án đều phải bôi trơn.
Và tất nhiên trong tiếng chửi bới hậm hực của những ai bị bít cửa làm ăn, thì cũng đầy âm thanh khoái trá ngạo mạn của những áp phe "cái gì không mua được bằng rất nhiều tiền thì mua được bằng vô cùng nhiều tiền". Không có cái gì gọi là "cạnh tranh lành mạnh".
2. Tồn tại thứ 2: Cơ chế sử dụng và đãi ngộ cán bộ lạc hậu và cào bằng, phi thực tế.
Lưu ý lương của vị công chức cao cấp nhất hệ thống là CT Nước không đến 20 triệu/tháng. Không hề có chút thực tế nào.
Có thể hình dung rằng, bên ngoài xã hội VN hiện có đầy đủ lực lượng để xoay chuyển toàn bộ tình thế. Nhưng với cách sử dụng cán bộ hiện tại và đãi ngộ như hiện nay thì vô phương. Không ai có động lực để làm việc. Chưa kể
Hệ thống đó phải cải cách bởi cái tệ hại của nó nằm ở chỗ, ngoài việc làm mất tất cả chuẩn mực chất lượng lẫn tính đúng đắn-khách quan trong các quyết định hành chính thì còn ở chỗ về mặt kinh tế, nếu quy đủ chi phí 1 đầu việc mà 1 đối tượng cần phải trả đúng-đủ (bao gồm bôi trơn) cho bộ máy "chạy" cho xong việc, được việc, thì đắt hơn nhiều so với cách trả lương cao để đảm bảo có đội ngũ công bộc phục vụ công tâm và thông minh.
Vừa đắt đỏ, vừa mất hết chuẩn mực, vừa cổ xúy sự dối trá gian lận thì hệ thống đó phải thay đổi.
Nhưng ai cải cách? Cải cách như thế nào? Đốt lò thôi đã đủ? (Và hiện nay đang có 1 nguy cơ thâu tóm lạm quyền ở chính lực lượng chống tham nhũng). Đây chính là vấn đề mà TS Thành nhắc đến.
Hãy xét thực tế các điều kiện cần và đủ để việc cải cách xảy ra:
1. Sự tích lũy về điều kiện kinh tế-tài chính-công nghệ-đầu tư của Nhà Nước: tạm đủ. Mấy chục năm xoay xở NN chắc chắn đủ tiền để cải cách lần này.
2. Sự bức xúc của khối doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp tư nhân: hiện là trái bom chờ kích nổ. Trái bom này hiện sắp nổ, sẽ dẫn đến thất nghiệp tràn lan, hệ lụy cho hàng loạt vấn đề xã hội, các vấn đề y tế, giáo dục, tội phạm sẽ bung ra không thể kiểm soát, các vấn đề nhạy cảm về đất đai, dân tộc, tôn giáo sẽ tuôn ra như khi chiếc bình Pandora bị mở.
Khi khối doanh nghiệp nội thất bại, toàn bộ thị trường sẽ mất vào tay nước ngoài. Đất nước sẽ mất tự chủ về chủ quyền kinh tế. Và cuối cùng, sẽ chốt lại bằng sự mất ổn định chính trị. Thậm chí viễn cảnh sụp đổ là chuyện bình thường, có thể thấy trước.
3. Năng lực làm chủ trong thời đại thông tin CNC và nhận thức, đòi hỏi của công dân về một quốc gia được vận hành bình thường chứ không phải kiểu "dan dan díu díu mập mờ" kéo dài từ thời chiến sang nửa thế kỷ thời bình như hiện nay. Đó là năng lực thoát ly sự kềm tỏa vể thông tin của nhà nước, năng lực về dân trí, khả năng phatn tích, đánh giá đúng các vấn đề chính trị và đòi hỏi gắt gao, phân tích
chí tình chí lý của từng công dân (như tôi chẳng hạn) sẽ là một vector lớn, có thể nói là rất mạnh và không thể ngăn chặn. Một bài viết, một phát biểu có thể không là gì, nhưng sự lan tỏa của nó khắp cộng đồng lại là chuyện khác. Không thể lấy giấy gói lửa.
Miễn không nói bậy, hung hăng xúc phạm, vi phạm pháp luật, tự làm mất uy tín mình, thì các KOL hoàn toàn có thể giúp cải cách thể chế.
4. Có phương án để vừa bảo toàn sự ổn định chính trị (cụ thể là bào đảm sự lãnh đạo của Đảng), vừa biến Đảng thành lực lượng cải cách tiên phong, tiếp tục dẫn dắt đất nước vượt qua cái nút cổ chai hiện nay.
Đó là:
a. Nhận thức lại về Đảng như là lực lượng tinh hoa của toàn dân tộc thay vì đặt nặng tính giai cấp. Như thế, ngay cả Cương lĩnh, điều lệ Đảng phải sửa để đảm bảo những ai ưu tú và có đóng góp thực tế lớn nhất trong xã hội VN đều phải được chọn lọc mời vào Đảng thay vì chọn từ thành phần giai cấp, lý lịch xong mới tính tiếp. Tôi sẽ chấp nhận một hàng rào nhất định giữa DV bình thường và DV thuộc diện quy hoạch lãnh đạo. Nhưng trước hết, để được là ĐV anh chị phải chứng tỏ năng lực vượt trội và quá trình đóng góp cho xã hội thông qua chuyên môn của mình.
Đó là ai:
- Nhà lãnh đạo xuất sắc, lập hệ thống tổ chức cán bộ tinh gọn, thông minh, thực tế đủ uy tín để cấm quyền, vận hành thể chế nhà nước mới, hiện đại: Đó là key person. Không xuất hiện các vị này trong Đảng và ở vị trí lãnh đạo thì thua. Mọi thứ từ dưới đây đều không hiện thực được.
- Nhà làm luật xuất sắc, viết ra những luật công bằng cho các bên, đơn giản dễ áp dụng, chính xác và tỉ mỉ đến mức bịt kín hết các kẻ hở lợi dụng. Những nhà làm luật xuất sắc nhất, viết nên những bộ luật xuất sắc nhất phải được mời vào Đảng.
- Nhà kỹ trị xuất sắc trên các lĩnh vực. Họ chính là người làm nên hê thống công quyền gọn nhất, hiệu quả nhất, nhân sự được trả lương cao nhất, bao gồm họ. Họ phải là ĐV.
- Các doanh nhân xịn. Doanh nhân không sinh hoạt trong các chi bộ đảng kiểu dân túy, mà phải sinh hoạt trong các chi bộ cùng tầm năng lực. Để các vấn đề của doanh nghiệp được chính họ đại diện, góp tiếng nói ngay trong Đảng, tháo gỡ khó khăn.
- Lực lượng tinh hoa trong mọi nghành nghề. Thay vì phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú hay Nghệ sĩ nhân dân, hãy mời họ vào Đảng để phát huy giá trị của Đảng trong lãnh đạo mọi mặt xã hội.
Một ĐV như thế là một động cơ đầy sức mạnh, không phải là kiểu ĐV phải tìm đủ cách để được xét kết nạp dù bản thân không có gì cống hiến hay năng lực vượt trội. Tức là quy trình kết nạp Đảng phải thay đổi. Tìm người giỏi, lôi kéo họ về với mình, đứng cùng chiến tuyến với mình, và tạo ra lợi ích cho tất cả. Đó chính là cách mà bác Hồ mời nhân sĩ trí thức tham gia giúp nước. Nhưng khác thời kỳ đó, hiện nay, quyền lợi của ĐV phải được đáp ứng. Miễn sao ĐV trước hết phải là công dân gương mẫu. Còn lại khi họ đủ giỏi, tài năng đủ lớn, thì phải để người ĐV đó thụ hưởng giá trị lao động của họ 1 cách công khai.
5. Sức ép cải cách liên tục của bối cảnh quốc tế: mô hình chính trị lạc hậu kéo dài sẽ làm cho đất nước tụt hậu. Tụt hậu đến mức nào đó thì tính chính danh của Đảng sẽ mất. Quyền lực của Đảng sẽ mất dù muốn duy trì thế nào nữa.
...
Suy cho cùng,
cán bộ là công tác đầu tiên và quyết định mọi thành bại. Và Đảng phải trung thực đối diện với việc này nếu không muốn đánh mất quyền lực (vào tay lực lương tiến bộ hơn).
Và, ngày xưa thắng giặc Mỹ chính nhờ Đảng rất bám sát thực tế, rất trọng dụng hiền tài đấy! Nay chỉ cần làm đúng...như xưa!
...
Còn tiếp...