Nếu so với các nước trên thế giới, tỷ lệ ăn lương ngân sách của VN tính trên tổng số lao động thuộc loại thấp của thế giới:
en.wikipedia.org
Tuy nhiên con số này chả có ý nghĩa gì, vì ta không biết cơ cấu những công chức đó ở các nước làm những ngành gì, công việc gì, và nhất là vì sao chính phủ đó lại làm như vậy. Theo số liệu của ILO (tổ chức lao động quốc tế) thì nhiều nước quá nửa lực lượng lao động làm cho nhà nước như Cuba (77%) hay Nga (40%), Oman (78%), vì sao nhiều thế? Một loạt các nước Bắc Âu cũng cỡ 30% trong khi VN chỉ có 8%? Trong khi đó Singapore và Áo chưa bằng nửa ta?
Trong nhóm tỷ lệ thấp rất nhiều nước nghèo những cũng lắm nước giầu có cả Âu lẫn Á. Trong đám tỷ lệ cao cũng vậy, đa số là nước giầu nhưng lẫn vào những quốc gia độc tài hoặc nghèo. Không có mối quan hệ chặt chẽ giữa sự giầu có hay mức độ phát triển với tỷ lệ lao động khu vực công trên tổng số lao động. Vì vậy con số này trở nên vô nghĩa, không nói lên điều gì, xấu hay tốt, nên theo hay không nên.
Ở đây chúng ta bàn về việc giảm lao động khu vực công chủ yếu trên 2 phương diện:
- Để tăng thu nhập cho phần còn lại với quỹ lương ngân sách eo hẹp (chủ trương từ trên cao nhất).
- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nói trắng ra là loại bớt những ông ngồi chơi xơi nước. Cái này không nói rõ, không có nghiên cứu nào chỉ ra bao nhiêu % đang ngồi chơi.
Nếu bàn thì nên tập trung vào 2 ý trên sẽ hợp lý hơn là so sánh với các quốc gia có thu nhập, mô hình quản lý và chính sách khác hẳn Việt Nam.