Tính từ năm 1986 (cuộc Đổi Mới lần thứ nhất) đến nay, đã trải qua 37 năm. Hồi đó thằng tôi mới 10 tuổi. Thử điểm xem đến nay chúng ta đã có những gì nào:
1. Trước tiên là không bị biến loạn-nội chiến như các cuộc cách mạng hoa, cách mạng màu. Ơn trời. Bao nhiêu mạng người được sống.
2. Phá được vòng vây cấm vận, bình thường hóa tất cả quan hệ với các quốc gia thù địch cũ, mới nhất là nâng quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống tính cấp độ quan hệ đối tác MÀ KHÔNG GÂY ĐỔ VỠ, MẤT ĐI NHỮNG QUAN HỆ CŨ.
3. Ở thế rất yếu về mọi mặt (GDP bình quân đầu người tại thời điểm 1989-1990 là thấp nhất thế giới, bộ đội đóng quân ở Trường Sa trên những pông tông, bão đánh dạt như thuyền nhân) lần lượt kiến tạo các mối quan hệ đối tác cùng có lợi với những quốc gia giàu mạnh hơn rất nhiều so với VN, nhưng vẫn không đánh mất chủ quyền chính trị-kinh tế-an ninh quốc phòng.
4. Thay thế một cách an toàn hệ thống kinh tế kế hoạch (quan liêu bao cấp cào bằng chủ nghĩa) thành hệ thống kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN (trên danh nghĩa là chính). Vừa chạy vừa thay bánh xe là khó lắm nhé.
5. Hình thành được hệ thống dân doanh, kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh. Bao gồm từ các ngành mang tính xã hội như y tế, giáo dục, xuyên suốt từ cơ sở đến cấp cao nhất.
6. Xây dựng được con người Việt Nam hiện đại, ngày càng làm chủ được không gian kinh tế đất nước, nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc cạnh tranh ở tầm thế giới. Từ chỗ vô cùng nghiệp dư lạc hậu, ú ớ ngọng nghịu, quê mùa ngốc ngếch, thấy Tây thấy Nhật là lóng ngóng hốt hoảng, nay người Việt thuê Tây làm việc là chuyện rất bình thường.
Trong đó có công ty bé xíu của tôi.
Các cụ mợ có thấy rằng: con em VN ngày nay ngày càng cao ráo, xinh đẹp, mạnh mẽ về thể chất, giòi giang về học vấn, ngoại ngữ bắn như tiểu liên, văn thể mỹ ngày càng bén, vào loại năng động nhất DNA. Các cụ mợ liêu ý nhé! Phát triển sau cùng là để được như này đấy thôi.
7. Nâng tiềm lực kinh tế lên 50 lần tính từ 1989 (từ 9 tỷ đô lên 450 tỷ đô hiện nay, chưa tính những phần kinh tế không đưa vào sổ sách). Đi kèm là trình độ công nghệ nâng cao, chứ không hoàn toàn chỉ là diện rộng (gia công quần áo) và rất nhiều công nghệ quan trọng trong cacq ngành cơ khí, chế tạo, sản xuất, công nghệ thông tin, gia công, sản xuất, nghiên cứu phần mềm, công nghệ tự động hóa, nghiên cứu A.I, big data...đã và đang hội nhập vào làn chạy tốc độ cao của đẳng cấp chung của thế giới. Thậm chí công nghệ sản xuất xe điện (phần cứng, phần mềm, pin...) của VN đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Mỹ.
8. Đưa quốc phòng và công nghệ-công nghiệp quốc phòng lên mức an toàn tương đối cao. So với bối cảnh 1988 khi mà chúng ta không thể làm gì hơn ở GM-LD thì ngày nay VN có thể bảo đảm về quốc phòng trên toàn bộ không gian bầu trời mặt biển, mặt đất, lòng biển mà chúng ta tuyên bố chủ quyền. Nếu có ai thách thức chủ quyền của VN, tại thời điểm này, thật sự rất khó để muốn gì làm nấy như bối cảnh năm ấy, 1988. Tất nhiên chưa đến ngưỡng "rất mạnh" nhưng cũng ở mức "đáng kiêng nể" nhất là nhiều công nghệ quốc phòng đã được nội địa hóa.
...
Như vậy là một bước tiến rất dài.
...
Nhưng nhìn lại, vậy đã ok chưa?
Tất nhiên chưa, nhất là khi nhìn ra xung quanh.
...
Có 1 cái trần xưa nay lờ đi. Cái trần cuối cùng. Chúng ta sẽ từ từ tháo nó, 1 cách cẩn thận kẻo vỡ đầu, nhưng không thể cứ để vậy. Bao doanh nghiệp VN nhún hết sức nhảy lên là đụng trần. Tụt hết mana.
Trần ấy là trần ai đấy các cụ ạ. Ta sẽ nói ở post sau.