Tín hiệu cho cải cách tiền lương thực chất:
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 với nhiều mục tiêu, giải pháp rất quyết liệt.
vietnamnet.vn
..
"Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, nhưng tôi nghĩ nó cũng là căn bệnh phái sinh từ cơ chế chính sách không phù hợp. Tổng Bí thư NPT đã khẳng định: “Xây dựng cơ chế để không thể, không dám, không cần tham nhũng”. Chủ thể của “ba không” này là các vị lãnh đạo nhưng để họ đạt được “ba không” đó, trách nhiệm không phải của riêng họ.
...
Thực tiễn tại nhiều quốc gia, việc trả lương cao cho lãnh đạo không chỉ chứng tỏ một nền kinh tế vững mạnh mà còn thể hiện sự văn minh, tiến bộ trong nhận thức, tư duy biện chứng trong sự vận động và phát triển.
...
Nước ta còn nghèo, chưa thể làm thoả mãn vật chất như các nước tiên tiến nhưng vẫn cần phải có “ngưỡng” của nó. Đạt đến “ngưỡng” có thể chấp nhận được trong điều kiện nhất định, con người sẽ an tâm hơn để làm việc một cách có trách nhiệm, tập trung hơn cho chuyên môn thay vì chỉ bày binh bố trận để mua quan bán tước.".
Đoạn 3 không này giống Singapore chứ khác gì.
...
Tuy nhiên trả lương cao chưa đủ.
Máy cái của các máy cái là cán bộ lập chính sách và phương pháp lập chính sách. Lâu nay cứ đưa về bộ ngành, tận dụng bộ máy của bộ ngành để lập luôn chính sách. Điều tiện lợi này nảy nòi cho vô số tác hại. Vì việc lập chính vẫn đc làm theo kiểu bao cấp, nên hầu như quá trình ra chính sách là kiểu: cốc mò cò xơi.
Đưa chính sách ngành về cho bộ ngành thì sai ở chỗ: người có trách nhiệm quản lý lại soạn luật để quản lý ngành. Như bộ CA soạn QCVN06 để quản lý PCCC. Vì việc soạn luật không được trả thù lao đúng, nên chỉ có cách giao cho bộ ngành tự sản tự tiêu.
Vâng, tiêu luôn cái ngành mình quản.
Các cụ thấy rất rõ những bất cập, o ép doanh nghiệp, tất cả đối tượng chịu chế tài của luật pháp trong suốt thời gian qua đều vì lối làm chính sách bỏ túi này.
Một khi quyền quản lý và quyền soạn luật quản lý vào tay 1 chủ thể quản lý, thì đối tượng quản lý chỉ có chết.
...
Khi trả lương cho cán bộ đủ đúng với giá trị lao động họ tạo ra trong việc thực thi luật, muốn thực sự thúc đẩy phát triển xã hội, thì việc soạn luật phải đấu thầu giữa các viện nghiên cứu độc lập, các văn phòng tư vấn độc lập. Bộ ngành thẩm định dự luật. Như đấu thầu thiết kế 1 công trình.
Như vậy, 1 cơ số lớn cán bộ các bộ ngành ở trung ương lâu nay làm việc soạn luật, sẽ cắt ra, hoạt động theo cơ chế thị trường. Kể cả việc chọn ban thẩm tra các luật cũng đấu thầu nốt. Ít nhất 50% cán bộ viên chức các bộ ngành TU sẽ rời khu vực nhà nước.
Việc này vừa giúp thu hẹp diện ăn lương NN vừa giúp việc quản lý NN trở nên minh bạch, các bộ luật trước khi thi hành đuọc các bên đại diện cho những đối tượng chịu chế tài của luật chà xât triệt để, để luật ra đời sẽ là luật sạch. Luật không ai kêu oan.
...
Tất cả những vướng mác hiện nay làm trì trệ kinh tế, đánh mất ít nhất 50% tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đều nằm ở các văn bản, thông tư, nghị định, tiẻu chuẩn, quy chuẩn, luật...chồng chéo khiến cán bộ làm thì không được gì mà rủi ro vi phạm luật lúc nào cũng như gươm kề cổ.
Đối với mớ bòng bong đó, việc xử lý hóa ra rất dễ. Bắt đầu bằng cải cách cơ chế làm chính sách, làm luật pháp. Một mũi tên trúng 3 đích: giảm biên chế, bỏ lối làm luật "lợi cho người quản lý còn kệ người bị quản ra sao thì ra" để có hệ thống luật pháp chất lượng cao, và thúc đẩy cỗ máy xã hội vận hành tự nhiên.