[Funland] Nghề ô tô, những điều khó nói

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,718
Động cơ
628,546 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Thế mới nói cụ à, chứ đầu tư mấy cái dụng cụ ấy của Tàu thôi cũng được có vài chục đến hơn trăm nghìn, cả bộ đầy đủ chắc khoảng 500k - 1Tr là dùng tẹt, vừa chuyên nghiệp, vừa chất lượng, vừa hiệu quả... nhưng có mấy chỗ dùng đâu.
Đến thợ điện làm ct dân dụng bên em, khi đấu nối ổ cắm dùng cho/hay thiết bị có cs lớn (như bình nước nóng) đều dùng hàn thiếc.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Thợ ở ta rất hay có kiểu nghe kể triệu chứng từ lái xe rồi phán bệnh.
Và có cái kiểu là nghe nói hoặc nổ máy/lái thử phát là phải phán bệnh ngay thì nó mới thể hiện là mình giỏi nghề hay sao ấy.
Mà khá ít trường hợp nghe/chạy thử xong phải kiểm tra tý đã, vì kiểu như sợ chủ xe đánh giá mình kém hoặc vẽ việc.
(kiểu như máy báo lỗi về cảm biến đấy, thì có nhiều nguyên nhân như cảm biến hỏng, đầu cảm biến bẩn, dây đứt, bộ đọc kém..... nhưng chả kiểm tra đã chốt vào cái là thay cảm biến, thay vào íu được mới kiểm tra tiếp; hoặc có ông check thấy bị bỏ máy không đều thì phán và thay bugi, thay bugi xong vẫn thế thì mới bẩu hỏng mobi....)

Còn khi đã xác định được cái chỗ hư hỏng thì tuyệt đại đa số là phán thay, mà chả kiểm tra xem nó hỏng cái gì, sửa thế nào. Vì sửa là cần trình cao, thời gian nhiều, tỷ mẩn nhưng lấy tiền nhiều thì khó, thôi thay cái mới cho nhanh, dễ là lãi nhiều. Nên có thể gọi rằng ở ta, càng gara to càng không có thợ Sửa xe đúng nghĩa, mà chỉ có công nhân thay thế theo chỉ định của cvdv mà thôi.
Ví dụ chắc nhiều người đi xe cũ đã phải thay quạt gió két nước nhỉ ? Xe chạy lâu năm, cổ góp mòn, chổi thay mòn thì quạt nó xỉu thôi, nhưng thay cả quạt thì dễ hơn, lãi nhiều hơn. Trong khi cái quạt mới - hàng chính hãng thì đắt; nên đa số tư vấn (hoặc làm liều) là thay hàng nhái, nhưng hàng nhái thì sao phần motor, vòng bi/bạc đỡ tốt bằng cái cũ được.Trong khi với cái quạt này, có những trường hợp chỉ thay chổi than, láng cổ góp là ngon ơ (thay cổ góp thì phức tạp hơn tý. Nhưng để làm điều náy, thợ phải tỷ mẩn, phải có nghề, và về lãi thì tính ra chả ăn thua gì so với bảo chủ thay mới - vậy ng u gì mà sửa.

Và nói nôm na là ta tuyền làm tắt, bỏ bước. Thấy tây họ làm theo quy trình thì cú bảo rườm rà, rác việc, có những cái đơn giản thế tau nhìn phát biết ngay, íu gì phải kiểm tra...

Em xin chân hóng. Trước xe e bị chỉ đi tối đa 60km/h. E qa gr ở Định Công đọc bệnh theo cụ gg. 1 lqan đến cảm biến tốc độ, 2 dầu số v.v. Chủ gr bảo để e theo dõi 2 ngày. E đi về luôn, có ku e sửa chữa dưới qê lên chơi, nó ktra thì bj chuột cắn dây cảm biến, đấu 5p xong. Và từ đấy e next gr đấy luôn. Xe có vde, bd thì e toàn về qê làm.
Nó có quy trình mà bác.
Đi từ điểm A đến B đến C.
Cái sự Chuột cắn của bác có lẽ nó nằm ở G hay H, thì garage sao nghĩ đến ngay được??!!
Thợ lành nghề ở ta thì nhiều nhan nhản, nhưng tìm thợ có tâm thì nó lại hiếm hoi :)) . Em đi thay lốp, thay xong đi cả tuần, rửa xe mới biết date lốp ko như vậy, cay và nhận tiền bù sau đó
Thợ ở mình 99% không được đào tạo bài bản, toàn truyền tay truyền mồm cho nhau theo kinh nghiệm. Nên sửa chữa nhiều cái lặt vặt thì ok, còn tổng thể, nguyên lý nhất là phần điện đóm là ngáo ngơ. Cái xe cũ quan trọng nhất phải hiểu được cấu hình chuẩn của nhà sản xuất, thợ nào mà biết đưa hết về nguyên bản mới là giỏi.
Các bác cứ thử mang 1 cái xe vào sửa hãng ở xứ mũi lõ là thấy ngay thôi!
VN mình có mỗi ưu điểm giá nhân công rẻ thôi. Em không liên quan đến nghề sửa chữa, nhưng đi xe từ rất lâu rồi nên cũng biết sơ sơ về xưởng sửa chữa cả ở xứ ta lẫn xứ tây.
Cái cách thợ chỉ vào làm gara 1 thời gian, học được chút nghề là bỏ đi tự mở gara làm cho khó có thợ thực sự giỏi. Các gara ở VN có ông thợ nào kha khá 1 chút, kể cả ở hãng cũng bị lôi kéo cũng làm cho chủ gara (có khi là cả hãng) không muốn bỏ tiền ra cho đào tạo hẳn hoi.
Thợ ở xứ mũi lõ không chỉ được đào tạo nghiêm chỉnh. Thợ trong hãng còn được cập nhập thường xuyên về những cái xe vừa ra của họ. Tụi mũi lõ thường chỉ mỗi nhược điểm (theo quan điểm của người Việt) là rất máy móc, chúng chỉ làm đúng quy trình, không hề làm tắt,... Nếu có phát hiện gì thì cùng lắm là báo cáo lên tụi phía trên, thay đổi quy trình là tụi khác, không phải là thợ trực tiếp.
Tụi chúng rất bảo thủ nên cũng gần như không bao giờ sử dụng người chưa qua đào tạo. Việc đơn giản như vào lau siêu thị hay trường học, thì dù chỉ làm 1 lúc sáng sớm cũng được giành cho nửa tiếng nghe hướng dẫn cách cầm chổi, cầm giẻ lau. Nghe hướng dẫn xong chúng mới phát giẻ hay chổi đi làm. Ở VN ai để ý mấy ông chuyên lau kính các toà nhà văn phòng cao tầng cũng học được rất nhiều khi muốn lau kính ở nhà đấy!
Em cũng chia sẽ ý này với cụ về cách làm việc của tụi Tây, về quy trình làm việc tụi nó đặt ra hàng trăm hàng ngàn cái quy định, tiêu chuẩn và chuẩn mực. Hầu như e thấy cái gì cũng có bộ tiêu chuẩn làm việc cả. Trước e làm bên an toàn của nhà xưởng về gia công hàng cho tụi nó, đủ thu quy định chuẩn mực từ làm việc trên cao, đóng ngắt sửa điện LOTO, làm việc hầm sâu. Mà quy định của tụi nó thì chi li nhiều đòi hỏi, áp qua bên xứ mình nó bị quá tải với người làm của mình. Bên xứ mình bị cái bệnh ẩu và coi thường các quy chuẩn, thường bỏ qua hết các bước chuẩn bị, làm gì thì chọn cách ngắn nhất để làm cho xong, tập huấn, đào tạo, giám sát chỉ làm cho có hồ sơ thôi chủ yếu là cách nghĩ "bình thường làm vậy có sao đâu, vẽ chuyện". Một mặt e nghĩ đó là do văn hóa làm việc của mình nó chưa kỹ luật và chưa hệ thống, 1 mặt khác e lại thấy càng nhiều quy định phức tạp áp vào 1 nơi mà trình độ phát triển chưa tương xứng là 1 dạng rào cản kỹ thuật (thật ra là áp, đòi hỏi nhưng không hoặc ít có hỗ trợ thực thi thực tế)
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,026
Động cơ
62,323 Mã lực
Tuổi
19
Thợ ở ta rất hay có kiểu nghe kể triệu chứng từ lái xe rồi phán bệnh.
Và có cái kiểu là nghe nói hoặc nổ máy/lái thử phát là phải phán bệnh ngay thì nó mới thể hiện là mình giỏi nghề hay sao ấy.
Mà khá ít trường hợp nghe/chạy thử xong phải kiểm tra tý đã, vì kiểu như sợ chủ xe đánh giá mình kém hoặc vẽ việc.
(kiểu như máy báo lỗi về cảm biến đấy, thì có nhiều nguyên nhân như cảm biến hỏng, đầu cảm biến bẩn, dây đứt, bộ đọc kém..... nhưng chả kiểm tra đã chốt vào cái là thay cảm biến, thay vào íu được mới kiểm tra tiếp; hoặc có ông check thấy bị bỏ máy không đều thì phán và thay bugi, thay bugi xong vẫn thế thì mới bẩu hỏng mobi....)

Còn khi đã xác định được cái chỗ hư hỏng thì tuyệt đại đa số là phán thay, mà chả kiểm tra xem nó hỏng cái gì, sửa thế nào. Vì sửa là cần trình cao, thời gian nhiều, tỷ mẩn nhưng lấy tiền nhiều thì khó, thôi thay cái mới cho nhanh, dễ là lãi nhiều. Nên có thể gọi rằng ở ta, càng gara to càng không có thợ Sửa xe đúng nghĩa, mà chỉ có công nhân thay thế theo chỉ định của cvdv mà thôi.
Ví dụ chắc nhiều người đi xe cũ đã phải thay quạt gió két nước nhỉ ? Xe chạy lâu năm, cổ góp mòn, chổi thay mòn thì quạt nó xỉu thôi, nhưng thay cả quạt thì dễ hơn, lãi nhiều hơn. Trong khi cái quạt mới - hàng chính hãng thì đắt; nên đa số tư vấn (hoặc làm liều) là thay hàng nhái, nhưng hàng nhái thì sao phần motor, vòng bi/bạc đỡ tốt bằng cái cũ được.Trong khi với cái quạt này, có những trường hợp chỉ thay chổi than, láng cổ góp là ngon ơ (thay cổ góp thì phức tạp hơn tý. Nhưng để làm điều náy, thợ phải tỷ mẩn, phải có nghề, và về lãi thì tính ra chả ăn thua gì so với bảo chủ thay mới - vậy ng u gì mà sửa.

Và nói nôm na là ta tuyền làm tắt, bỏ bước. Thấy tây họ làm theo quy trình thì cú bảo rườm rà, rác việc, có những cái đơn giản thế tau nhìn phát biết ngay, íu gì phải kiểm tra...
Tôi có quan điểm tương tự.
Dù sao thì tụi bên bển nó cũng thay nhiều hơn sửa bác ạ.
Thậm chí cái Chắn bùn bị móp, ví dụ thế, nó cũng khuyến cáo: Mài vô bãi, kiếm cái ngon ngon về đây tau thay cho.
Mài thích thì tau sơn - mài tự sơn ...

Còn lại, các thiết bị phần lớn là thay, dù đấy là cái Quạt gió bị mòn chổi than + láng cổ góp hoặc tương tự.
Vì sửa nó đắt.
 

Bobbo

Xe điện
Biển số
OF-792912
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
2,486
Động cơ
46,963 Mã lực
Tuổi
42
Em hóng
 

emdeplam

Xe tăng
Biển số
OF-435103
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
1,075
Động cơ
246,901 Mã lực
Tuổi
29
Mua xe cũ, có mượn cụ đi cùng được ko. Em hỏi thật ạ?
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Có hai cái khác giữa ở bển và không ở bển. Mà tôi cũng đã nói ở còm trên
Đó là:
1. Không ở bển thì đồ thay mới nó đa phần là đồ nhái. Và đồ nhái thì các phần còn lại không bao giờ bằng đồ nguyên bản (ví dụ cái quạt gió, phần motor điện và vòng bi, cánh quạt, sao bằng đồ nguyên bản)
2. Về phần sửa, chúng ta chỉ nói về bên máy điện thôi, chứ vỏ thì khác mà.

Còn về chi phí, đúng là dân bên ta vẫn cứ nghĩ sửa là phải ít tiền hơn thay mới nên nó mới sinh ra nông nỗi là các gara chỉ muốn thay. Cũng tại bên ta đa phần xe cỏ nên mới tính toán chi ly thế.

Tôi có quan điểm tương tự.
Dù sao thì tụi bên bển nó cũng thay nhiều hơn sửa bác ạ.
Thậm chí cái Chắn bùn bị móp, ví dụ thế, nó cũng khuyến cáo: Mài vô bãi, kiếm cái ngon ngon về đây tau thay cho.
Mài thích thì tau sơn - mài tự sơn ...

Còn lại, các thiết bị phần lớn là thay, dù đấy là cái Quạt gió bị mòn chổi than + láng cổ góp hoặc tương tự.
Vì sửa nó đắt.
 

laonongtridien

Xe buýt
Biển số
OF-109662
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
855
Động cơ
399,788 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Em chuyển sang món đất cát nó vui hơn cụ ạ 😁
Các cụ chuyển qua đất với cát hết cả, thảo nào thị trường bđs nó cứ dựng lên như ngựa phi ấy
Lão em quen cũng chán bỏ gara đi làm đất roài, một thời 568 Láng lừng lẫy. Mới nghe chuyện của lão em phải xem lại số đt, tưởng lão ấy tự truyện cơ
 

minhab

Xe điện
Biển số
OF-1747
Ngày cấp bằng
29/9/06
Số km
2,352
Động cơ
16,895 Mã lực
topic khá nhạy cảm cụ à, chắc cụ chủ cũng gặp nhiều áp lực.
Ha ha, cũng có cụ ạ nhưng đầu trang em biên bài cách mua xe mới đấy, mỗi hôm em làm 1 bài chia sẻ ;;)
 

ngoclya

Xe buýt
Biển số
OF-162165
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
581
Động cơ
353,103 Mã lực
Theo năm sản xuất là chính xác nhé cụ, đặc biệt khi mua xe nhập khẩu, nếu chỉ nhìn số VIN thì rất dễ xảy ra tình trạng nhầm đời xe. Số VIN đóng trên khung xe, còn chiếc xe được phối lắp hoàn chỉnh để xuất đi nước khác thì có thời gian trễ. Cái này ngay cả các hãng bán xe ô tô cũng hay bị nhầm nếu không có hồ sơ gốc (Tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu)
Trong sản xuất cái này là bình thường cụ. Bên em sản xuất xe, có những thị trường khi xuất xe đi thì cần có thời gian mới đến được & cần thời gian để bán đến tay người tiêu dùng. Vậy nên có những lot hàng (nhất là những tháng cuối năm - quý 3,4) bên khách hàng họ đã yêu cầu đóng VIN năm sau rồi. Vậy nên năm sản xuất là 2021 nhưng VIN 2022 là bình thường!
 

ngoclya

Xe buýt
Biển số
OF-162165
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
581
Động cơ
353,103 Mã lực
Em thì nghĩ root cause vẫn là tiền/đơn giá thôi. NLĐ bị quản lý/giám sát gây áp lực về hiệu suất công việc mới phải làm ẩu/làm tắt. Cụ nào cung cấp dịch vụ cho tụi Mẽo ở mình mà ko hiểu rõ yêu cầu về an toàn và quy trình làm việc của nó thì rất mệt dù có kê đơn gấp đôi :D
Cũng không hẳn đâu cụ. E làm cho các doanh nghiệp sx nước ngoài lâu năm. Nhìn chung người Việt mình rất hay làm tắt (dù công việc không bị push áp lực), công nhân phần nhiều chưa có tính công nghiệp cao, ý thức công việc chưa cao (có những thành phần thì ý thức còn rất kém đấy!). Các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, các tập đoàn trong mọi công việc đều có quy trình rõ ràng. Nó không những để hạn chế vấn đề lỗi phát sinh mà còn tính an toàn cho người lao động khi tham gia vào các công việc đó. Ngoài ra khi xẩy ra vấn đề thì rất dễ để điều tra và khoanh vùng lỗi/ khoanh được cả khoảng thời gian phát sinh & số lượng sản phẩm có vấn đề, nên sẽ dễ khắc phục. Với việc không tuân thủ quy trình khi gặp vấn đề sẽ mất rất nhiều thời gian để điều tra & fix lỗi,...
 

minhab

Xe điện
Biển số
OF-1747
Ngày cấp bằng
29/9/06
Số km
2,352
Động cơ
16,895 Mã lực
Bài tiếp theo em xin gửi đến các cụ là thay dầu, nghe chừng rất đơn giản nhưng cũng..... lắm vấn đề nghiêm trọng đấy ạ.
Đầu tiên em muốn nói là thao tác xả dầu, dưới mỗi con ốc xả dầu bao giờ cũng kèm 1 cái long đen để làm kín tránh rò rỉ dầu. Hãng thì em chả nói làm gì vì thường lọc dầu sẽ kèm theo hoặc mua rời cái đấy, vài nghìn hoặc sang thì đôi ba chục cành. Nhưng ở ngoài các bác gara thì có vào mắt nhá, thôi thì ta dùng tạm cái cũ nhưng đen đủi sẽ bị rò rỉ dầu ra ốc đấy, nhẹ thì hao hụt không đáng kể cho đến lần thay dầu tiếp theo, nặng thì chào thân ái cho xe cụ nào không có cảm biến báo mức dầu :)) . Thường tháo ra thay dầu nên vệ sinh sạch đất cát dưới đó rồi vặn vào thì tránh được hiện tượng rò rỉ, mấy thánh lười lười thì lại tội chủ xe thôi, cát nó nằm giữa ốc, long đen và đáy carte không rò rỉ dầu mới lạ.
Hiện tượng này dễ nhận biết nếu xe cụ nào đỗ ở nền sạch và thêm điều kiện dưới xe không có tấm bảo vệ gầm thì sáng ra lấy xe nhìn phát biết luôn, còn có tấm bảo vệ gầm chờ nó chảy đầy ra thì lại chào thân ái lần 2.
Rồi cái công cuộc xiết ốc xả dầu, hãng hay ngoài đều có tỉ lệ quên xiết ốc, vặn vặn tay vào rồi chạy đi làm việc khác tí cứ nghĩ xiết rồi hạ xe xuống rồi đổ dầu. Chủ xe đang đi bon bon nghe nhạc chợt nghe oặc cái, lại mất tiền rồi >:D<. Cái nữa là xiết ốc xả dầu, trong hãng có cần cân lực nên phát nào chuẩn phát đấy, lại nói các bác gara ngoài thợ ngon thì OK, gặp bác học việc phụ việc chả có gì ngoài tay to ngon luôn, chỉ tội lần thay dầu sau vào ông gara khác tháo ra thì cháy ren, taro con ốc khác vừa mất tiền vừa mất vui mà tội ông đấy , tự dưng nằm im dính đạn.

Nào nào tiếp theo là lọc dầu, hãng thì em tạm bỏ qua vì đa phần là lọc xịn, tỷ lệ mấy ông thay đồ đểu vào bán cho khách hồi xưa là có nhưng giờ tiệt chủng rồi, làm thế mà ăn phốt chỉ có bốc đất ăn vã chưa kể giải thích cả hãng mẹ thế nào. Ở ngoài gara thì vô thiên lủng nhá, chỉ có niềm tin thôi hoặc các bác biết xem đồ thì biết lọc nó kiểu gì. Không thiếu bác ăn lọc đểu bị toác máy rồi vì cái lọc đó lõi là giấy xấu không có van an toàn gì hết ( Van an toàn là để khi các cụ lười thay lọc nó có tắc thì nó mở van ra cho dầu không qua lọc nữa - dầu bẩn đi bôi trơn luôn - méo mó có hơn không mà vì nó tắc thì khỏi có dầu) , lọc dầu rởm này không những không lọc được bẩn mà giấy nó rách ra chạy theo các ống dầu đi muôn nơi và đèn báo lỗi sáng, vâng, hân hạnh đón tiếp quý khách b-)
Thay ra rồi vặn vào lại hàng tá chuyện để nói, đúng quy trình là làm sạch chỗ lắp, bôi dầu quanh viền cao su lắp lại để cho khít tránh xoắn cao su làm kín. Mà dụng cụ tháo lọc dầu thì có gì, chuẩn nhất phải có bộ bát mở lọc dầu, tránh xa mấy ông tự chế rồi xích xiết..., sẽ bị méo lọc dầu, thủng lọc dầu là điều có thể xảy ra, mà tay cũng nhẹ chuẩn lực thôi, tay to thì ép bẹp cái cao su , ren đầu lọc.....

Cuối cùng là đổ dầu, đến đây các cụ bảo tôi cũng làm được, như ăn kẹo nhưng ăn kẹo cao su ạ. Mở nắp đổ dầu mà không xịt hơi sạch đất cát các thứ đi thì nó vào trong chơi cùng động cơ. Để ý các thánh xả dầu ra can dầu hết giống ý hệt sẽ bị đổ nhầm, mà đổ nhầm mới đổ phát nhận ra luôn nhưng lười xả đáy ra lại, đổ luôn dầu mới vào, chán hẳn.
Hãng thì có thông số xe đổ bao nhiêu, ngoài sợ nhất các bác à uôm đổ kiểu kinh nghiệm, xe 4.2 lít nhưng can dầu có 4 lít thiếu tí chả sao #:-s, sẽ thiếu dầu bôi trơn. Xe chỉ 3.5 lít thôi đổ cố thừa tí cũng chả sao, thừa hơn thiếu mà, hậu quả là tăng áp suất dầu động cơ ,nóng máy ,áp lực lên gioăng phớt.. hậu quả thì thôi rồi. Tất cả các xe đều có cảm biến dầu hoặc que thăm dầu,đo chuẩn nhất là để lên mặt phẳng 5 - 7 phút sau khi đổ dầu mới chuẩn. Em biết có chỗ để nghiêng nghiêng đo thì chuẩn nhưng lúc kiểm tra lại ở mặt phẳng thiếu luôn =))
 

Arizona

Xe tăng
Biển số
OF-65587
Ngày cấp bằng
5/6/10
Số km
1,981
Động cơ
571,354 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng không hẳn đâu cụ. E làm cho các doanh nghiệp sx nước ngoài lâu năm. Nhìn chung người Việt mình rất hay làm tắt (dù công việc không bị push áp lực), công nhân phần nhiều chưa có tính công nghiệp cao, ý thức công việc chưa cao (có những thành phần thì ý thức còn rất kém đấy!). Các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, các tập đoàn trong mọi công việc đều có quy trình rõ ràng. Nó không những để hạn chế vấn đề lỗi phát sinh mà còn tính an toàn cho người lao động khi tham gia vào các công việc đó. Ngoài ra khi xẩy ra vấn đề thì rất dễ để điều tra và khoanh vùng lỗi/ khoanh được cả khoảng thời gian phát sinh & số lượng sản phẩm có vấn đề, nên sẽ dễ khắc phục. Với việc không tuân thủ quy trình khi gặp vấn đề sẽ mất rất nhiều thời gian để điều tra & fix lỗi,...
Cụ đọc risk assessment hoặc ngay như cụ thấy luôn là nhân lực như thế thì cần training trước và trong khi sử dụng. Nếu tuyển NLĐ lành nghề, chuyên nghiệp thì HR đòi budget cao hơn. Câu chuyện lại quay về COST đúng ko cụ???
 

hencua

Xe buýt
Biển số
OF-296777
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
586
Động cơ
314,049 Mã lực
Nơi ở
Usa
Website
meettomy.site
Bài tiếp theo em xin gửi đến các cụ là thay dầu, nghe chừng rất đơn giản nhưng cũng..... lắm vấn đề nghiêm trọng đấy ạ.
Đầu tiên em muốn nói là thao tác xả dầu, dưới mỗi con ốc xả dầu bao giờ cũng kèm 1 cái long đen để làm kín tránh rò rỉ dầu. Hãng thì em chả nói làm gì vì thường lọc dầu sẽ kèm theo hoặc mua rời cái đấy, vài nghìn hoặc sang thì đôi ba chục cành. Nhưng ở ngoài các bác gara thì có vào mắt nhá, thôi thì ta dùng tạm cái cũ nhưng đen đủi sẽ bị rò rỉ dầu ra ốc đấy, nhẹ thì hao hụt không đáng kể cho đến lần thay dầu tiếp theo, nặng thì chào thân ái cho xe cụ nào không có cảm biến báo mức dầu :)) . Thường tháo ra thay dầu nên vệ sinh sạch đất cát dưới đó rồi vặn vào thì tránh được hiện tượng rò rỉ, mấy thánh lười lười thì lại tội chủ xe thôi, cát nó nằm giữa ốc, long đen và đáy carte không rò rỉ dầu mới lạ.
Hiện tượng này dễ nhận biết nếu xe cụ nào đỗ ở nền sạch và thêm điều kiện dưới xe không có tấm bảo vệ gầm thì sáng ra lấy xe nhìn phát biết luôn, còn có tấm bảo vệ gầm chờ nó chảy đầy ra thì lại chào thân ái lần 2.
Rồi cái công cuộc xiết ốc xả dầu, hãng hay ngoài đều có tỉ lệ quên xiết ốc, vặn vặn tay vào rồi chạy đi làm việc khác tí cứ nghĩ xiết rồi hạ xe xuống rồi đổ dầu. Chủ xe đang đi bon bon nghe nhạc chợt nghe oặc cái, lại mất tiền rồi >:D<. Cái nữa là xiết ốc xả dầu, trong hãng có cần cân lực nên phát nào chuẩn phát đấy, lại nói các bác gara ngoài thợ ngon thì OK, gặp bác học việc phụ việc chả có gì ngoài tay to ngon luôn, chỉ tội lần thay dầu sau vào ông gara khác tháo ra thì cháy ren, taro con ốc khác vừa mất tiền vừa mất vui mà tội ông đấy , tự dưng nằm im dính đạn.

Nào nào tiếp theo là lọc dầu, hãng thì em tạm bỏ qua vì đa phần là lọc xịn, tỷ lệ mấy ông thay đồ đểu vào bán cho khách hồi xưa là có nhưng giờ tiệt chủng rồi, làm thế mà ăn phốt chỉ có bốc đất ăn vã chưa kể giải thích cả hãng mẹ thế nào. Ở ngoài gara thì vô thiên lủng nhá, chỉ có niềm tin thôi hoặc các bác biết xem đồ thì biết lọc nó kiểu gì. Không thiếu bác ăn lọc đểu bị toác máy rồi vì cái lọc đó lõi là giấy xấu không có van an toàn gì hết ( Van an toàn là để khi các cụ lười thay lọc nó có tắc thì nó mở van ra cho dầu không qua lọc nữa - dầu bẩn đi bôi trơn luôn - méo mó có hơn không mà vì nó tắc thì khỏi có dầu) , lọc dầu rởm này không những không lọc được bẩn mà giấy nó rách ra chạy theo các ống dầu đi muôn nơi và đèn báo lỗi sáng, vâng, hân hạnh đón tiếp quý khách b-)
Thay ra rồi vặn vào lại hàng tá chuyện để nói, đúng quy trình là làm sạch chỗ lắp, bôi dầu quanh viền cao su lắp lại để cho khít tránh xoắn cao su làm kín. Mà dụng cụ tháo lọc dầu thì có gì, chuẩn nhất phải có bộ bát mở lọc dầu, tránh xa mấy ông tự chế rồi xích xiết..., sẽ bị méo lọc dầu, thủng lọc dầu là điều có thể xảy ra, mà tay cũng nhẹ chuẩn lực thôi, tay to thì ép bẹp cái cao su , ren đầu lọc.....

Cuối cùng là đổ dầu, đến đây các cụ bảo tôi cũng làm được, như ăn kẹo nhưng ăn kẹo cao su ạ. Mở nắp đổ dầu mà không xịt hơi sạch đất cát các thứ đi thì nó vào trong chơi cùng động cơ. Để ý các thánh xả dầu ra can dầu hết giống ý hệt sẽ bị đổ nhầm, mà đổ nhầm mới đổ phát nhận ra luôn nhưng lười xả đáy ra lại, đổ luôn dầu mới vào, chán hẳn.
Hãng thì có thông số xe đổ bao nhiêu, ngoài sợ nhất các bác à uôm đổ kiểu kinh nghiệm, xe 4.2 lít nhưng can dầu có 4 lít thiếu tí chả sao #:-s, sẽ thiếu dầu bôi trơn. Xe chỉ 3.5 lít thôi đổ cố thừa tí cũng chả sao, thừa hơn thiếu mà, hậu quả là tăng áp suất dầu động cơ ,nóng máy ,áp lực lên gioăng phớt.. hậu quả thì thôi rồi. Tất cả các xe đều có cảm biến dầu hoặc que thăm dầu,đo chuẩn nhất là để lên mặt phẳng 5 - 7 phút sau khi đổ dầu mới chuẩn. Em biết có chỗ để nghiêng nghiêng đo thì chuẩn nhưng lúc kiểm tra lại ở mặt phẳng thiếu luôn =))
kinh nghiệm hay, cụ phọt tiếp lên đê
 

Alongcamepolly06

Xe container
Biển số
OF-709649
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
6,246
Động cơ
727,046 Mã lực
Nơi ở
bushcraft
cháu vào hóng thông tin, từ lúc đi xe chưa ra ngoài hãng làm bao giờ nên cũng ko biết nhiều về bảo dưỡng cái này!
 

ductru_auto

Xe tải
Biển số
OF-51385
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
339
Động cơ
463,873 Mã lực
Cụ chủ thớt đã kinh qua những hãng ô tô nào rồi ạ?
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,718
Động cơ
628,546 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Thợ ở ta rất hay có kiểu nghe kể triệu chứng từ lái xe rồi phán bệnh.
Và có cái kiểu là nghe nói hoặc nổ máy/lái thử phát là phải phán bệnh ngay thì nó mới thể hiện là mình giỏi nghề hay sao ấy.
Mà khá ít trường hợp nghe/chạy thử xong phải kiểm tra tý đã, vì kiểu như sợ chủ xe đánh giá mình kém hoặc vẽ việc.
(kiểu như máy báo lỗi về cảm biến đấy, thì có nhiều nguyên nhân như cảm biến hỏng, đầu cảm biến bẩn, dây đứt, bộ đọc kém..... nhưng chả kiểm tra đã chốt vào cái là thay cảm biến, thay vào íu được mới kiểm tra tiếp; hoặc có ông check thấy bị bỏ máy không đều thì phán và thay bugi, thay bugi xong vẫn thế thì mới bẩu hỏng mobi....)

Còn khi đã xác định được cái chỗ hư hỏng thì tuyệt đại đa số là phán thay, mà chả kiểm tra xem nó hỏng cái gì, sửa thế nào. Vì sửa là cần trình cao, thời gian nhiều, tỷ mẩn nhưng lấy tiền nhiều thì khó, thôi thay cái mới cho nhanh, dễ là lãi nhiều. Nên có thể gọi rằng ở ta, càng gara to càng không có thợ Sửa xe đúng nghĩa, mà chỉ có công nhân thay thế theo chỉ định của cvdv mà thôi.
Ví dụ chắc nhiều người đi xe cũ đã phải thay quạt gió két nước nhỉ ? Xe chạy lâu năm, cổ góp mòn, chổi thay mòn thì quạt nó xỉu thôi, nhưng thay cả quạt thì dễ hơn, lãi nhiều hơn. Trong khi cái quạt mới - hàng chính hãng thì đắt; nên đa số tư vấn (hoặc làm liều) là thay hàng nhái, nhưng hàng nhái thì sao phần motor, vòng bi/bạc đỡ tốt bằng cái cũ được.Trong khi với cái quạt này, có những trường hợp chỉ thay chổi than, láng cổ góp là ngon ơ (thay cổ góp thì phức tạp hơn tý. Nhưng để làm điều náy, thợ phải tỷ mẩn, phải có nghề, và về lãi thì tính ra chả ăn thua gì so với bảo chủ thay mới - vậy ng u gì mà sửa.

Và nói nôm na là ta tuyền làm tắt, bỏ bước. Thấy tây họ làm theo quy trình thì cú bảo rườm rà, rác việc, có những cái đơn giản thế tau nhìn phát biết ngay, íu gì phải kiểm tra...
Mấy năm trước máy nén điều hoà xe em nó kêu, ra garage ktra họ bảo phải thay cả cục nén 7 củ. Em mang xe qua chỗ khác họ thay bi bạc gì đó em không nhớ rõ hết 350k, chạy mấy năm nay vẫn ngon.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,722
Động cơ
325,960 Mã lực
Các bác cứ thử mang 1 cái xe vào sửa hãng ở xứ mũi lõ là thấy ngay thôi!
VN mình có mỗi ưu điểm giá nhân công rẻ thôi. Em không liên quan đến nghề sửa chữa, nhưng đi xe từ rất lâu rồi nên cũng biết sơ sơ về xưởng sửa chữa cả ở xứ ta lẫn xứ tây.
Cái cách thợ chỉ vào làm gara 1 thời gian, học được chút nghề là bỏ đi tự mở gara làm cho khó có thợ thực sự giỏi. Các gara ở VN có ông thợ nào kha khá 1 chút, kể cả ở hãng cũng bị lôi kéo cũng làm cho chủ gara (có khi là cả hãng) không muốn bỏ tiền ra cho đào tạo hẳn hoi.
Thợ ở xứ mũi lõ không chỉ được đào tạo nghiêm chỉnh. Thợ trong hãng còn được cập nhập thường xuyên về những cái xe vừa ra của họ. Tụi mũi lõ thường chỉ mỗi nhược điểm (theo quan điểm của người Việt) là rất máy móc, chúng chỉ làm đúng quy trình, không hề làm tắt,... Nếu có phát hiện gì thì cùng lắm là báo cáo lên tụi phía trên, thay đổi quy trình là tụi khác, không phải là thợ trực tiếp.
Tụi chúng rất bảo thủ nên cũng gần như không bao giờ sử dụng người chưa qua đào tạo. Việc đơn giản như vào lau siêu thị hay trường học, thì dù chỉ làm 1 lúc sáng sớm cũng được giành cho nửa tiếng nghe hướng dẫn cách cầm chổi, cầm giẻ lau. Nghe hướng dẫn xong chúng mới phát giẻ hay chổi đi làm. Ở VN ai để ý mấy ông chuyên lau kính các toà nhà văn phòng cao tầng cũng học được rất nhiều khi muốn lau kính ở nhà đấy!
Cụ mang xe vào xưởng chính hãng ở trong nước cũng sẽ thấy ngay không khác gì những cái cụ kể cả. Thợ thuyền học hành bài bản, thi chứng chỉ tay nghề, đề ra target từng năm, cập nhật tất cả những kiến thức mới nhất về xe của hãng, có giáo trình và giáo viên đàng hoàng. Chả qua nó đắt nên các cụ ra các gara bên ngoài thôi. Hồi những năm 2000, các thầy giáo khoa Máy Động lực Bách khoa suốt ngày qua nhà em ngồi đến khuya chờ ông xã về để lấy tài liệu giáo trình dạy cho thợ của hãng về dạy cho học trò.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top