- Biển số
- OF-39191
- Ngày cấp bằng
- 26/6/09
- Số km
- 6,965
- Động cơ
- 542,395 Mã lực
Cũng quãng đó ợ, căn cứ theo biển bắt đầu và kết thúc.Ý em là hiệu lực chạy 10-20km/h ko quan trọng bằng việc cự ly đoạn đừong hiệu lực ấy có kéo dài 1-2km hay ko?
Cũng quãng đó ợ, căn cứ theo biển bắt đầu và kết thúc.Ý em là hiệu lực chạy 10-20km/h ko quan trọng bằng việc cự ly đoạn đừong hiệu lực ấy có kéo dài 1-2km hay ko?
Đến đường giao nhau phải giảm tốc độ (không cần dẫn điều luật).Cháu muốn hỏi có lỗi cụ thể nào không ạ ?
Không phải cái lỗi chung chung "không làm chủ tốc độ".
Đúng là quá khó, vì biển báo chưa được cắm hợp lý, nhiều người học luật và dạy luật chưa nghiêm túc, vi phạm luật chưa được xử nghiêm nên tính răn đe và việc tuân thủ luật còn lỏng lẻo....Vậy chúng ta đang mơ hồ: AN TOÀN.
Như thế nào là an toàn? Vận tốc nào là an toàn?
Và khi mơ hồ như thế thì người lái xe sẽ theo 1 cái ý chí chủ quan rằng, với kinh nghiệm của tôi, hay họ hơi liều 1 chút, họ nghĩ rằng đi 50 60 70 80 sẽ chả làm sao cả, miễn là đúng trong giải tốc độ cho phép. Và tất nhiên dù họ đi 35 hay 80 cũng chả là gì khi ra toà cả, cứ chết người thì lái xe ở mình không ít thì nhiều cũng sẽ phải chịu một hình phạt nào đó!
Vậy nếu có kiến nghị để giao thông tốt lên: Em sẽ kiến nghị ở dưới cái biển cảnh báo sẽ kèm thêm biển tốc độ cho phép là 30km/h đã được chứng minh thực tiễn ở Đức.
Nhưng nếu đặt mình vào vai trò người làm luật, cá nhân em thấy sẽ khó để áp dụng như thế với các điều kiện hoàn cảnh của đất nước mình hiện tại.
Em cám ơn cụ!
Có một điều luật liên quan tới biển báo này mà ít người để ý: đó là khi lùi xe trong khu vực này phải có người đứng ở sau xe để hỗ trợ.Cũng quãng đó ợ, căn cứ theo biển bắt đầu và kết thúc.
Oto sai chứ đúng gì cụ? Đường giao nhau đồng cấp không có biển ưu tiên bắt buộc phải giảm tốc độ, hoặc dừng hẳn để quan sát. An toàn mới đi nhé Cụ. Còn trường hợp trên nếu xe máy đi vào điểm mù góc A thì kỹ năng của lái xe là hơi kém. Nếu không bị điểm mù thì lái xe là rất ẩu.Nhưng lái xe ô tô đi hoàn toàn đúng luật Giao thông đường bộ 2008.
Bê luật này về Hn các cụ kêu oai oái ngayCó một điều luật liên quan tới biển báo này mà ít người để ý: đó là khi lùi xe trong khu vực này phải có người đứng ở sau xe để hỗ trợ.
Từng có nhiều người Séc phản đối luật này, cho rằng trong trường hợp họ đi 1 mình hoặc đang trong đêm tối không tìm được người hỗ trợ thì phải làm sao. Những người làm luật của Séc đã trả lời rằng, vậy tốt nhất là các anh chị không nên đi xe vào khu vực đó, hoặc nếu ko tìm được người hỗ trợ thì nên để xe lại cho tới khi có người trợ giúp.
Lý do họ đưa ra quan điểm trên là dù trên xe có trang bị camera hay chíp cảnh báo hỗ trợ lùi, thì những thiết bị đó không thể thay thế con người kịp thời chặn lại 1 em bé đang lao vào phía sau xe. Cho nên luật đưa ra để bảo vệ an toàn trong những trường hợp oái ăm nhất có thể xảy ra.
Chưa thấy cụ nhắc tới là bảo hiểm bắt buộc hàng năm của vợ cụ sẽ bị tăng đáng kể sau khi vợ cụ gây tai nạn ?Xe của ông kia đi đúng nên mọi chi phí phát sinh đều do phía bảo hiểm của mẹ tụi nhỏ chi trả, từ phí kéo xe, sửa xe thậm trí nếu ông kia đòi hỏi có xe sơ cua để đi lại trong khi xe đang sửa, hay người bệnh phải phẫu thuật này nọ,... Sau khi kéo xe về xưởng thì mẹ tụi nhỏ để xe ở đó và mấy mẹ con đi tầu về nhà.
Sau hai tuần thì mẹ tụi nhỏ nhận được thông báo của uỷ ban Brno nơi tai nạn xảy ra, trong đó ghi rõ là trừ 3 điểm bằng lái xe, người bị thương đã hồi phục và không ảnh hưởng tới tính mạng. Phía bảo hiểm đã chi trả mọi chi phí theo đúng luật nên mọi việc dừng lại. Mẹ tụi nhỏ có quyền kháng lại quyết định này trong vòng 15 ngày. Còn nếu không thì cứ giữ nguyên quyết định như thế không thay đổi.
Phía bảo hiểm sau đó đền cho mẹ tụi nhỏ số tiền tầm 70% giá trị xe, và cô ấy đã mua cái xe khác để sử dụng. Mọi việc phải nói là khá may mắn chứ không thì hậu quả có thể lớn hơn rất nhiều.
Cháu nên thông cảm cho các chú các bác ở đây, cứ nhắc đến "chớm", "cọ", "chạm" hay "thông" chốt là các chú các bác ý nhớ sâu lém.Khổ lắm, không chịu đọc văn bản quy phạm pháp luật cho kỹ, cứ suy diễn nó khổ thế đấy bác ạ.
Cảm ơn cụ, cái này em chưa biết.Có một điều luật liên quan tới biển báo này mà ít người để ý: đó là khi lùi xe trong khu vực này phải có người đứng ở sau xe để hỗ trợ.
Từng có nhiều người Séc phản đối luật này, cho rằng trong trường hợp họ đi 1 mình hoặc đang trong đêm tối không tìm được người hỗ trợ thì phải làm sao. Những người làm luật của Séc đã trả lời rằng, vậy tốt nhất là các anh chị không nên đi xe vào khu vực đó, hoặc nếu ko tìm được người hỗ trợ thì nên để xe lại cho tới khi có người trợ giúp.
Lý do họ đưa ra quan điểm trên là dù trên xe có trang bị camera hay chíp cảnh báo hỗ trợ lùi, thì những thiết bị đó không thể thay thế con người kịp thời chặn lại 1 em bé đang lao vào phía sau xe. Cho nên luật đưa ra để bảo vệ an toàn trong những trường hợp oái ăm nhất có thể xảy ra.
Cái đó thì quý tới mới nhận được giấy thông báo của bảo hiểm cụ ạ nhưng ít nhất là gấp đôi, chứ chưa nói tới khả năng gấp 3 hiện giờ.Chưa thấy cụ nhắc tới là bảo hiểm bắt buộc hàng năm của vợ cụ sẽ bị tăng đáng kể sau khi vợ cụ gây tai nạn ?
Có lỗi là đương nhiên rồi. Ai bảo có tiền.
Biển báo w205a theo Quy chuẩn 41:2016
---------------
Giả thiết:
1. Người lái xe ô tô khai báo đã giảm tốc độ khi đến gần đường giao nhau (điều 24, Luật Giao thông đường bộ 2008).
2. Xe máy là bên có lỗi, phải nhường đường cho ô tô (điều 24, khoản 1, Luật Giao thông đường bộ 2008).
3. Người lái xe ô tô không có bất kỳ vi phạm gì (tốc độ, nồng độ cồn, ma túy, giấy phép lái xe, bảo hiểm, đăng ký, đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ v.v...).
4. Nếu không có clip của camera hành trình, nạn nhân xe máy thiệt mạng, thì người lái xe ô tô bị truy tố vì lỗi gì ?
Cảm ơn các bác.
Chưa thấy cụ nhắc tới là bảo hiểm bắt buộc hàng năm của vợ cụ sẽ bị tăng đáng kể sau khi vợ cụ gây tai nạn ?
Em cũng định hỏi nhưng sợ khoan thêm nỗi đau cụ Hoviba.Cái đó thì quý tới mới nhận được giấy thông báo của bảo hiểm cụ ạ nhưng ít nhất là gấp đôi, chứ chưa nói tới khả năng gấp 3 hiện giờ.
Hình như bác vừa cướp lại được Bằng lái???Vâng, nếu giao lộ có đèn giao thông, thì họ có quy định phải giảm tốc độ đến mức "an toàn" như luật nhà mình không? Còn giao lộ không có đèn giao thông, nếu cụ có dữ liệu thì bổ sung giúp, thanks cụ!
Tôi có viết ở trên rồi: KHi 4 ông cùng vô => Không có ông ưu tiên => 1 ông sẽ phải vẫy ông bên trái mình, nhường hắn đi trước.Bác nói ko có nguyên tắc "nhất chớm", luật theo điều 24 thì cũng ko nói rõ, người vào giao lộ trước có đc ưu tiên ko. Vậy e đặt ra th hỏi bác: có 4 ô tô bt vào giao lộ, ko có đg ưu tiên, vậy ai sẽ nhường ai, đi ntn mới đúng
Vụ tai nạn bạn dẫn ra, nó vẫn nóng rừng rực, vì nó vẫn xảy ra hàng ngày, dù với Quy chuẩn gì.1. Không phải xe máy vào giao lộ trước (vượt qua vạch 7.1) là được ưu tiên, mà là được phép đi tiếp bác ạ.
2. Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu phương tiện tham gia giao thông đã đi vượt qua vạch sơn số 7.1 “Vạch dừng xe” tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp; người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch sơn phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều (điều 7, khoản 7.5 Quy chuẩn 41;2016 BGTVT).
3. Vụ tai nạn giao thông ở #1 xảy ra năm 2017, nên cháu viện dẫn Quy chuẩn 41:2016. Còn Quy chuẩn hiện nay là 41:2019.
Có vạch thì cái gì chạm vào được coi là "Chạm vạch" hả bác??Giao cắt đồng mức đc giới hạn bởi vạch dừng xe, phải chạm tới vạch đó mới tính chứ?
Trường hợp này xe máy đã vào nút giao rồi mà ô tô vẫn ở ngoài.
Không tồn tại Thông tư Nhất chớm bác ạ, dù bác gọi nó bằng cái gì đi nữa.Em đang thắc mắc ở đó, tức là mấy lâu nay là nhất chớm, 2 xe đã qua vạch đi bộ rồi thì xe bên phải sẽ được nhường.
Nhưng xe nào qua vạch đi bộ sau thì phải nhường xe vào trước chứ?
Êm nói thật bác bỏ quá, êm mua bằng ạ.Các cụ học bằng lái xe ở đâu ạ? Giờ cháu nói theo luật thôi nhé, vào đường giao nhau đồng cấp là ông đến từ bên trái phải nhường ông đến từ bên phải, cụ thể ở đây là bà xe máy phải dừng để ông 4b đi qua, bà xe máy làm thế đúng theo luật thì tai nạn đã không xảy ra. Nếu ngược lại bà xe máy mà đi ô tô, ông 4b mà đi xe máy thì các cụ sẽ comment thế nào? Việc đi nhanh không làm ảnh hưởng tới việc họ mất quyền đi trước. Đó là cháu được học như thế, còn lệ ở ta nó khác. Một thằng say rượu lùi trên cao tốc vào đầu xe tải làm chết người và anh xe tải đi tù thì tất nhiên sẽ khác thông lệ quốc tế. Chúc mừng anh 4b mất tiền nhưng toàn mạng. Ở bên cháu thì còn chúc mừng hơn nữa vì anh ấy không tổn hại về tiền
Thế thì cắm biển làm gì cụ nhỉ? Để hai thằng bằng nhau phang nhau thì xử theo biển ạ?Êm nói thật bác bỏ quá, êm mua bằng ạ.
Còn ở ta có Luật dồi: To đền Bé, ghi trong Bộ luật dân sự hẳn hòi, nguyên văn như rứa luôn.