[Funland] Nếu không có clip của camera hành trình để xác định lỗi, thì người lái xe phạm lỗi gì ạ ?

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,777
Động cơ
481,799 Mã lực
Nơi ở
..
Có vệt phanh nhưng mà là sau khi tai nạn xảy ra.
Trước đó lái xe ô tô đã giảm tốc độ đến mức an toàn.
Người đi xe máy phóng đến rất nhanh và bất ngờ.
Cái này mợ nhầm rồi.. căn cứ tại hiện trường nhìn sưc công phá và độ hỏng hóc của xe máy ( biến dạng khung xe và diện tích văng các mảnh vỡ )===> người ta kết luận phải có 1 lực va chạm cực mạnh mà muốn có một lực va chạm mạnh ===> phải có một tốc độ tôi thiểu bao nhiêu.
Tại hiện trường.. cái xe máy nát bét... rồi vệt xe quay tròn.. rồi sức tông vỡ trụ lan can cầu ====> người ta xác định được ông ô tô này đi tối thiểu bao nhiêu km. Chưa kệ mợ không biết với lực va chạm mạnh kia các hãng ô tô có thiết kế lưu lại số km/h trên đồng hồ công tơ mét... xẽ dừng đúng tại thời điểm xe gặp tai nạn chết máy===> từ đó suy ra xe chạy tốc độ bao nhiêu trước thời điểm va chạm...===> suy ra không làm chủ giảm tốc hoặc không sử lý kịp thời tình huống dẫn tới không kịp phanh.
Nếu mà va chạm nhẹ thì okie không có gì xảy ra, hai bên thoả thuận tại chỗ
 
Chỉnh sửa cuối:

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Bác ít lái hoặc chưa từng lái nên không nhìn thấy những điều các lái xe khác nhìn ra.
Đèn đỏ nhấp nháy tương đương biển Stop buộc lái xe phải dừng lại quan sát trước khi tiếp tục đi qua giao lộ.
Tôi công nhận tôi ít lái thật, mỗi 300,000km, trong có 28 năm thôi.
PHiền bác ngó cái ảnh dưới (tôi hụp Screen printing tại 0:08sec khi 2 xe va chạm) và cho xin MÀU ĐÈN ĐANG NHÁY.
1592107893647.png


Tiếp theo, tôi tin tưởng bác đi rất nhiều: Thông tin "Đèn đỏ nhấp nháy tương đương biển Stop buộc lái xe phải dừng lại quan sát trước khi tiếp tục đi qua giao lộ.": Cái này bác trích từ nguồn nào vậy, làm ơn cho xin!!!???

Mỗi 2 câu hỏi đơn giản vậy thôi ạ.
Cảm ơn bác trước.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,947 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Tôi công nhận tôi ít lái thật, mỗi 300,000km, trong có 28 năm thôi.
PHiền bác ngó cái ảnh dưới (tôi hụp Screen printing tại 0:08sec khi 2 xe va chạm) và cho xin MÀU ĐÈN ĐANG NHÁY.
View attachment 4705818

Tiếp theo, tôi tin tưởng bác đi rất nhiều: Thông tin "Đèn đỏ nhấp nháy tương đương biển Stop buộc lái xe phải dừng lại quan sát trước khi tiếp tục đi qua giao lộ.": Cái này bác trích từ nguồn nào vậy, làm ơn cho xin!!!???

Mỗi 2 câu hỏi đơn giản vậy thôi ạ.
Cảm ơn bác trước.
Đây có nói về đèn vàng nhấp nháy và đèn đỏ nhấp nháy.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Đây có nói về đèn vàng nhấp nháy và đèn đỏ nhấp nháy.
Túm lại, tại clip ở #725, là Đèn đỏ và vàng cùng nhấp nháy, phỏng ạ.
Tôi hết sức kỳ vọng sẽ có người đã từng lái và hoặc lái nhiều trả lời rõ ràng, trước khi kết luận người khác "ít lái hoặc chưa từng lái ".

Và, cái Vàng nhấp nháy đó, nó có ý nghĩa như này, phỏng ạ: "FLASHING YELLOW - A flashing yellow signal light warns you to be careful. Slow down and be especially alert. ".
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,947 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Túm lại, tại clip ở #725, là Đèn đỏ và vàng cùng nhấp nháy, phỏng ạ.
Tôi hết sức kỳ vọng sẽ có người đã từng lái và hoặc lái nhiều trả lời rõ ràng, trước khi kết luận người khác "ít lái hoặc chưa từng lái ".

Và, cái Vàng nhấp nháy đó, nó có ý nghĩa như này, phỏng ạ: "FLASHING YELLOW - A flashing yellow signal light warns you to be careful. Slow down and be especially alert. ".
Tình huống này đèn vàng nhấp nháy 4 hướng chỉ thị cẩn thận, chú ý nhường đường cho người đi bộ.
Đèn đỏ nhấp nháy trên đường xe trắng và đối diện chỉ thị dừng quan sát trước khi tiếp tục di chuyển.
Theo thứ tự xe trắng phải tuân thủ đèn đỏ nhấp nháy dừng quan sát sau đó mới tuân thủ đèn vàng.
Phía xe đen chỉ cần tuân thủ đèn vàng.
 
Biển số
OF-709891
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
1,258
Động cơ
113,062 Mã lực
Cháu có đọc ở đâu đấy " qua ngã tư giao cắt...phải chủ động quan sát giảm tốc độ tối đa thậm trí bằng 0". Đi như ông ô tô trong clip kia không ăn án mới lạ.
 

Thằng hề 06

Xe tăng
Biển số
OF-714441
Ngày cấp bằng
1/2/20
Số km
1,685
Động cơ
100,794 Mã lực

Biển báo w205a theo Quy chuẩn 41:2016

Untitled.jpg


---------------
Giả thiết:

1. Người lái xe ô tô khai báo đã giảm tốc độ khi đến gần đường giao nhau (điều 24, Luật Giao thông đường bộ 2008).
2. Xe máy là bên có lỗi, phải nhường đường cho ô tô (điều 24, khoản 1, Luật Giao thông đường bộ 2008).
3. Người lái xe ô tô không có bất kỳ vi phạm gì (tốc độ, nồng độ cồn, ma túy, giấy phép lái xe, bảo hiểm, đăng ký, đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ v.v...).
4. Nếu không có clip của camera hành trình, nạn nhân xe máy thiệt mạng, thì người lái xe ô tô bị truy tố vì lỗi gì ?

Cảm ơn các bác.
Có Cam thì trường hợp này xe ô tô vẫn dính bình thường
 

Yelnut

Xe tăng
Biển số
OF-390971
Ngày cấp bằng
7/11/15
Số km
1,295
Động cơ
-231,564 Mã lực
Tình huống này đèn vàng nhấp nháy 4 hướng chỉ thị cẩn thận, chú ý nhường đường cho người đi bộ.
Đèn đỏ nhấp nháy trên đường xe trắng và đối diện chỉ thị dừng quan sát trước khi tiếp tục di chuyển.
Theo thứ tự xe trắng phải tuân thủ đèn đỏ nhấp nháy dừng quan sát sau đó mới tuân thủ đèn vàng.
Phía xe đen chỉ cần tuân thủ đèn vàng.
Cả hai hướng đi đều có đèn đỏ lẫn đèn vàng nhấp nháy đó bác.
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Pháp luật sinh ra có nhiều chức năng, trong đó có 1 chức năng quan trọng là “khống chế sự man rợ của con người trong một xã hội cụ thể”.
Sự “man rợ” đó là gì? Là “tao đúng, bất kể sinh mạng kẻ khác”...
Quá dựa vào 1 điều luật cụ thể, có thể sự man rợ đó không còn là thuần phác, mà đã mang tính lưu manh. Vì lưu manh thì sẽ lợi dụng quy định, còn thuần phác chỉ sai do vô tình.
Đưa 1 ví dụ đơn giản thôi, có thể sẽ có thấy ý nghĩa trên:
Trên đường 1 làn cho phép 80km/h nhé, trần 80 không có mức sàn (như ở ta).
Lý luận rằng tôi đi dưới 80km/h là tôi đúng chứ gì?
Bỗng gặp cái xe chạy như sên tốc độ 30-40km/h chẳng hạn...
Vậy thử đâm vào mông nó đi, xem sao?
CSGT đến, lý luận rằng “tôi đi đúng quy định” đi xem sao?
Luật nó quy định tốc độ, nhưng vẫn kèm theo “phải đảm bảo an toàn” là như vậy!
Phải ngẫm, đừng khăng khăng “Điều này nói thế này”! Đã biết đủ các điều chưa?
Quay lại trường hợp cụ thể này, bỏ hết nhất chớm nhất chạm gì đó đi nhé, không nghe ai trình bày cả:
- Đường đồng mức, xe đồng mức.
- Cả 2 xe đều không quan sát (chứ quan sát thì đã không ra cái hậu quả đó rồi).
- Điểm va chạm ở nơi xe máy đã qua 3/4 giao lộ, và xe hơi mới vào 1/4 giao lộ. (Kẻ chữ thập ra, mỗi vạch 2 làn xuôi ngược là thấy ngay).
Vậy xe máy sắp qua hết rồi, xe hơi mới vào thì phải nhường đi!

Nếu cãi rằng “tôi đi đúng quy định”, thì xem lại cái ví dụ trên để đâm thẳng mông cái xe chạy chậm như rủa 30-40km/h trên đường cho phép 80km/h nhé!?

Tốt nhất hãy tưởng tượng đường ngã tư giao cắt, 4 chiều tham gia, chiều nào cũng có vài chục xe lưu thông cách nhau vài chục mét...sẽ thấy lúc đó đi thế nào mới đúng. Khi đó, chỉ có cách là xe nào sâu trong giao lộ thì nhường người ta thoát ra đi, rồi mình kế vào, rồi đến xe khác.
Cứ “chớm” với “chớm” thì hoá ra cả 4 đường chỉ có 2 ông thôi à!
Mà đường đông, quan sát tính toán “chớm” bằng cách nào, dừng lại mang thước ra đo chăng?
Ý của “chớm” là thằng nào vào trước thì thằng khác nhường, cho thông, cho lành.

Luật có 3 vạn chín nghìn điều, tình huống có 30 vạn chín mươi nghìn tình huống...
Đời người cùng lắm có 3 vạn 6 ngàn ngày...
Xuất phát từ từng điều luật, từng tình huống thì...thôi, ngồi nhà cho lành.
Mà ngồi nhà cũng chưa chắc đã lành!
Funny! :D
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,656
Động cơ
318,323 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Pháp luật sinh ra có nhiều chức năng, trong đó có 1 chức năng quan trọng là “khống chế sự man rợ của con người trong một xã hội cụ thể”.
Sự “man rợ” đó là gì? Là “tao đúng, bất kể sinh mạng kẻ khác”...
Quá dựa vào 1 điều luật cụ thể, có thể sự man rợ đó không còn là thuần phác, mà đã mang tính lưu manh. Vì lưu manh thì sẽ lợi dụng quy định, còn thuần phác chỉ sai do vô tình.
Đưa 1 ví dụ đơn giản thôi, có thể sẽ có thấy ý nghĩa trên:
Trên đường 1 làn cho phép 80km/h nhé, trần 80 không có mức sàn (như ở ta).
Lý luận rằng tôi đi dưới 80km/h là tôi đúng chứ gì?
Bỗng gặp cái xe chạy như sên tốc độ 30-40km/h chẳng hạn...
Vậy thử đâm vào mông nó đi, xem sao?
CSGT đến, lý luận rằng “tôi đi đúng quy định” đi xem sao?
Luật nó quy định tốc độ, nhưng vẫn kèm theo “phải đảm bảo an toàn” là như vậy!
Phải ngẫm, đừng khăng khăng “Điều này nói thế này”! Đã biết đủ các điều chưa?
Quay lại trường hợp cụ thể này, bỏ hết nhất chớm nhất chạm gì đó đi nhé, không nghe ai trình bày cả:
- Đường đồng mức, xe đồng mức.
- Cả 2 xe đều không quan sát (chứ quan sát thì đã không ra cái hậu quả đó rồi).
- Điểm va chạm ở nơi xe máy đã qua 3/4 giao lộ, và xe hơi mới vào 1/4 giao lộ. (Kẻ chữ thập ra, mỗi vạch 2 làn xuôi ngược là thấy ngay).
Vậy xe máy sắp qua hết rồi, xe hơi mới vào thì phải nhường đi!

Nếu cãi rằng “tôi đi đúng quy định”, thì xem lại cái ví dụ trên để đâm thẳng mông cái xe chạy chậm như rủa 30-40km/h trên đường cho phép 80km/h nhé!?

Tốt nhất hãy tưởng tượng đường ngã tư giao cắt, 8 chiều tham gia, chiều nào cũng có vài chục xe lưu thông cách nhau vài chục mét...sẽ thấy lúc đó đi thế nào mới đúng. Khi đó, chỉ có cách là xe nào sâu trong giao lộ thì nhường người ta thoát ra đi, rồi mình kế vào, rồi đến xe khác.
Cứ “chớm” với “chớm” thì hoá ra cả 8 đường chỉ có 2 ông thôi à!
Mà đường đông, quan sát tính toán “chớm” bằng cách nào, dừng lại mang thước ra đo chăng?
Ý của “chớm” là thằng nào vào trước thì thằng khác nhường, cho thông, cho lành.

Luật có 3 vạn chín nghìn điều, tình huống có 30 vạn chín mươi nghìn tình huống...
Đời người cùng lắm có 3 vạn 6 ngàn ngày...
Xuất phát từ từng điều luật, từng tình huống thì...thôi, ngồi nhà cho lành.
Mà ngồi nhà cũng chưa chắc đã lành!
Funny! :D
Điều mà em và mọi người tham gia thảo luận trong thread này là mong muốn luật giao thông của Việt Nam có những bước tiến hoàn thiện hơn cũng như ý thức của người dân phải được nâng cao hơn khi tham gia giao thông.

Luật phải hạn chế được các tình huống có thể xảy ra, nhất là đảm bảo công bằng cho những người tham gia giao thông. Không thể vì một cái sai của người chẳng may tử nạn mà lại khiến một người cũng đang đi đúng luật bị tù tội hay mất cả một khoản tiền lớn vì luật không rõ ràng.

Tại sao không thể quy định đường chính đường phụ như ở các nước phát triển? Tại sao không thể hạn chế các giao lộ đồng mức? Tại sao không làm các biển báo an toàn phù hợp với luật, nhất là việc cảnh báo giảm tốc ở trước các giao lộ? Tại sao không làm được vành đai an toàn hai bên đường, để tránh việc mở chợ cóc, dựng rạp lấn chiếm mặt đường,... Tại sao không thể quản lý vỉa hè đúng với chức năng của nó?

Rất nhiều câu hỏi, nhưng khó tìm được câu trả lời thỏa đáng. Qua những vụ việc như trên, ai cũng thấy rằng, để xảy ra tai nạn thì chẳng thể mong chờ vào sự bảo vệ của pháp luật.

Trở lại ví dụ của cụ, khi một người đang đi đúng 80 km/h đảm bảo tốc độ cho phép trên đoạn đường đó, thì nếu có ai đó tự nhiên phi vào làn đường của họ một cách bất ngờ (đa số tai nạn xảy ra đều trong tình huống bất khả kháng), họ cũng sẽ không vì một người vi phạm pháp luật mà khiến họ bị ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống.

Còn khi họ đâm vào đít xe của người đi trước, thì lúc đó luật pháp có các quy định cụ thể để xét xử công bằng cho cả hai.

Luật pháp phải khiến mọi người khi tham gia giao thông thấy sợ để nghiêm chỉnh chấp hành, cũng như thấy an tâm vì sẽ được bảo vệ nếu tuân thủ luật pháp.
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Điều mà em và mọi người tham gia thảo luận trong thread này là mong muốn luật giao thông của Việt Nam có những bước tiến hoàn thiện hơn cũng như ý thức của người dân phải được nâng cao hơn khi tham gia giao thông.

Luật phải hạn chế được các tình huống có thể xảy ra, nhất là đảm bảo công bằng cho những người tham gia giao thông. Không thể vì một cái sai của người chẳng may tử nạn mà lại khiến một người cũng đang đi đúng luật bị tù tội hay mất cả một khoản tiền lớn vì luật không rõ ràng.

Tại sao không thể quy định đường chính đường phụ như ở các nước phát triển? Tại sao không thể hạn chế các giao lộ đồng mức? Tại sao không làm các biển báo an toàn phù hợp với luật, nhất là việc cảnh báo giảm tốc ở trước các giao lộ? Tại sao không làm được vành đai an toàn hai bên đường, để tránh việc mở chợ cóc, dựng rạp lấn chiếm mặt đường,... Tại sao không thể quản lý vỉa hè đúng với chức năng của nó?

Rất nhiều câu hỏi, nhưng khó tìm được câu trả lời thỏa đáng. Qua những vụ việc như trên, ai cũng thấy rằng, để xảy ra tai nạn thì chẳng thể mong chờ vào sự bảo vệ của pháp luật.

Trở lại ví dụ của cụ, khi một người đang đi đúng 80 km/h đảm bảo tốc độ cho phép trên đoạn đường đó, thì nếu có ai đó tự nhiên phi vào làn đường của họ một cách bất ngờ (đa số tai nạn xảy ra đều trong tình huống bất khả kháng), họ cũng sẽ không vì một người vi phạm pháp luật mà khiến họ bị ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống.

Còn khi họ đâm vào đít xe của người đi trước, thì lúc đó luật pháp có các quy định cụ thể để xét xử công bằng cho cả hai.

Luật pháp phải khiến mọi người khi tham gia giao thông thấy sợ để nghiêm chỉnh chấp hành, cũng như thấy an tâm vì sẽ được bảo vệ nếu tuân thủ luật pháp.
Chào cụ!
(Nếu em không nhầm thì cụ ở Âu phỏng ạ?)
Thực tế thì những loại hình đường giao thông liên quan đến phần “Tại sao không thể quy định...), thì ở Việt Nam hiện có cả mà cụ.
Còn hạ tầng giao thông chung dù hiện đang phát triển nhưng cũng không thể so sánh với các nước tiên tiến, cộng với sự đa dạng của các phương tiện tham gia giao thông trên cùng tuyến đường ở VN hiện nay, lại thêm ý thức của dân nữa...
Luật GT dựa trên hạ tầng và điều chỉnh ý thức dựa trên mặt bằng chung đó, thì nó có đặc thù của nó thôi.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, câu đó thuộc về triết học. Mà pháp luật thì thuộc về “ý thức xã hội cao nhất”. (Em mở rộng tí thế cho vui) :D
Thực ra em hiểu, và biết là người Việt ở nước ngoài (nhìn chung) thấy sợ trước hiện trạng GT ở trong nước. Thật với cụ là các tỉnh lên Hà Nội còn sợ không dám cầm lái cơ, em gặp nhiều rồi. :D
Nên trong các cmt em cũng có ý là “nhường đi, kể cả đúng cũng nhường đi, cho lành”. Tránh va chạm là ý thức quan trọng nhất hiện nay. :D
Bất khả kháng lúc đó mới dùng lý, mà càng thông về lý thì càng nhẹ người.
Ô tô em vẫn chạy hàng ngày, thấy bình thường thoải mái chứ có gì đâu. :D
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Cả hai hướng đi đều có đèn đỏ lẫn đèn vàng nhấp nháy đó bác.
Đỏ lẫn vàng nhấp nháy chắc tương đương với "vàng nhấp nháy" ở VN :))

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.


Ở VN cũng có quy định "đèn đỏ nhấp nháy" ở giao lộ trong trường hợp giao với đường sắt nhưng cũng chỉ để nhắc nhở chứ không phải dừng lại :))

10.5.3. Loại đèn đỏ hai bên thay nhau nhấp nháy nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải ngừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt. Ngoài ra để gây chú ý, ngoài đèn đỏ nhấp nháy còn trang bị thêm chuông điện hoặc tiếng nói nhắc nhở có tàu hỏa.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,947 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Điều mà em và mọi người tham gia thảo luận trong thread này là mong muốn luật giao thông của Việt Nam có những bước tiến hoàn thiện hơn cũng như ý thức của người dân phải được nâng cao hơn khi tham gia giao thông.

Luật phải hạn chế được các tình huống có thể xảy ra, nhất là đảm bảo công bằng cho những người tham gia giao thông. Không thể vì một cái sai của người chẳng may tử nạn mà lại khiến một người cũng đang đi đúng luật bị tù tội hay mất cả một khoản tiền lớn vì luật không rõ ràng.

Tại sao không thể quy định đường chính đường phụ như ở các nước phát triển? Tại sao không thể hạn chế các giao lộ đồng mức? Tại sao không làm các biển báo an toàn phù hợp với luật, nhất là việc cảnh báo giảm tốc ở trước các giao lộ? Tại sao không làm được vành đai an toàn hai bên đường, để tránh việc mở chợ cóc, dựng rạp lấn chiếm mặt đường,... Tại sao không thể quản lý vỉa hè đúng với chức năng của nó?

Rất nhiều câu hỏi, nhưng khó tìm được câu trả lời thỏa đáng. Qua những vụ việc như trên, ai cũng thấy rằng, để xảy ra tai nạn thì chẳng thể mong chờ vào sự bảo vệ của pháp luật.

Trở lại ví dụ của cụ, khi một người đang đi đúng 80 km/h đảm bảo tốc độ cho phép trên đoạn đường đó, thì nếu có ai đó tự nhiên phi vào làn đường của họ một cách bất ngờ (đa số tai nạn xảy ra đều trong tình huống bất khả kháng), họ cũng sẽ không vì một người vi phạm pháp luật mà khiến họ bị ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống.

Còn khi họ đâm vào đít xe của người đi trước, thì lúc đó luật pháp có các quy định cụ thể để xét xử công bằng cho cả hai.

Luật pháp phải khiến mọi người khi tham gia giao thông thấy sợ để nghiêm chỉnh chấp hành, cũng như thấy an tâm vì sẽ được bảo vệ nếu tuân thủ luật pháp.
Các trường hợp clip trên đây biển báo chuẩn đấy.
Chỉ có con người ko biết trân trọng cuộc sống mới chạy thế thôi.
 

programervn

Xe tải
Biển số
OF-47600
Ngày cấp bằng
29/9/09
Số km
257
Động cơ
462,720 Mã lực
Luật pháp nhiều chương, nhiều điều, nói thật thảo dân mà bảo hiểu hết luật thì khó, trên này cũng nhiều cụ tuy không phải LS, nhưng cũng khá am hiểu mà còn cãi nhau chóe chóe.
Trở lại ví dụ của cụ, khi một người đang đi đúng 80 km/h đảm bảo tốc độ cho phép trên đoạn đường đó, thì nếu có ai đó tự nhiên phi vào làn đường của họ một cách bất ngờ (đa số tai nạn xảy ra đều trong tình huống bất khả kháng), họ cũng sẽ không vì một người vi phạm pháp luật mà khiến họ bị ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống.
Đường cho phép 80 Km/h, lái xe đi đúng 80 Km/h thì chỉ khẳng định được là không bị lỗi vượt quá tốc độ, còn suy diễn là đúng luật thì lại chưa đúng đâu, còn phải xem các điều khoản khác nữa mới kết luận đúng luật hay không. Luật cũng quy định đến 12 trường hợp phải giảm tốc độ rồi.
Tiếp đến có kiểu suy diễn: xe tôi đi thẳng, được quyền ưu tiên qua ngã tư đồng cấp so với xe rẽ trái, em thấy có trường hợp xe rẽ trái vào giao lộ trước cũng xa xa rồi nhưng ông đi thẳng vẫn nghĩ là mình được ưu tiên, trường hợp này thì "nhất chớm" không thấy quy định trong luật, chỉ có 1 bài sa hình trong đề thi nói về việc đó, nhưng em nghĩ xe rẽ trái mà họ rẽ sắp xong thì xe đi thẳng cũng chậm lại 1 chút mà, ngoài ra luật cũng quy định những trường hợp cần giảm tốc, vì vậy không phải cứ đi thẳng là đúng luật, mà còn phải làm chủ tốc độ nữa.
Còn nữa: Khi có va chạm, nhiều người thường quan tâm trước đến việc người kia có sai không mà lại ít hỏi bản thân mình có sai hay không. Không thể suy diễn vì ông kia sai nên tôi đúng được. Nên để tự tin gọi công an vào cuộc, cần hiểu mình đúng hay sai, còn ông kia sai hay không thì pháp luật xử lý ông kia.
Tây thì ko biết, nhưng ở ta mà cứ va chạm, không tự thỏa thuận được thì rất rách việc, cái này do đâu thì có khi càng khủng khiếp nữa, nhưng biết làm sao được, chã nhẽ giờ chuyển sang nước khác ở :)
 
Chỉnh sửa cuối:

programervn

Xe tải
Biển số
OF-47600
Ngày cấp bằng
29/9/09
Số km
257
Động cơ
462,720 Mã lực
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp sau:
3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức;
Nên có khai báo đã giảm tốc độ mà vẫn gây tai nạn thì vẫn là lỗi ko làm chủ tốc độ nhỉ?
1. Người lái xe ô tô khai báo đã giảm tốc độ khi đến gần đường giao nhau (điều 24, Luật Giao thông đường bộ 2008).
 

echnikj

Xe container
Biển số
OF-448979
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
5,112
Động cơ
259,750 Mã lực
Nơi ở
Ngay đây
1. Nạn nhân xe máy thiệt mạng, nên chỉ còn lời khai của bên lái xe ô tô.
2. Lái xe ô tô đi đúng luật.
3. Nếu không có clip, thì có xử lái xe ô tô trắng án được không ạ ?
Không thể trắng án. Giao cắt đồng mức có gờ giảm tốc, tức là lái xe buộc phải giảm tốc (đi chậm) khi vào giao lộ. Mà tông xe máy tan nát, ô tô xoay 1 vòng thì là đi tốc độ cao rồi (đấy là ko dựa vào clip).
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,445
Động cơ
453,512 Mã lực
Em tìm thì không thấy quy định nào nói về cái nhất chớm.
Tuy nhiên ở bộ đề thi bằng lái ô tô (câu 6 phần câu hỏi sa hình), có câu hỏi được trường dạy lái xe hướng dẫn như thế này

Capture.JPG


Đáp án của Bộ GT thứ tự ưu tiên là Xe lam --> xe cứu thương--->xe con.
Nếu cụ không dùng cái quy tắc nhất chớm, xin chúc mừng vì cụ đã trả lời sai 1 câu hỏi lý thuyết.
Cập nhật thêm với cụ mấy câu sa hình mới kẻo cụ bị chê cổ hủ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top