Cả bốn hướng đều đèn ở giữa nháy, tức là đèn vàng đó cụ. Theo nguyên tắc, khi đến giao cắt chỉ có đèn vàng nháy liên tục, thì tất cả xe từ các hướng đều phải giảm tốc độ và thận trọng quan sát. Đèn này nhiều nơi thường họ cho hoạt động bắt đầu từ nửa đêm, đến gần sáng, khi lưu lượng giao thông đã giảm rất nhiều. Như thời điểm trong Clip là gần 4 giờ sáng.
Tai nạn xảy ra đã cho thấy bất cập của kiểu đèn này, nếu đường phố ở đó vẫn cho chạy tốc độ cao. Giá không có đèn vàng này, thì ông xe đen đến từ bên phải có khi đi thận trọng hơn nhường ông đến từ bên trái.
Ở Đức nhiều giao cắt trong thành phố ban đêm đèn giao thông cũng sẽ được tắt. Và khi đó thì luật đường chính-đường phụ, hay ưu tiên xe đến từ bên phải (đường đồng mức) sẽ có hiệu lực.
Nói thêm chút xíu về đèn và biển báo ở Đức với các cụ. Tức là dưới đèn giao thông bao giờ họ cũng gắn thêm biển báo, để khi mất điện hay đèn hỏng thì biển báo có hiệu lực. Vì khi học luật tất cả đều được học, thứ tự tuân thủ trật tự giao thông. Tức là đầu tiên phải tuân thủ chỉ dẫn của cs giao thông, sau đó là tuân thủ đèn giao thông, sau nữa mới tới biển báo và cuối cùng là đường đồng mức với qui định xe đến từ hướng bên phải có quyền đi trước.