[Funland] Nền kinh tế Việt nam chúng ta đang đứng ở đâu trong khu vực?

Friedrich II

Xe tải
Biển số
OF-603350
Ngày cấp bằng
15/12/18
Số km
427
Động cơ
101,054 Mã lực
Vậy thì dân Hàn, Nhật nó treo cổ mấy đời TT rồi? Bên âu mỹ nó chắc phẩy treo mấy chục đời TT(!)
Hay tai dân của bỏn hiền lành, ngu độn, sợ chính quyền(?)
Lũ trẻ con phương tây khi viết đơn xét tuyển vào ĐH, chúng tự hào thể hiện những gì chúng tham gia, đóng góp cho cộng đồng. Còn dân ta văn minh hơn nên nếu bị yêu cầu đóng góp sẽ treo cổ người làm chính sách?
Cụ đừng giả vờ giả vịt. Cái nước VN này nhờ chính sách người cày có ruộng mà mới độc lập đấy. Giờ đánh thuế lên mảnh đất thứ 1 thì cả nước nó theo bọn dận chủ hết. Nhà nước chắc cũng không ngu đâu, mất chú dận chủ ngồi đó mà mơ đi
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Cảm ơn bác đã chỉ giáo, bác đã giải ngố cho tôi về GDP current price. Tuy nhiên tôi tính thử theo cách của bác và tăng trưởng vẫn ko thể nhảy từ 6% lên 12% được. Lạm phát hàng năm được bù lại bởi tỷ giá một phần, cho nên kết luận là thống kê tăng trưởng vẫn có sai số rất lớn, ko phải 2 lần nhưng cũng phải là 1.5 lần. Có vẻ sai số có hệ thống. Bác có thể cho ý kiến ko ạ? Cảm ơn bác
Ngoài ra còn có sai số, tính thêm những thứ trước đây chưa quan sát và thống kê được nữa bác. 5-10 năm người ta lại cập nhật, và GDP tuyệt đối có thể tăng khá lớn.
Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP không đổi, vì khi cập nhật các items mới, người ta sẽ cập nhật luôn vào năm base.
Vd tự nhiên hợp pháp hoá đánh bạc, GDP tăng 10 tỷ. Tốc độ tăng GDP không đổi vì 10 tỷ đó cập nhật năm n, năm n+1 tăng trưởng có phần 10 tỷ công tăng trươtng ngành đánh bạc.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,602
Động cơ
904,675 Mã lực
Em mua 1ha đất nuôi trồng thủy sản, giá 1 tỷ 2. Cho thuê 10 triệu/năm. Lợi tức ít nhưng chắc chắn là con em có chỗ mà nhìn. Những trường hợp như em thì thế nào hả cụ
Em viết cụ thể về cái nhà phố Pháp cổ em mua năm 2000 (đúng như ví dụ) rồi.
Em cũng viết giá tính bằng $ để tính lãi suất ngân hàng từ năm ấy đến bây giờ.
Còn như ví dụ của bác, thì từng mảnh đất em đã mua không to tới 1ha, nhưng tự nhiên gần đây luôn nhận điện thoại từ những người trông coi hộ (em thường nhờ ngay chủ đất cũ trông, hoa mầu tự họ làm và họ hưởng, hàng năm mình trả tiền "nhờ"). Tối qua đang ăn cơm cũng bị gọi, vì họ muốn mua lại,... Tức là thanh khoản không phải là dự tính, mà đang hiện hữu...
Em không buôn, bán BĐS, vì không có thời gian cho việc này, mà chỉ đơn giản coi nhà đất là 1 thứ hàng có thể giúp mình giữ tiền. Nhưng cũng khá lâu rồi em không đi mua đất ở xa nữa, cũng chỉ vì "xa quá" (có những chỗ cả chục năm nay em chưa đặt chân lại). Những mảnh đang có thì cứ để đấy, chưa có ý định bán, vì bán đi cũng lại phải mua chỗ khác, vì em không tích vàng hay $.
Còn VN cũng có thể sẽ học các nước khác để đánh thuế vào BĐS, nhưng cũng có sao đâu, ở mấy nước phát triển kia vẫn khối người sở hữu rất nhiều BĐS dù vẫn đang đóng thuế!
 
Chỉnh sửa cuối:

Friedrich II

Xe tải
Biển số
OF-603350
Ngày cấp bằng
15/12/18
Số km
427
Động cơ
101,054 Mã lực
Cảm ơn bác đã chỉ giáo, bác đã giải ngố cho tôi về GDP current price. Tuy nhiên tôi tính thử theo cách của bác và tăng trưởng vẫn ko thể nhảy từ 6% lên 12% được. Lạm phát hàng năm được bù lại bởi tỷ giá một phần, cho nên kết luận là thống kê tăng trưởng vẫn có sai số rất lớn, ko phải 2 lần nhưng cũng phải là 1.5 lần. Có vẻ sai số có hệ thống. Bác có thể cho ý kiến ko ạ? Cảm ơn bác
Đâu, bác cộng thêm lạm phát là được mà. Ví dụ năm 2019 là 300 tỷ, nhà nước công bố tỷ lệ tăng trưởng là 6% là tăng trưởng thực tương đương với 318 tỷ, nhưng khi công bố GDP lại tòi ra 340 tỷ vì khi đó có cộng cả phần lạm phát và tỷ giá đó. Số liệu 340 mới chính xác, 318 pà số liệu đã loại bỏ lạm phát để tính tăng trưởng thực
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Em viết cụ thể về cái nhà phố Pháp cổ em mua năm 2000 (đúng như ví dụ) rồi.
Em cũng viết giá tính bằng $ để tính lãi suất ngân hàng từ năm ấy đến bây giờ.
Còn như ví dụ của bác, thì từng mảnh đất em đã mua không to tới 1ha, nhưng tự nhiên gần đây luôn nhận điện thoại từ những người trông coi hộ (em thường nhờ ngay chủ đất cũ trông, hoa mầu tự họ làm và họ hưởng, hàng năm mình trả tiền "nhờ"). Tối qua đang ăn cơm cũng bị gọi, vì họ muốn mua lại,... Tức là thanh khoản không phải là dự tính, mà đang hiện hữu...
Em không buôn, bán BĐS, vì không có thời gian cho việc này, mà chỉ đơn giản coi nhà đất là 1 thứ hàng có thể giúp mình giữ tiền. Nhưng cũng khá lâu rồi em không đi mua đất ở xa nữa, cũng chỉ vì "xa quá". Những mảnh đang có thì cứ để đấy, chưa có ý định bán.
Còn VN cũng có thể sẽ học các nước khác để đánh thuế vào BĐS, nhưng cũng có sao đâu, ở mấy nước phát triển kia vẫn khối người sở hữu rất nhiều BĐS dù vẫn đang đóng thuế!
Về nguyên tắc, càng đánh thuế thì giá càng cao, thị trường nào cũng vậy.
Đánh thuế BDS giúp phân phối lại thu nhập, chứ không giúp giảm giá Bđs.
 

limoux

Xe buýt
Biển số
OF-710490
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
693
Động cơ
94,582 Mã lực
Trong này đã có 1 cái sai cơ bản là “net worth” tức là tài sản ròng chứ không phải tài sản.
Tài sản ròng = Tài sản - nợ.
Ví dụ:
- Thằng A tài sản 10 đồng, nợ 1 đồng thì tài sản ròng là 9 đồng.
- Thằng B tài sản 100 đồng nhưng nợ 95 đồng thì tài sản ròng là 5 đồng.
Như vậy thực chất thằng A giàu hơn thằng B nhưng theo lý thuyết của chủ thớt thì thằng B giàu gấp 10 thằng A.
Sai lầm này tương tự đối với con số GDP, con số GDP đứng 1 mình thì chẳng có giá trị.
Vẫn tính theo tài sản đấy.
Thằng B nó vay được 95 đồng, nó có tài sản đảm bảo 100 đồng để vay, chứ thằng A làm sao vay được 95 đồng. Mà thằng B vay 95 đồng nó sẽ sinh ra tài sản lớn hơn, tức tốc độ gia tăng tài sản lớn hơn thăng A. Mà trong thực tế thì thằng B có 100 đồng, nó chỉ thế chấp vay được 70 đồng thôi cụ ạ. =))
 

Friedrich II

Xe tải
Biển số
OF-603350
Ngày cấp bằng
15/12/18
Số km
427
Động cơ
101,054 Mã lực
Em viết cụ thể về cái nhà phố Pháp cổ em mua năm 2000 (đúng như ví dụ) rồi.
Em cũng viết giá tính bằng $ để tính lãi suất ngân hàng từ năm ấy đến bây giờ.
Còn như ví dụ của bác, thì từng mảnh đất em đã mua không to tới 1ha, nhưng tự nhiên gần đây luôn nhận điện thoại từ những người trông coi hộ (em thường nhờ ngay chủ đất cũ trông, hoa mầu tự họ làm và họ hưởng, hàng năm mình trả tiền "nhờ"). Tối qua đang ăn cơm cũng bị gọi, vì họ muốn mua lại,... Tức là thanh khoản không phải là dự tính, mà đang hiện hữu...
Em không buôn, bán BĐS, vì không có thời gian cho việc này, mà chỉ đơn giản coi nhà đất là 1 thứ hàng có thể giúp mình giữ tiền. Nhưng cũng khá lâu rồi em không đi mua đất ở xa nữa, cũng chỉ vì "xa quá". Những mảnh đang có thì cứ để đấy, chưa có ý định bán, vì bán đi cũng lại phải mua chỗ khác, vì em không tích vàng hay $.
Còn VN cũng có thể sẽ học các nước khác để đánh thuế vào BĐS, nhưng cũng có sao đâu, ở mấy nước phát triển kia vẫn khối người sở hữu rất nhiều BĐS dù vẫn đang đóng thuế!
Em đồng ý với cụ là làm giàu từ đất rất nhanh. Quay đi quay lại thấy mình có số tiền rất lớn (sổ sách thôi, chứ em chả bán bao giờ). Em thuộc dạng khát đất, tiền lời thì 1/2 em mua đất, chỉ mua đất sản xuất chứ ít khi mua đất nền. 1/2 còn lại mua vàng và gửi tiết kiệm. Vài năm thấy giá đất tăng khủng khiếp luôn. Nhiều cụ cứ nói đầu tư đất là sai, cần đầu tư vào sx...rất phiến diện. Tiền lời thì nhiều, mở rộng không thể, chứng khoán thì ko thích, vậy người nông dân như em chỉ biết vàng, đất thôi.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Về nguyên tắc, càng đánh thuế thì giá càng cao, thị trường nào cũng vậy.
Đánh thuế BDS giúp phân phối lại thu nhập, chứ không giúp giảm giá Bđs.
Đánh thuế để giảm đầu cơ chứ ko phải phân phối thu nhập.
Đây không phải là thuế thu nhập, mà là thuế sử dụng, thuế sở hữu, đóng hàng năm chứ không phải chỉ đóng khi mua bán.
Người ta sẽ tính lại hiệu quả bài toán đầu tư khi phải đóng thuế để duy trì một tài sản. Không ai dám mua đất chỉ để hoang chờ tăng giá nữa, và giá đất sẽ phải phụ thuộc vào khả năng cho thuê trừ đi thuế hàng năm phải nộp.
 

limoux

Xe buýt
Biển số
OF-710490
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
693
Động cơ
94,582 Mã lực
Về nguyên tắc, càng đánh thuế thì giá càng cao, thị trường nào cũng vậy.
Đánh thuế BDS giúp phân phối lại thu nhập, chứ không giúp giảm giá Bđs.
Cụ nhầm.
Đánh thuế sở hữu BĐS thì giảm đầu cơ BĐS ngay, giá BĐS bị "bong bóng" là do giới đầu cơ là chính chứ dân lao động người ta chỉ cần 1 nhà để ở thôi.
Ví dụ : Ở Mỹ, tùy Bang, có thuế sở hữu BĐS thu hàng năm 3% giá trị BĐS ( 1 số Bang 1%, 2%...). Tức là nếu cụ mua 1 cái nhà / 1 BĐS trị giá 500k USD, cụ phải nộp thuế hàng năm 15k USD.

Đánh thuế sở hữu BĐS ít ra cũng tăng thu cho NS NN và ít ra cũng làm "chùn" tay những ai muốn đầu cơ / ôm nhiều BĐS 1 lúc ....như vậy ít nhiều cũng ổn định được thị trường BĐS.
 

nvui0118

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-734442
Ngày cấp bằng
30/6/20
Số km
1,795
Động cơ
-2,221 Mã lực
Về nguyên tắc, càng đánh thuế thì giá càng cao, thị trường nào cũng vậy.
Đánh thuế BDS giúp phân phối lại thu nhập, chứ không giúp giảm giá Bđs.
Nguyên tắc nào thế? Nói phải có dẫn chứng, toàn mấy thánh nói mồm, 'tôi nghĩ', 'tôi thấy', 'thằng bạn tôi', 'thằng anh' nghe phát mệt =))
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,602
Động cơ
904,675 Mã lực
Cụ nhầm.
Đánh thuế sở hữu BĐS thì giảm đầu cơ BĐS ngay, giá BĐS bị "bong bóng" là do giới đầu cơ là chính chứ dân lao động người ta chỉ cần 1 nhà để ở thôi.
Ví dụ : Ở Mỹ, tùy Bang, có thuế sở hữu BĐS thu hàng năm 3% giá trị BĐS ( 1 số Bang 1%, 2%...). Tức là nếu cụ mua 1 cái nhà / 1 BĐS trị giá 500k USD, cụ phải nộp thuế hàng năm 15k USD.

Đánh thuế sở hữu BĐS ít ra cũng tăng thu cho NS NN và ít ra cũng làm "chùn" tay những ai muốn đầu cơ / ôm nhiều BĐS 1 lúc ....như vậy ít nhiều cũng ổn định được thị trường BĐS.
Hội lướt sóng đầu cơ - trên bong bóng liệu có giữ đất tới 1 năm không bác?
Ngay thu thuế chuyển nhượng ở những chỗ đất đang sốt cũng chưa chắc, nói gì đến thu thuế sở hữu theo năm.
Như vậy có làm chùn tay được họ hay không?
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,352
Động cơ
75,589 Mã lực

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Hội lướt sóng đầu cơ - trên bong bóng liệu có giữ đất tới 1 năm không bác?
Ngay thu thuế chuyển nhượng ở những chỗ đất đang sốt cũng chưa chắc, nói gì đến thu thuế sở hữu theo năm.
Như vậy có làm chùn tay được họ hay không?
Có bong bóng đâu mà lướt?
 

limoux

Xe buýt
Biển số
OF-710490
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
693
Động cơ
94,582 Mã lực
Hội lướt sóng đầu cơ - trên bong bóng liệu có giữ đất tới 1 năm không bác?
Ngay thu thuế chuyển nhượng ở những chỗ đất đang sốt cũng chưa chắc, nói gì đến thu thuế sở hữu theo năm.
Như vậy có làm chùn tay được họ hay không?
Thuế sở hữu BĐS đó tính chẵn năm, ví dụ cụ mua mảnh đất, cụ phải nộp thuế sở hữu tối thiểu 1 năm luôn mới được sang tên Sổ Đỏ mảnh đất, rồi "lướt" bán luôn thì thằng mua sau phải gánh thuế đó...
Bên Tây nó áp dụng thuế đó từ cả mấy chục năm nay, thị trường BĐS bên Tây nó ổn định chứ không "bong bóng" mất kiểm soát như ở VN. Bong bóng BĐS có thể làm 1 số ít người giàu lên nhanh, nhưng lại đẩy nhiều người đi sau vào tình trạng phá sản, các NH gánh nhiều nợ xấu, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

Thuế chuyển nhượng là thuế đánh vào lúc chuyển nhượng : thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân của bên bán. (Nếu mua viết tay thì không tính là mua BĐS 1 cách hợp pháp, trường hợp đó không tính )
 

limoux

Xe buýt
Biển số
OF-710490
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
693
Động cơ
94,582 Mã lực
Có bong bóng đâu mà lướt?
Đang có ở Bảo Lộc, Lâm Đồng đó.....kịch bản giống "bong bóng " BĐS ở Ba Vì - HN năm xưa, thi nhau phân lô bán nền, sang tay nhau....rồi thằng mua sau cùng gánh hết, khi vỡ lở chả có dự án nào, chả có quy hoạch nào hết...rồi, nợ xấu NH tăng vọt....:D
 

ngocvt

Xe buýt
Biển số
OF-734745
Ngày cấp bằng
2/7/20
Số km
661
Động cơ
73,739 Mã lực
Em đưa ra một ví dụ bằng con số tự nghĩ ra, nhưng em cho thu nhập của cửa hàng Indo cao hơn cửa hàng VN vì GDP đầu người cao hơn.
nếu thế thì cái này chắc chắn là sai bét, 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ trong ngõ thôi cũng đủ nuôi sống cả gia đình, nuôi con ăn học...suy ra cửa hàng lớn thì ko biết đâu mà lần
 

tui102

Xe tăng
Biển số
OF-137753
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,630
Động cơ
379,213 Mã lực
Gần đây tôi thấy các bác tranh luận rất nhiều về nền KT so với một số nước. Việc tranh luận mà không có sở cứ rõ ràng thì chẳng đi đến đâu. Hôm nay là ngày cuối tuần rảnh rỗi, tôi xin có chút ý kiến hầu các bác.
1. GDP đầu người
Theo số liệu mới nhất của IMF, GDP đầu người của VN khoảng $3500, Philippines thấp hơn một chút, Indonesia hơn chúng ta khoảng 20% và Thái lan khoảng gấp đôi. Tính toán GDP là việc khó nhất trong thống kê, vì vậy chúng ta sẽ xem xét thêm một số con số thống kê có độ tin cậy cao hơn.
2. Lượng điện tiêu thụ (tháng)
Thailand (GWh) 16,350. Dân số: 69.6tr
Vietnam (GWh) 19,561 Dân số: 96.5tr
Indonesia (GWh) 23,245 Dân số: 270.6tr
Philippines (GWh) 8836. Dân số:108.1tr
Malaysia (GWh) 13,292 Dân số:32tr
Có thể thấy tiêu thụ điện năng trên đầu người của Indo và Phi thấp hơn chúng ta rất nhiều. Nhiều bác nói tại vì luyện thép, xin thưa là chỉ có 2% điện được dùng để luyện thép. Có bác lại nói công nghệ cũ tốn điện, xin thưa là phần lớn nhà cửa, công xưởng đều xây gần đây và không có chuyện dùng đồ ơ kìa tốn năng lượng. Đèn thì bây giờ toàn dùng LED chứ đèn neon tuyệt chủng lâu rồi. Sau khi xem xét số liệu thống kê này tôi rất nghi ngờ về việc GDP của Phi bằng chúng ta và của Indo hơn chúng ta 20%.
3. Thị trường điều hoà nhiệt độ
Hiện nay mỗi năm VN, Thái và Indo tiêu thụ ngang ngửa nhau, khoảng hơn 2 triệu máy điều hoà nhiệt độ hàng năm, Phi chỉ có vẻn vẹn 1 triệu máy. Có thể thấy tiêu thụ trên đầu người của chúng ta cao hơn Indo và Phi rất nhiều. Các bác đừng nói họ ai cũng có điều hoà nên ko cần mua nữa nhé, chả nhẽ Thái chưa có điều hoà? và sao ai cũng có điều hoà mà tiêu thụ điện thấp thế?
4. Thị trường xe
Thailand 771.141
Indonesia 582.298
Philippines 283.983
Vietnam 407.487
Thật kinh ngạc, tiêu thụ xe trên đầu người của Phi và Indo cũng thấp hơn rất nhiều. Có gì đó rất sai với số liệu GDP.
5. Net worth
Đây là số tiền cần phải có để lọt vào 1% và 0.1% giàu nhất của từng nước
c522fa31-11f6-4fb9-a29c-a22f9889ed4a.jpeg




a508e726-392a-4c9b-b0c5-50d26ad8bfdf.jpeg


Rất tiếc Thái lan không có trong chart này nên chúng ta dùng số liệu khác của Thái:
91.7% người dân có tài sản (net worth) từ 0-10.000 USD
7.5% 10.000-100.000
0.7% 100.000-1m
0.1% > 1m
Như vậy có thể thấy chỉ cần có 100.000 USD để lọt vào top 0.8% người giàu nhất Thái lan.
Những con số này thật đáng kinh ngạc, nó cho thấy ở Việt nam người giàu và khá giả ở phổ rộng hơn rất nhiều các nước khác.
6. Tăng trưởng kinh tế
Trong 30 năm qua GDP đầu người của chúng ta tăng trưởng đúng 30 lần và bây giờ tôi có cảm giác chúng ta không chỉ tiếp tục tăng trưởng như 30 năm qua, mà có dấu hiệu tăng tốc. Có lẽ tích luỹ kỹ năng, công nghệ và vốn liếng đạt đến một ngưỡng nhất định dẫn đến sự tăng tốc. Chúng ta cần tăng trưởng thêm 10 lần nữa để đạt mức một nước phát triển.
Liệu chúng ta có thể trở thành một nước phát triển? Có nhiều yếu tố cần xem xét:
- tiếp cập giáo dục và việc làm: ở mục này chúng ta làm rất tốt, ai cũng được học hành, ai cũng có cơ hội vươn lên đi làm cho những công ty danh tiếng nhất. Nếu sinh ra trong gia đình khá giả trở lên cơ hội tiếp cận giáo dục của chúng ta không thua kém một nước nào. Nếu sinh ra trong gia đình khó khăn thì cơ hội được tiếp cận giáo dục ở VN thậm chí còn tốt hơn! Ngay cả những nơi vô cùng xa xôi hiểm trở hầu hết đều có điện, có Internet, có trường học, có thầy cô giáo và chiến sỹ biên phòng lặn lội đi dạy học. Nếu chẳng may sinh ra trong gia đình nghèo ở Mỹ thì các bác chỉ được sống ở khu hạ lưu, đi học trường bãi rác cùng với các bạn đồng lứa từ khu bãi rác mà ra. Các bác không thể xin vào trường của khu khá giả bên cạnh. Ở VN thì giàu hay nghèo đều được học trong trường công với chất lượng khá tốt.
- tự do kinh doanh và cơ hội kinh doanh: tôi không thấy có có vấn đề gì, tất cả chỉ phụ thuộc vào năng lực của các bác. Cơ hội rất nhiều. Kiếm được tiền không phải đóng thuế bao nhiêu cả, rất nhiều người kiếm rất tốt và họ chưa bị thuế sờ đến, tôi nghĩ một phần cũng là vì ngành thuế còn chưa đủ năng lực, một phần Chính phủ muốn khoan sức dân, ko tìm cách thu bằng hết.
- phát triển cơ sở hạ tầng: đây là mục kém nhất và là nguy cơ cao nhất. Tất cả công trình giao thông đều có trộm cắp, nếu bây giờ yêu cầu lãnh đạo các PMU giải trình về tài sản chìm nổi thì căng đấy, ko biết giải trình thế nào. Nếu cứ tiếp tục thế này, đồng tiền xương máu của nhân dân cứ nướng theo kiểu 1 tỷ USD cho hơn chục km đường sắt trên cao thì sẽ thất bại trong con đường trở thành nước phát triển.
- phẩm chất con người: đây là mấu chốt, nếu như con người VN có thể làm việc tốt như người dân ở các nước phát triển thì chúng ta cũng có thể trở thành nước phát triển. Ngành tech là nơi so kè đáng nói nhất, chứ bác sĩ hay giáo viên VN tôi nghĩ họ đang làm ở mức các nước phát triển rồi. Tôi có may mắn được làm việc với đủ các tộc người, rất nhiều quốc gia, chỉ còn Châu Phi là tôi chưa đặt chân đến. Lần đầu tiên đến Mỹ làm việc tôi rất sốc. Không phải sốc vì trong ngành tech ở Cali rất nhiều người châu Á, điều này tôi tìm hiểu và biết từ trước rồi. Sốc lần 1 là dân lập trình viên châu Á ở bển chủ yếu là Ấn độ, TQ và VN, ko thấy các nước Đông Nam Á khác. Sốc lần 2 khi cũng ko thấy Hàn và Nhật làm ở đây. Sau này làm cho các công ty Nhật và Hàn hàng đầu tôi mới nhận ra một điều sốc thứ 3: trình độ làm phần mềm của người VN ko hề thua kém gì Hàn hay Nhật. Thực tế tôi thường xuyên phải re-architect cho các bạn ấy (dịch nôm na ra tiếng Việt là giải ngố cho họ). Tất nhiên họ cực kỳ nhạy cảm và không phải khi nào họ cũng đồng ý dùng cái mới, nhưng tôi cứ phải làm hết sức với trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình, lựa chọn là của họ. Thực tế người VN tư duy phần mềm tốt hơn các bạn ấy! Ở Đông Nam Á thì không có công ty nào là đối thủ của FPT và Viettel (và chắc cả Vingoup nữa). Những nghề như thiết kế điện tử, thiết kế chip hay cơ khí chế tạo thì chúng ta đang kém rất xa, tất cả là do rào cản gia nhập nghề nghiệp lớn, chưa có nhiều cơ hội để hành nghề, còn ngành phầm mềm chỉ cần có mỗi chiếc máy tính nối mạng nên 20 năm qua nhiều thế hệ người VN đã có cơ hội xông pha.
Thành quả thực ra không phải là hạnh phúc, mà hành trình để đạt được thành quả đấy là hạnh phúc. Tôi nghĩ chúng ta đang ở trong một hành trình huy hoàng, chỉ có một lần trong đời. Hãy tận dụng các cơ hội mà các bác có, đừng để 20-30 năm nữa nhìn lại và hối tiếc về những gì mình đã không làm và cả về những gì mình đã làm.
bài viết hay quá
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Thuế sở hữu BĐS đó tính chẵn năm, ví dụ cụ mua mảnh đất, cụ phải nộp thuế sở hữu tối thiểu 1 năm luôn mới được sang tên Sổ Đỏ mảnh đất, rồi "lướt" bán luôn thì thằng mua sau phải gánh thuế đó...
Bên Tây nó áp dụng thuế đó từ cả mấy chục năm nay, thị trường BĐS bên Tây nó ổn định chứ không "bong bóng" mất kiểm soát như ở VN. Bong bóng BĐS có thể làm 1 số ít người giàu lên nhanh, nhưng lại đẩy nhiều người đi sau vào tình trạng phá sản, các NH gánh nhiều nợ xấu, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

Thuế chuyển nhượng là thuế đánh vào lúc chuyển nhượng : thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân của bên bán. (Nếu mua viết tay thì không tính là mua BĐS 1 cách hợp pháp, trường hợp đó không tính )
Xem mấy chương trình truyền hình thực tế chủ đề cải tạo nhà (house flippìng) ở Mỹ mới thấy tốc độ (tiến độ) thi công của bọn mua nhà, sửa sang và bán lại là rất gấp rút, có thể nói là tính từng ngày vì chậm ngày nào là phát sinh chi phí ngày đấy.

Được biết, thuế bất động sản gồm có thuế đất và thuế nhà trong đó cùng mảnh đất nhưng nhà xây càng to, càng sang chảnh thì thuế nhà càng cao - vì đúng là tính theo giá trị nhà. Vậy cơ quan thuế xác định giá trị nhà thế nào nhỉ? Cụ có thể nói thêm chỗ này được không?

Trước đây tôi có tham gia một dự án liên quan chủ đề này nên biết rằng ở VN xác định giá trị này rất khó.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top