[Funland] Nền kinh tế Việt nam chúng ta đang đứng ở đâu trong khu vực?

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Khó lắm cụ, tài liệu kể tội Pháp chính thức thì nhiều, chứ bảo thời phong kiến nghèo khổ thì ít. Truyền miệng dân gian thì không là nghiên cứu. Cụ cho là tôi thờ Tây cũng được, tôi chịu. Sẽ đợi cho đến khi có nghiên cứu nào phổ biến vậy, bàn rộng ở đây lại loãng.
(Nhưng cái khen Pháp thì rải rác không trọng tâm, như https://tuoitre.vn/di-san-van-hoa-phap-van-sau-dam-trong-doi-song-nguoi-viet-20171207172456207.htm )

Thời Tự Đức học sử ở Phổ thông nói là kinh tế suy kiệt, giặc giã nổi lên khắp nơi (40 cuộc nổi loạn) càng khổ, triều đình hủ bại. Như khởi nghĩa nông dân Cao Bá Quát, giặc châu chấu.

Vè:

Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không
Đất trắng ngoài đồng
Nhà giàu niêm kín cổng
Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày
Ngồi xó chợ lùm cây
Quạ kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét
Dân nghèo cùng kiệt
Kẻ lưu lạc tha phương
Người chết chợ chết đường...
...Là cái thời Tự Đức.
Thế em mới bảo cụ là thằng thờ Tây quên gốc.
Nó thể hiện ở chỗ, như cụ cũng thừa nhận, không có một nghiên cứu, số liệu nào so sánh cuộc sống của dân chúng giữa thời phong kiến và thời Pháp thuộc, nhưng cụ vẫn chọn tin:
Ngay cả thời Pháp thuộc đến trước thế chiến 2, kinh tế VN, đời sống nhân dân đọc thấy khá hơn thời phong kiến nhiều.
 

dongxanh

Xe buýt
Biển số
OF-742703
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
836
Động cơ
70,719 Mã lực
Vậy thì dân Hàn, Nhật nó treo cổ mấy đời TT rồi? Bên âu mỹ nó chắc phẩy treo mấy chục đời TT(!)
Hay tai dân của bỏn hiền lành, ngu độn, sợ chính quyền(?)
Hồi mới đầu ra luật thu thuế bất động sản bà con cũng kêu la dữ lắm, nhưng thường dân phải bỏ phiếu. Đa số dân trong vùng hay bang nào đồng ý thu thuế thì cả vùng phải chịu thôi. Được cái nó thu thuế để dành bao nhiêu % ngân sách cho trường học hay có mục đích gì phải ghi rõ ra. Minh bạch thì không nổi loạn
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,356
Động cơ
80,489 Mã lực
Nhân công rẻ, máy móc toàn hàng bãi mà sao làm cái đường đắt ngang bọn tây nhưng chất lượng thì chưa chắc bằng.
Nhân công chiếm chỉ 10% trong tổng mức đầu tư. Ok, nó rẻ nhưng cùng lắm là rẻ bằng 1/3 tức là dự án chỉ cùng lắm là rẻ đi khoảng 7%. Nhưng lại bị thuế và các chi phí nhập khẩu các loại vật tư thiết bị khác. Thế giới phẳng nên chúng ta làm ra cái gì rẻ bằng 2/3 mà chất lượng vẫn tương đương bọn tây thì đủ đất nước này hùng cường rồi. Nhìn anh Hàng xóm nó rẻ bằng 1/2-2/3 hàng của G20 (chất lượng kém xa) mà cả thế giới đã ko cạnh tranh với nó đc cụ ạ.
Còn nếu cụ theo dõi các công trình của bọn tây lông thì hàng năm chi phí bảo trì của nó rất, rất lớn. Nên chỉ có dấu hiệu hỏng đã đc sửa chữa để không làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình rồi. Chứ ko phải nó tốt như phim ảnh hay mấy ông VK nói đâu
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Sai rồi cụ ơi, phải hiểu nó như thế này:
Ở thôn Đoài, trong tay có 3 tỷ mới được xếp vào loại giàu. Trong khi đó, ở thôn Đông, trong tay có tỷ rưỡi đã là giàu rồi. Nói cách khác, người thường ở xứ Đoài có nhiều tiền hơn người thường ở xứ Đông. Vậy thôn nào giàu hơn?
Nếu chỉ tính con số tài sản của người giàu thì chỉ kết luận là người giàu ở thôn Đoài giàu hơn người giàu ở thôn Đông.

Nhưng khi đưa thêm số liệu là "người trung bình ở 2 thôn là như nhau" thì có thể suy luận tiếp là 2 thôn giàu / nghèo như nhau, nhưng ở thôn Đoài tỷ lệ tài sản tập trung ở người giàu nhiều hơn.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
sao ông biết là chỉ mang lại thu nhập 1000$ mà không phải 10.000$ ?
Em đưa ra một ví dụ bằng con số tự nghĩ ra, nhưng em cho thu nhập của cửa hàng Indo cao hơn cửa hàng VN vì GDP đầu người cao hơn.
 

unknown01

Xe tải
Biển số
OF-318817
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
218
Động cơ
294,080 Mã lực
Thế em mới bảo cụ là thằng thờ Tây quên gốc.
Nó thể hiện ở chỗ, như cụ cũng thừa nhận, không có một nghiên cứu, số liệu nào so sánh cuộc sống của dân chúng giữa thời phong kiến và thời Pháp thuộc, nhưng cụ vẫn chọn tin:
Ngay cả thời Pháp thuộc đến trước thế chiến 2, kinh tế VN, đời sống nhân dân đọc thấy khá hơn thời phong kiến nhiều.
Không sao cả. Không có nghiên cứu định lượng để so sánh, thì biết thời Pháp thuộc khổ nhưng khổ hơn thời phong kiến cũng chỉ là “chọn tin” qua chuyện này chuyện nọ.
Tôi tin thời Pháp thuộc sống sướng hơn thời Bắc thuộc, cũng không có nghiên cứu nào cả.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
ở VN ta được làm công dân hạng 1 và thi thoảng nhìn mức AQI đỏ và tím để xuýt xoa với các bạn công dân hạng 2 ở trời Tây :)
Không hiểu cụ nói thật hay đùa? :)
Vậy ta làm phép thử về quyền của công dân hạng 1 VN và quyền của công dân hạng 2 như em nhé?
Xem ai có tự do hơn?
...
À, không được test ở trên này phỏng ạ?
Riêng cái việc đó đã nói lên nhiều điều rồi đúng không?
 

unknown01

Xe tải
Biển số
OF-318817
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
218
Động cơ
294,080 Mã lực
Không hiểu cụ nói thật hay đùa? :)
Vậy ta làm phép thử về quyền của công dân hạng 1 VN và quyền của công dân hạng 2 như em nhé?
Xem ai có tự do hơn?
...
À, không được test ở trên này phỏng ạ?
Riêng cái việc đó đã nói lên nhiều điều rồi đúng không?
Bác ấy viết thế là nói đùa thôi. Ở đâu cũng có cái hay cái dở, mình khá hay kém là do mình tự lực phần lớn.
Đối xử thì ở đâu cũng có người xấu người tốt. Bị áp bức bất công thì vô sản đoàn kết lại, chống lại tư sản cầm quyền, không phân biệt quốc gia dân tộc.

Vụ đi xe lạnh sang Anh (nghe bảo rồi để trốn đi trồng cỏ). Trong khi trong nước chia phe chửi chế độ hay chửi bọn đi là “ngu”, dân Anh vẫn có những người thắp nến tưởng niệm, và lên án chính phủ có chính sách nhập cư hà khắc dẫn đến thảm cảnh như vậy.
 

Taplai_07

Xe container
Biển số
OF-84202
Ngày cấp bằng
1/2/11
Số km
6,079
Động cơ
472,495 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Nói ra thì ********* chứ kinh tế VN thay đổi nhanh về chất và về lượng là từ khi đội Đông Âu, vốn là tinh hoa của nước VNXHCN, sau nhiều năm chính chiến trời Âu, mang tiền về làm ăn ở quê hương. Vượng, Lam, Quang, Thảo, Cảnh Hồng v..v đã bắt đầu về nước từ những năm 2005-2006 đã nâng tầm và tạo ra vô số chuẩn mức mới cho nền kinh tế. Họ cũng tạo ra vô số cơ hội cho người khác và thúc đẩy XH đi lên.
Đó chỉ là những cái tên để đặt lý do cho sự phát triển của các DN, tập đoàn. Không có mấy cái tên đó thì sẽ là những cái tên khác nhé. Ở đấy mà thần thánh hóa tinh hoa mang tiền về. Xin lỗi vàng cứ nhập vào VN là mất CMN hút. Mà chả để làm gì ngoài việc kê giường.
Tất nhiên không phủ nhận những cái tên nêu trên giỏi. Nhưng nên nhớ, muốn làm được cần phải có thế và lực. Mà thế và lực thì không có từ bên ngoài. Nẫu.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Bán hết tài sản để sang nước ngoài và cầm tiền đó sang nước ngoài làm lại từ đầu. 10 năm sau nhìn lại net worth ở nước ngoài so với cái giá trị bđs ngày xưa mình đã bán ở VN khéo thốn đến rốn. E làm nghề chứng khoán, bán cổ phiếu không gì đau bằng việc bán xong nó lên. Ko tìm cách dìm cho nó xuống thì khó chịu lắm.

Ở đây đa phần đang cố gắng nhìn vào con số thực tế để so sánh khách quan ở tầm cuốc da.

Cụ và một số người khác cứ lôi trường hợp này trường hợp nọ ra để cố suy diễn ra một kết luận tổng quát theo ý muốn của các cụ (trong đó có việc khoe chính mình, theo em là một điều khá ngây ngô vì lộ thông tin và lộ sự kém tự tin).
Riêng cụ thì lại còn suy bụng ta ra bụng người. Cụ cứ nghĩ ai cũng hẹp hòi như cụ ("tìm cách dìm hàng").

Ngoài ra cụ cũng là con ếch ngồi đáy giếng.
Cần gì phải dìm hàng BĐS ở VN?
Ở bên này nếu biết cách thì cũng có thể tăng số tiền đầu tư lên 5 - 7 lần trong 10 năm qua.
Không cần đợi lúc bong bóng, không cần rủi ro kiểu đánh bạc, không cần cò mồi và các chiêu thổi giá, giấy tờ luôn rõ ràng hợp lệ, không cần nguồn thông tin kín nhờ quan hệ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Tôi lập thớt này vì tôi là dân ngoại đạo nhưng thấy rõ ràng mô hình kinh tế lượng này rất có vấn đề, hoặc có thể tham số của nó rất có vấn đề, và vấn đề này rất hệ trọng bởi vì đầu ra của mô hình này quyết định trực tiếp đến nhiều chính sách vĩ mô của Chính phủ. Tính GDP cho đúng mà nhiều ông vào chửi đổng một câu, rồi thì tự sướng này nọ. Các ông phát ngôn cái gì thì cần phải nghĩ xem người đọc có khinh mình không. Sống ở đời có thể để người ta ghét, nhưng đừng để người ta khinh.
Quay lại vấn đề chính, mời các bác xem dữ liệu của IMF:
Screen Shot 2021-03-08 at 17.39.59.png

30 năm qua GDP đầu người tăng trưởng 29 lần, tính ra tăng trưởng hàng năm gần 12%. Thế mà số liệu chính thức tăng trưởng GDP hàng năm chỉ loanh quoanh 6-7%, thời Nguyễn Tấn Phân thì còn kém nữa, thế là thế nào? Thống kê kiểu gì mà sai số chỉ có mỗi ... 2 lần??? Hình như có những nhà kinh tế lượng ăn xong chỉ mỗi việc tính toán cái này nhưng chưa làm hết trách nhiệm của mình. Cộng với những vấn đề tôi đề cập ở bài đầu tiên thì có thể thấy số liệu thống kê đang rất có vấn đề, có thể sai ngay từ phương pháp luận?
Có vấn đề nữa các bác tranh luận rất nhiều, là giá BĐS. Xin thưa các bác là giá thuê văn phòng ở HN và nhà xưởng ở miền Bắc thấp hơn ở các nước trong khu vực. Đấy là chưa nói đến chuyện giá thuê VP chiếm một phần rất nhỏ trong chi phí hoạt động doanh nghiệp, thử so với tiền trả lương, tiền khấu hao máy móc thiết bị... xem, thế mà các bác khóc ác thế.
Cụ xem lại chính cái đồ thị cụ trích dẫn ý.
"current prices" - tức là theo giá trị của đồng đô la vào mỗi năm đó chứ không phải là giá trị không đổi của đồng đô.

Cùng tính theo cách này, thì con số tăng trưởng gần 12% cũng không phải là thần kỳ gì đâu, chỉ tương đương một số nước Đông Âu. Nhưng xuất phát điểm của họ đã cao gấp mười mấy lần VN (nên tăng trưởng được như vậy khó hơn nhiều).
Em trích lại con số thống kê các nước Đông Âu mà em đưa hôm trước trong thớt VN - Ukraina :

East European GDP per capita growth rate.png
 

longk52

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-298365
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
296
Động cơ
312,900 Mã lực
1 biểu hiện nhưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cụ suy diễn ý chủ thớt (1) nhưng có thể ý chủ thớt là "vì tiêu thụ điện thế này chứng tỏ con số GDP của chúng mày là thật nhưng của tao là vô lý "
Đã từ lâu em tin GDP thực của VN cao hơn thống kê (kể cả điều chỉnh 2020) khá nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà anh 100 muốn VN tăng giá trị tiền đồng. TQ có thao quang dưỡng hối dưng "không nói mà làm" lại chính là VN.
Vd như e, lao động tự do vui vui thu nhập tầm tầm 100/Th, nhưng thống kê ở xã vẫn là ko có nghề nghiệp ổn định nên ko thèm thống kê lương. Xây cái nhà hơn 2bil mà có ai thèm ý kiến đâu (mà ngoại thành HN hẳn hoi) , các tỉnh lẻ thì thống kê còn sót nhiều. Chứ nếu tính chuẩn e nghĩ gdp đầu ng phải gấp đôi chỉ số.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Kinh tế thơid đó tăng trưởng cao là phải vì chủ yếu khai thác mỏ, than là chính, cao su đồn điền. Mà lợi nhuận từ mảng nay lại rơi vào túi chính quyênd Pháp với doanh nhân Pháp chứ người dân xứ thuộc địa được cái quái gì đâu. Nó vẫn tính vaod GDP đấy, nhưng ai được hưởng thì cụ biết rồi đấy.
Về mặt kinh tế, việc so sánh thời thực dân với phong kiến nó rất giống so sánh thời hiện nay với thời bao cấp.

Bọn Pháp ngày xưa giống như mấy thằng FDI hiện nay, chúng nó chuyển hết lợi nhuận về nước chứ có cho lao động VN hưởng đâu.
Thế nhưng lao động VN làm cho nó thì vẫn có lợi hơn là làm cho nhà nước, cho doanh nghiệp trong nước hoặc tự trồng lúa.
 

Dec

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740231
Ngày cấp bằng
22/8/20
Số km
26
Động cơ
62,470 Mã lực
Thực tế hiện giờ mức sống của dân HN và Saigon có khi không bằng mức sống vật chất của dân thành thị các tỉnh, đặc biệt là tp tỉnh lị. Cơ sở hạ tầng của các tp đó cũng thay đổi khá nhanh. Nên mấy cụ chỉ biết thế giới qua bàn phím đừng có dè bỉu dân nhà quê, hay là VN chỉ có HN và Saigon.
Vật chất chỉ là một trong số vài yếu tố để đánh giá mức sống. Nên nếu xét tổng thể thì các tỉnh luôn chậm sau so với HN vài năm, kể cả thành phố lớn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vô-va

Xe tải
Biển số
OF-118025
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
300
Động cơ
388,145 Mã lực
Tỷ giá nữa bác. Bình thường GDP tính theo giá năm gốc đồng VNĐ năm 2010. Rồi nhân với lạm phát VND tính giá Gdp giá hiện hành 2020. Chia vnd hiện hành theo tỷ giá hiện hành thì ra gdp theo usd.
Cảm ơn bác đã chỉ giáo, bác đã giải ngố cho tôi về GDP current price. Tuy nhiên tôi tính thử theo cách của bác và tăng trưởng vẫn ko thể nhảy từ 6% lên 12% được. Lạm phát hàng năm được bù lại bởi tỷ giá một phần, cho nên kết luận là thống kê tăng trưởng vẫn có sai số rất lớn, ko phải 2 lần nhưng cũng phải là 1.5 lần. Có vẻ sai số có hệ thống. Bác có thể cho ý kiến ko ạ? Cảm ơn bác
 

Dec

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740231
Ngày cấp bằng
22/8/20
Số km
26
Động cơ
62,470 Mã lực
Kinh tế ngầm của VN là quá lớn nên ko thể thống kê cụ ơi.

Có 3 công thức tính GDP và về nguyên tắc thì tính cách nào cũng phải cho ra kết quả giống nhau. Nó giống nhau được khi nền kinh tế lành mạnh và công khai thôi. Công thức tính của mình chắc chắn cho ra 3 kết quả khác xa nhau. Người làm thống kê (có lẽ) sẽ phải tùy biến sao cho hợp lý, nên ko chính xác.

Chẳng hạn tính theo phương pháp sản xuất: GDP = GIÁ TRỊ TĂNG THÊM + THUẾ NHẬP KHẨU.
Cả 2 con số trên nó đã ko chính xác rồi.

- Thuế nhập khẩu: Hàng nhập lậu nhiều ko kém gì hàng chính ngạch, mà ko hề qua sổ sách. Như vậy, thống kê đã thiếu sót ít nhật 1/2 con số vào bảng tính
- Giá trị tăng thêm: Có nhiều DN doanh thu tháng một vài tỷ nhưng khai báo nộp thuế cả quý chỉ vài triệu, thậm chí lợi nhuận gần bằng 0. Nói ko ngoa thì phải đến 80-90% DNTN là chốn thuế.

Hay tính theo phương pháp sử dụng cuối cũng có vấn đề. C = I + G + NX

- C là tổng giá trị tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của hộ gia đình. Con số này cũng chỉ có thể ước đoán vì rất nhiều dịch vụ tư nhân kinh doanh ở mình là không khai báo hoặc chốn thuế. Người sử dụng dịch vụ tất nhiên cũng ko thể tính được. Với tiêu dùng sản phẩm cũng vậy. Hàng hóa nhập lậu, hàng hóa xách tay là không nằm trong thống kê, nên người ta mua và sử dụng nó cũng ko được tính vào GDP.

Ít ra, nếu cụ nào có khả năng thống kê chuẩn được tổng lượng hàng nhập lậu và lợi nhuận thực của DNTN thì mới biết được GDP thực của Quốc gia là bao nhiêu? Chứ nhiều người lương có 7-8tr/ tháng mà tuần mấy buổi nhậu nhẹt, bia bọt đều đều thì kinh tế ngầm của cụ đó phải đáp ứng được mới dám tiêu pha như vậy
Vậy, sinh ra bộ máy NN để làm gì hả cụ, để nuôi lấy phân? Hầu như tất cả các nước pt trên TG - khi thị trường BĐS pt đến 1 mức độ nhất định thì NN sẽ ra tay can thiệp bằng thuế - để đảm bảo công bằng XH. XH pt càng cao, thuế suất BĐS càng lớn.
Một số cụ nói về kinh tế ngầm - vậy kinh tế ngầm có tốt & có thể đánh thuế kinh tế ngầm? Câu giả nhời là Không. Nước ngoài chống kinh tế ngầm bằng cách quản lý chặt dòng tiền & chế tài mạnh với hành vi rửa tiền, bên cạnh đó họ đánh thuế TS với thuế suất cao. Một đất nước để kinh tế ngầm pt mạnh là 1 đất nước có bộ máy điều hành tham nhũng và yếu kém - không ít những con người trong bộ máy công quyền xứng đáng là Tội phạm - đẹp đẽ gì mà đem khoe(?)
Hai cụ đúng, em nghe nói sắp tới VN sẽ thắt chặt kiểm soát dòng tiền, không biết là chặt ở mức độ nào.
GDP nhiều khả năng bị điều chỉnh tăng tiếp


Từ 1/3/2021, bắt đầu tổng điều tra kinh tế năm 2021
(Chinhphu.vn) - Bắt đầu từ ngày 1/3, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chính thức tiến hành Tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên phạm vi cả nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thực hiện Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 27/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2021, từ ngày 1/3, Tổng cục Thống kê chính thức tiến hành Tổng điều tra kinh tế trên phạm vi cả nước.

Mục đích của cuộc Tổng điều tra nhằm đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế; kết quả sản xuất kinh doanh; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu, sự phân bố của các cơ sở và của lao động theo địa phương, theo ngành kinh tế và theo hình thức sở hữu nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương.

Cuộc điều tra cũng nhằm tính toán chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống kê, chỉ tiêu GDP, GRDP năm 2020 theo Đề án “Đổi mới quy trình biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” và các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia.

Đồng thời, cập nhật thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi năm gốc so sánh phục vụ biên soạn các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội; làm dàn mẫu tổng thể về cơ sở kinh tế cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong giai đoạn tiếp theo của ngành thống kê, của các bộ, ngành, địa phương.

Cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 được thực hiện thông qua hình thức thu thập thông tin qua phiếu trực tuyến sử dụng internet (Web-form) và phiếu điện tử trên thiết bị điện tử di động (CAPI).

Sau đó toàn bộ dữ liệu điều tra từ phiếu Web-form, phiếu CAPI và dữ liệu điều tra của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sẽ được tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung Tổng điều tra và được xử lý để tổng hợp kết quả điều tra.

Theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 1/3 đến 30/5 sẽ tiến hành thu thập thông tin các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khối doanh nghiệp; các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; Đảng, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp; tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam; cơ sở trực thuộc của các tổ chức trên.

Từ ngày 1/7 đến 30/7, tiến hành thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Dự kiến kết quả sơ bộ Tổng điều tra sẽ công bố vào tháng 12/2021 và kết quả chính thức công bố vào quý II/2022.

Về cuộc Tổng điều tra, Tổng cục Thống kê cho biết đây là 1 trong 3 cuộc tổng điều tra quan trọng do ngành thống kê thực hiện.

Hoạt động này cung cấp số liệu toàn bộ các ngành kinh tế; giúp chúng ta nắm được quy mô GDP, cơ cấu từng ngành kinh tế trong GDP, làm tiền đề quan trọng cho việc tính toán số liệu GDP của toàn quốc và GRDP của mỗi địa phương. Qua đó các bộ, ngành và địa phương tăng cường trong công tác tham mưu giúp Đảng và Nhà nước có được bức tranh kinh tế tổng thể của cả nước; nắm bắt được thực trạng của nền kinh tế nói chung và của từng ngành, từng địa phương để từ đó định vị được từng ngành, từng địa phương đang ở đâu trong quá trình phát triển.

Tổng điều tra kinh tế là hoạt động có quy mô lớn, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, bao gồm tất cả các đơn vị kinh tế: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, đơn vị sự nghiệp, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Do đó việc đổi mới theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, cải tiến về nội dung, quy trình, cách thức triển khai là rất cần thiết vừa nhằm bảo đảm chất lượng nguồn thông tin vừa giảm kinh phí thực hiện.

Cuộc Tổng điều tra năm 2021 có một số điểm mới, gồm: Bổ sung thu thập thông tin về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ phản ánh kinh tế số ở Việt Nam; xác định và nhận dạng đối tượng điều tra, đơn vị điều tra; cải tiến cơ bản phiếu điều tra; ứng dụng triệt để công nghệ thông tin; điều tra đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp; xây dựng bài giảng điện tử.

Để thực hiện thành công cuộc Tổng điều tra, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế Trung ương đề nghị ngành thống kê thực hiện tốt vai trò chủ trì, hướng dẫn phương án, nghiệp vụ, kế hoạch triển khai đối với Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Ban Chỉ đạo địa phương, Tổ công tác các bộ, ngành; tham mưu và lập kế hoạch cho lãnh đạo bộ, lãnh đạo địa phương chỉ đạo cuộc điều tra theo phương án thống nhất, phù hợp với đặc thù của ngành và mỗi địa phương.

Các bộ, ngành, UBND các cấp, các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê và cơ quan thống kê các cấp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc triển khai thực hiện Tổng điều tra.

Thanh Xuân
Năm nay có cụ ofer nào kê tăng vọt lên không?
 

Vô-va

Xe tải
Biển số
OF-118025
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
300
Động cơ
388,145 Mã lực
Em khá thích thớt của bác vì kèm theo lập luận luôn có số liệu

Nên em hơi lăn tăn về nhận định ở trên, mà nếu có cả số liệu lẫn hình ảnh thì sẽ thêm phần thuyết phục

Ví dụ như những hình ảnh kiểu này không hiếm ở trường công VN, và là thứ mà học sinh trường công VN khó quên. Không rõ các nước có GDP cao hơn mình họ có được cơ sở vật chất ấn tượng vậy không.


View attachment 5977204
Ý bác về giáo dục phải ko ạ? Tất nhiên trường ở nhiều nơi còn tồi tàn, nhưng ko có nghĩa là ko có tri thức trong đó. Bác có thể tìm hiểu về PISA ranking 2012, 2015 và 2018. Tuy nhiên những chỉ số này ko liên quan trực tiếp đến vấn đề đang bàn ở đây (số liệu thống kê kinh tế), nên tôi ko đưa vào bác nhé.
Nói ngắn gọn giáo dục phổ thông của mình ngang tầm với các nước phát triển. Năm 2018 kết quả quá cao làm OECD bối rối nên ko đưa vào rank. Nhiều người nghi ngờ VN gom gà lại thi để lấy thành tích, tôi nghĩ ko phải. Bác cứ thử xem toán lớp 3 lớp 4 xem, trẻ con giờ khác biệt ngày xưa lắm.
Nghĩ cũng tội anh Nhạ, tôi thấy anh ấy làm cũng được đấy chứ.
Ngoài ra có các chỉ số phụ như tuổi thọ bình quân, Human Capital Index bác có thể tìm hiểu, cao hơn rất nhiều các nước trong khu vực.
 
Chỉnh sửa cuối:

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
771
Động cơ
73,552 Mã lực
Ở đây đa phần đang cố gắng nhìn vào con số thực tế để so sánh khách quan ở tầm cuốc da.

Cụ và một số người khác cứ lôi trường hợp này trường hợp nọ ra để cố suy diễn ra một kết luận tổng quát theo ý muốn của các cụ (trong đó có việc khoe chính mình, theo em là một điều khá ngây ngô vì lộ thông tin và lộ sự kém tự tin).
Riêng cụ thì lại còn suy bụng ta ra bụng người. Cụ cứ nghĩ ai cũng hẹp hòi như cụ ("tìm cách dìm hàng").

Ngoài ra cụ cũng là con ếch ngồi đáy giếng.
Cần gì phải dìm hàng BĐS ở VN?
Ở bên này nếu biết cách thì cũng có thể tăng số tiền đầu tư lên 5 - 7 lần trong 10 năm qua.
Không cần đợi lúc bong bóng, không cần rủi ro kiểu đánh bạc, không cần cò mồi và các chiêu thổi giá, giấy tờ luôn rõ ràng hợp lệ, không cần nguồn thông tin kín nhờ quan hệ.
Cụ suy diễn thái quá dồi. Ở đâu cũng có kiểu làm ăn nhờ quan hệ. Người Việt mình ở xứ người thì tuổi gì so với dân bản xứ về quan hệ nên phải xác định thôi. Còn làm ăn gian lận thuế thì chẳng ít đâu. Kiều hối về 1 mớ cũng có phần tiền đấy chứ ợ.
Còn tăng số tiền đầu tư 5-7 lần trong 10 năm thì ở VN chỉ là dạng tép thôi. Nhàng nhàng như em còn tăng được gần 30 lần cơ. Trong sạch về đạo đức, ko quan hệ, ít rủi do...
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,300
Động cơ
74,674 Mã lực
Gần đây tôi thấy các bác tranh luận rất nhiều về nền KT so với một số nước. Việc tranh luận mà không có sở cứ rõ ràng thì chẳng đi đến đâu. Hôm nay là ngày cuối tuần rảnh rỗi, tôi xin có chút ý kiến hầu các bác.
1. GDP đầu người
Theo số liệu mới nhất của IMF, GDP đầu người của VN khoảng $3500, Philippines thấp hơn một chút, Indonesia hơn chúng ta khoảng 20% và Thái lan khoảng gấp đôi. Tính toán GDP là việc khó nhất trong thống kê, vì vậy chúng ta sẽ xem xét thêm một số con số thống kê có độ tin cậy cao hơn.
2. Lượng điện tiêu thụ (tháng)
Thailand (GWh) 16,350. Dân số: 69.6tr
Vietnam (GWh) 19,561 Dân số: 96.5tr
Indonesia (GWh) 23,245 Dân số: 270.6tr
Philippines (GWh) 8836. Dân số:108.1tr
Malaysia (GWh) 13,292 Dân số:32tr
Có thể thấy tiêu thụ điện năng trên đầu người của Indo và Phi thấp hơn chúng ta rất nhiều. Nhiều bác nói tại vì luyện thép, xin thưa là chỉ có 2% điện được dùng để luyện thép. Có bác lại nói công nghệ cũ tốn điện, xin thưa là phần lớn nhà cửa, công xưởng đều xây gần đây và không có chuyện dùng đồ ơ kìa tốn năng lượng. Đèn thì bây giờ toàn dùng LED chứ đèn neon tuyệt chủng lâu rồi. Sau khi xem xét số liệu thống kê này tôi rất nghi ngờ về việc GDP của Phi bằng chúng ta và của Indo hơn chúng ta 20%.
3. Thị trường điều hoà nhiệt độ
Hiện nay mỗi năm VN, Thái và Indo tiêu thụ ngang ngửa nhau, khoảng hơn 2 triệu máy điều hoà nhiệt độ hàng năm, Phi chỉ có vẻn vẹn 1 triệu máy. Có thể thấy tiêu thụ trên đầu người của chúng ta cao hơn Indo và Phi rất nhiều. Các bác đừng nói họ ai cũng có điều hoà nên ko cần mua nữa nhé, chả nhẽ Thái chưa có điều hoà? và sao ai cũng có điều hoà mà tiêu thụ điện thấp thế?
4. Thị trường xe
Thailand 771.141
Indonesia 582.298
Philippines 283.983
Vietnam 407.487
Thật kinh ngạc, tiêu thụ xe trên đầu người của Phi và Indo cũng thấp hơn rất nhiều. Có gì đó rất sai với số liệu GDP.
5. Net worth
Đây là số tiền cần phải có để lọt vào 1% và 0.1% giàu nhất của từng nước
c522fa31-11f6-4fb9-a29c-a22f9889ed4a.jpeg




a508e726-392a-4c9b-b0c5-50d26ad8bfdf.jpeg


Rất tiếc Thái lan không có trong chart này nên chúng ta dùng số liệu khác của Thái:
91.7% người dân có tài sản (net worth) từ 0-10.000 USD
7.5% 10.000-100.000
0.7% 100.000-1m
0.1% > 1m
Như vậy có thể thấy chỉ cần có 100.000 USD để lọt vào top 0.8% người giàu nhất Thái lan.
Những con số này thật đáng kinh ngạc, nó cho thấy ở Việt nam người giàu và khá giả ở phổ rộng hơn rất nhiều các nước khác.
6. Tăng trưởng kinh tế
Trong 30 năm qua GDP đầu người của chúng ta tăng trưởng đúng 30 lần và bây giờ tôi có cảm giác chúng ta không chỉ tiếp tục tăng trưởng như 30 năm qua, mà có dấu hiệu tăng tốc. Có lẽ tích luỹ kỹ năng, công nghệ và vốn liếng đạt đến một ngưỡng nhất định dẫn đến sự tăng tốc. Chúng ta cần tăng trưởng thêm 10 lần nữa để đạt mức một nước phát triển.
Liệu chúng ta có thể trở thành một nước phát triển? Có nhiều yếu tố cần xem xét:
- tiếp cập giáo dục và việc làm: ở mục này chúng ta làm rất tốt, ai cũng được học hành, ai cũng có cơ hội vươn lên đi làm cho những công ty danh tiếng nhất. Nếu sinh ra trong gia đình khá giả trở lên cơ hội tiếp cận giáo dục của chúng ta không thua kém một nước nào. Nếu sinh ra trong gia đình khó khăn thì cơ hội được tiếp cận giáo dục ở VN thậm chí còn tốt hơn! Ngay cả những nơi vô cùng xa xôi hiểm trở hầu hết đều có điện, có Internet, có trường học, có thầy cô giáo và chiến sỹ biên phòng lặn lội đi dạy học. Nếu chẳng may sinh ra trong gia đình nghèo ở Mỹ thì các bác chỉ được sống ở khu hạ lưu, đi học trường bãi rác cùng với các bạn đồng lứa từ khu bãi rác mà ra. Các bác không thể xin vào trường của khu khá giả bên cạnh. Ở VN thì giàu hay nghèo đều được học trong trường công với chất lượng khá tốt.
- tự do kinh doanh và cơ hội kinh doanh: tôi không thấy có có vấn đề gì, tất cả chỉ phụ thuộc vào năng lực của các bác. Cơ hội rất nhiều. Kiếm được tiền không phải đóng thuế bao nhiêu cả, rất nhiều người kiếm rất tốt và họ chưa bị thuế sờ đến, tôi nghĩ một phần cũng là vì ngành thuế còn chưa đủ năng lực, một phần Chính phủ muốn khoan sức dân, ko tìm cách thu bằng hết.
- phát triển cơ sở hạ tầng: đây là mục kém nhất và là nguy cơ cao nhất. Tất cả công trình giao thông đều có trộm cắp, nếu bây giờ yêu cầu lãnh đạo các PMU giải trình về tài sản chìm nổi thì căng đấy, ko biết giải trình thế nào. Nếu cứ tiếp tục thế này, đồng tiền xương máu của nhân dân cứ nướng theo kiểu 1 tỷ USD cho hơn chục km đường sắt trên cao thì sẽ thất bại trong con đường trở thành nước phát triển.
- phẩm chất con người: đây là mấu chốt, nếu như con người VN có thể làm việc tốt như người dân ở các nước phát triển thì chúng ta cũng có thể trở thành nước phát triển. Ngành tech là nơi so kè đáng nói nhất, chứ bác sĩ hay giáo viên VN tôi nghĩ họ đang làm ở mức các nước phát triển rồi. Tôi có may mắn được làm việc với đủ các tộc người, rất nhiều quốc gia, chỉ còn Châu Phi là tôi chưa đặt chân đến. Lần đầu tiên đến Mỹ làm việc tôi rất sốc. Không phải sốc vì trong ngành tech ở Cali rất nhiều người châu Á, điều này tôi tìm hiểu và biết từ trước rồi. Sốc lần 1 là dân lập trình viên châu Á ở bển chủ yếu là Ấn độ, TQ và VN, ko thấy các nước Đông Nam Á khác. Sốc lần 2 khi cũng ko thấy Hàn và Nhật làm ở đây. Sau này làm cho các công ty Nhật và Hàn hàng đầu tôi mới nhận ra một điều sốc thứ 3: trình độ làm phần mềm của người VN ko hề thua kém gì Hàn hay Nhật. Thực tế tôi thường xuyên phải re-architect cho các bạn ấy (dịch nôm na ra tiếng Việt là giải ngố cho họ). Tất nhiên họ cực kỳ nhạy cảm và không phải khi nào họ cũng đồng ý dùng cái mới, nhưng tôi cứ phải làm hết sức với trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình, lựa chọn là của họ. Thực tế người VN tư duy phần mềm tốt hơn các bạn ấy! Ở Đông Nam Á thì không có công ty nào là đối thủ của FPT và Viettel (và chắc cả Vingoup nữa). Những nghề như thiết kế điện tử, thiết kế chip hay cơ khí chế tạo thì chúng ta đang kém rất xa, tất cả là do rào cản gia nhập nghề nghiệp lớn, chưa có nhiều cơ hội để hành nghề, còn ngành phầm mềm chỉ cần có mỗi chiếc máy tính nối mạng nên 20 năm qua nhiều thế hệ người VN đã có cơ hội xông pha.
Thành quả thực ra không phải là hạnh phúc, mà hành trình để đạt được thành quả đấy là hạnh phúc. Tôi nghĩ chúng ta đang ở trong một hành trình huy hoàng, chỉ có một lần trong đời. Hãy tận dụng các cơ hội mà các bác có, đừng để 20-30 năm nữa nhìn lại và hối tiếc về những gì mình đã không làm và cả về những gì mình đã làm.
Trong này đã có 1 cái sai cơ bản là “net worth” tức là tài sản ròng chứ không phải tài sản.
Tài sản ròng = Tài sản - nợ.
Ví dụ:
- Thằng A tài sản 10 đồng, nợ 1 đồng thì tài sản ròng là 9 đồng.
- Thằng B tài sản 100 đồng nhưng nợ 95 đồng thì tài sản ròng là 5 đồng.
Như vậy thực chất thằng A giàu hơn thằng B nhưng theo lý thuyết của chủ thớt thì thằng B giàu gấp 10 thằng A.
Sai lầm này tương tự đối với con số GDP, con số GDP đứng 1 mình thì chẳng có giá trị.
 

Friedrich II

Xe tải
Biển số
OF-603350
Ngày cấp bằng
15/12/18
Số km
426
Động cơ
101,054 Mã lực
thổi cả khu ổn định là có đấy ợ

như khu phố cổ, có những cò đến đặt vấn đề với chủ nhà.

định rao 600tr 1m ư, không chú yên tâm, cháu bảo với khách quanh khu này giao dịch 700tr rồi

..và cứ thế

tất nhiên, chênh lệch thì cưa đôi

thổi giá, còn hàm ý - giá vốn đầu tư bị thổi lên so với lợi tức thu về của đồng vốn ban đầu nữa, mà với BĐS thì cơ bản là giá thuê nhà /đất
Em mua 1ha đất nuôi trồng thủy sản, giá 1 tỷ 2. Cho thuê 10 triệu/năm. Lợi tức ít nhưng chắc chắn là con em có chỗ mà nhìn. Những trường hợp như em thì thế nào hả cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top