Những việc này em đã nói ngay trong còn đầu tiên của emTrường hợp này e phân tích cho các cụ có các rủi ro như sau:
1. Nếu bên mua tự ra ngân hàng nộp tiền vào tài khoản bên bán để lấy sổ sau đó cùng bên công chứng đi làm thủ tục tiếp thì có rủi ro là tài sản này còn đảm bảo cho 1 nghĩa vụ nào đó khác của 1 công ty hay cá nhân khác (1 tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ) . Để phòng tránh điều này cần có 1 văn bản của ngân hàng ghi rõ tài sản này chỉ bảo đảm cho duy nhất nghĩa vụ của bên bán với số dư gốc lãi rõ ràng đến hiện tại là ...vnđ. Điều khoản này có thể lồng vào cam kết 3 bên gì gì đó cũng được.
2. HĐ mua bán phải thực hiện sau khi giải chấp, do đó có rủi ro cho bên mua và ngân hàng ở chỗ sau khi giải chấp ở Tài Nguyên thì bên bán vì lý do gì đó không ký, hoặc không thể ký hđ mua bán nhà (tự nhiên bị tai nạn), lúc này sổ đã giải chấp rồi không thể đăng ký thế chấp lại được. Lúc này vướng vào pháp lý phải kiện tụng nên tiền phong tỏa trong tài khoản bên mua bank cũng không cho rút ra nữa, chờ tòa giải quyết xong rõ ràng mới cho rút, như vậy là bên mua tự nhiên bị ngâm tiền trong tài khoản một thời gian không phải ngắn.
Do đó trường hợp mua nhà này vẫn có rủi ro, nếu có lựa chọn khác thì không nên mua. Chỉ nên mua khi giá rẻ và các cụ cảm thấy có thể tránh được các rủi ro trên ( ví dụ mua của bạn bè, hoặc mình quen phía ngân hàng ...). Còn các cụ nào chắc cú thì nghe em phân tích xong chắc cũng cạch luôn không dám mua.
Em tóm lại thế này
- Nếu cụ chủ có tí quan hệ và phải mua căn chung cư này thì miễn bàn
- Không thì cụ tìm căn khác
Các cụ tư vấn trên đây đã từng làm chưa, hay là chỉ nghe nói