- Biển số
- OF-22034
- Ngày cấp bằng
- 6/10/08
- Số km
- 617
- Động cơ
- 502,170 Mã lực
- Tuổi
- 42
Hộp đen máy bay là gì?
Hộp đen là một máy ghi tự động các tham số và thông tin chuyến bay được lắp đặt trên máy bay phòng khi gặp nạn người ta có thể tìm nguyên nhân gây tai nạn.
Đó là một chiếc hộp được chế tạo bằng vật liệu siêu cứng, bên trong nó chứa toàn bộ những tham số và những bí mật của mỗi chuyến bay.
Thực tế, hộp đen không có màu đen, để dễ tìm thấy, người ta làm chúng bằng màu da cam. Kích thước chỉ bằng 20 X 30 cm.
Người ta thường đặt hộp đen ở đuôi máy bay để giảm thiểu các tác động khi máy bay rơi. Thông thường, hộp đen được lắp trên cánh thẳng đứng ở đuôi máy bay để tránh bớt hư hại vì phần đuôi của máy bay là bộ phận ít bị ảnh hưởng nhất khi tai nạn xảy ra.
Hộp đen hoạt động ra sao?
Khi một chiếc máy bay bắt đầu cất cánh, hộp đen cũng bắt đầu làm việc. Nó sẽ ghi lại tất cả mọi thông số, dữ liệu và thông tin của toàn bộ quá trình bay từ khi máy bay bắt đầu cất cất cánh như: tốc độ di chuyển, độ cao của máy bay, những lời trao đổi giữa các nhân viên phục vụ trên máy bay và cả các liên lạc với bên ngoài.
Mỗi thông tin hiện lên dưới dạng đường lỗ trong một dải kim loại mỏng. Thiết bị ghi này được đặt chắc chắn trong một chiếc hộp để chống va đập, rất kín và không bắt lửa.
Hộp đen gồm 2 phần chính: thiết bị ghi âm buồng lái (CVR) và thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay (FDR).
CVR được nối với những micro đặt trong buồng lái để ghi lại tất cả những âm thanh (như cuộc đối thoại, tiếng bật công tắc, tiếng gõ cửa...). Thường có 4 cái, đặt trên đầu phi công chính, phi công phụ, phi công thứ 3 (nếu có) và ở giữa buồng lái. CVR có thể ghi dữ liệu suốt 2 giờ.
FDR được nối với các thiết bị cảm ứng đặt ở nhiều nơi trên máy bay để ghi lại những thông tin về thời gian, áp suất, tốc độ, độ cao, hướng, số, tay lái, nhiên liệu.... FDR có thể ghi dữ liệu suốt 25 giờ.
Trong buồng lái của phi công trên máy bay còn có một thiết bị ghi âm các cuộc nói chuyện của tổ bay. Thiết bị ghi âm này và hộp đen giúp xác định được nguyên nhân tai nạn, ngay cả khi chuyến bay không còn một ai sống sót.
Những thông số
Hộp đen được thiết kế đặc biệt giúp nó chịu được va đập (3.400Gs), sức ép (227kg/6,5 cm2), nhiệt độ (1.100oC), chịu được áp lực trên 9.800 atmôtphe, chịu nổi sự ăn mòn của nước biển, dầu và dung dịch chống lửa.
Hộp đen chống chịu được sức nặng 5 tấn, khi rơi xuống nước nó phát ra tín hiệu liên tục. Trên hộp đen gắn một thiết bị giúp định vị khi hộp đen rơi xuống nước (ULB). Thiết bị này có 2 "mắt thần", khi nước ngập đến mắt thần, thiết bị sẽ phát ra sóng âm thanh ở 37,5 kHz với tần suất 1 lần/giây trong suốt 30 ngày.
Hộp đen máy bay mới
Theo Sciences & Vie (một website), Hãng RDS của Canada vừa chế tạo ra loại hộp đen mới có thể bảo toàn khi máy bay gặp nạn. Hộp đen có khả năng tự tách ra khỏi máy bay trước khi máy bay gặp nạn bằng một gia tốc kế và bộ vi xử lý nhận biết trước tai nạn trong vòng 1/1000 giây. Hệ thống điều khiển hoạt động sẽ đẩy hộp đen ra khỏi máy bay trước khi máy bay chạm đất và nếu có rơi ngoài biển thì hộp đen cũng tự nổi lên mặt nước.
Hộp đen có phải là cứu cánh?
Hộp đen do Tiến sĩ David Warren ở Melbourne, Australia phát minh vào khoảng năm 1954. Ban đầu hộp đen dùng ánh sáng để ghi lên phim các tham số chính về trạng thái máy bay. Từ mẫu thiết kế cơ bản đó, đến nay hộp đen đã được cải tiến nhiều.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người sử dụng kỹ thuật ghi băng từ để lưu giữ lại các tham số trạng thái máy bay, thời tiết, khí hậu và cả những cuộc nói chuyện trong cabin lái. Với những máy bay hiện đại, việc ghi lại những gì cần thiết này được dựa trên nguyên lý in laze mà đĩa CDROM của máy tính được thực hiện.
Nhưng cho dù cách nào đi nữa, việc cuối cùng là phải tìm thấy hộp đen, khi máy bay gặp nạn và được giải mã bởi những chiếc vi tính hiện đại, hoặc những chuyên gia ngành thiết bị Hàng Không đảm nhiệm. Người ta có thể dựa vào thông tin về độ cao, tốc độ, hướng bay được ghi lại trong hộp đen để phân tích và tìm nguyên nhân xảy ra tai nạn. Người ta có thể còn đưa những thông số thu được từ hộp đen vào máy mô phỏng bay để tái hiện biểu diễn tai nạn, và phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn bằng hình ảnh.
Còn khi máy bay bình thường, hộp đen được các nhà quản lý và nhóm phi công tham gia rút kinh nghiệm và học tập được nhiều bài học bay bổ ích. Hoặc nó dùng làm cơ sở khoa học để cải tiến những tính năng của máy bay và quyết định xem máy bay có cần phải sửa chữa hay bảo dưỡng hay không.
Nếu trước kia, tai nạn máy bay con người khó, không thể tìm không lời giải đáp thì với sự ra đời của hộp đen, những bí mật được giải mã. Khi đã tìm thấy hộp đen thì chắc chắn xác định được nguyên nhân. Tuy vậy, cũng có những trường hợp “ly kỳ” khiến cho nhiều khi hộp đen không thể giúp chúng ta tìm ra chính xác nguyên nhân tai nạn. Thêm nữa, việc công bố nguyên nhân hay không công bố nguyên nhân tai nạn từ phía nhà chức trách cho đông đảo mọi người biết còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là những lý do tế nhị, hoặc sẽ ảnh hưởng đến vấn đề khác.
Hộp đen trên các phương tiện giao thông khác
Ngày nay, hộp đen không chỉ dùng trên máy bay mà còn dùng trên nhiều phương tiện khác như xe hơi, tàu lửa...Bắt đầu từ năm 1988, một số công ty hàng hải đã bắt đầu lắp hộp đen trên tàu thuỷ.
Hộp đen cho xe hơi dùng để ghi lại các tiến trình hoạt động của xe hơi như: thời gian, ngày, khoảng cách đường đi và tốc độ. Nó còn cung cấp một biểu đồ và báo cáo tổng thể về thông số động cơ, khí đốt và tình trạng tỏa nhiệt. Đặc biệt, chip có thể tự động ghi lại tai nạn trong vòng 20 giây trước khi có va chạm mạnh.
Việc lắp đặt hộp đen trên các phương tiện giao thông sẽ giúp chúng ta biết chi tiết về hành trình của chiếc xe và dễ dàng tìm được nguyên nhân khi chiếc xe xảy ra tai nạn, ngoài ra nó còn có thể giúp các nhà chức trách có thể kiểm tra lái xe có hay vượt quá tốc độ cho phép hay không và có thể xử lý mà không cần phải theo dõi trên đường.
Trong tương lai, ngay cả ngành công nghệ thông tin cũng sẽ “bị” hộp đen kiểm soát. Hãng Microsoft đã tuyên bố sẽ bổ sung một công cụ giống như kiểu hộp đen trên máy bay vào phiên bản Longhorn để nhằm hiểu rõ và ngăn chặn tốt hơn tình trạng trục trặc của máy tính. Tuy nhiên, việc này lại gây ra làn sóng tranh cãi dữ dội. Bởi lẽ, việc bảo mật cá nhân sẽ bị vi phạm.
Hộp đen là một máy ghi tự động các tham số và thông tin chuyến bay được lắp đặt trên máy bay phòng khi gặp nạn người ta có thể tìm nguyên nhân gây tai nạn.
Đó là một chiếc hộp được chế tạo bằng vật liệu siêu cứng, bên trong nó chứa toàn bộ những tham số và những bí mật của mỗi chuyến bay.
Thực tế, hộp đen không có màu đen, để dễ tìm thấy, người ta làm chúng bằng màu da cam. Kích thước chỉ bằng 20 X 30 cm.
Kích thước hộp đen chỉ bằng 20 X 30 cm.
Có hộp đen lại còn lắp máy phát xạc vô tuyến điện, luôn luôn phát tín hiệu gọi. Ngoài ra hộp đen còn được trang bị một hệ thống dẫn cho phép xác định vị trí của nó.Người ta thường đặt hộp đen ở đuôi máy bay để giảm thiểu các tác động khi máy bay rơi. Thông thường, hộp đen được lắp trên cánh thẳng đứng ở đuôi máy bay để tránh bớt hư hại vì phần đuôi của máy bay là bộ phận ít bị ảnh hưởng nhất khi tai nạn xảy ra.
Hộp đen thường được gắn ở đuôi máy bay.
Như vậy, khi gặp tai nạn, máy bay có tan tành thì hộp đen vẫn còn vẹn nguyên giúp người ta xác định nguyên nhân tai nạn.Hộp đen hoạt động ra sao?
Khi một chiếc máy bay bắt đầu cất cánh, hộp đen cũng bắt đầu làm việc. Nó sẽ ghi lại tất cả mọi thông số, dữ liệu và thông tin của toàn bộ quá trình bay từ khi máy bay bắt đầu cất cất cánh như: tốc độ di chuyển, độ cao của máy bay, những lời trao đổi giữa các nhân viên phục vụ trên máy bay và cả các liên lạc với bên ngoài.
Mỗi thông tin hiện lên dưới dạng đường lỗ trong một dải kim loại mỏng. Thiết bị ghi này được đặt chắc chắn trong một chiếc hộp để chống va đập, rất kín và không bắt lửa.
Hộp đen gồm 2 phần chính: thiết bị ghi âm buồng lái (CVR) và thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay (FDR).
CVR được nối với những micro đặt trong buồng lái để ghi lại tất cả những âm thanh (như cuộc đối thoại, tiếng bật công tắc, tiếng gõ cửa...). Thường có 4 cái, đặt trên đầu phi công chính, phi công phụ, phi công thứ 3 (nếu có) và ở giữa buồng lái. CVR có thể ghi dữ liệu suốt 2 giờ.
FDR được nối với các thiết bị cảm ứng đặt ở nhiều nơi trên máy bay để ghi lại những thông tin về thời gian, áp suất, tốc độ, độ cao, hướng, số, tay lái, nhiên liệu.... FDR có thể ghi dữ liệu suốt 25 giờ.
Trong buồng lái của phi công trên máy bay còn có một thiết bị ghi âm các cuộc nói chuyện của tổ bay. Thiết bị ghi âm này và hộp đen giúp xác định được nguyên nhân tai nạn, ngay cả khi chuyến bay không còn một ai sống sót.
Những thông số
Hộp đen được thiết kế đặc biệt giúp nó chịu được va đập (3.400Gs), sức ép (227kg/6,5 cm2), nhiệt độ (1.100oC), chịu được áp lực trên 9.800 atmôtphe, chịu nổi sự ăn mòn của nước biển, dầu và dung dịch chống lửa.
Hộp đen chống chịu được sức nặng 5 tấn, khi rơi xuống nước nó phát ra tín hiệu liên tục. Trên hộp đen gắn một thiết bị giúp định vị khi hộp đen rơi xuống nước (ULB). Thiết bị này có 2 "mắt thần", khi nước ngập đến mắt thần, thiết bị sẽ phát ra sóng âm thanh ở 37,5 kHz với tần suất 1 lần/giây trong suốt 30 ngày.
Hộp đen máy bay mới
Theo Sciences & Vie (một website), Hãng RDS của Canada vừa chế tạo ra loại hộp đen mới có thể bảo toàn khi máy bay gặp nạn. Hộp đen có khả năng tự tách ra khỏi máy bay trước khi máy bay gặp nạn bằng một gia tốc kế và bộ vi xử lý nhận biết trước tai nạn trong vòng 1/1000 giây. Hệ thống điều khiển hoạt động sẽ đẩy hộp đen ra khỏi máy bay trước khi máy bay chạm đất và nếu có rơi ngoài biển thì hộp đen cũng tự nổi lên mặt nước.
Hộp đen có phải là cứu cánh?
Hộp đen do Tiến sĩ David Warren ở Melbourne, Australia phát minh vào khoảng năm 1954. Ban đầu hộp đen dùng ánh sáng để ghi lên phim các tham số chính về trạng thái máy bay. Từ mẫu thiết kế cơ bản đó, đến nay hộp đen đã được cải tiến nhiều.
Tiến sĩ David Warren, nhà phát minh, người đứng bên trái.
Những chiếc hộp đen đầu tiên được gọi là bộ nhớ chuyến bay có kích thước nhỏ hơn cả một máy ghi âm dùng băng từ, nhưng có thể lưu trữ dữ liệu liên tục trong vòng 4 giờ bay. Suốt những năm 1970, hộp đen được cải tiến liên tục để lưu trữ được nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, những chiếc hộp đen thời kỳ này vẫn chưa được bảo vệ tốt. Nhiều trường hợp hộp đen vẫn bị phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn khi máy bay nổ.Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người sử dụng kỹ thuật ghi băng từ để lưu giữ lại các tham số trạng thái máy bay, thời tiết, khí hậu và cả những cuộc nói chuyện trong cabin lái. Với những máy bay hiện đại, việc ghi lại những gì cần thiết này được dựa trên nguyên lý in laze mà đĩa CDROM của máy tính được thực hiện.
Nhưng cho dù cách nào đi nữa, việc cuối cùng là phải tìm thấy hộp đen, khi máy bay gặp nạn và được giải mã bởi những chiếc vi tính hiện đại, hoặc những chuyên gia ngành thiết bị Hàng Không đảm nhiệm. Người ta có thể dựa vào thông tin về độ cao, tốc độ, hướng bay được ghi lại trong hộp đen để phân tích và tìm nguyên nhân xảy ra tai nạn. Người ta có thể còn đưa những thông số thu được từ hộp đen vào máy mô phỏng bay để tái hiện biểu diễn tai nạn, và phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn bằng hình ảnh.
Còn khi máy bay bình thường, hộp đen được các nhà quản lý và nhóm phi công tham gia rút kinh nghiệm và học tập được nhiều bài học bay bổ ích. Hoặc nó dùng làm cơ sở khoa học để cải tiến những tính năng của máy bay và quyết định xem máy bay có cần phải sửa chữa hay bảo dưỡng hay không.
Nếu trước kia, tai nạn máy bay con người khó, không thể tìm không lời giải đáp thì với sự ra đời của hộp đen, những bí mật được giải mã. Khi đã tìm thấy hộp đen thì chắc chắn xác định được nguyên nhân. Tuy vậy, cũng có những trường hợp “ly kỳ” khiến cho nhiều khi hộp đen không thể giúp chúng ta tìm ra chính xác nguyên nhân tai nạn. Thêm nữa, việc công bố nguyên nhân hay không công bố nguyên nhân tai nạn từ phía nhà chức trách cho đông đảo mọi người biết còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là những lý do tế nhị, hoặc sẽ ảnh hưởng đến vấn đề khác.
Hộp đen trên các phương tiện giao thông khác
Ngày nay, hộp đen không chỉ dùng trên máy bay mà còn dùng trên nhiều phương tiện khác như xe hơi, tàu lửa...Bắt đầu từ năm 1988, một số công ty hàng hải đã bắt đầu lắp hộp đen trên tàu thuỷ.
Hộp đen cho xe hơi dùng để ghi lại các tiến trình hoạt động của xe hơi như: thời gian, ngày, khoảng cách đường đi và tốc độ. Nó còn cung cấp một biểu đồ và báo cáo tổng thể về thông số động cơ, khí đốt và tình trạng tỏa nhiệt. Đặc biệt, chip có thể tự động ghi lại tai nạn trong vòng 20 giây trước khi có va chạm mạnh.
Hộp đen trên xe hơi.
Hộp đen cho xe hơi được lắp đặt trên xe vận chuyển hành khách là có khả năng lưu trữ thông tin về tốc độ xe, kiểm soát lộ trình, hành trình và thời gian chạy xe. Không chỉ vậy, hộp đen còn giúp lưu trữ thông tin liên quan đến kiểm soát các quy định về thực hiện chất lượng dịch vụ vận tải như chở quá số người quy định, không bật máy lạnh hay số lần dừng đỗ, thời gian dừng đỗ trên một lộ trình.Việc lắp đặt hộp đen trên các phương tiện giao thông sẽ giúp chúng ta biết chi tiết về hành trình của chiếc xe và dễ dàng tìm được nguyên nhân khi chiếc xe xảy ra tai nạn, ngoài ra nó còn có thể giúp các nhà chức trách có thể kiểm tra lái xe có hay vượt quá tốc độ cho phép hay không và có thể xử lý mà không cần phải theo dõi trên đường.
Trong tương lai, ngay cả ngành công nghệ thông tin cũng sẽ “bị” hộp đen kiểm soát. Hãng Microsoft đã tuyên bố sẽ bổ sung một công cụ giống như kiểu hộp đen trên máy bay vào phiên bản Longhorn để nhằm hiểu rõ và ngăn chặn tốt hơn tình trạng trục trặc của máy tính. Tuy nhiên, việc này lại gây ra làn sóng tranh cãi dữ dội. Bởi lẽ, việc bảo mật cá nhân sẽ bị vi phạm.