View attachment 5158324
Thấy bác chủ mở "thớt" than trách duyên phận cũng như khó tìm người tri kỷ, ít có ai phù hợp! Rồi lại nghe bác khoe cái gia đình "Mẫu hệ tư sản" quý tộc của mình, với bao nhiêu lề thói tinh tế, trong từng bữa ăn, giấc ngủ, từng tấm quần cái áo, làm em cũng tò mò không kém, vì gia đình em
tuy chưa đến mức "cha cu bố đĩ" hay "cổ cày vai bừa" và cũng chẳng lấy gì làm khá giả, mà luôn tùng tiệm, thanh đạm qua ngày, Cũng may dòng dõi nhà em, cả nội lẫn ngoại, nhờ có tí chữ, mà mấy đời khoa bảng: Từ thời phong kiến cho đến cả "thời cộng hòa" rồi thì thời cách mạng, vẫn tuy chưa "ăn trên ngồi chốc" nhưng cũng gọi là có tiếng nói giữa chốn đông người và "đi mây về gió" trước khối người!
Nghe bác ấy khoe "tài luộc rau" em tò mò, cố tìm coi cái đĩa rau luộc của bác ấy, một đĩa rau, tích lũy bao nhiêu văn hóa gia đình và "khác người" coi nó như thế nào?! Thật chẳng may cho em cái "còm" có dĩa rau quý hóa này này nó, ở quá xa phần những "còm" của các bác mổ xẻ làm em kiếm muốn hụt hơi!
Khi được tận mắt nhìn đĩa rau luộc, chén canh nước rau luộc làm canh, và chén nước chấm, thì nói thật, hỡi ơi em không còn tin vào mắt của em được, và em xin trình bày từng điểm như thế này:
Về đĩa rau muống: ban đầu em không nghĩ rằng đây là rau muống bởi vì cọng rau quá to! Thường thì đây là loại rau muống không dùng cho luộc ăn chín mà thường dùng cọng để làm rau muống chẻ "ăn ghém" (ăn sống kèm chung với rau khác) hay trộn gỏi hoặc làm dưa! Nếu ăn chín loại rau này thường được lấy phần trên cọng cứng nấu canh cua (hay tôm khô) với canh khoai sọ + rau nhút, chứ rau này mà vào mùa đông hay mùa khô, luộc ăn khi nhai, không khéo gãy cả răng!
Cái "tinh tế" là thế đấy!
Còn về chuyện xếp rau muống (Dền, cải thỉa, rau lang, .....) luộc thành sợi kéo dài kéo dài như vậy thì ntn: Thật ra, ngày xưa ở những gia đình giầu có, kẻ ăn người làm thừa mứa, trong bếp ngoài bếp ra còn có những gia nhân phụ bếp, "dư người, ít việc" người ta mới có giờ chăm chút, bày biện từng ngon rau con cá miếng thịt trong bữa cơm hàng ngày, nhất là khi đãi khách như vậy để "khoe"!
Chứ hàng ngày mà như vậy, thì tưởng tượng khi luộc rau xong, vớt ra rồ tre, phải đợi cho nó nguội rồi mới xếp như vậy chứ không khéo thì lại phải vào "Viện bỏng" mất!
Còn nếu là sếp bằng kết hợp một cái nĩa sẽ rất mất thời gian! Đáy là chửa nói khi xếp bằng tay thì thử hỏi, tay lũ người làm được có sạch hay không? Hay chúng lại "khuyến mãi" cho một ít "cái gì" ở ngoài vào, thì khéo khi ăn rau sẽ đúng là đại họa!
Xin lưu ý các bác, "văn hóa dùng cái bao tay ni-lông trong khi chế biến thực phẩm, chỉ mới có khoảng một chục năm trở lại đây! Trước kia ông bà ta, làm quái gì có,đấy là chửa nói, trước khi xếp rau vào đĩa. Bàn tay họ có rửa tay hay không? Cũng như cái gọi là "lược chải rau" gì đó, thì em chẳng biết là mỗi khi dùng xong rửa ráy bảo quản như thế nào? hay cái lược này lại thanh ổ chứa vi trùng?
Cuộc sống ngày nay, cần tiết kiệm (theo nhiều nghĩa) và gọn nhẹ! Dĩ nhiên, rau luộc trong gia đình vẫn có thể luộc để cho đĩa rau trông ngon mắt cũng như dễ nhìn dễ gặp, khi mua được mấy bó rau muống ngon về luộc .
Thường luộc rau muống muốn ngon, người ta sẽ ngắt rau muốn ra làm hai phần phần trên và phần đọt rau. Khi luộc, chờ nước sôi to, cho vào một tí muối. Luộc phần trên trước: Nước sôi to, cho vào ngập rau. Rau vừa chín thì vớt ra, và xếp những cộng rau muống này vào đĩa ở một góc,
Đúng ra, người ta phải vớt rau ra cho vào một cái rổ tre cho ráo, nhưng sẽ mất thời gian và những phiền toái khác. Do đó, với người tinh tế. họ sẽ nhanh tay vớt cọng rau ra từng nhúm (nhóm) nhỏ và vừa vớt, vừa giũ sạch nước, Sau đó cho rau vào đĩa để một góc
nhưng xếp sao cho tơi, xốp để rau "đi hơi" nhanh và giữ màu đẹp! Và lại tiếp tục luộc phần ngọn còn lại do phần ngọn non, nên chín nhanh hơn và cũng làm y như cũ, nghĩa là "
Nước sôi to, cho vào, nước ngập rau. Rau vừa chín thì vớt ra, và xếp những cộng rau muống này vào đĩa ở một góc, vừa vớt, vừa giũ sạch nước, Sau đó cho rau vào đĩa để một góc nhưng xếp sao cho tơi, xốp để rau "đi hơi" nhanh và giữ màu đẹp" Nếu làm đúng như vậy, bảo đảm là khi đem ra đĩa rau sẽ chín tới mềm phần cộng không cứng mà phần ngọt cũng không mềm chưa kể nếu khéo léo thì đĩa rau sẽ xanh tươi chứ không có vàng khè như "lông bò"!
Về cái chén nước chấm:. Em đồ chừng đây là tương với chút ớt. Ngoài việc nêm thêm một chút đường hoặc ớt gì đó thì quan trọng nhất của chén nước chấm cho dù là ăn hằng ngày hay mời khách là nước chấm không văng lên cạnh thành chén như vậy! nhìn như "
cho ăn của thừa"!
Đấy là nói với nhau, còn nếu phải người lỗ mãng, họ sẽ nhìn cái nước chấm lem nhem lên thành chén mà phán ngay một câu: Nhìn giống như "
máu tháng, ở rìa háng, gái đĩ già"!
Cái "khéo tay" là thế đấy!
Riêng về cái tô nước rau luộc: trong tô có dăm miếng cà chua luộc dằm ra để làm canh.
Thực ra đây làm cách "luộc kiểu nhà nghèo" tức là luộc chung rau muống với cá chua (cho cà chua vào lúc nước lạnh luộc chung với rau muống để "tiện" và "tiết kiệm củi lửa"). Những với người tinh tế và sành ăn, họ sẽ:
+ Dùng chanh : khi gần ăn đợi nước nguội (nhưng vẫn âm ấm mới "dậy" mùi chanh, nước canh còn nóng mà cho vào thì khi ăn sẽ "the đắng") vắt chanh vào. Được chanh cốm thì tốt không cũng ráng kiếm quả chanh giấy vửa chín tới, thì ăn (chan canh hay húp) mới ngon! Chanh chín vàng không cho ra cái vị ngon và mùi thơm "cần có"!
Dùng Cá chua, sấu, me, ..... luộc rau xong mới cho Cá chua, sấu, me, .. vào luộc vì Cá chua, sấu, me, .. sẽ làm rau muống + luộc vàng mất đẹp, cũng như khi không còn
mùi nguyên thủy rau muống nữa!
Cái "sành ăn" là thế đấy!
BTW, tiện thể xin nói đôi dòng về cái môi (muôi) trong chén nước canh rau muống luộc!
FYI, Nhìn kỹ đây không phải là môi múc canh! Mà đây là môi vớt canh.
Nếu đã sắm sanh (mua) được một bộ gồm đĩa, chén và tô sứ trằng "
ton sur ton" như vậy, thì với người tinh tế, chưa nói nói tới gia đình
"tư sản" quý tộc" họ sẽ mua thêm kèm một cái môi bằng sứ cùng màu hay cùng hoa văn, để vào nhìn cho "đồng thanh đồng thủ"!
Em xin gửi "demo hình" cái môi và cái tô xem để các bác xem coi có đúng như em nói hay không?