1. Đêm 18-12-1972, sau loạt bom đầu tiên, Viện Vật Lý (nơi em làm việc, nay ở 18 Hoàng Quốc Việt, Trụ sở Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam) cử một tiểu đội tự về bảo vệ tài sản của Viện (chỉ có 6 người thôi), do ông Đặng Vũ Minh làm tiểu đội trưởng.
Minh chứng là bức hình 3 thành viên của tiểu đội chụp chung với nhau bức hình kỷ niệm.
Bức hình này chụp lúc 15 giờ 10 ngày 26-12-1972, trên sảnh tầng 2 của toà nhà chính (lúc bấy giờ mang tên Trung tâm Khoa học Tự nhiên, Nghĩa Đồ. Hà Nội (tiến thản Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam sau này)
Trái sang Phạm Đinh Tỵ (phân tích quang phổ hồng ngoại). Đặng Vũ Minh (Hoà học phóng xạ, về sau là Chù tịch Viện Khoa học Công nghệ Quốc gia), em (tên thật Nguyễn Học, Vật lý bán dẫn), Ngô Quang Tấn (Phụ trách Trung đội tự vệ. sau này là Chánh Văn phòng Viện Khoa học Việt Nam, đã mất)
Đây là tấm hình được màu hoá do một Ofer không quen biết tặng em
Tại sao em lại nhớ giờ chụp? Chuyện thế này: Ba thằng chúng em muốn chụp bức hình kỷ niệm. Máy ảnh hồi đó hiếm hơn Mercedes ở Hà Nội bây giờ. Ông Tỵ học ở Đức có máy ảnh, nhưng để chụp thì không dễ chút nào. Đang đánh nhau kéo nhau ra chụp là có ý gì đây? Rất dễ bị quy kết là tư tưởng dao động, sợ chết... Với anh em trong tiểu đội 6 người trẻ tuổi thì OK, nhưng ngại nhất là ông Ngô Quang Tấn (đáng tuổi bố em), ông này xét nét và .... nên chúng em phải canh giờ chụp, do thời tiết âm u. Hôm đó không thấy bóng dáng ông Tấn, nắng hửng, chúng em vác máy ra chụp để ở chế độ tự động. Đang loay hoay chỉnh sửa lắp tripot (càng 3 chân) thì... ông Tấn xuất hiện. Cả bon chột dạ. Em mau mồm ra mời ông Tấn vào chụp cùng. Chụp xong rồi, cả bọn hú hồn. Em cũng quên không hỏi ông Tỵ tấm hình vì nhiều việc lu bu quá. Hai mươi bảy năm sau, năm 1999, ông Đặng Vũ Minh tới Moscow đưa cho em tấm hình với lời đề tặng. Quá cảm động
2. B-52 có bật đèn sáng không?
Suốt 12 ngày đêm đó, em chưa nhìn thấy B-52, chỉ biết rằng khi bom chạm đất thì B-52 đã bay khỏi khu vực ném bom và âm thanh từ B-52 vọng xuống rất nhỏ.
Em nhìn thấy 2 lần B-52 cháy. Lần thứ hai cách em khoảng 1,5 km hôm 28/12/1972 khi chiếc B-52 rơi xuống Hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, đuôi của nói vào số nhà 38 Hoàng Hoa Thám gây cháy làm chết mấy người trong đô có chị Hương, sinh viên vừa tốt nghiệp ở hungary về, Đêm đó lo phi công rơi xuống khu vực Bưởi, nên chúng em thức trắng cả đêm. Sáng hôm sau em đến 38 HHT, mãi mới tìm được chiếc xe GAZ-53 mới tinh chưa biển số, màu vàng đang niêm cất ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng đến kéo một phần mảnh đuôi đè lên căn hầm trú ẩn. Em móc cáp vào xe, cáp đứt mấy lần mới lôi được mảnh xác máy bay ra, cụ già chết từ đêm trước, làn da trắng bạch, thật lạ lùng.
Đêm 20/12/ rạng 21/12, em ra ngó nhìn trận chiến, thực sự cũng chẳng nghe thấy B-52 hoặc có biểu hiện B-52. Em thấy 2 quả SAM-2 bay lên từ Phùng, qua chố em đứng, sáng rực ở đuôi, nhưng chưa đầy một phút đã mất dạng trong trên bầu trời. Em không hiểu tại sao lại bắn khi không nghe nhìn thấy máy bay B-52. Một lúc sau thấy ở mạn Đông Anh bó đuốc sáng rực rơi xuống. Có phải hai quả này bắn trúng không thì em không biết. Nhưng chắc chắn khi máy bay rơi gần xuống đât thì mình mới nhìn thấy quầng lửa
Cụ nào nói nhìn thấy B-52 thì em ạ cả nón luôn
3. Vũ Xuân Thiều
Anh trai Vũ Xuân Thiều là Vũ Xuân Quang (hơn em bẩy tuổi, đồng nghiệp trong viện). Anh Thiều hơn em vài tuổi
Em gặp anh Thiều lần duy nhất, ở Phù Lưu Nguyễn, Ứng Hoà, Hà Tây, nơi cơ quan em sơ tán từ tháng 4 đến tháng 6-1972. Thời Nixon cầm chịch, máy bay Mỹ tấn công ta mãnh liệt, gần như liên tục. Hôm đó anh Thiều đến thăm anh trai (việc riêng gia đình) lúc xong việc, mấy thằng trạc tuổi và anh Thiều kéo nhau ra đê sông Đáy hóng mát, trò chuyện. Em hỏi anh Thiều tại sao lại rỗi rãi thế. Anh Thiều nói là anh ở bộ phận bay đêm, không đánh nhau ban ngày. Sau này em nghe nói hơn 100 phi công ta, người Nga mới chọn được 13 phi công bay đêm trong đó có Phạm Tuân, Thiều....máy bay của họ được trang bị tên lửa loại mới nhất của Liên Xô, phần điện tử do Hungary thiết kế
Hôm 15/1/1973, sau khi anh Thiều hy sinh được hơn 2 tuần, thì ông Quang mò đến cơ quan, lúc đó chỉ có tiểu đội tự vệ, không còn ai cả. Ông Quang gặp em câu đầu tiên "Thằng Thiều chết rồi". Ông kể vừa đi Sơn La nhận xác em trai. Theo lời ông Quang thì MiG của ta ít khi tiếp cận B-52 được 2000 mét để tên lửa bắn hiệu quả, (do F-4 bảo vệ vòng ngoài B-52). Anh Thiều đã vào sát được 3000 mét và thông báo với sở chỉ huy cho phép tấn công. Anh Quang kể người dân hôm đó thấy một chấm đỏ như đầu bút chì rơi xuống rừng núi. Không quân đã thông báo với tỉnh Sơn La để tìm kiếm phi công. Người dân đi bộ tìm gần 2 ngày mới thấy chiếc MiG tan nát, xác anh Thiều cũng còn rất ít. Anh Quang kể rằng người ta không nói kỹ cho anh vì sợ đau lòng, anh phải hỏi dò qua người dân mới biết. Xác anh Thiều chôn ở Sơn La, sau này khi phong Anh hùng được cất bốc về Hà Nội. Năm 2002 khi đưa ma bố vợ em, em có viếng mộ anh Thiều ở Văn Điển.
Tháng 12-1977, báo Quân đội Nhân dân kỷ niệm 5 năm chiến thắng b-52 có loạt bài đăng trang ba, có đoạn "Đêm 27/12/, chiến sĩ Vũ Xuân T. đã bắn rơi một chiếc B-52, chiếc máy bay này rơi trên đất Lào, tổ lại được cứu thoát"
Em cắt bài báo đó gửi sang Đức cho anh Quang, lúc đó đang làm Nghiên cứu sinh ở Đức
Anh Quang cho biết nhận di vật của anh Thiều trong đó có cuốn nhật ký ghi lại những mất mát của MiG lúc đó với những lời lẽ phê phán "khá nặng nề" với cấp trên. Liệu đây có thể là lý do để người ta không công nhận chiến công của anh và mãi sau mới phong anh hùng