[Funland] Mâu thuẫn anh chị em - Có phải do bố mẹ?

Hải Linh Lưu

Xe tải
Biển số
OF-835498
Ngày cấp bằng
16/6/23
Số km
274
Động cơ
6,826 Mã lực
Tuổi
37
Chán quá nhỉ? Sao lại không chia cho con gái, con nào chả là con,trọng nam khinh nữ quá thể.
Giờ các bố các mẹ có con gái nhỏ cưng con như trứng mỏng,chắc chắn không bao giờ họ gạt con gái ra khỏi di chúc như trường hợp này. Tủi thân thật cơ.
Rất rất nhiều nhà bố mẹ anh em như thế , Việt Nam thì không thiếu nha.
 

Hải Linh Lưu

Xe tải
Biển số
OF-835498
Ngày cấp bằng
16/6/23
Số km
274
Động cơ
6,826 Mã lực
Tuổi
37
E thấy nhà này dạy dỗ đạo đức cho con cái kém nên mới vậy. Chứ gia đình văn hoá tình cảm thì kiểu gì 2 ông zai cũng tự nguyện chia cho e gái tí lộc. Cụ ko ở trong nhà họ chắc ko biết chuyện nhà ntn mới ra cơ sự vậy.
Dạ bảo họ không dạy dỗ thì nghe hơi quá, nó là cái suy nghĩ ăn vào văn hóa làng quê rồi, con gái người ta không cho, con gái là bát nước đổ đi. Quê em phần lớn cũng như vậy hết ạ. Đến thời bây giờ thì đỡ hơn rồi, còn bố mẹ bác ấy thì nếu còn sống giờ trăm tuổi, thuộc thế hệ xưa hẳn rồi ạ. Quê em nhiều trường hợp thế lắm . Có nhà con gái đi lấy chồng, đẻ dc mụn con gái thì chồng chết. Nhà chồng không nỡ đuổi, nhưng nhất định không cắt đất cho ở riêng mà cho mượn cái phòng con con trong dãy nhà trọ họ cho thuê thôi. Sau lúc chia đất cho các con họ cũng không cho con dâu cháu nội, rồi chị ấy buồn quá về nhà đẻ xin đất làm nhà. Mẹ đẻ khóc như mưa nhưng nhất định không cho con gái đất, cũng không cho về ở vì bảo lệ làng không có chuyện cho con gái tài sản . Mỗi tháng dúi cho con 2 triệu, mà lần nào nhắc tới con cũng khóc nhưng nhất định là không thể cho đất hay cho về . Các anh trai chị dâu cũng đồng tình như thế. Nay thì em chả biết đã cho chưa, vì xã hội tầm chục năm trở lại đây cũng đã tân tiến hơn nhiều.
 

Hải Linh Lưu

Xe tải
Biển số
OF-835498
Ngày cấp bằng
16/6/23
Số km
274
Động cơ
6,826 Mã lực
Tuổi
37
Mâu thuẫn giữa ace trong gđ theo em ko phải do bm, mà do ý thức của từng người ace trong gđ
Với em có một số tp trong gia đình trong ranh giới đỏ ko đc phép làm tổn thương dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, nhất là tiền bạc :
Bố mẹ, anh chị em ruột và con em, vì nếu những người ấy mất đi, ko bao giờ tìm lại đc
Đôi khi chả có nhu cầu tìm lại đâu, vì họ chỉ làm mình đau thôi.
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,746
Động cơ
5,171,422 Mã lực
Nhiều cụ mợ nói là làm con thì ko nên và ko được phép phán xét bố mẹ. Nếu làm vậy là bất hiếu, tuy nhiên cháu vẫn nghĩ rằng, con cái là sản phẩm của bố mẹ.
Nhân phẩm của một người do những yếu tố nào quyết định?
1. Yếu tố gen
2. Yếu tố nuôi dưỡng, giáo dục
3. Yếu tố môi trường.
Trong 3 yếu tố trên, đến tận 18 tuổi chúng ta thấy dấu ấn của bố mẹ là rất rõ trong cả 3. Gen và nuôi dưỡng, giáo dục thì tất nhiên rồi, yếu tố môi trường xung quanh thì cũng do bố mẹ mang đến. Học trường nào, bạn bè như thế nào thường là do bố mẹ quyết định.
Sau 18 tuổi, nếu yếu tố nuôi dưỡng, giáo dục đủ mạnh thì yếu tố môi trường cũng khó có thể thay đổi được nhân phẩm của một con người. Do đó cháu thấy mắc cười ở điểm nhiều cụ bất hoà với gia đình cứ đổ cho tại con dâu/rể. Nói thật lòng là nếu bị con dâu/rể ảnh hưởng thế thì cũng phải xem xét lại yếu tố 2. Nuôi dưỡng, giáo dục và yếu tố 1. Gen. Mà thôi.
Do vậy, con cái bất hiếu hay không thì phần lớn do công lao của bố mẹ mà thành. Ở đây ai mà không phải là bố, là mẹ? Một đứa trẻ ngỗ nghịch trước hết hãy tự hỏi bản thân mình đã bỏ ra đủ thời gian và công sức để giáo dục con hay chưa trước khi phán xét nó.
Mợ nói cũng không sai nhưng em cho rằng sau tất cả là nhận thức/ý thức nhận lỗi hay đổ lỗi cho người khác. Đó chính là căn nguyên của mọi vấn đề, khi người ta không bằng lòng một việc gì đó tùy theo nhận thức/ý thức như thế nào sẽ đi tìm lý do/nguyên nhân cho sự việc đó để biện minh cho mình.

Thường các bậc cha mẹ khi con cái có các điểm yếu như: không khỏe mạnh sẽ tìm mọi cách giúp con mạnh khỏe; con học kém sẽ tìm mọi cách để nâng cao khả năng học tập của con lên; con chưa ngoan, chưa chăm chỉ sẽ rèn rũa con dần dần; … sau tất cả những cái điểm yếu đó nếu được khắc phục tốt lên sẽ là hành trang cho con vào đời giúp con có cuộc sống tốt đẹp - con hưởng. Nếu các điểm yếu đó không/chưa được khắc phục thì bố mẹ luôn canh cánh trong lòng như là lỗi của chính bản thân mình mà ít bậc cha mẹ nào đổ lỗi cho con, tại con cả. Vậy tại sao con cái động tý có điều chưa ưng, chưa bằng lòng với những gì cha mẹ đã làm cho mình hoặc bản thân thất bại lại đi tìm lý do đổ lỗi cho chính người đã sinh ra mình và vất vả nuôi dạy mình!
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Em đọc báo thấy rất nhiều vụ việc anh chị em cãi chửi nhau, từ nhau, thâm chí giết nhau vì việc thừa kế...
Vụ việc trong link chưa rõ nguyên nhân nhưng khả năng rất cao.
Em thấy việc chia thừa kế rất tế nhị, cần công khai, công bằng, công tâm và nhường nhịn nhau trong nhà. Ngay việc ứng xử trong cuộc sống gây nên không ít bức xúc. Em biết cụ thể 1 chuyện, hai anh em ruột cùng lấy 2 chị em họ cách nhau hơn tháng. Cậu em lấy trước thì từ quà, lễ, đón rước, tiệc tùng rất búi xùi cho qua, trong khi ông anh cái gì cũng gấp 5-7 lần. Kết quả cô con dâu thứ thù ông bà, gia đình lục đục nhiều năm đang làm thủ tục ly hôn.
Vậy tại sao những người làm bố, làm mẹ lại có cách ứng xử như vậy?
Tất nhiên rồi. Đa phần vì bố mẹ để lại di sản nên con cái cứ kỳ vọng vào di sản đó. Vì kỳ vọng nên tranh đoạt. Vì tranh đoạt nên mâu thuẫn. Tham sân si nghi mạn ác kiến.

Đơn giản nhất là bố mẹ không để lại di sản mà từ thiện. Thì con cái bớt mâu thuẫn và tự nỗ lực. Mỗi người nỗ lực góp gió thành bão thì xã hội thịnh vượng
 

Hải Linh Lưu

Xe tải
Biển số
OF-835498
Ngày cấp bằng
16/6/23
Số km
274
Động cơ
6,826 Mã lực
Tuổi
37
Nhà e 6 chị em, 5 gái 1 trai út. Đất nhà e ở quê, đất ở, đất vườn, Đất rừng tính ra khá nhiều hecta. Bố mẹ e tuyên bố sau để lại cho cậu út tất ạ. Bọn em ko có quyền góp ý hay đòi hỏi gì cả. Tất nhiên nếu chẳng may đứa nào bị ck bỏ ck chê, cũng ko cất đất xây nhà dc ở nơi khác thì về xây nhà ở trong khuôn viên nhà ông bà dc, còn nếu ko vấn đề gì thì ko có chuyện chia nhỏ ra rồi cắt bán lấy tiền.
Bọn em là chị em gái, khi nghe bm nói câu ấy thì thấy tủi thân. Không phải vì tham lam vật chất mà tủi thân vì cái quan niệm trọng nam khinh nữ của bố mẹ, con nào cũng là con, giả sử bố mẹ có cho, bọn em cũng ko lấy. Cũng ko bán đất đi làm gì, để đó 1 ngôi nhà chung tết nhất còn về, nhưng giá như 1 lời nói là cho mấy chị em gái 1 đứa 1 lô bé, 100 200m đi. Còn lại nhà và số đất còn lại là của cậu út thì cũng thấy tình cảm của bố mẹ nó khác.
Tủi thân chút vậy thôi chứ bọn em ko có ý định tranh, và cũng ko nói lại câu gì với bố mẹ cả. Chỉ nhìn vào đó để sau này lỡ mình có con gái, thì đối xử với nó ntn, để nó cảm nhận dc bố mẹ yêu thương tất cả anh em như nhau.

Tủi hận phát khóc là thật. Cả mấy ngàn m2 mà không cho con gái nổi 200m . Con trai chắc gì sau này đẻ đc đống cháu trai, nó lại chơi cho đống con gái như mẹ nó thì cuối cùng với cái quan niệm cũ kỹ đó, đất cũng về tay người ngoài thôi. Con trai mà đau ốm hay làm sao không săn sóc được thì đảm bảo bố mẹ lại gọi con gái đến mà thôi. Cay đắng tình đời! Nhà đâu còn là nơi chỉ có tình yêu thương.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,671
Động cơ
331,349 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Đến đời em trai em thì ko biết sẽ ntn, nó sn 2k6, có khá khẩm hơn ko chứ như đời bọn e giờ là mẹ e bị ép sinh lúc nào bằng dc con trai thì thôi, thực sự lúc sinh em trai em là mẹ e 42t, 5 đứa con gái, ko phải 5 nữa mà là 8, vì 1 em sinh ra thì mất, còn 2 em bị sẩy.
Nhà nội ngoài chuyện bắt mẹ em sinh sinh và sinh thì ủng hộ bố em đi ra ngoài tìm con trai, tóm lại là fai có trai
Tủi hận phát khóc là thật. Cả mấy ngàn m2 mà không cho con gái nổi 200m . Con trai chắc gì sau này đẻ đc đống cháu trai, nó lại chơi cho đống con gái như mẹ nó thì cuối cùng với cái quan niệm cũ kỹ đó, đất cũng về tay người ngoài thôi. Con trai mà đau ốm hay làm sao không săn sóc được thì đảm bảo bố mẹ lại gọi con gái đến mà thôi. Cay đắng tình đời! Nhà đâu còn là nơi chỉ có tình yêu thương.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,214
Động cơ
71,002 Mã lực
Tất nhiên rồi. Đa phần vì bố mẹ để lại di sản nên con cái cứ kỳ vọng vào di sản đó. Vì kỳ vọng nên tranh đoạt. Vì tranh đoạt nên mâu thuẫn. Tham sân si nghi mạn ác kiến.

Đơn giản nhất là bố mẹ không để lại di sản mà từ thiện. Thì con cái bớt mâu thuẫn và tự nỗ lực. Mỗi người nỗ lực góp gió thành bão thì xã hội thịnh vượng
Nhà cháu bảo lưu quan điểm không què cụt, được nuôi ăn học đàng hoàng (trong khả năng) là bố mẹ hết nghĩa vụ tài chính. Chuỵên nhòm ngó, tranh giành thừa kế hoàn toàn là lỗi của con cái. Còn lôi chuyện "Anh em bất hòa là tại bố mẹ chia không đều" là lỗi giáo dục của bố mẹ và thói đổ tại của đứa con. Mà các cụ mợ học Tây đủ thứ sao không học luôn cái "tôn trọng quyền định đoạt" tài sản của bố mẹ nhỉ.
 

Hải Linh Lưu

Xe tải
Biển số
OF-835498
Ngày cấp bằng
16/6/23
Số km
274
Động cơ
6,826 Mã lực
Tuổi
37
Tất nhiên rồi. Đa phần vì bố mẹ để lại di sản nên con cái cứ kỳ vọng vào di sản đó. Vì kỳ vọng nên tranh đoạt. Vì tranh đoạt nên mâu thuẫn. Tham sân si nghi mạn ác kiến.

Đơn giản nhất là bố mẹ không để lại di sản mà từ thiện. Thì con cái bớt mâu thuẫn và tự nỗ lực. Mỗi người nỗ lực góp gió thành bão thì xã hội thịnh vượng
Gớm đời bố mẹ được như thế này cũng nhờ ông bà tổ tiên để lại đất đai nhà tổ nhà thờ rồi ruộng vườn làm cái nền tảng cả đó cụ. Nếu các cụ cũng từ thiện hết thì thứ nhất sẽ mất đi cái văn hóa lưu giữ nhà thờ , quê quán tổ tông ....vì nhà dùng từ thiện thì thiên hạ nó tới ở rồi, mình kiểu gì mà chả lập nghiệp bốn phương. Nếu thế chính đời các cụ cũng chả được như bây giờ để mà ngồi đây nói con cháu phải thế nọ thế kia. Thứu 2 : Xã hội VN còn lâu mới văn minh như nước ngoài. Bọn nó bục mặt làm ra làm chơi ra chơi, lương 30% đóng thuế nên già có hưu trí và có dưỡng lão phục vụ, nó lại quan niệm chả nhờ cậy ỉ lại gì vào con cái , nhà nước thì bắt buộc trẻ phải đi học ... Tất cả nó có chỗ dựa hết rồi nên mới mặc các con. Chứ văn hóa mình già đòi ở với con, ốm đòi nó chăm, đòi con gái người ta về làm dâu lăn ra phục vụ cha mẹ chồng.... mà chả cho nó quyền lợi thì nói thật: bất hạnh cho những đứa con sinh ra ở cái cửa như thế . Nên vẫn còn sống cái đất Việt và muốn thờ tự muốn được phục vụ lúc già thì đừng có suy nghĩ con cái như người ngoài vậy .
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Tủi hận phát khóc là thật. Cả mấy ngàn m2 mà không cho con gái nổi 200m . Con trai chắc gì sau này đẻ đc đống cháu trai, nó lại chơi cho đống con gái như mẹ nó thì cuối cùng với cái quan niệm cũ kỹ đó, đất cũng về tay người ngoài thôi. Con trai mà đau ốm hay làm sao không săn sóc được thì đảm bảo bố mẹ lại gọi con gái đến mà thôi. Cay đắng tình đời! Nhà đâu còn là nơi chỉ có tình yêu thương.
Lãnh tụ dạy: không sợ thiếu, chỉ sợ chia không đều :) ngày nay có câu ranh ngôn: cả đời học bốn phép tính số học cộng trừ nhân chia, trong đó khó nhất là phép chia
 

butchidentrang

Xe tải
Biển số
OF-720752
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
225
Động cơ
79,524 Mã lực
Tuổi
41
khả năng cao bố mẹ vẫn quan điểm cũ coi con trai chống gậy, con trai cả giữ hương hỏa tổ tông nên mới làm thế, điều đó xảy ra ngay cả với những gia đình có bố mẹ học thức, bằng cấp cao chứ ko hẳn vì dân trí thấp đâu ạ
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,856
Động cơ
180,723 Mã lực
Dạ bảo họ không dạy dỗ thì nghe hơi quá, nó là cái suy nghĩ ăn vào văn hóa làng quê rồi, con gái người ta không cho, con gái là bát nước đổ đi. Quê em phần lớn cũng như vậy hết ạ. Đến thời bây giờ thì đỡ hơn rồi, còn bố mẹ bác ấy thì nếu còn sống giờ trăm tuổi, thuộc thế hệ xưa hẳn rồi ạ. Quê em nhiều trường hợp thế lắm . Có nhà con gái đi lấy chồng, đẻ dc mụn con gái thì chồng chết. Nhà chồng không nỡ đuổi, nhưng nhất định không cắt đất cho ở riêng mà cho mượn cái phòng con con trong dãy nhà trọ họ cho thuê thôi. Sau lúc chia đất cho các con họ cũng không cho con dâu cháu nội, rồi chị ấy buồn quá về nhà đẻ xin đất làm nhà. Mẹ đẻ khóc như mưa nhưng nhất định không cho con gái đất, cũng không cho về ở vì bảo lệ làng không có chuyện cho con gái tài sản . Mỗi tháng dúi cho con 2 triệu, mà lần nào nhắc tới con cũng khóc nhưng nhất định là không thể cho đất hay cho về . Các anh trai chị dâu cũng đồng tình như thế. Nay thì em chả biết đã cho chưa, vì xã hội tầm chục năm trở lại đây cũng đã tân tiến hơn nhiều.
Quá kinh khủng ạ.
Nhà em cô ruột xưa bị bệnh nên chuyển về quê ở cho gần anh em, lúc đó em còn nhỏ thấy ông bà nội và mọi ng vẫn cắt đất ra giúp cô làm nhà, qua lại giúp đỡ cô lúc ốm đau dù nhà ai cũng nghèo. Lúc cô mất thì chồng con ở nhà đó, một thời gian sau thì ck cô về quê dẫn theo bọn trẻ rồi mỗi đứa một nơi (đi làm cho họ hàng) nên nhà bỏ hoang nhưng mọi ng cũng giúp rào giậu giữ đất. Đợt vừa rồi mọi ng cũng giúp làm sổ đỏ cho bọn trẻ con nhà cô ấy mặc dù chả đứa nào ở gần cả.
Tất nhiên mảnh đó ko được rộng như các con trai ở lâu rồi, nhưng cũng có nhà có vườn tầm 300-400m2.
Thấy chết mà ko cứu thì thật sự ko thể chấp nhận đc, ko chỉ bố mẹ mà kể cả anh chị cũng quá nhạt nhẽo.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,214
Động cơ
71,002 Mã lực
Đến đời em trai em thì ko biết sẽ ntn, nó sn 2k6, có khá khẩm hơn ko chứ như đời bọn e giờ là mẹ e bị ép sinh lúc nào bằng dc con trai thì thôi, thực sự lúc sinh em trai em là mẹ e 42t, 5 đứa con gái, ko phải 5 nữa mà là 8, vì 1 em sinh ra thì mất, còn 2 em bị sẩy.
Nhà nội ngoài chuyện bắt mẹ em sinh sinh và sinh thì ủng hộ bố em đi ra ngoài tìm con trai, tóm lại là fai có trai
Chia sẻ với mợ. Đọc chuyện nhà mợ chóng mặt thật.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,856
Động cơ
180,723 Mã lực
Nhà cháu bảo lưu quan điểm không què cụt, được nuôi ăn học đàng hoàng (trong khả năng) là bố mẹ hết nghĩa vụ tài chính. Chuỵên nhòm ngó, tranh giành thừa kế hoàn toàn là lỗi của con cái. Còn lôi chuyện "Anh em bất hòa là tại bố mẹ chia không đều" là lỗi giáo dục của bố mẹ và thói đổ tại của đứa con. Mà các cụ mợ học Tây đủ thứ sao không học luôn cái "tôn trọng quyền định đoạt" tài sản của bố mẹ nhỉ.
Bọn Tây cũng tranh giành kiện tụng, hận hiếc các kiểu, anh em ko nhìn mặt nhau vì thừa kế mà cụ. Chỉ văn mình hơn ở chỗ thường có chuẩn bị di chúc và việc thực thi thừa kế thường do luật sư đảm nhiệm và giám sát nên đc thực hiện đúng. Và nếu có gì ko thỏa đáng thì ko đâm chém nhau mà kiện nhau ra tòa thôi.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,214
Động cơ
71,002 Mã lực
Bọn Tây cũng tranh giành kiện tụng, hận hiếc các kiểu, anh em ko nhìn mặt nhau vì thừa kế mà cụ. Chỉ văn mình hơn ở chỗ thường có chuẩn bị di chúc và việc thực thi thừa kế thường do luật sư đảm nhiệm và giám sát nên đc thực hiện đúng. Và nếu có gì ko thỏa đáng thì ko đâm chém nhau mà kiện nhau ra tòa thôi.
Thì tòa chính là phần "Tôn trọng quyền định đoạt" đó mợ. Còn lòng tham thì e nghĩ là chuyện bình thường con người, đến tòa án con chia không tuyệt đối công bằng nữa là đòi hỏi bố mẹ phải chia công bằng thì có quá khó không, cho nên tốt nhất là tôn trọng ý nguyện bố mẹ, không tôn trọng được mời ra tòa phân xử, ae thắm thiết hay từ mặt là quyết định cá nhân, lớn rồi đừng đổ tại là vì tại bố mẹ. À em không nói một số trường hợp như mấy mợ kể phía trên, mấy việc đó thì nó vượt ngưỡng tình thân và e nghe các mợ ấy kể mà ngỡ nó như ở thế kỉ nào.
 

Hải Linh Lưu

Xe tải
Biển số
OF-835498
Ngày cấp bằng
16/6/23
Số km
274
Động cơ
6,826 Mã lực
Tuổi
37
Đến đời em trai em thì ko biết sẽ ntn, nó sn 2k6, có khá khẩm hơn ko chứ như đời bọn e giờ là mẹ e bị ép sinh lúc nào bằng dc con trai thì thôi, thực sự lúc sinh em trai em là mẹ e 42t, 5 đứa con gái, ko phải 5 nữa mà là 8, vì 1 em sinh ra thì mất, còn 2 em bị sẩy.
Nhà nội ngoài chuyện bắt mẹ em sinh sinh và sinh thì ủng hộ bố em đi ra ngoài tìm con trai, tóm lại là fai có trai
Kinh dị thật. Mẹ mợ khổ vậy mà rồi cũng chả thương con gái luôn, nó ăn vào nhận thức quan niệm rồi. Em thì nghĩ là con cái không có quyền đòi hỏi , nhưng chắc chắn nó có cái quyền được thể hiện tình cảm như những gì nó được nhận dù bố mẹ muốn hay không chả cấm được nó bằng sự bảo thủ của mình. Em vẫn nhắc lại là: Không có để cho nó là chuyện khác, chúng vẫn yêu thương hiếu thảo. Khi tài sản không có giá trị thì triệu mét đất cũng chả đứa nào ngó, nhưng khi nó là đống của cả đời có khi không làm ra thì sẽ khác, bố mẹ khi chia lại phân biệt thì chắc chắn gây mầm tổn thương cả đại gia đình. Các cụ mợ có không muốn thì cuộc đời vẫn là dòng chảy như thế thôi ạ. Trừ khi cụ sống bên tây, con cái nó có nhà nước lo, nó cũng chả phải chịu vất vả cho tuổi già của bố mẹ, và nhà nước đánh thuế thừa kế rất cao ... Còn đây vẫn đang là An Nam vàng vâu với đủ phép vua lệ làng bao nhiêu thế kỉ.

Em chỉ nghĩ đơn giản thế này, em đang có 3 đứa con, đứa nào em cũng yêu thương lắm, mà thể hiện nhất ở tình yêu thương là chăm lo cho chúng được đầy đủ, xa hơn nữa là được sung sướng . Khi nhỏ thì sự chăm lo nó là ăn uống sinh hoạt vui chơi học hành sao cho tốt nhất, khi mình già mà có tài sản đến lúc phải chia thì việc cho chúng là để đời con cháu mình sướng hơn, đỡ vất vả hơn. Thế mình có yêu con không mà lại đứa mình muốn chăm bo cho nó sung sướng , đứa mình không muốn ? Sự chênh lệch đó vừa thể hiện tình cảm vừa thể hiện tự tôn trọng giá trị đứa con trong gia đình, thậm chí phần nào giữ sĩ diện cho nó với đời. Nếu không phải hoàn cảnh đặc biệt để cho đứa nọ hơn đứa kia thì nên chia hợp lý, dựa vào hoàn cảnh cũng như sự đóp góp của từng đứa . Ví dụ con trưởng ở chung thì nên cho nhiều hơn . Con trưởng nhiều con trai cũng nên cho nhiều hơn . Con gái dù lấy chồng nhưng suốt thanh xuân nó ở với mình nó là đứa chịu thương chịu khó , làm hết việc nhà , thằng anh chả phải làm gì cả .... thì cũng nên cho nó một ít . Đứa đau yếu khó khăn cũng nên cho nó phần hơn chút chút ... Khi tính đến chuyện chia tài sản thì trước mắt làm bố làm mẹ cứ hợp lý hợp tình đã , các con mà có điều kiện nó không cần thì nó chả lấy và để lại cho anh chị em nó... là chuyện khác, mà thường sẽ là như thế thôi. Với em để lựa chọn thì thà tính toán thế mà các con cháu nó hài hòa , chứ em chả chọn kiểu mặc kệ chúng mày - tao thích cho ai thì cho chúng mày ấm ức là việc của chúng mày miễn đừng để tao thấy ... Em chấp nhận em sinh con là người phàm trần biết sân si so sánh chứ em cũng chả có tham vọng nó như phật . Vì vậy với em tài sản là phương tiện ạ, là để phục vụ cuộc sống ,thậm chí ở mức độ nào đó có thể đổi lấy tình thân em cũng OK hết.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
12,022
Động cơ
664,509 Mã lực
Mợ nói cũng không sai nhưng em cho rằng sau tất cả là nhận thức/ý thức nhận lỗi hay đổ lỗi cho người khác. Đó chính là căn nguyên của mọi vấn đề, khi người ta không bằng lòng một việc gì đó tùy theo nhận thức/ý thức như thế nào sẽ đi tìm lý do/nguyên nhân cho sự việc đó để biện minh cho mình.

Thường các bậc cha mẹ khi con cái có các điểm yếu như: không khỏe mạnh sẽ tìm mọi cách giúp con mạnh khỏe; con học kém sẽ tìm mọi cách để nâng cao khả năng học tập của con lên; con chưa ngoan, chưa chăm chỉ sẽ rèn rũa con dần dần; … sau tất cả những cái điểm yếu đó nếu được khắc phục tốt lên sẽ là hành trang cho con vào đời giúp con có cuộc sống tốt đẹp - con hưởng. Nếu các điểm yếu đó không/chưa được khắc phục thì bố mẹ luôn canh cánh trong lòng như là lỗi của chính bản thân mình mà ít bậc cha mẹ nào đổ lỗi cho con, tại con cả. Vậy tại sao con cái động tý có điều chưa ưng, chưa bằng lòng với những gì cha mẹ đã làm cho mình hoặc bản thân thất bại lại đi tìm lý do đổ lỗi cho chính người đã sinh ra mình và vất vả nuôi dạy mình!
Nếu con cái động tý có điều chưa ưng, chưa bằng lòng lại đi dằn hắt bố mẹ, tìm bằng được người khác để đổ lỗi, giải thích cho lý do thất bại của bản thân thì thủa bé bố mẹ chắc cũng dạy con chưa chu đáo đó cụ anh.
Bố mẹ là tấm gương của con cái, có những chuyện cháu nhớ như in mặc dù hồi đó còn bé tí. Sau đó lớn lên nó tự nhiên trở thành cách cư xử cơ bản của bản thân lúc nào không hay. Ví dụ, ngày trước ở quê cháu quả thanh long là hiếm có lắm. Một phần vì nhà ko có điều kiện, 1 phần là do hàng hoá thời đó chưa lưu thông. Học trò u cháu trong miền Nam về mang biếu 1 quả. Trời ơi 3 anh em thèm nhỏ dãi, cứ tưởng u cho ăn 1 miếng ấy. Nhưng kết quả thì sao, U mang về quê bổ đôi quả thanh Long bé tí ấy ra mang cho ông bà ngoại 1/2, mang cho ông bà nội 1/2. U bảo với mấy đứa con mặt tẽn tò thèm khát là ông bà già rồi phải ưu tiên, sau này các con có đầy cơ hội để ăn. Lúc đó bé cũng thấy ấm ức lắm nhưng rồi đến lúc trưởng thành tự nhiên cháu thấy ngày càng cư xử giống u cháu. Cho nên cháu cho rằng các cụ nói ko sai, sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó. Tất nhiên vẫn có ngoại lệ, bố mẹ tốt nhưng vẫn có con hư. Nhưng những trường hợp này cháu cho là rất hãn hữu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hải Linh Lưu

Xe tải
Biển số
OF-835498
Ngày cấp bằng
16/6/23
Số km
274
Động cơ
6,826 Mã lực
Tuổi
37
Lãnh tụ dạy: không sợ thiếu, chỉ sợ chia không đều :) ngày nay có câu ranh ngôn: cả đời học bốn phép tính số học cộng trừ nhân chia, trong đó khó nhất là phép chia
Vâng, mình sống rất đời, rất thực thôi cụ nhỉ. Chả có gì là hoàn hảo, phân chia cũng chả công bằng tuyệt đối được . Nhưng cố gắng đừng chủ động phân biệt, chênh lệch quá. Tiền bạc nó là phương tiện thôi, dùng thế nào đạt mục đích vui vẻ chả hơn à. Cứ đòi hỏi con cháu nó phải yêu thương vô điều kiện làm gì cho mệt. Có điều kiện mà vui được còn hơn.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Gớm đời bố mẹ được như thế này cũng nhờ ông bà tổ tiên để lại đất đai nhà tổ nhà thờ rồi ruộng vườn làm cái nền tảng cả đó cụ. Nếu các cụ cũng từ thiện hết thì thứ nhất sẽ mất đi cái văn hóa lưu giữ nhà thờ , quê quán tổ tông ....vì nhà dùng từ thiện thì thiên hạ nó tới ở rồi, mình kiểu gì mà chả lập nghiệp bốn phương. Nếu thế chính đời các cụ cũng chả được như bây giờ để mà ngồi đây nói con cháu phải thế nọ thế kia. Thứu 2 : Xã hội VN còn lâu mới văn minh như nước ngoài. Bọn nó bục mặt làm ra làm chơi ra chơi, lương 30% đóng thuế nên già có hưu trí và có dưỡng lão phục vụ, nó lại quan niệm chả nhờ cậy ỉ lại gì vào con cái , nhà nước thì bắt buộc trẻ phải đi học ... Tất cả nó có chỗ dựa hết rồi nên mới mặc các con. Chứ văn hóa mình già đòi ở với con, ốm đòi nó chăm, đòi con gái người ta về làm dâu lăn ra phục vụ cha mẹ chồng.... mà chả cho nó quyền lợi thì nói thật: bất hạnh cho những đứa con sinh ra ở cái cửa như thế . Nên vẫn còn sống cái đất Việt và muốn thờ tự muốn được phục vụ lúc già thì đừng có suy nghĩ con cái như người ngoài vậy .
Trách cha trách mẹ trước hết là bất hiếu. Ông bà để lại cho cha mẹ thế nào là việc giữa ông bà với cha mẹ chứ đâu phải việc của mình?

"Giữ nhà thờ" trong thời đại ngày nay đôi khi là trách nhiệm chứ đâu phải quyền lợi. Được thoát ly bay nhảy có khi còn làm ra gấp mấy lần nhà quê
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nhà cháu bảo lưu quan điểm không què cụt, được nuôi ăn học đàng hoàng (trong khả năng) là bố mẹ hết nghĩa vụ tài chính. Chuỵên nhòm ngó, tranh giành thừa kế hoàn toàn là lỗi của con cái. Còn lôi chuyện "Anh em bất hòa là tại bố mẹ chia không đều" là lỗi giáo dục của bố mẹ và thói đổ tại của đứa con. Mà các cụ mợ học Tây đủ thứ sao không học luôn cái "tôn trọng quyền định đoạt" tài sản của bố mẹ nhỉ.
Việt Nam có câu châm ngôn rất dở: nước mắt chảy xuôi. Đúng ra nước mắt phải chảy ngược con cái phải phụng dưỡng cha mẹ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top