[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Thực tế chiến trường cho thấy vũ khí của Iran thực sự hiệu quả! Nga vốn là nước hàng đầu về vũ khí, vẫn phải dùng vũ khí của Iran trên chiến trường.
Rẻ và đang sẵn hàng
Chưa kể chẳng ngại “bố con nhà nào” :))
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
THỔ NHĨ KỲ thử nghiệm thành công hệ thống phòng không SIPER

Cơ quan Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, hệ thống phòng không SIPER đã bắn thử nghiệm thành công tại trường bắn Sinop vào ngày 26/8/2022 vừa qua.
Ismail Demirci - người đứng đầu Cơ quan Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Trong lần bắn thử nghiệm này, SIPER đã tiến công hiệu quả các mục tiêu có tốc độ nhanh ở cự ly đến 100km”.

1669693701961.png

1669693726164.png


Hệ thống phòng không SIPER là “công trình” hợp tác giữa Tập đoàn Sản xuất tên lửa ROKETSAN với Công ty ASELAN và Hội đồng Nghiên cứu khoa học - công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống phòng không SIPER được coi là “bản sao của S-400” khi nó ứng dụng một số công nghệ của vũ khí Nga.
Cho đến nay, chưa có thông tin chi tiết về cấu trúc của tổ hợp SIPER. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thử nghiệm, giới chuyên gia quân sự đã cơ bản “hình dung” ra cấu hình của hệ thống phòng không này. Theo đó, hệ thống SIPER bao gồm: trung tâm chỉ huy, radar điều khiển hỏa lực, radar cảnh giới, xe mang phóng tự hành, tên lửa đánh chặn, trạm liên lạc, thiết bị truyền thông tin, công cụ sửa chữa, bảo trì và các thành phần mô phỏng đào tạo.

1669693791598.png

1669693821660.png

1669693857655.png


Hệ thống phòng không SIPER có cấu trúc mở, cung cấp khả năng bảo vệ cho các cơ sở chiến lược, chống lại cuộc tiến công đường không bằng máy bay và tên lửa của kẻ thù. Hệ thống phòng không này có khả năng tác chiến cả ở độ cao lớn, trung bình và thấp, trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu, phù hợp với chiến tranh cường độ cao.
Hệ thống tên lửa phòng không này cho phép tích hợp hệ thống chỉ huy với các hệ thống liên kết dữ liệu chiến thuật, bao gồm hệ thống quản lý mạng radar (RADNET) và hệ thống thông tin không quân (HvBS).

1669694040514.png

1669693919937.png

1669694128757.png

1669694157655.png

1669694174510.png


Khi được sản xuất loạt và đưa vào trang bị, hệ thống phòng không SIPER được kỳ vọng sẽ cùng với các hệ thống phòng không nội địa khác, như Korkut, Sungur, giúp Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng hệ thống phòng không nhiều lớp, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước trong mọi tình huống. Hệ thống SIPER dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2023, được đánh giá là có đầy đủ các khả năng phòng thủ tối ưu để sẵn sàng thay thế hệ thống S-400 (mua của Nga) và Patriot (mua của Mỹ) đang có trong trang bị của quân đội nước này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chi tiêu quốc phòng của ASEAN gia tăng

Khi mà thế giới đang phải đối mặt với mối lo ngại ngày một lớn liên quan tới đại dịch COVID-19, các quốc gia thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đang phải đối mặt với những thách thức ngày một tăng trong việc bảo vệ biên giới và lãnh hải của họ. Đây là do sự thật rằng các chính phủ trong khu vực đang cân bằng trách nhiệm giữa đối phó với sự lây lan của virut và bảo đảm rằng an ninh quốc gia không bị thỏa hiệp. Một số quốc gia ASEAN đã thậm chí có những bước đi cứng rắn trong việc gia tăng mua sắm quốc phòng, kể cả những trang thiết bị đắt tiền.

Inđônêxia

Một bản dự thảo quy định của tổng thống cho biết, Bộ quốc phòng nước này được phân bổ một khoản chi tiêu nhiều tỷ USD để hiện đại hóa nền quốc phòng đã lạc hậu của mình theo một kế hoạch mua sắm quốc phòng 25 năm. Động thái này diễn ra khi có nhiều lời kêu gọi nhằm thay thế các phương tiện quân sự đã cũ do những quan ngại về độ an toàn, sau thảm họa chìm tàu ngầm KRI Nanggala-402 đã 44 tuổi trong một cuộc tập trận quân sự hồi tháng 4/2021, làm thiệt mạng 53 thủy thủ trên tàu. Dự thảo đệ trình, đề xuất một kế hoạch mua sắm mới trị giá 125 tỷ USD cho giai đoạn 2020-2044. Trong đó, 79 tỷ USD, hay 63% của gói này, được xác định để mua sắm các trang bị quốc phòng mới, trong khi 32,5 tỷ USD khác được phân bổ cho việc bảo trì và các quỹ ứng phó sự cố bất ngờ.

1669720003655.png

1669720037970.png

1669720193079.png

Máy bay chiến đấu Rafales của Pháp mà Indonesia đặt mua

Chính phủ Inđônêxia đã ký một hợp đồng mua sắn 42 máy bay Rafale thế hệ mới nhất. Khoản mua sắm máy bay Rafale cho Không quân Lục quân quốc gia Inđônêxia này bao gồm một giải pháp chìa khóa trao tay, với một gói tổng thể bao gồm việc huấn luyện phi công, hỗ trợ hậu cần cho một số căn cứ không quân Inđônêxia, và một trung tâm huấn luyện với 02 hệ thống thiết bị mô phỏng đa nhiệm vụ. Hợp đồng được xác định trị giá khoảng 8,1 tỷ USD. Giai đoạn đầu của hợp đồng là 06 máy bay phản lực Rafale sẽ được đưa vào vận hành trong vòng vài tháng tới, trong khi 36 chiếc còn lại sẽ được bàn giao trong giai đoạn tiếp theo. Trước đó, Inđônêxia đã nhận một đề xuất từ chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc mua 36 máy bay tiêm kích hạng năng F-15 Eagle, trong hợp đồng trị giá 13,9 tỷ USD. Hiện tại, Không quân Inđônêxia đang biên chế 49 máy bay chiến đấu trong 04 phi đội. Điều đó đồng nghĩa với việc các máy bay mới sẽ không chỉ thay thế tất cả các máy bay chiến đấu hiện trong biên chế, mà còn sẽ mở rộng phi đội của quốc đảo này với những phi đội mới. Xương sống của lực lượng này hiện nay gồm 33 máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16 và F-5, dự kiến sẽ được thay thế bằng các máy bay Rafales, trong khi một phi đội mạnh khác gồm 16 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27/30 do Nga sản xuất, nhiều khả năng sẽ được thay thế bằng các máy bay F-15.

1669720331110.png

1669720367932.png

1669720401556.png

Máy bay chiến đấu Su-30 của Indonesia

Inđônêxia cũng đang xem xét iệc mua các tàu ngầm của Pháp. Tháng 2/2022, Tập đoàn Naval và PT PAL đã ký một bản ghi nhớ nhằm tìm cách cải thiện khả năng của cả hai đối tác nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày một tăng của Hải quân Inđônêxia (TNI-AL). Bộ trưởng Quốc phòng Inđônêxia, Đại tướng Prabowo Subianto đã bày tỏ ý định mua 02 tàu ngầm Scorpene của Tập đoàn Naval cho Hải quân Inđônêxia. Bản ghi nhớ được Giám đốc điều hành của Naval Group Pierro Eric Pommellet và Giám đốc điều hành của PT PAL Kaharuddin Djennod, với sự chứng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Inđônêxia, Đại tướng Prabowo Subianto và Bộ trưởng các lực lượng vũ trang Pháp Florence Parly.

1669720542514.png

1669720564568.png

1669720590421.png

Tàu ngầm của hải quân Indonesia

Cả hai công ty khẳng định sự sẵn sàng của họ trong việc thúc đẩy hợp tác nhằm cung cấp các giải pháp có thể đáp ứng nhu cầu của Hải quân Inđônêxia và khai trương một trung tâm Nghiên cứu và Phát triển liên kết với sự tham gia của một số công ty khác. Inđônêxia đặt mục tiêu có được 10 tàu ngầm để biên chế cho hải quân nước này vào năm 2029.

.......
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(TIếp)

Philippines

Philippines đã nhận bàn giao 16 máy bay trực thăng S-70i Black. Tháng 12/2021, Manila đã mua thêm các máy bay trực thăng Black Hawk với 01 hợp đồng mua thêm 32 chiếc. Bộ trưởng quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói một bản thông báo trúng thầu đã được công bố vào ngày 28/12/2021 về việc mua các máy bay trực thăng mới theo một dự án đi kèm với các gói hỗ trợ hậu cần và huấn luyện phi công và các đội bảo dưỡng trị giá 32 tỷ peso (624 triệu USD)

1669773844661.png

1669773864301.png

1669773895546.png

Trực thăng S-70i Black của Philippines

Philippines đã nhận gói đầu tiên gồm 2 máy bay trực thăng tiến công do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, giờ đây được biên chế cho căn cứ không quân Clark, ở Pampaga. Hai máy bay trực thăng này cùng với gói hỗ trợ hậu cần đầu tiên đã được 2 máy bay vận tải chiến thuật A400M của không quân Thổ Nhĩ Kỳ chở tới Manila. Philippines đã đặt hàng 06 máy bay trực thăng được ngành công nghiệp hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) thiết kế và phát triển với giá thành 280 triệu USD. Đây là khách hàng xuất khẩu đầu tiên sử dụng ATAK. Loại máy bay trực thăng này hoạt động nhờ 02 động cơ do hãng LHTEC chế tạo, một dự án liên doanh giữa tập đoàn Rolls Royce, Anh Quốc và công ty Honeywell, Mỹ.

1669774044816.png

1669773990789.png

1669774024072.png

Trực thăng ATAK của Philippines

Bộ quốc phòng Philippines nói rằng họ sẽ mua 17 máy bay trực thăng của Nga. Hợp đồng để mua 17 máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Mi-17 trị giá 12,7 tỷ Peso (243 triệu USD) và việc bàn giao dự kiến diễn ra trong 24 tháng. Philippines đã chính thức trở thành khách hàng đầu tiên mua tên lửa chống hạm siêu thanh Brahmos của Ấn Độ điều này đã được khẳng định hồi đầu năm 2022. Bộ quốc phòng Philippines nói rằng họ đã gửi 01 thông báo trúng thầu cho công ty hàng không vũ trụ Brahmos, PVT chấp nhận đề xuất cung cấp hệ thống tên lửa chống hạm đặt trên bờ (tên lửa bờ) trị giá 374 triệu USD .

1669774156801.png

1669774197023.png

Tên lửa chống hạm Brahmos đặt trên bờ

Vào tháng 6/2021, Bộ ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn 01 gói bán các máy bay chiến đấu F-16, cũng như tên lửa Sidewinder và Harpoon cho Philippines trong 03 hợp đồng riêng rẽ với tổng trị giá hơn 2,5 tỷ USD.

Philippines đang tìm kiếm 01 loại máy bay chiến đấu đa năng mới và đang cân nhắc máy bay F-16 và Saab Gripen, cùng một số máy bay khác. Chính phủ Philippines đã đề xuất mua 10 máy bay F-16C Block 70/72 và 02 máy bay F-16D Block 70/72 do hãng LockHead Martin sản xuất. Theo Lầu Năm Góc, việc xuất khẩu gói vũ khí này, bao gồm các bộ phận dự trữ và việc huấn luyện) trị giá 2,43 tỷ USD.

1669774361840.png

1669774385342.png

1669774439742.png

Máy bay F-16C/D Block 70/72

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Singapore.

Singapore đã tiến rất xa trước các nước láng giềng ASEAN trong khía cạnh các kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng. Việc hiện đại hóa quân đội nước này được thực hiện theo trình tự với quy mô lớn mặc dù đất nước này đang phải đối phó với đại dịch Covid-19 và sự bất ổn kinh tế. Singapore thông báo rằng nước này sẽ mua các máy bay chiến đấu F-35B Lightning cũa hãng Lock Heed Matin cùng các trang bị và dịch vụ liên quan. Tháng 1/2019 Mỹ đã phê chuẩn việc bán 12 máy bay chiến đấu F-35B Lightning cùng các trang bị và dịch vụ liên quan cho Singapore trong 01 hợp đồng trị giá 2,75 tỷ USD. Singapore đã đề nghị mua 04 máy bay, với lựa chọn mua thêm 08 chiếc nữa cùng 13 động cơ máy bay, các gói trang bị tác chiến điện tử và nhiều dịch vụ hỗ trợ khác.

1669796801154.png

1669796853194.png

1669796876254.png

Máy bay chiến đấu F-35B Lightning của Singapore

Máy bay chiến đấy F-35B Lightning được xác định để thay thế các máy bay chiến đấu F-16 Falcon của Không quân Singapore, dù loại máy bay này vẫn tiếp tục được nâng cấp, nhưng sẽ thuộc diện dư thừa sau năm 2030. Với gói mua sắm này, Singapore sẽ là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên vận hành máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Không quân đã bắt đầu nhận bàn giao máy bay trực thăng vận tại hạng trung H225M cải tiến, đồng nghĩa với việc thay thế hoàn toàn các máy bay Super Puma, đã được biên chế từ năm 1983. Tháng 5/2021, Singapore đã nhận bàn giao cac máy bay trực thăng vận tải hạng nặng CH-47F Chinook. Số máy bay này sẽ thay thế các máy bay trực thăng CH-47D Chinook đã được biên chế từ năm 1994.

1669796950389.png

1669796986214.png

Máy bay trực thăng vận tại hạng trung H225M của Singapore

Thái Lan

Nội các Thái Lan đã hậu thuẫn một kế hoạch mua 4 máy bay chiến đấu, bắt đầu trong năm tài khóa tiếp theo với khoản ngân sách 13,8 tỷ bạt (413,67 triệu USD) được dành cho việc mua sắm này. Việc phê chuẩn diễn ra sau khi tư lệnh không quân nước này Napadej Dhupatemiya bày tỏ quan tâm đến việc mua 8 máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed Martin. Nội các đã đồng ý khoản ngân sách cho 1 giai đoạn 4 năm, bắt đầu trong năm tài khóa 2023 nhằm thay thế 1 số máy bay F-16 đã cũ của nước này. Thái Lan hiện có 12 máy bay chiến đấu JAF-39 Gripen do hãng Saab của Thụy Điển sản xuất và hàng chục máy bay F-5 và F-16 đã được sử dụng từ cuối thập niên 1980. Ngày 18/2/2022 bộ quốc phòng Mỹ thông báo tập đoàn Boeing đã nhận một hợp đồng mua máy bay trực thăng tiến công hạng nhẹ AH-6 cho Thái Lan. Boeing đã nhận hợp đồng trị giá 103,8 triệu USD của Thái Lan để mua các máy bay trực thăng AH-6 và việc bàn giao dự kiến hoàn thành vào 30/5/2030. Loại máy bay trực thăng này được xác định để thay thế phi đội 07 máy bay trực thăng Bell AH-1F HueyCobra của Không quân Hoàng gia Thái Lan.

1669797109085.png

1669797132989.png

1669797164587.png

Máy bay chiến đấu JAF-39 Gripen

1669797198932.png

1669797217699.png

1669797274221.png

Máy bay trực thăng AH-6
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chống lại lực lượng thiết giáp hiện đại

Các hệ thống vũ khí chống tăng đã trở thành tài sản giá trị trong việc chống lại các xe tăng đối phương đang tiến lên nhằm đột phá qua chiến tuyến. Các cuộc xung đột gần đây đã cho thấy rằng dù được trang bị các hệ thống chống tăng hạn chế nhưng các toán bộ binh có thể tiến hành các cuộc tiến công xe tăng và xe thiết giáp hiệu quả.

Vũ khí chống tăng đã từng và tiếp tục chứng tỏ là loại vũ khí rất hiệu quả để chống lại các loại xe thiết giáp được chế tạo cho mục đích tác chiến đô thị. Thế hệ vũ khí chống tăng hiện đại nhất có trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển hoặc đưa từ vị trí này sang vị trí khác trong cùng một tòa nhà hoặc giữa các tòa nhà trong thời gian nhanh nhất có thể. Do có khả năng cơ động và khả năng phóng trong không gian hẹp, khép kín, nhiều hệ thống hiện nay có thể sở hữu khả năng phóng tầm gần hiệu quả bằng việc bắn từ các tầng cao của những tòa nhà hoặc từ những vị trí bên sườn. Ngoài ra nhiều loại tên lửa chống tăng khác nhau nhìn chung đều đã thể hiện được giá trị của chúng trong việc chống lại nhiều loại mục tiêu khác nhau, bao gồm máy bay trực thăng bay gần mặt đất trong những cuộc xung đột gần đây.

Do chiến trường hiện đại ngày nay, vũ khí chống tăng đang thực thi vai trò đa năng trong tác chiến đô thị. Dù chúng được thiết kế và triển khai chủ yếu để tiêu diệt xe thiết giáp của đối phương nhưng chúng cũng được sử dụng khi cần thiết để tiến công các cấu trúc hoặc mục tiêu được gia cố. Đồng thời những hệ thống vũ khí chống tăng này đã phát triển với những phần cứng công nghệ hiện đại hơn rất nhiều để tiêu diệt thậm chí những loại xe tăng hiện đại nhất.

1669858208568.png

1669858162928.png

1669858239315.png

Vũ khí chống tăng khối NATO viện trợ cho Ukraine

Theo báo cáo hồi đầu tháng 3/2022, các tên lửa dẫn đường chống tăng Javelin đã phát huy tốt tính năng của mình trong chiến đấu ở Ukraina. Đây là một hệ thống công nghệ cao, đắt tiền để tiêu diệt các xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng hiện đại nhất của Nga từ xa. Đồng thời với trọng lượng khi sẵn sàng bắn khoảng 22 kg tên lửa Javelin là loại vũ khí có thể dễ dàng di chuyển. Đa phần lực lượng thiết giáp của Nga là các xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân có thể bị tiêu diệt bởi các loại vũ khí khác như tên lửa AT4 của Thụy Điển có tầm bắn hiệu quả 300m và nặng 7kg. Các loại vũ khí chống tăng khác bao gồm tên lửa chống tăng tầm gần NLAW. Các quốc gia NATO và châu Âu đã cam kết viện trợ những hệ thống cần thiết nhất bao gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Phần Lan, Đức, Na Uy, Hà Lan, Bỉ và Estonia giúp đưa tổng số các hệ thống vũ khí chống tăng được cam kết viện trợ lên con số 14.800 đơn vị cùng nhiều loại vũ khí sẵn có của Ukraina

Cũng có báo cáo cho rằng Canada đã cam kết viện trợ 4500 ống phóng rocket M72 có trong kho vũ khí của mình. Đây là loại vũ khí hạng nhẹ chỉ dùng 1 lần và rất lý tưởng cho tác chiền đô thị, trong khi đó chính phủ Hà Lan cũng sẽ cung cấp 50 vũ khí chống tăng Panzerfaust 3 và 400 rocket.

Panzerfaust 3

Panzerfaust 3 hay Pzf3 vẫn là loại vũ khí chống tăng mang vác hiệu quả nhất cho các lực lượng bộ binh. Đây là loại vũ khí chống tăng không giật phóng từ trên vai và chỉ cần 1 binh sĩ để mang và vận hành. Đầu đạn đương lượng nổ lõm mạnh của nó có thể xuyện thủng vỏ giáp của những loại xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng và các công trình kiên cố.

1669856945568.png

1669856995957.png

1669857026484.png


Panzerfaust 3 là loại vũ khí chống tăng tác vai 1 người mang được phát triển từ năm 1978 đến năm 1985 và được biên chế đầu tiên cho quân đội Đức năm 1987. Loại vũ khí chống tăng này được công ty Dynamit Nobel Defence của Đức thiết kế và phát triển. Hệ thống này đã được ít nhất 11 quôc gia khai thác bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc. nó lần đầu tiên được sử dụng trong điều kiện tác chiến là trong cuộc chiến tranh Afghanistan, tên lửa Panzerfaust 3 là những tổ hợp gọn nhẹ phóng từ vai và không dẫn đường. nó bao gồm 01 ống phóng mang 01 đầu đạn 110mm và 1 thiết bị ngắm và bắn có thể tái sử dụng. Loại vũ khí này có thể bắn rocket DM12, DM12a1 và DM22.

1669857145403.png

1669857218061.png

Panzerfaust 3 trong biên chế quân đội Ukraine

Tên lửa AT 4

Tên lửa AT4 của hãng Saab Bofor Dynamics là 1 trong những loại vũ khí chi viện và phổ biến nhất trên thị trường. Được vận hành bởi 01 binh sĩ duy nhất, hệ thống bắn một phát đạn duy nhất này đã chứng minh hiệu quả của nó trong việc tiến công các mục tiêu như các tòa nhà, xuồng đổ bộ , máy bay trực thăng, xe thiết giáp và xe chở binh sĩ. Đầu đạn 84mm của nó có thể tạo ra hỏa lực tăng cường trong tác chiến.

1669857318243.png

1669857346419.png

1669857391199.png


Theo thông báo gần đây của hãng Saab, tháng 11/2022, vũ khí AT 4 của hãng Saab đã được Quân đội Ấn Độ lựa chọn thông qua một chương trình cạnh tranh cho loại vũ khí bắn 1 phát duy nhất. AT 4 sẽ được lục quân và quân đội Ấn Độ sử dụng. Quân đội Ấn Độ là 1 khách hàng mới của AT 4. Hợp đồng này bao gồm tên lửa AT 4CS AST, có thể được bắn trong những không gian hẹp như từ bên trong các tòa nhà, boong ke và các môi trường đô thị khác. Tên lửa AT4CS AST mang một đầu đạn đương lượng nổ lõm với đầu nổ xuyên giáp hoặc có sức công phá lớn, được tối ưu hóa cho việc tiêu diệt quân địch trong các tòa nhà và phá hủy các cấu trúc, có thể tạo ra một điểm tiếp cận đối phương.

1669857560322.png

1669857730970.png

1669857787157.png

AT-4 trong biên chế quân đội Ukraine

Hợp đồng được kí kết bởi công ty FFV Ordnance AB chịu trách nhiệm cung cấp các trang bị tác chiến trên bộ của Saab tại Ấn Độ. Quân đội Ấn Độ cũng đã vận hành hệ thống vũ khí đa năng Carl-Gustaf của Saab. Hãng Saab cũng nói rằng họ sẽ cung cấp cho quân đội Ấn Độ phiên bản AT-4CS AST.

Trong tháng 9/2021, Saab đã nhận 01 đề xuất cung cấp đạn và súng chống tăng không giật Carl-Gustaf M4 84mm. Hợp đồng này giá trị 104 triệu USD và việc bàn giao diễn ra trong năm 2022. Saab đã ký kết các hợp đồng với 14 quốc gia để bàn vũ khí Carl- Gustaf M4 kể từ khi loại vũ khí này ra mắt năm 2014. Loại vũ khí đa năng có trọng lượng nhẹ, chỉ 7kg này được tương thích với các thiết bị điều khiển hỏa lực hiện đại và được chuẩn bị cho đầu đạn chuyên dụng.

1669857867673.png

1669857978033.png

1669857924089.png

Súng chống tăng không giật Carl-Gustaf M4 84mm

.............
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tên lửa Javelin

Tên lửa cơ động, dễ sử dụng Javelin là đối thủ đáng gờm của các xe tăng, xe thiết giáp được bảo vệ tốt và nguy hiểm thậm chí cả máy bay trực thăng bay thấp. Có giá thành cao so với các hệ thống tên lửa vác vai khác và có trọng lượng khá nặng gần 22,6kg, hiệu quả tác chiến rất tốt của nó khiến nó trở nên nổi bật và là lựa chọn hàng đầu cho một loại vũ khí chống tăng mang vác. Cùng với rất nhiều các trang bị quân sự hỗ trợ việc phòng thủ Ukraina, uy tín của tên lửa Javelin tiếp tục tăng.

1669892280599.png

1669892318197.png

Tên lửa Javelin

Các hệ thống vũ khí chống tăng Javelin là loại vũ khí được các quốc gia châu Âu viện trợ nhiều nhất cho Ukraina. Tên lửa Javelin là loại vũ khí chống tăng dẫn đường do hãng Raytheon Missiles & Lockheed Martin chế tạo. Nó được một binh sĩ duy nhất phóng đi và có thể được sử dụng cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Nó được Lục quân Mỹ, Hải quân đánh bộ Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới sử dụng.

1669892371316.png

1669892622903.png

1669892527372.png

Tên lửa Javelin trong quân đội Ukraine

Tháng 8/2021 Bộ ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn việc bán 82 tên lửa Javelin FGM-148 cho Grudia theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD. Đơn hàng cho quốc gia ở nam Caucasus này cũng bao gồm 46 thiết bị phóng, chỉ huy và một số trang bị khác. Theo Bộ quốc phòng Mỹ hệ thống Javenlin sẽ giúp Grudia xây dựng năng lực phòng thủ lâu dài để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình để đáp ứng các yêu cầu phòng thủ của nước này. Các tên lửa Javenlin này đã được sử dụng trong các chiến dịch của Mỹ ở Apganixtan và Irắc và được xác định sẽ có trong biên chế đến năm 2050.

1669893137788.png

1669893153845.png

1669893281310.png

"Nạn nhân" của tên lửa Javenlin

Các hệ thống chống tăng MBDA

Tên lửa chống tăng tầm trung của MBDA là một loại tên lửa chiến trường thế hệ tiếp theo, công nghệ cao. Sau khi được cơ quan mua sắm Pháp cấp phép, MBDA đã hoàn thành việc bàn giao một số tên lửa MMP cho Cục vũ khí đạn dược Pháp (SIMU) vào ngày 16/11/2021 bao gồm MMP thứ 1000.

1669892758780.png

1669892826272.png

1669892794086.png


Việc bàn giao 1950 tên lửa dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025 được Quân đội Pháp sử dụng từ năm 2017, MMP cũng được Bỉ và Thụy Điển đặt hàng. MMP là thế hệ tên lửa chống tăng mới nhất được biên chế và đã thành công trong một số cuộc xung đột gần đây.

MMP được trang bị một lượng nổ lõm rất uy tín, linh hoạt và có khả năng tiến công nhiều loại mục tiêu khác nhau, bao gồm các công sự được gia cố, xe bọc thép và thậm chí cả xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ hiện đại nhất. Trong một phiên bản rút gọn, MMp có trọng lượng nhẹ, dễ dàng mang vác. MMP cũng có thể được gắn trên các loại xe khác nhau bao gồm xe thiết giáp, xe hạng nhẹ và tàu hải quân

Enforcer là câu trả lời mới nhất của MBDA cho nhu cầu về một loại vũ khí hạng nhẹ có độ chính xác cao, với khả năng tiến công tầm xa cho bộ binh và lực lượng đặc biệt, với chi phí phải chăng.

1669892883733.png

1669892981602.png

1669892955512.png

Vũ khí chống tăng Enforcer

Khái niệm Enforcer là loại đạn dẫn đường vác vai, trọng lượng nhẹ, có tầm bắn 2km. Thiết kế Modun tạo ra triển vọng về một gia đình đầu đạn Forcer trong tương lai.

Đức đã mua hệ thống tên lửa phóng từ vai, trọng lượng nhẹ của MBDA cho quân đội nước này theo hợp đồng được kí kết bởi Văn phòng Liên bang Đức về trang bị, công nghệ thông tin và hỗ trợ quân đội của Bộ quốc phòng Đức (BAAINBW). MBDA đã thành công trong việc cạnh tranh cho yêu cầu về hệ thống vũ khí vác vai dẫn đường chính xác cả ngày và đêm, trọng lượng nhẹ có tầm bắn hơn 1.800m của Đức. MBDA xác định tên lửa Enforcer là sự bổ sung cho các hệ thống vũ khí bộ binh vác vai hiện có, bao gồm tên lửa Wirkmittel 90.

.....
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

NLAW

NLAW hay vũ khí chống tăng vác vai hạng nhẹ thế hệ tiếp theo do hãng Saab and Thales của Thụy Điển chế tạo. Nó là loại vũ khí mang vác với phạm vi tác chiến hiệu quả từ hơn 20m tới 800m chủ yếu được Lục quân Anh sử dụng, NLAW được cho là có trọng lượng khoảng 12,5kg mang theo lượng nổ nặng 1,8kg và có độ chính xác tới cự li ít nhất 600m. Nó được thiết kế để phát nổ trên không trung ngay bên trên nóc xe tăng nơi vỏ giáp thường mỏng nhất, thay vì tiến công phần vỏ giáp dày của thân xe.

1669979826096.png

1669979913982.png

1669980079138.png


Hệ thống này cũng có trong biên chế của quân đội Thụy Điển, Thụy Sĩ, Arập Xê-út và giờ đây là Ukraina.

Tháng 3/2022, Anh đã bàn giao 3615 vũ khí chống tăng NLAW, được tập đoàn vũ khí Pháp Thales chế tạo tại cơ sở của họ ở đông Belfast cho Ukraine.

1669980151345.png

1669980186564.png

1669980245293.png

Vũ khí chống tăng NLAW trong quân đội Ukraine

Tên lửa Spike cả hãng Rafael

Spike là tên lửa dẫn đường chống tăng bắn và quên, mang vác và tên lửa chống bộ binh trang bị đầu đạn đương lượng nổ lõm HEAT, được Công ty các hệ thống Quốc phòng tiên tiến Rafael của Ixraen thiết kế và phát triển. Được đưa ra thị trường quốc tế từ giữa năm 2017, hãng Rafael của Ixraen đã tiết lộ tên lửa dẫn đường chống tăng thế hệ thứ 5 LR2 và lực lượng Quốc phòng Ixraen đang mua hơn 1000 tên lửa Spike LR2 để đưa vào biên chế.

1669980307066.png

1669980355832.png

Tên lửa Spike LR2

Tên lửa Spike đã được xuất khẩu sang Singapore và Hàn Quốc. Tháng 11/2021, Varley Rafael Australia (VRA) và Thales Australia đã kí một bản ghi nhớ để khám phá tiềm năng sản xuất họ tên lửa dẫn đường chống tăng Spike của Rafael tại Australia. Trọng tâm trong trước mắt của sự hợp tác này là việc xem xét sản xuất hệ thống đẩy rocket hiện đại, đầu đạn và các yêu cầu lưu kho, tích hợp nóng liên quan của tên lửa dẫn đường chống tăng Spike LR22

Tên lửa Spike LR2 đã được lựa chọn cho các chương trình các hệ thống sát thương Australia Land 400 và Land 159.

1669980563851.png

1669980465349.png

1669980489252.png
\
Tên lửa Spike SR

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tên lửa Kornet-EM

Kornet-EM là một hệ thống vũ khí dẫn đường chống tăng đa năng được tập đoàn KBP Instrument Design Bureau sản xuất. Tên lửa này được thiết kế để tiêu diệt giáp phản ứng nổ (ERA) được trang bị trên các xe tăng chiến đấu chủ lực, xe thiết giáp hạng nhẹ và các công sự được gia cố vũng những mục tiêu đường không bay chậm. Phiên bản trước đây của nó, Kornet-E đã giành được một số hợp đồng xuất khẩu. Loại tên lửa này đã được xuất khẩu sang Xyri, Jordan, UAE, Cô-oét, Arập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Morocco, Algeria và Hi Lạp.

Vào cuối năm 2019, cục thiết kế ở Tula đã đặt hàng các thử nghiệm chấp nhận tên lửa Kornet-EM trên khung gầm xe 4x4 Typhoon-K.

1670031900616.png

1670032119158.png

1670032157977.png


Tên lửa BGM-71 TOW

BGM-71 dẫn đường bằng dây, bám quang học và phóng bằng ống phóng (TOW) là một hệ thống tên lửa tiến công chính xác và chông tăng do Công ty Các hệ thống tên lửa Raytheon sản xuất. Khả năng phóng các tên lửa TOW-2A, TOW-2B, TOW-2B Aero giúp cho TOW trở thành một trong những hệ thống vũ khí tốt nhất trên thế giới.

1670032263905.png

1670032333862.png

1670032368896.png

Tên lửa TOW-2A

Hệ thống tên lửa TOW đã được quân đội của hơn 40 quốc gia sử dụng và được lắp đặt trên hơn 15 nghìn máy bay trực thăng và xe bộ binh. Hệ thống này được triển khai rộng rãi trong quân đội Mỹ, trên các xe thiết giáp như Stryker, Bradley và HMMWV.

Theo báo cáo hồi tháng 4/2021, sau 50 năm được biên chế trong Lục quân Mỹ, loại tên lửa này đã được xác định thuộc danh mục vũ khí sẽ được thay thế. Lục quân Mỹ muốn một loại tên lửa dẫn đường chống tăng mới có tốc độ nhanh hơn và có thể tiến công mục tiêu ở cự ly xa ít nhất hai lần so với phiên bản mới nhất, tăng tầm trong họ BGM-71 TOW. Đồng thời, quân chủng này muốn loại vũ khí mới với tầm bắn ít nhất 6 dặm (9,6 km) có kích cỡ tương tự như các tên lửa BGM-71 hiện có để nó có thể hoạt động hiệu quả với các ống phóng bộ binh và gắn trên xe. Hiện nay, mục tiêu của Lục quân Mỹ là ít nhất bắt đầu thay thế các tên lửa TOW rất hiệu quả này với một loại tên lửa còn hiệu quả hơn trong tương lai, khoảng từ năm 2028-2032, khi đó các dòng tên lửa BGM-71 đã có trong biên chế được khoảng 6 thập niên.

1670032406822.png

1670032560498.png

1670032477341.png

1670032616634.png

Tên lửa TOW-2B

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tên lửa HJ-12E của NORINCO

Vào tháng 3/2020, Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc của Trung Quốc (NORINCO) đã cung cấp một loạt tên lửa chống tăng mang vác hiện đại HJ-12E (cũng được gọi là Hồng Tiễn – 12) cho một khách hàng nước ngoài không được tiết lộ. Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của hệ thống vũ khí chống tăng thế hệ thứ 3, được công ty này của Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, chi tiết của hợp đồng không được tiết lộ. Hệ thống tên lửa chống tăng HJ-12 do Trung Quốc chế tạo đã được tiết lộ với công chúng từ năm 2014. Đơn vị phóng của Hồng Tiễn-12 dường như tương tự với ống phóng của tên lửa Spike của Ixraen và FGM-148 Javelin của Mỹ. Ống phóng tên lửa được đặt trên giá 3 chân với thiết bị điều khiển hỏa lực. Ống ngắm bắn được bố trí bên trái ống phóng tên lửa. Ống phóng này cũng có thể được gắn trên một xe chiến đấu. Đây là lần đầu tiên, một hệ thống vũ khí chống tăng thế hệ thứ 3 do một công ty của Trung Quốc sản xuất được xuất khẩu.

1670065603722.png

1670065628714.png

1670065685046.png


Tháng 7/2021, tên lửa HJ-12 đã được sử dụng trong cuộc diễn tập quân sự do Quân đội Trung Quốc tổ chức tại Quân khu Tây Tạng sau khi nó được truyền thông địa phương nói rằng loại tên lửa chống tăng này đã được biên chế cho Lục quân Trung Quốc. Một bức ảnh đi kèm với thông tin trên thể hiện một binh sĩ đang mang một tên lửa chống tăng có thể mang vác bởi 01 cá nhân trong cuộc diễn tập, đã lần đầu tiên cho thấy loại vũ khí này xuất hiện trong biên chế của Quân đội Trung Quốc.

1670065671920.png

1670065715809.png

1670065847544.png


Năm 2020, có thông tin về việc Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu lô đầu tiên Hồng Tiễn 12 cho Algeria.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã nhiều lần chứng tỏ khả năng chiến đấu của tổ hợp này. Trong một buổi trình diễn mới đây, Hồng Tiễn 12 đã phá hủy một chiếc xe tăng hạng trung Type-59. Tên lửa này đã bắn trúng vào vị trí phía sau tháp pháo và đốt cháy buồng chứa nhiên liệu.

Theo các đặc điểm được công bố, các tên lửa chống tăng di động này có thể dễ dàng tấn công các thiết bị bọc thép hiện đại. Hồng Tiễn 12 có trọng lượng 17kg, được trang bị đầu đạn song song, với khả năng xuyên giáp lên tới 1.100mm.

Ngoài xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và pháo tự hành, Hồng Tiễn 12 có thể hạ trực thăng bay thấp và các loại máy bay chiến đấu khác. Theo các chuyên gia, ngoài phiên bản tiêu chuẩn, Trung Quốc đã phát triển thêm các biến thể với đầu đạn phân mảnh, có sức công phá cao.

Tên lửa di động này có thể tìm kiếm mục tiêu qua 2 kênh phát sóng và hồng ngoại. Trong phiên bản đầu tiên, tầm bắn tối đa đạt 4.000m, còn trong phiên bản thứ hai, tầm bắn hiệu quả cả ngày lẫn đêm là 2.000m. Độ chính xác cao của tên lửa Hồng Tiễn 12 được đảm bảo bằng cách sử dụng một máy ảnh nhiệt tích hợp. Trọng lượng của thiết bị này là 5kg.

Ngoài ra, tại các cuộc triển lãm vũ khí tổ chức tại Trung Quốc gần đây, một số tổ hợp khác hoạt động theo nguyên tắc "bắn - quên" cũng được giới thiệu, như loại TS-01, với thiết kế có cánh và bánh lái.

1670066105901.png

1670066134246.png

1670066245957.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,038
Động cơ
192,731 Mã lực
CHIẾN TRANH VỚI TRUNG QUỐC: 05 KỊCH BẢN

Các sĩ quan cấp cao của quân đội Mỹ đã khẳng định rằng khả năng Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến để cưỡng bức thống nhất với Đài Loan đang tăng lên. Đô đốc John Aquilino, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM), tuyên bố vào tháng 3/2021 rằng 'vấn đề này gần với chúng ta hơn nhiều so với suy nghĩ của hầu hết mọi người', trong khi người tiền nhiệm của ông nói rằng Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan vào năm 2027. Tuy nhiên, người đứng đầu tin tức tình báo tại INDOPACOM đã nói vào tháng 7/2021 rằng Đài Loan là 'một kịch bản duy nhất và thành thật mà nói, nó có thể không có khả năng xảy ra cao nhất'. Đánh giá khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh lớn giữa Mỹ và Trung Quốc trong 5 năm tới đòi hỏi không chỉ nhìn vào một cuộc xâm lược Đài Loan, mà phải xem xét một loạt các kịch bản. Việc xem xét 5 trong số này cho thấy rằng không có cuộc chiến nào mà Trung Quốc có thể cố ý bắt đầu lại rất hấp dẫn theo quan điểm của Bắc Kinh. Điều này cung cấp cho Mỹ và các đồng minh thời gian để tăng cường khả năng răn đe, do đó làm giảm xác suất chiến tranh. Thay vào đó, nguy cơ lớn nhất của xung đột Trung-Mỹ trong tương lai gần là sự leo thang vô tình hoặc ngẫu nhiên do nhận thức sai hoặc tính toán sai. Bộ Quốc phòng Mỹ nên thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro leo thang ngẫu nhiên bằng cách tạo ra các cơ chế liên lạc và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh quân sự Mỹ-Trung.

1670122322851.png


Năm kịch bản chiến tranh Trung-Mỹ

Các nhà hoạch định quân sự của Mỹ đã đúng đắn dành hầu hết sự chú ý của họ cho một kịch bản tấn công Đài Loan bởi vì đó vừa là hậu quả vừa là tình huống thách thức nhất mà quân đội Mỹ có thể phải đối mặt. Tuy nhiên, điều này không khiến nó trở thành kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất, cũng không phải là tình huống duy nhất mà các lực lượng Mỹ và Trung Quốc có thể tham gia vào xung đột. Ít nhất năm kịch bản khác nhau có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ lớn.

Tấn công Đài Loan

Kịch bản lập kế hoạch quốc phòng 'theo nhịp độ' - hay còn gọi là kịch bản lập kế hoạch quốc phòng cơ bản - là một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan để buộc thống nhất với đại lục. TQ nhấn mạnh rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời và thiêng liêng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và Đài Bắc cuối cùng phải phục tùng sự lãnh đạo của Bắc Kinh. CT Trung Quốc TCB dường như đang mất kiên nhẫn với chiến lược 'tái thống nhất hòa bình' của nước này khi ông ra lệnh cho Quân đội Trung Quốc (PLA) ngày càng hiện đại hóa và có năng lực thực hiện các chiến dịch quân sự thường xuyên, táo tợn gần Đài Loan. Với những tiến bộ này, Bắc Kinh có thể kết luận rằng họ có khả năng tiến hành tiến công Đài Loan thành công. Cho đến gần đây, hầu hết đều tin rằng Đài Loan có thể đẩy lùi một cuộc tấn công đổ bộ, đặc biệt là với sự hỗ trợ của Mỹ.

1670122406963.png

1670122591142.png


Kết quả đó hiện nay ít chắc chắn hơn do cán cân sức mạnh trong các chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai đã chuyển sang có lợi cho Trung Quốc. Trung Quốc đã cải thiện đáng kể lực lượng đổ bộ và đổ bộ đường không, lực lượng này sẽ rất quan trọng trong một cuộc xâm lược. Hải quân nước này dự kiến sẽ có hơn 400 chiến hạm vào năm 2025, trong khi hạm đội Mỹ đang nhanh chóng già đi và thu hẹp lại. Lực lượng Không quân PLA ngày càng có thể tung phóng sức mạnh ra xa bờ biển của Trung Quốc với việc mở rộng kho máy bay chiến đấu tàng hình, máy bay ném bom cải tiến, tên lửa và máy bay trực thăng. PLA cũng đã tăng cường khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, cải thiện khả năng sống sót của lực lượng, trong khi tên lửa hành trình và đạn đạo của họ có thể đe dọa tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực, bao gồm cả đảo Guam. PLA cũng có kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công mạng, điện từ và động học phủ đầu vào các thiết bị quân sự trên vũ trụ, hệ thống thông tin, mạng và trụ sở chính của quân đội Mỹ. Một cuộc tấn công bằng không quân và tên lửa quy mô lớn, nhiều mặt chống lại lực lượng Mỹ, cùng với các cuộc tấn công chống lại hệ thống liên lạc và chỉ huy và kiểm soát của Mỹ, có thể gây ra sự hủy diệt đáng kể. Hơn nữa, nó có thể đủ để ngăn chặn Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan, hoặc làm cho sự trợ giúp quân sự của Mỹ không hiệu quả.

1670122735632.png

1670122786324.png

1670122857162.png

............
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Những kịch bản Đài Loan khác

Bắc Kinh có thể áp dụng các cách tiếp cận quân sự ít rủi ro hơn để cố gắng bắt buộc một liên minh với Đài Loan. Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan bằng một chiến dịch cưỡng bức mạng, đường không và tên lửa có giới hạn; chiếm giữ một hòn đảo xa xôi như Kim Môn, Matsu hoặc Pratas / Đông Sa; áp đặt phong tỏa không quân và hải quân đối với Đài Loan; hoặc mở rộng ảnh hưởng hoặc quyền kiểm soát của mình đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan thông qua chiến thuật vùng xám. Lý thuyết chiến thắng của Trung Quốc là nước này có thể dần dần khuất phục Đài Loan thông qua một loạt lợi ích nhỏ hoặc tạo ra sự đã rồi, và sự trừng phạt và đe dọa của Trung Quốc cuối cùng sẽ gây ra đủ đau đớn và căng thẳng tâm lý đến mức Đài Loan sẽ đầu hàng sự Bắc Kinh. Tuy nhiên, các chiến lược dựa vào chi phí áp đặt và nỗi đau có thể phản tác dụng và làm giảm quyết tâm chiến đấu của mục tiêu. Trong lịch sử, các chiến lược trừng phạt hiếm khi mang lại kết quả như mong muốn.

Leo thang trên Biển Đông

Washington đã phản đối việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trong đường chín đoạn ở Biển Đông giàu tài nguyên, nhưng Trung Quốc có thể thực hiện nhiều hành động khác nhau để gây áp lực cho các tuyên bố có thể dẫn đến chiến tranh. Một con đường có thể sẽ liên quan đến Philippines, một đồng minh hiệp ước của Mỹ. Các quan chức cấp cao của Mỹ đã cam kết không chỉ bảo vệ các đảo chính của Philippines, mà còn bảo vệ các lực lượng quân sự và tàu dân sự và máy bay của Philippines hoạt động ở Biển Đông.

1670229133955.png


Có hai con đường chính dẫn đến chiến tranh ở Biển Đông: Trung Quốc cố gắng tạo ra sự đã rồi với một thực thể địa lý do nước khác kiểm soát; và leo thang vô tình hoặc ngẫu nhiên trong một cuộc khủng hoảng. Trong kịch bản thứ nhất, các lực lượng quân sự hoặc bán quân sự của Trung Quốc đã chiếm giữ thành công một địa điểm đang tranh chấp trong khi giả định rằng Mỹ sẽ không can thiệp vì lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Trung Quốc vô tình vượt qua lằn ranh đỏ của Mỹ, và Mỹ quyết định chống lại việc chiếm đất. Ngoài ra, Trung Quốc có thể xây dựng trên bãi cạn Scarborough do Philippines tuyên bố chủ quyền hoặc tấn công các lực lượng Philippines, khiến Manila phải viện đến hiệp ước của mình với Mỹ.

1670229203706.png

1670229257804.png

1670229280880.png

Trung Quốc chiếm đóng, cải tạo các đảo đá trên Biển Đông

Trong kịch bản thứ hai, một cuộc giao tranh tương đối hạn chế giữa lực lượng dân quân hoặc hải quân trên biển của Trung Quốc và đồng minh hoặc đối tác của Mỹ có thể leo thang thành một cuộc xung đột quy mô lớn giữa hai cường quốc nếu Mỹ quyết định can thiệp quân sự chống lại Trung Quốc. Ngoài ra, hoặc trong cùng một cuộc khủng hoảng, một tàu Mỹ đang tuần tra hoặc hoạt động tự do hàng hải thường kỳ có thể va chạm với một tàu Trung Quốc đang tham gia vào một trò chơi thù địch. Hoặc, một máy bay quân sự của Mỹ đang tuần tra trên bầu trời và thu thập thông tin tình báo có giá trị có thể bị máy bay chiến đấu hoặc tên lửa đất đối không của Trung Quốc bắn hạ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hoặc Mỹ có thể không có ý định cho lực lượng của họ thực hiện các hành động gây ra vụ tai nạn. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể cố tình mạo hiểm leo thang với giả định rằng Mỹ sẽ tìm cách ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện. Tuy nhiên, nếu căng thẳng lên cao, mỗi bên có thể cảm thấy cần phải tỏ ra mạnh mẽ đối với khán giả trong nước hoặc quốc tế, biến khủng hoảng thành xung đột.

1670229443636.png

1670229490100.png

1670229516226.png

1670229533368.png

Hải quân Anh, Mỹ và Nhật Bản diễn tập trên Biển Đông

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Biển Hoa Đông

Tương tự, một cuộc chiến tranh ở Biển Hoa Đông có thể bắt đầu do sự cố ý gây hấn của Trung Quốc, hoặc một tai nạn hoặc tính toán sai lầm. Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku hoặc Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý, xung quanh đó quân đội các nước đang chơi trò mèo vờn chuột với nhau. thành một cuộc chiến toàn diện giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Mỹ sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến vì hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật Bản, bao gồm các đảo Senkaku / Điếu Ngư.

1670241314916.png

1670241419745.png

Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông

Triều Tiên sụp đổ

Mỹ và Trung Quốc cũng có thể tham gia vào một cuộc chiến quy mô lớn trên Bán đảo Triều Tiên. Trong kịch bản này, Triều Tiên có thể sụp đổ sau sự cố bất ngờ của Kim Jong-un hoặc sự bất đồng trong giới lãnh đạo đất nước do tình hình trong nước tồi tệ. Trung Quốc coi Triều Tiên là vùng đệm chống lại Mỹ và có lợi ích sâu sắc trong việc đảm bảo rằng bất ổn trên bán đảo không lan sang lãnh thổ Trung Quốc. Mỹ có thể can thiệp để đảm bảo an toàn kho vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác của Triều Tiên với niềm tin rằng Bắc Kinh sẽ hoan nghênh các hành động này. Trung Quốc có thể sẽ coi lính Mỹ gần biên giới với Triều Tiên là một mối đe dọa nghiêm trọng, dẫn đến xung đột trực tiếp.

1670241499382.png

1670241529653.png

1670241577644.png


..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Đánh giá các con đường dẫn đến chiến tranh

Trong các kịch bản này, chiến tranh bắt đầu thông qua ba cơ chế chính: Trung Quốc cố tình chọn bắt đầu chiến tranh; Trung Quốc hoặc Mỹ vô tình vượt qua ngưỡng leo thang của đối thủ; hoặc các lực lượng Trung Quốc hoặc Mỹ thực hiện các hoạt động rủi ro dẫn đến tai nạn.

Một cuộc xâm lược Đài Loan sẽ là một trường hợp leo thang có chủ đích, trong đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng hoạt động sẽ không dễ dàng, nhưng xác định rằng chi phí ở mức có thể chấp nhận được, đặc biệt là với sự ủng hộ ngày càng tăng của Đài Loan đối với nền độc lập.

Một số yếu tố làm giảm khả năng xảy ra một cuộc xâm lược. Thứ nhất, các cuộc tấn công đổ bộ quy mô lớn là một trong những hoạt động quân sự thách thức nhất và Bắc Kinh sẽ phải đánh cược vào lực lượng chưa được kiểm chứng của mình vào thời điểm mà thiệt hại sẽ rất cao. Các lực lượng của Trung Quốc có thể sẽ cần phải phối hợp các cuộc tiến công trên tất cả các môi trường nhằm vào hàng trăm mục tiêu trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đảm bảo ưu thế trên không và trên biển xung quanh Đài Loan, nhanh chóng thiết lập một căn cứ đóng quân trên Đài Loan, nhanh chóng vận chuyển hàng trăm nghìn đến hàng triệu quân vào bờ và cung cấp cho các lực lượng này. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều này sẽ gây căng thẳng cho PLA và đòi hỏi phải huy động lớn, bao gồm cả tài sản dân sự. Nếu những quốc gia khác can thiệp để hỗ trợ Đài Loan, điều này ngày càng có khả năng xảy ra, hoạt động sẽ trở nên tốn kém hơn nhiều. Hơn nữa, PLA có thể phải đối mặt với chiến tranh đô thị và có khả năng là một hoạt động chống nổi dậy kéo dài. Cuối cùng, Bắc Kinh có nguy cơ bị cô lập quốc tế và gánh chịu những thiệt hại kinh tế đáng kể.

1670294492523.png

1670294512970.png

1670294959774.png

1670294893322.png

Quân đội Đài Loan diễn tập bảo vệ đảo

Các kịch bản khác liên quan đến Đài Loan dựa trên các phương pháp chiến thắng ít được chứng minh hơn và do đó, tiền đề là giảm thiểu chi phí bằng cách ngăn chặn các lực lượng của Mỹ, vì vậy một cuộc chiến với Mỹ sẽ là vô tình. Điều này cũng đúng nếu Bắc Kinh chiếm giữ một thực thể địa lý ở Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông. Những con đường vô tình dường như không có khả năng xảy ra vì lợi ích cho Trung Quốc thấp hơn trong khi rủi ro leo thang vẫn đáng kể. Tương tự, các kịch bản chiến tranh hạn chế chống lại Đài Loan hoặc ở Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông có vẻ không hấp dẫn đối với Bắc Kinh bởi vì Mỹ sẽ có khả năng ngăn chặn hành động gây hấn này. Như đã lưu ý, các chiến lược trừng phạt không mang lại nhiều hiệu quả, các cuộc phong tỏa mất thời gian đáng kể để phát huy tác dụng và hiếm khi thành công một cách cô lập. Việc phong tỏa Đài Loan sẽ gây tốn kém cho lực lượng PLA vốn dễ bị tấn công bởi tên lửa chống hạm của Đài Loan và các cuộc tấn công từ trên không, trên mặt biển và ngầm dưới biển của Mỹ.

1670295009272.png

1670295054236.png

1670295097310.png

Tàu sân bay Mỹ, Nhật, Anh hoạt động gần đảo Đài Loan

PLA mạo hiểm sử dụng các kho dự trữ tên lửa hành trình và đạn đạo của mình trong một chiến dịch tấn công cưỡng bức có thể gây ra tổn thất lớn, nhưng không đến mức buộc Đài Loan phải đầu hàng. Các cuộc tấn công bằng tên lửa có thể gây ra hiệu ứng biểu tình khắp nơi, làm gia tăng sự ủng hộ đối với nền độc lập của Đài Loan và thúc đẩy một liên minh đối kháng đa quốc gia mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, lựa chọn này nhường lại thế chủ động và khiến PLA ít có khả năng tiến hành một cuộc tấn công loại trực tiếp bất ngờ nhằm vào Đài Loan, đồng thời khiến máy bay, tàu chiến và tàu ngầm của Mỹ còn nguyên vẹn.

1670295185197.png

1670295231396.png

1670295253465.png

1670295385013.png

1670295492493.png

Căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Hawaii

Từ lâu, Trung Quốc đã có khả năng tấn công hoặc chiếm các đảo của các nước láng giềng, nhưng thường chọn không làm như vậy vì những lý do chiến lược. Trung Quốc có thể tỏ ra yếu hơn thay vì mạnh hơn, ngay cả khi họ đạt được mục tiêu hạn chế của mình. Các hoạt động quy mô nhỏ có thể bộc lộ những điểm yếu của PLA, giống như những cuộc can thiệp vào Grenada và Panama của lực lượng Mỹ. Hơn nữa, các quan chức Mỹ đã làm rõ rằng các cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản và Philippines bao gồm các vùng lãnh thổ tranh chấp, làm giảm nguy cơ leo thang vô tình. Ở Bắc Triều Tiên, chế độ Kim Jong-un dường như đang có khả năng cầm quyền mạnh. Tuy nhiên, nếu chính quyền này sụp đổ, có khả năng việc người Mỹ hiểu sai về nhận thức và quan điểm của Trung Quốc có thể dẫn đến chiến tranh. Tình cờ leo thang là con đường dẫn đến chiến tranh trong ngắn hạn đáng lo ngại nhất vì các lực lượng Mỹ và Trung Quốc thường xuyên hoạt động gần nhau, do đó làm tăng nguy cơ cho các tính toán sai lầm và sai sót.

1670295585010.png

1670295607393.png

1670295636759.png

1670295666433.png

Căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản
..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Động lực hợp tác quân sự Nhật Bản-Australia đến từ đâu?

Từ đầu năm 2022 đến nay, quan hệ hợp tác an ninh và quốc phòng Nhật Bản-Australia đạt được những tiến triển mang tính đột phá, quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt hay bán đồng minh giữa hai nước đã phát triển lên một tầm cao mới. Cùng với việc sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ trở thành trạng thái bình thường mới, việc Mỹ thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang có hiệu ứng lan tỏa đã mang đến động lực thúc đẩy Nhật Bản và Australia, hai đồng minh quan trọng của Mỹ, tăng cường hợp tác quân sự – điều sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tình hình an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tiến triển mới nhất của hợp tác quân sự song phương

Cột mốc đánh dấu hợp tác quân sự Nhật Bản-Australia đạt được tiến triển mang tính đột phá là việc ký kết Thỏa thuận tiếp cận đối ứng. Ngoài động thái lớn này, hai nước còn nâng cao đáng kể mức độ giao lưu và hợp tác quân sự song phương khác và đa phương, lĩnh vực hợp tác đã vượt ra khỏi phạm vi truyền thống và song phương.

Ở cấp độ song phương, sự phát triển của hợp tác an ninh và quốc phòng giữa hai nước tăng vọt. Một là chính thức ký Thỏa thuận tiếp cận đối ứng Nhật Bản-Australia. Tiến trình đàm phán thỏa thuận này được khởi động vào năm 2014 và đạt được sự đồng thuận về nguyên tắc vào tháng 11/2020. Ngày 6/1/2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tổ chức hội đàm trực tuyến với người đồng cấp Australia khi đó là Scott Morrison và hai bên đã chính thức ký kết thỏa thuận này. Nội dung chính của thỏa thuận là đưa ra cam kết về các thủ tục mà quân đội hai nước cần tuân thủ để tiến hành các hoạt động hợp tác, chẳng hạn như đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh cho nhân viên, tàu và máy bay của quân đội đến thăm, cho phép các thành viên của quân đội nước đến thăm mang theo vũ khí và đạn dược theo trách nhiệm và nhiệm vụ được giao, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội hai nước tiến vào các căn cứ và hải cảng của nhau. Đây là thỏa thuận thứ hai mà Nhật Bản ký với một quốc gia khác sau Mỹ, đánh dấu hợp tác an ninh và quốc phòng Nhật Bản-Australia đã hoàn thiện căn cứ pháp lý và đã đi vào thể chế hóa.

1670322790745.png

1670322812824.png

Quân đội Nhật Bản và Australia tập trận chung

Hai là liên tục tổ chức đối thoại an ninh cấp cao. Từ tháng 1-8/2022, hai nước đã tổ chức ba cuộc hội đàm thượng đỉnh song phương, trong đó có hai lần coi hợp tác an ninh là vấn đề quan trọng nhất. Ví dụ, trong cuộc hội đàm ngày 24/5, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt, đưa hợp tác an ninh và quốc phòng đi vào chiều sâu, bên cạnh việc thúc đẩy Thỏa thuận tiếp cận đối ứng Nhật Bản-Australia sớm có hiệu lực, cùng thúc đẩy việc khởi thảo tuyên bố chung Nhật Bản-Australia về hợp tác an ninh và cố gắng công bố trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, hai nước còn tổ chức 4 cuộc hội đàm bộ cấp trưởng quốc phòng và 4 cuộc hội đàm cấp ngoại trưởng. Trong đó, trong 5 ngày từ 11-15/6, hai nước đã tổ chức hai cuộc hội đàm cấp bộ trưởng quốc phòng song phương và hội nghị bộ trưởng quốc phòng ba bên Mỹ-Nhật Bản-Australia. Bộ trưởng quốc phòng hai nước đồng ý tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng.

Ở cấp độ đa phương, với tư cách là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai nước tích cực phối hợp với Chính quyền Biden để thực hiện Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thứ nhất, thúc đẩy hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Mỹ, Nhật Bản và Australia. Ngày 11/6, trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La lần thứ 19, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã tổ chức hội nghị bộ trưởng quốc phòng lần thứ 10 để trao đổi ý kiến về môi trường an ninh khu vực, cam kết cùng có những nỗ lực mang tính thực chất để đảm bảo an ninh và sự ổn định của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng giữa ba nước. Ngày 4/8, Ngoại trưởng Mỹ, Nhật Bản và Australia tổ chức Đối thoại chiến lược cấp bộ trưởng (TSD) lần thứ 10, một mặt tuyên bố sẽ cố gắng đưa quan hệ đối tác ba nước đi vào chiều sâu, mặt khác công khai can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và có những nhận xét vô căn cứ về vấn đề Đài Loan, tuyên bố phải cố gắng duy trì hòa bình và sự ổn định ở eo biển Đài Loan, đồng thời yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các cuộc tập trận. Ngoài ra, Mỹ, Nhật Bản và Australia cũng thường xuyên tổ chức tập trận nhằm nâng cao năng lực tác chiến chung. Ví dụ, tháng 2, hải quân và không quân ba nước đã tổ chức cuộc tập trận Cope North-2022 ở Guam; tháng 5, lục quân ba nước đã tổ chức cuộc huấn luyện hành động thực tế thường niên năm 2022 ở Australia; tháng 6, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPD22) của ba quốc gia đã được triển khai ở vùng biển Tây Thái Bình Dương.



1670323717424.png

1670323272202.png

Quân đội Mỹ, Nhật Bản và Australia tập trận chung

Thứ hai, thúc đẩy cơ chế Đối thoại an ninh bốn bên (Bộ tứ) gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ quan tâm hơn đến các vấn đề an ninh. Ngày 11/2, cuộc họp ngoại trưởng bốn nước đã được tổ chức tại Australia để thảo luận về tình hình Ukraine. Ngày 3/3, nguyên thủ bốn nước đã tổ chức hội nghị trực tuyến và nhất trí triển khai hợp tác chặt chẽ về vấn đề Ukraine, đồng thời tuyên bố không cho phép khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương xuất hiện cục diện đơn phương làm thay đổi hiện trạng dựa vào sức mạnh. Ngày 24/5, Hội nghị thượng đỉnh thứ hai của nhóm Bộ tứ đã diễn ra ở Nhật Bản và đưa ra tuyên bố chung; an ninh và sự ổn định khu vực trở nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự. Lãnh đạo bốn nước đã thảo luận tình hình sau khi khủng hoảng Ukraine leo thang và cuộc khủng hoảng nhân đạo do cuộc chiến này gây ra xuất hiện, đưa ra nhận định về tác động của tình hình này đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời tuyên bố sẽ cố gắng thực hiện mục tiêu khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở dựa trên trật tự quốc tế.

1670323872280.png

1670324077003.png

1670323918605.png

Thỏa thuận Aukus

................
 

TrumVietnam2

Xe tải
Biển số
OF-814692
Ngày cấp bằng
23/6/22
Số km
303
Động cơ
3,742 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cái đang diễn ra ở Gia Lâm, k rõ em dẫn con em đi xem được không nhỉ ? Nhờ cc chỉ cho

Từ chiều nay 09/12 đến hết chiều mai, mở cửa tự do, cụ đến đi ạ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Động lực chính thúc đẩy hợp tác quân sự
Một là, việc Nhật Bản và Australia tăng cường hợp tác quân sự bắt nguồn từ nhận thức và yêu cầu chiến lược của hai nước trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ trở thành trạng thái bình thường mới. Trước thực tế - trật tự quốc tế của phương Tây do Mỹ đứng đầu đang có xu hướng sụp đổ do lo ngại tự do và dân chủ có thể sẽ kết thúc, hai nước đã thù hận một cách vô cớ Nga và Trung Quốc, đồng thời cho rằng phải hợp lực để ứng phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Do đó, hai nước cho rằng cần tăng cường mạnh mẽ hợp tác an ninh, quốc phòng và tăng cường hơn nữa quan hệ bán đồng minh. Điều cần nêu rõ là đối với Nhật Bản, việc tăng cường hợp tác quân sự với Australia còn có thể giúp họ che giấu tham vọng thúc đẩy Lực lượng phòng vệ nhằm phá vỡ sự ràng buộc của Hiến pháp hòa bình, từ đó trở thành quốc gia bình thường và cường quốc về chính trị, quân sự.

1670638751629.png

1670638793031.png

1670638814171.png

Tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật Bản

Hai là, để thực hiện Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Mỹ cần Nhật Bản và Australia cùng gánh vác trách nhiệm đồng minh. Sau khi lên nắm quyền, Biden đã đẩy nhanh việc thực hiện Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm tăng cường bao vây Trung Quốc. So với Chính quyền Trump, Chính quyền Biden coi trọng hơn vai trò của đồng minh. Nhật Bản và Australia, hai đồng minh quan trọng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có vai trò nổi bật hơn trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. Chính quyền Biden đã nhiều lần tuyên bố muốn tiếp tục tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật và đồng minh Mỹ-Australia, đồng thời khuyến khích Nhật Bản và Australia triển khai hợp tác an ninh và quốc phòng mang tính thiết thực hơn ở cấp độ song phương giữa hai nước và cấp độ đa phương như hợp tác Mỹ-Nhật Bản-Australia và hợp tác Mỹ-Nhật Bản-Ấn Độ-Australia. Về phần mình, do thực lực có hạn, nên Nhật Bản và Australia cũng cần Mỹ tiếp tục củng cố và tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, do đó họ cũng tích cực hưởng ứng các yêu cầu của Mỹ. Có thể nói nhân tố Mỹ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy Nhật Bản và Australia tăng cường hợp tác quân sự.

1670638913845.png

1670638929525.png

Hải quân hoàng gia Austraylia

Ba là, tác động từ hiệu ứng lan tỏa do cuộc khủng hoảng ở Ukraine leo thang. Cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang và kéo dài đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến sự thay đổi và điều chỉnh trật tự thế giới. Quan hệ bán đồng minh Nhật Bản-Australia được tăng cường trong giai đoạn này và đây là biểu hiện rõ ràng của hiệu ứng lan tỏa này. Ngoài ra, sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, Nhật Bản và Australia đã đi theo Mỹ, củng cố nhận thức của họ về các quốc gia cường quyền như Trung Quốc và Nga, thậm chí còn có suy đoán ác ý rằng Trung Quốc có thể có hành động tương tự ở châu Á (ám chỉ khu vực eo biển Đài Loan). Vì vậy, một mặt, Nhật Bản và Australia đi theo Mỹ; mặt khác, họ cũng tăng cường hợp tác quân sự song phương, với ý đồ liên kết để chống lại Trung Quốc.

Ý nghĩa của việc liên kết để đối đầu với Trung Quốc sẽ ngày càng tăng
Xét tới xu thế phát triển, có thể nói hợp tác quân sự Nhật Bản-Australia sẽ không ngừng được mở rộng và ngày càng đi vào thực chất. Với việc thúc đẩy đối thoại an ninh cấp cao, hai nước sẽ tiếp tục mở rộng lĩnh vực hợp tác quốc phòng và an ninh. Cụ thể, hai nước sẽ thực hiện một số thỏa thuận đạt được trong cuộc hội đàm bộ trưởng quốc phòng vào ngày 15/6, như thực hiện Thỏa thuận tiếp cận đối ứng Nhật Bản-Australia, nâng cấp hoạt động tập trận trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ và năng lực chiến lược, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ và mạng Internet, tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng... Ở cấp độ đa phương, hai nước còn tiếp tục đi theo sự dẫn dắt của Mỹ, tích cực phối hợp với Mỹ để thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vừa tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh và quốc gia giữa ba nước Mỹ-Nhật Bản-Australia, vừa thúc đẩy Bộ tứ mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh và đóng vai trò quan trọng trong đó.

1670638991770.png

1670639009585.png

1670639033199.png

Hải quân Nhật Bản và hải quân hoàng gia Austraylia diễn tập

Điều cần nêu rõ là trong bối cảnh Mỹ đẩy nhanh thực hiện Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và tăng cường bao vây Trung Quốc, Nhật Bản và Australia đã tăng cường quan hệ hợp tác quân sự và coi Trung Quốc là mục tiêu chính. Năm 2022, trong các cuộc đối thoại an ninh cấp cao song phương và đa phương, hai nước đã nhiều lần trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến Trung Quốc. Thậm chí ngày 4/8, sau Đối thoại chiến lược cấp bộ trưởng Mỹ-Nhật Bản-Australia, hai nước còn ra tuyên bố chung công khai đề cập đến vấn đề Đài Loan, can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Có thể dự đoán rằng hợp tác quân sự Nhật Bản-Australia sẽ ngày càng nhấn mạnh vào yếu tố Trung Quốc, do đó ý nghĩa của việc liên kết để đối đầu với Trung Quốc sẽ ngày càng tăng.

TTXVN (Tạp chí “Tri thức thế giới”, Trung Quốc, số 18/2022)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đẩy nhanh cải tiến tàu khu trục KDX-III của Hải quân Hàn Quốc

Lực lượng tàu khu trục của Hải quân Hàn Quốc đóng vai trò then chốt trong bảo vệ quyền lợi quốc gia xung quanh bán đảo Triều Tiên và trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình dương (Indo-Pacific). Các tàu khu trục đa năng KDX-III bảo đảm cho một loạt những yêu cầu tác chiến, đặc biệt là trong vùng biển chủ quyền.

Sự hiện diện khu vực

Các vấn đề hải quân luôn ở vị trí trung tâm trong cuộc đua tranh của siêu cường. Trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (ADD-TBD), sự trở lại của cuộc đua tranh này và sự cạnh tranh hải quân như một hệ quả đã hiển hiện kể từ năm 2000. Từ thời điểm đó, sự phát triển khả năng hải quân của Trung Quốc đã nổi rõ hơn, với việc triển khai của Lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN) ngày càng rộng hơn trong các vùng biển chủ quyền truyền thống (biển phía Nam, phía Đông Trung Quốc, và biển Hoàng Hải) và trải rộng ra cả khu vực ADD-TBD. Ban đầu, sự cạnh tranh hải quân khu vực ADD-TBD tập trung vào các hoạt động ngầm dưới biển, với các lực lượng hải quân xây dựng khả năng tàu ngầm nhằm răn đe các mối đe dọa đến các lợi ích quốc gia. Động thái này đã thôi thúc sự chú trọng ngày càng tăng vào khả năng tác chiến trên không, trên mặt nước và tác chiến chống ngầm (AWS) dựa trên tàu ngầm. Xây dựng khả năng để bảo đảm cho những quyền lợi lãnh thổ trên đất liền vươn ra biển lớn của khu vực còn chứng kiến sự chú trọng vào khả năng thủy bộ. Tàu ngầm và lực lượng thủy bộ là thành phần trung tâm trong đối phó với chiến lược chống xâm nhập/ ngăn chặn khu vực (A2/AD).

1670669355745.png

1670669450636.png


Một lực lượng hải quân ADD-TBD xây dựng nhiều khả năng cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động trong toàn phổ hoạt động hải quân chính là Hải quân Hàn Quốc. Kể từ năm 2000, Hải quân Hàn Quốc (HQHQ) đã đưa vào hoạt động 2 lớp tàu ngầm, 2 lớp tàu thủy bộ, 2 lớp tàu frigat và 2 lớp tàu khu trục Chungmugong Yi Sunsin (KDX-II) và Sejong Daewang (KDX-III). Lực lượng tàu khu trục phản ánh xu hướng thiết kế tàu mặt nước hải quân hiện nay, chú trọng vào khả năng đa nhiệm, linh hoạt, tích hợp trong một tàu chiến đồng bộ.

Yêu cầu khả năng của tàu khu trục

Những yêu cầu an ninh cốt lõi của Hàn quốc là ngăn đe khu vực. Các tàu khu trục của HQHQ tạo ra những lớp đệm khả năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu này, kể cả tác chiến phòng không, tác chiến chống tàu mặt nước, và tác chiến chống ngầm; xây dựng khả năng kiểm soát biển và răn đe các mối đe dọa đối với các tuyến vận tải biển của Hàn Quốc; tiến công đất liền nhằm răn đe và phòng chống mối đe dọa tên lửa; chỉ huy và điều khiển tích hợp nhằm đem lại khả năng tác chiến hiệu quả. Các khả năng của tàu khu trục hỗ trợ cho các yêu cầu tác chiến đặc biệt. Ví dụ, việc triển khai khả năng tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm và trên đất liền của Bắc Triều Tiên đã ngày càng thôi thúc Hàn Quốc tập trung vào tăng cường khả năng tấn công đất liền và tác chiến chống ngầm.

Tiến sĩ Ian Bowers, giáo sư Đại học quốc phòng hoàng gia Đan Mạch, và là chuyên gia nghiên cứu về hình thái, khả năng và hoạt động của HQHQ, cho biết: Một số tài liệu của HQHQ đã tiết lộ rằng một tàu sân bay hạng nhẹ 40.000 tấn, trong chương trình CVX công bố tháng 2/2021, sẽ tạo thành trung tâm của nhóm tàu nhiệm vụ gồm các tàu lớp KDX-III (cả lô 1 và 2). Giống như tất cả những phương tiện mang lớn của HQHQ, khái niệm hoạt động đối với tàu sân bay sẽ gồm cả các hoạt động ở vùng biển xa và ven bờ. Sự ưu tiên dành cho nhiệm vụ nào nêu trên có thể sẽ do các yêu cầu chiến lược và chiến dịch trong ngắn hạn, hơn là chính sách dài hạn, liên kết, đối ngoại và quốc phòng. Tuy nhiên, để duy trì sự hiện diện của lớp tàu KDX-III trong nhóm tàu làm nhiệm vụ có thể gặp khó khăn, nếu như có những yêu cầu khác – chủ yếu là an ninh và răn đe đối với Bắc Triều Tiên.

1670669552249.png

1670669571409.png

Chương trình CVX

Trong cuốn sách viết năm 2004 có tựa đề “Cường quốc biển: Định hướng cho thế kỷ 21” (Seapower: a Guide for the Twenty First Century), giáo sư Geoffrey nhận xét: cho dù số lượng phương tiện mang của HQHQ không so sánh được với số lượng phương tiện mang của các lực lượng hải quân khác trong khu vực, như Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng lực lượng tàu mặt nước được tổ chức để đem lại sự kiểm soát biển trong các khu vực, ngăn chặn khả năng của các đối thủ phong tỏa các tuyến vận tải biển của Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc cân đối số lượng phương tiện mang có hạn với một dải rộng những cam kết địa lý và hoạt động, có nghĩa là sự hiện diện của tàu khu trục HQHQ sẽ bị dàn trải. Trong cuốn sách viết năm 2019, có tựa đề “Hiện đại hóa HQHQ: Sức mạnh biển, Chiến lược và Chính sách” (The Modernisation of the Republic of Korea Navy: Seapower, Strategy and Politics), tiến sĩ Bowers đã nhận xét: các tàu khu trục lớp KDX-II đem lại sự hiện diện chống cướp biển. Với 6 tàu thuộc lớp tàu này, và giả thiết xoay vòng theo kiểu “3 trong 1” (1 tàu đang triển khai, 1 tàu trở về sau triển khai, 1 tàu chuẩn bị triển khai), làm cho nhiệm vụ chống cướp biển trở thành chức danh chính của tàu khu trục KDX-II, một năng lực nhỏ để hỗ trợ cho các hoạt động khác.

1670669696965.png

1670669656612.png

1670669674736.png

Tàu khu trục KDX-II
.....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top