[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Ngành công nghiệp hàng không Tây Ban Nha được coi là ngành phát triển nhất trong lĩnh vực công nghiệp quân sự của quốc gia. Hiện nay, khả năng công nghệ của ngành hàng không quốc gia chưa cho phép phát triển quy mô lớn và sản xuất máy bay và trực thăng hiện đại ngoài khuôn khổ hợp tác với các nước châu Âu, chủ yếu với Pháp, Đức, Anh và Italia. Các nhà máy lớn - nền móng của ngành công nghiệp hàng không là nhà máy của các công ty thuộc tập đoàn châu Âu "Airbus" – “Airbus Defense and Space” và “Airbus Helicopters Tây Ban Nha”. Họ tiến hành nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm quân sự và cũng tham gia vào việc hiện đại hóa kỹ thuật hàng không.

1667822308839.png

1667822352551.png



“Airbus Defense and Space” là nhà sản xuất máy bay quân sự lớn. Nhà máy lắp ráp máy bay vận tải quân sự A. 400M "Atlas", CN235, С. 295, cũng như việc chuyển đổi máy bay dân dụng A. 330 thành máy bay tiếp dầu A. 330MRTT, lắp ráp máy bay tiêm kích chiến thuật "Typhoon".

1667822444678.png

1667822565574.png

1667822665571.png

Máy bay vận tải quân sự A. 400M "Atlas"

1667822838440.png

1667822724529.png

Máy bay vận tải quân sự CN235

1667822940634.png

1667822956810.png

1667823068580.png

Máy bay vận tải quân sự С. 295

Nhà máy “Airbus Helicopters-Tây Ban Nha” có dây chuyền lắp ráp trực thăng tấn công “Tiger” và trực thăng đa năng NH-90 cũng như sản xuất các bộ phận cho trực thăng H135.

1667823028324.png

1667823139124.png

1667823199525.png

Trực thăng tấn công “Tiger”

Việc sản xuất động cơ và các bộ phận của thiết bị hàng không quân sự được thực hiện bởi nhiều công ty khác nhau, trong đó nhà máy quan trọng nhất là “Europrop International” - nơi lắp ráp động cơ phản lực cánh quạt TP400-D6 cho máy bay vận tải quân sự A. 400M.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay cảnh báo của Quân đội Mỹ và nghiên cứu tác chiến chống trinh sát

Máy bay cảnh báo là lực lượng chủ chốt không thể thiếu trong tác chiến tiến công và phòng ngự trên không, là khâu then chốt trong hệ thống trinh sát cảnh báo trên chiến trường. Những ưu thế và bất cập của máy bay cảnh báo sử dụng trong tác chiến sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả tác chiến tiến công và phòng ngự trên không.

Đặc điểm tính năng máy bay cảnh báo đang trong biên chế sử dụng của quân đội Mỹ

Là lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới hiện nay, quân đội Mỹ hết sức coi trọng xây dựng phát triển và sử dụng máy bay cảnh báo. Các loại máy bay cảnh báo đang trong biên chế sử dụng khá đa dạng, nhiều tính năng khác nhau, trong hành động tác chiến không kích chiến lược và giành quyền kiểm soát bầu trời đã phát huy vai trò quan trọng.

Máy bay cảnh báo đang trong biên chế sử dụng của hải quân thuộc thế hệ thứ ba, vừa có thể cảnh báo mục tiêu trên không, vừa có khả năng thám trắc tàu chiến trên biển, so với radar trang bị trên tàu chiến thì cự ly phát hiện có thể cao trên 6 lần.

Máy bay cảnh báo Hawkeye E-2C là máy bay cảnh báo chuyên dụng trên tàu chiến do công ty Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo cho hải quân Mỹ. Loại máy bay này đã lần lượt được thay đổi trang bị radar ADS-138, APS-145. Radar APS-138 chủ yếu tăng cường năng lực chống nhiễu lắp đặt trên máy bay cảnh báo, radar APS-145 chủ yếu nâng cao năng lực thám trắc của máy bay cảnh báo đối với mục tiêu tàng hình lên gấp 3 – 4 lần. Hiện nay, công suất của radar máy bay cảnh báo E-2C lên tới 1MW, chùm sóng phương vị radar rộng 4 độ, có thể đồng thời xử lý 300 đến 600 mục tiêu, thám trắc được mục tiêu trên không trong phạm vi 12,5 triệu km2, cự ly thám trắc 269 km đến 463 km.

1667906400945.png

1667906432036.png

1667906414375.png

Máy bay cảnh báo Hawkeye E-2C

Máy bay Hawkeye tiên tiến E-2D là loại máy bay cảnh báo thế hệ mới nhất của hải quân Mỹ, trang bị radar sục sạo cảnh báo APY-9. Đây là radar thể chế mảng pha có nguồn bước sóng UHF, có thể đồng thời bám sát theo dõi hơn 2000 mục tiêu, kiểm soát hơn 40 hành động đánh chặn trên không, cự ly thám trắc đối với máy bay ném bom hạng nặng là 648 km. E-2D còn được lắp đặt thêm hệ thống giám sát hồng ngoại SIRST, có thể theo dõi bám sát mục tiêu tên lửa. Máy bay cảnh báo E-2D là khâu then chốt trong tác chiến kiểu phân tán của hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ có kế hoạch tích hợp 6 phương tiện bay có người lái và không người lái (UAV) là UAV loại MQ-4C, UAV “Lính trinh sát hỏa lực” MQ-8C, UAV cất hạ cánh trên tàu sân bay, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A, máy bay cảnh báo E-2D và trực thăng H-60, hình thành năng lực trinh sát giám sát trên biển nhất thể hóa, đồng thời thông qua máy bay cảnh báo để dẫn dắt điều khiển hỏa lực tên lửa.


1667906603659.png

1667906680437.png

Máy bay cảnh báo Hawkeye E-2D

Đặc điểm điển hình của máy bay cảnh báo đang trong biên chế sử dụng của không quân Mỹ là vừa thám trắc mục tiêu trên không, vừa thám trắc mục tiêu di động trên bộ, đã phát huy vai trò quan trọng trong mấy cuộc chiến tranh cục bộ gần đây.

1667906772348.png

1667906784751.png

1667906729681.png

Máy bay cảnh báo Sentinel E-3

Máy bay cảnh báo Sentinel E-3 do công ty Boeing nghiên cứu chế tạo cho không quân Mỹ, có khả năng rà quét ở độ cao 30 km so với mặt nước biển, phương vị 360 độ, có thể thám trắc trên 600 mục tiêu, khi tác chiến xảy ra có khả năng chỉ huy bầy đàn máy bay lớn tác chiến, có thể sử dụng đồng thời 5 đến 6 đường sóng để dẫn đường máy bay tác chiến, đường sóng đơn có thể dẫn đường tối đa 20 máy bay, 1 máy bay E-3 có thể đồng thời dẫn đường cho hơn 100 máy bay tác chiến trên không. Loại máy bay này không chỉ có khả năng thám trắc mục tiêu bay thấp, mà còn phân biệt được tàu thuyền trên mặt biển tốc độ 1 hải lý/h và mục tiêu di động trên bộ 80 – 100 km/h trong điều kiện tạp sóng không rõ ràng.

1667906882059.png

1667906855715.png

1667906871818.png

Máy bay cảnh báo Jstars E-8

Máy bay cảnh báo Jstars E-8 là loại máy bay giám sát radar do công ty Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo, trang bị radar mảng pha nhiều phương thức APY và radar ống kính hợp thành, là loại máy bay cảnh báo duy nhất trên thế giới hiện nay có khả năng giám sát và thám trắc mục tiêu trên bộ có tốc độ di chuyển khác nhau, có thể trinh sát định vị phạm vi rộng lớn mục tiêu di động trên bộ, trên biển, vẽ hình vật thể như xe cộ, bệ phóng tên lửa trạng thái tĩnh, dẫn đường cho máy bay chiến đấu tiến công.

...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tính năng tác chiến của máy bay cảnh báo

Máy bay cảnh báo được trang bị hệ thống nhiều nhiệm vụ như radar mảng pha và trinh sát quang điện, đối kháng điện tử, thông tin dẫn đường, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như trinh sát cảnh báo, tiếp sức thông tin, chỉ huy điều hành, quản lý chiến trường…, là máy bay chi viện tác chiến có nhiều tính năng, là trang bị tác chiến chủ yếu, có giá trị chiến lược.

Thám trắc cực xa. Máy bay cảnh báo là “trạm radar trên không”. Cảnh báo tình hình trên không là nhiệm vụ cơ bản của máy bay cảnh báo. Trang bị then chốt của máy bay cảnh báo là radar cảnh báo tầm xa gắn trên máy bay. Radar phòng không đặt trên bộ bị hạn chế bởi bề mặt cong của quả đất, khả năng thám trắc mục tiêu tầm thấp, siêu thấp có hạn, có thể nói là bị “cận thị”. Radar trên máy bay cảnh báo được bố trí trên máy bay, có khả năng bổ sung có hiệu quả việc thám trắc vùng mù với máy bay bay thấp của radar đặt trên mặt đất, thực hiện “ở cao, nhìn xa”, thông qua hiệp đồng tình báo giữa radar trên không và radar mặt đất có hiệu quả, cung cấp thời gian cảnh báo nhiều hơn trong tác chiến phòng không.

1667962173132.png

1667962700970.png

Máy bay cảnh báo sớm E-3D của Mỹ

1667962251727.png

Máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga

Thay thế chỉ huy. Máy bay cảnh báo là “sở chỉ huy trên không”. Thay thế chỉ huy là nhiệm vụ cơ bản do máy bay cảnh báo đảm nhiệm. Máy bay cảnh báo có đặc điểm dung lượng khoang lớn, trang thiết bị cơ bản đầy đủ, nhiều tính năng hệ thống, có thể chuyên chở hơn 10 nhân viên thao tác chỉ huy điều hành với cương vị khác nhau, tổ chức thành một nhóm chỉ huy tác chiến, người chỉ huy chiến dịch có thể lên máy bay cảnh báo để chỉ huy. Là “bộ não” chỉ huy tác chiến trên không, máy bay cảnh báo có nhiệm vụ chỉ huy dẫn đường chính xác, kết hợp tình thế chiến trường , chỉ huy điều hành kịp thời máy bay tác chiến, thực hiện nhiệm vụ đánh chặn, tiến công, phản kích trên bầu trời.

1667963279624.png

1667962271935.png

Máy bay cảnh báo sớm Embraer R-99 của Brasil

1667962405150.png

1667963337327.png

Máy bay cảnh báo sớm của hải quân Nga KA-31-26

Tiếp sức thông tin chuyển phát. Máy bay cảnh báo là “trạm thông tin trên không”. Tiếp sức chuyển phát là nhiệm vụ kiêm toàn của máy bay cảnh báo. Hệ thống làm nhiệm vụ trên máy bay còn bao gồm hệ thống thông tin và chuyển phát dữ liệu gắn trên máy bay, cự ly thông tin sóng siêu ngắn là 350 km, sóng ngắn là 2000 km. Là khâu thu phát thông tin trên không, máy bay cảnh báo có thể thông qua đường Link dữ liệu được mật mã hóa để chuyển tải thông tin mật hai chiều đa dạnggiữa trên không – mặt đất, trên không – trên không, tàu chiến – trên không, có thể đảm bảo trao đổi dữ liệu giữa máy bay cảnh báo và máy bay chiến đấu, căn cứ trên bộ hoặc hệ thống thông tin chỉ huy trên tàu chiến, thực hiện hiệu quả tổng thể của nhóm mạng, chỉ huy liên hợp nhất thể hóa trên không – trên bộ - trên biển.

1667963409168.png

1667963375142.png

Máy bay cảnh báo sớm của không quân Hoàng gia Thái Lan Saab Erieye – 20

1667962495585.png

1667963599584.png

1667963564913.png

Máy bay cảnh báo sớm Boeing 737 – 13 của không quân Hoàng gia Úc

Tổng hợp tình hình. Máy bay cảnh báo là “kho thông tin tình báo trên không”. Tổng hợp tình hình là nhiệm vụ chủ yếu của máy bay cảnh báo. Trong tác chiến phòng không liên hợp, máy bay cảnh báo là là lực lượng trinh sát cảnh báo được gửi gắm nhiều kỳ vọng, đảm nhận nhiệm vụ nặng nề tìm hiểu kịp thời bố trí lực lượng tiến công trên không, tình hình chiến dịch cũng như việc triển khai chiến dịch của đối phương, cung cấp thông tin tổng hợp trên chiến trường cho các đơn vị của mình, đòi hỏi giao lưu tình báo nhiều hướng trên bộ, trên không, trên biển, hiệp đồng các lực lượng tiến hành tác chiến phòng không liên hợp. Tin tức tình báo của máy bay cảnh báo có thể chuyển cho sở chỉ huy ở mặt đất, chuyển tới trung tâm chỉ huy trên tàu chiến, cũng có thể trực tiếp thông qua đường Link dữ liệu chuyển đến máy bay chiến đấu đánh chặn trên không, dẫn đường cho máy bay chiến đấu chặn đánh máy bay địch tập kích.

1667962554137.png

1667962637432.png

Máy bay cảnh báo sớm Boeing E-767 – 4 của không quân Mỹ

Dẫn đường tiến công. Máy bay cảnh báo là “hệ thống Aegis trên không”. Dẫn đường tiến công là nhiệm vụ tiếp theo của máy bay cảnh báo. Hệ thống Aegis tác chiến đối không đặc hữu của tàu hải quân, lấy radar mảng pha làm nền tảng, tổng hợp hệ thống radar điều khiển hỏa lực, chỉ huy điều hành và hệ thống tác chiến đối không của tên lửa phòng không phóng thẳng đứng. Máy bay cảnh báo có thể sử dụng thiết bị trinh sát điện tử tiến hành trinh sát định vị mục tiêu có bức xạ điện từ không rõ ràngtrong khu vực làm nhiệm vụ, sau khi đối chiếu phân tích tín hiệu cùng với kho đặc trưng điện từ, sẽ nghiên cứu phán đoán ra thuộc tính mục tiêu đối phương, kịp thời làm rõ đặc điểm kỹ chiến thuật và động thái tác chiến của mục tiêu địch. Đồng thời, radar mảng pha của máy bay cảnh báo thám trắc có độ chính xác cao, xác định mục tiêu chính xác, có đầy đủ năng lực trung chuyển tiếp sức dẫn đường cho hỏa lực thực thi tác chiến đánh chặn, có khả năng tạo thành “lá chắn” vô hình ở mức độ nhất định.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NGA TRÌNH LÀNG THIẾT KẾ TÀU NGẦM HẠT NHÂN MỚI “DÀNH RIÊNG” CHO VÙNG BẮC CỰC

Tại Triển lãm Quốc phòng Army-2022 được tổ chức tại Nga, Viện Thiết kế hàng hải Trung ương Rubin (Nga) vừa công bố mô hình thiết kế tàu ngầm mang tên lửa đường đạn chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ mới, được đặt theo tên của ngôi sao sáng nhất Bắc bán cầu - Arcturus.

1667981275189.png

1667981356530.png


Theo các chuyên gia quân sự, Arcturus sở hữu lớp vỏ ngoài có khả năng cách âm từ bên trong và hấp thụ sóng âm từ bên ngoài. Lớp vỏ này giảm khả năng phát hiện mục tiêu từ sonar chủ động và thụ động của đối phương. Viện Thiết kế hàng hải Trung ương Rubin cho biết, Arcturus có hệ thống đẩy được thiết kế đặc biệt làm tăng khả năng cơ động của tàu ngầm. Bên cạnh đó, tính năng tàng hình cũng là đặc tính quan trọng nhất của tàu ngầm để đối phó hiệu quả với các mối đe dọa, đặc biệt là sonar chủ động tần số thấp chuyên được sử dụng để phát hiện tàu ngầm lặn sâu.
Tàu ngầm Arcturus được trang bị 12 ống phóng tên lửa (ít hơn 4 ống so với tàu ngầm Borei). Nhờ những cải tiến trong công nghệ phóng tên lửa đường đạn, Arcturus có thể “xuyên thủng” hệ thống phòng thủ của đối phương mà không cần quá nhiều tên lửa. Những tên lửa này có thể là phiên bản nâng cấp của tên lửa RSM-56 Bulava đang được Nga trang bị cho tàu ngầm lớp Borei, thậm chí có thể là tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm mà Nga đã thử nghiệm vào tháng 10/2021.

1667981499774.png

1667981582255.png

Tên lửa RSM-56 Bulava

Một tính năng mới có tính đột phá so với các thiết kế trước đó là Arcturus có thể mang theo 2 hoặc 3 phương tiện tự hành dưới nước Surrogate-V dành cho các hoạt động tác chiến chống ngầm giúp phát hiện các mục tiêu của đối phương trong phạm vi rộng. Surrogate-V được trang bị hệ thống sonar, động cơ đẩy phản lực nước và hệ thống dò tìm không phát ra âm thanh để phát hiện dấu vết hóa học và bức xạ từ tàu ngầm của đối phương.

1667981632560.png

1667981873251.png

1667981907659.png

Phương tiện tự hành dưới nước Surrogate-V

Học thuyết Hải quân 2022 của Nga khẳng định tầm quan trọng của Bắc Cực đối với lợi ích quốc gia, nêu rõ sự cần thiết phải đầu tư, phát triển khu vực này trước nhiều nguy cơ có thể xảy ra xung đột. Theo đó, khu vực Bắc Cực được bảo vệ bởi nhiều lớp phòng thủ, bao gồm: tàu chiến trên mặt nước, các hệ thống tên lửa, máy bay chiến đấu, tàu ngầm hạt nhân (SSN) và tàu ngầm thông thường (SSK)..., giúp đảm bảo an toàn cho hoạt động răn đe hạt nhân từ dưới biển của Nga.

1667981991349.png

1667982116463.png

1667982101605.png


Để thực hiện các mục tiêu của Moscow, Nga cần phải có năng lực phản ứng nhanh trước các tình huống phát sinh. Do vậy, Arcturus có thể trở thành một vũ khí quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nga tại khu vực này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mỹ thử nghiệm tên lửa đường đạn liên lục địa Minuteman III sau nhiều lần trì hoãn

Theo đài RT, ngày 16/8, tên lửa đường đạn liên lục địa Minuteman III đã được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg ở bang California (Mỹ). Tên lửa bay quãng đường khoảng 6.760km qua Thái Bình Dương trước khi phát nổ và rơi xuống biển thuộc quần đảo Marshall.

1668253079136.png

1668252712523.png

1668252654077.png


Tên lửa Minuteman III do Tập đoàn Boeing chế tạo, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Minuteman III là loại tên lửa 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m. Nó có thể đạt độ cao bay tối đa 1.120km, tầm bắn đến 13.000km, với tốc độ di chuyển lên tới 24.000km/h (tốc độ giai đoạn cuối 28.700km/h).
Tên lửa Minuteman III được trang bị 3 đầu đạn hạt nhân W62 MK-12 với tổng đương lượng nổ 170 kilotons. Đặc biệt, tên lửa này cũng có thể được trang bị đầu đạn MIRV gồm nhiều đạn con, cho phép tiến công 3 mục tiêu khác nhau; đây là điểm tiên tiến hơn so với Minuteman I và Minuteman II chỉ có thể mang một đầu đạn cỡ lớn.

1668253099671.png

1668252851858.png

1668252970622.png

Đầu đạn hạt nhân W62 MK-12

Trang CNN trích từ tuyên bố của Lực lượng Không quân Mỹ cho biết: “Vụ phóng thử nghiệm này là một phần của các hoạt động thường xuyên và định kỳ nhằm chứng minh rằng lực lượng răn đe hạt nhân của Mỹ là an toàn, bảo mật, đáng tin cậy và hiệu quả để ngăn chặn các mối đe dọa trong thế kỷ 21”.

1668252993812.png

1668253045733.png

1668253013935.png

1668253028778.png


Minuteman III là một trong bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ. Hai vũ khí còn lại là tên lửa đường đạn Trident phóng từ tàu ngầm Ohio và vũ khí hạt nhân được mang trên máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-2…
Theo người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby, vụ phóng ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 4/8 nhưng đã bị trì hoãn để tránh leo thang căng thẳng với Trung Quốc sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Trước đó, hồi tháng 3, Mỹ cũng đã hoãn một vụ thử tên lửa Minuteman III nhằm giảm căng thẳng hạt nhân với Nga trong khi giao tranh đang khốc liệt ở Ukraine.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CUỘC CHẠY ĐUA GIỮA NGA VÀ NATO TẠI BẮC CỰC

Trong chuyến thăm Canada từ ngày 24 đến ngày 26/8/2022, ông Jens Stoltenberg, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã cảnh báo về việc Nga mở rộng các cơ sở quân sự tại vùng Bắc Cực đang tạo ra thách thức lớn đối với NATO, trong khi Nga cáo buộc NATO đang đẩy nhanh chạy đua vũ trang với nước này tại Bắc Cực.
Tương quan lực lượng giữa Nga và NATO ở Bắc Cực là 5:1, nên ưu thế ở khu vực chiến lược này đang nghiêng về Nga.

1668312472178.png

1668311746010.png

1668311766576.png

1668311795404.png

1668312183054.png

1668312209928.png

Quân đội Nga tại Bắc cực

Ông Stoltenberg cho rằng, Nga đã xây dựng hàng trăm cơ sở quân sự mới ở Bắc Cực cũng như tái vận hành cơ sở cũ từ thời Liên Xô, trong đó có các sân bay và cảng nước sâu. Nga cũng sử dụng khu vực này làm nơi thử nghiệm nhiều hệ thống vũ khí thế hệ mới, trong đó có tên lửa siêu thanh. Theo ông Stoltenberg, tuyến đường ngắn nhất mà tên lửa và máy bay Nga có thể bay tới Bắc Mỹ là qua Bắc Cực. Điều đáng ngại hơn, Nga và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác ở Bắc Cực, là một phần của quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu rộng, thách thức các giá trị và lợi ích chung của NATO. Trung Quốc có thể tiếp cận Bắc Cực để vận chuyển và thăm dò tài nguyên, trong đó có kế hoạch xây dựng hạm đội tàu phá băng lớn nhất thế giới. Ông Jens Stoltenberg kêu gọi NATO phải đáp trả Nga bằng cách gia tăng hiện diện quân sự ở vùng Bắc Cực, cũng như đầu tư phát triển các năng lực quân sự mới ở khu vực.

1668311877021.png

1668311896883.png

1668311925420.png

1668311947479.png

1668312569563.png

Quân đội Mỹ tại Bắc Cực

Nhiều nhà phân tích cho rằng, tại Bắc Cực đang định hình một cuộc đối đầu gay gắt giữa một bên là Mỹ và NATO với bên kia là Nga và Trung Quốc... Hiện nay, do lo ngại các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, nên Trung Quốc chưa tham gia tích cực vào việc kiến tạo tuyến đường biển phương Bắc. Phía Nga cũng chưa đề xuất với Trung Quốc về việc tham gia vào hoạt động này vì đây là khu vực đặc quyền kinh tế của Nga.
Năm 2021, Tổng thống Nga V. Putin đã yêu cầu đến năm 2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường biển phương Bắc của nước này phải đạt 80 triệu tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, Nga đang giành lợi thế trong cuộc chạy đua ở Bắc Cực. Trên khu vực đất liền, cực Bắc của Nga đã triển khai 6 căn cứ quân sự. Tại Bắc Cực, Nga cũng đã thiết lập những hệ thống phòng không hiện đại, 10 sân bay quân sự đã đi vào hoạt động. Đặc biệt, ưu thế chủ yếu của Nga ở Bắc Cực là hạm đội tàu phá băng hạng nặng. Nước này hiện có gần 40 tàu phá băng và 4 tàu phá băng chạy bằng hạt nhân đang được hoàn thành, trong khi Mỹ chỉ có 2 tàu phá băng.

1668312112924.png

1668312800781.png

1668312026410.png

Vận tải biển tại Bắc Cực

Việc Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn gia nhập NATO có thể sẽ giúp khối này rút ngắn khoảng cách trong cuộc đua với Nga ở Bắc Cực. Với địa hình tiếp giáp Bắc Cực, Thụy Điển và Phần Lan có 13 tàu phá băng và đều có khả năng triển khai rất nhanh.

1668312066667.png

1668312082000.png

1668312343582.png

1668312272828.png

Lực lượng NATO tại Bắc Cực
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phòng thủ tên lửa Mỹ năm 2022

Phòng thủ Tên lửa (MDR) năm 2022 đưa ra sự chỉ đạo Bộ Quốc phòng và hướng dẫn các đối tác liên ngành về chiến lược và chính sách phòng thủ tên lửa của Mỹ nhằm hỗ trợ Chiến lược Quốc phòng (NDS). MDR cung cấp một khuôn khổ cho khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ bao gồm: các ưu tiên trong quốc phòng và mục tiêu răn đe như được chỉ ra trong NDS; khuôn khổ răn đe tích hợp; và các yếu tố đa dạng của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. MDR cũng xác định cách Mỹ đang tích hợp phòng thủ tên lửa với các Đồng minh và đối tác của mình để tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chống lại các mối đe dọa chung.

Kể từ khi công bố MDR gần đây nhất vào năm 2019, các mối đe dọa liên quan đến tên lửa đã nhanh chóng mở rộng về số lượng, tính đa dạng và mức độ tinh vi. Các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ đang ngày càng gặp rủi ro từ các kho vũ khí tên lửa trên phạm vi rộng bao gồm các loại vũ khí đường đạn, hành trình và siêu vượt âm tấn công, cũng như các mối đe dọa mức độ thấp hơn như các Hệ thống máy bay không người lái (UAS).

1668334969102.png

1668334988789.png

1668335022917.png

1668335166148.png

Tên lửa hạt nhân của Nga

Mỹ sẽ tiếp tục dựa vào khả năng răn đe chiến lược - được bảo đảm bởi kho vũ khí hạt nhân an toàn, an ninh và hiệu quả, đồng thời được củng cố bởi các xen xơ linh hoạt và cấu trúc Chỉ huy, Kiểm soát và Thông tin liên lạc Hạt nhân (NC3) - để giải quyết và ngăn chặn các mối đe dọa tên lửa hạt nhân liên lục địa có phạm vi rộng lớn, nhằm vào nội địa nước Mỹ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Liên bang Nga. Khi quy mô và mức độ phức tạp của các khả năng tên lửa của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tăng lên, Mỹ cũng sẽ tiếp tục vượt lên trước các mối đe dọa tên lửa của Bắc Triều Tiên nhằm vào nội địa nước Mỹ thông qua cách tiếp cận đánh bại tên lửa toàn diện, được bổ sung bằng mối đe dọa đáng tin cậy của Mỹ đối với nước này là áp đặt chi phí trực tiếp thông qua các phương tiện hạt nhân và phi hạt nhân.

1668335202915.png

1668335243351.png

1668335323754.png

Tên lửa hạt nhân của Trung Quốc

Đánh bại tên lửa bao gồm phạm vi các hoạt động nhằm đối phó với sự phát triển, hoạt động mua sắm, phổ biến, sử dụng thực tế và tiềm tàng các loại tên lửa tấn công của đối phương và để hạn chế thiệt hại do các cách sử dụng này gây ra. Để hỗ trợ sứ mệnh phòng thủ tên lửa trong nội địa nước Mỹ, việc tiếp tục hiện đại hóa và mở rộng hệ thống Phòng thủ tầm trung bố trí trên mặt đất (GMD) sẽ vẫn là một yếu tố thiết yếu trong phương thức đánh bại tên lửa toàn diện của chúng ta. Ngoài ra, là một phần của cách tiếp cận toàn diện này, Mỹ cũng sẽ tiếp tục cải thiện các khả năng phòng thủ để đối phó với mối đe dọa của các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của bất kỳ đối thủ nào nhằm vào nội địa nước Mỹ.

1668335799606.png

1668335848997.png

1668335815544.png

1668335889567.png

Tên lửa hạt nhân của Triều Tiên

Để tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe trong khu vực, hợp tác chặt chẽ với Đồng minh và các đối tác về Phòng thủ Tên lửa và Phòng không Tích hợp (IAMD) sẽ vẫn là một ưu tiên quan trọng. Do đó, Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi các năng lực IAMD liên quân, của Liên minh và đối tác cần thiết để duy trì mức độ khả năng phòng thủ khu vực đáng tin cậy cho các lực lượng cơ động liên quân và cơ sở hạ tầng trọng yếu chống lại tất cả các mối đe dọa tên lửa từ bất kỳ đối thủ nào nhằm bảo vệ các lực lượng Mỹ ở nước ngoài, duy trì tự do cơ động và tăng cường các cam kết an ninh với các Đồng minh và đối tác của Mỹ.

1668335949912.png

1668336029135.png

Đồ họa hệ thống Phòng thủ Tên lửa và Phòng không Tích hợp (IAMD)

.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

II. MÔI TRƯỜNG MỐI ĐE DỌA TRÊN KHÔNG VÀ TÊN LỬA ĐANG PHÁT TRIỂN

Các đối thủ đang phát triển, trang bị và tích hợp các khả năng trên không và tên lửa tiên tiến hơn vào các chiến lược của họ để định hình tiến trình của một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột tiềm tàng có lợi cho họ. Những khả năng tên lửa và trên không này gây ra rủi ro ngày càng mở rộng và gia tăng đối với nội địa nước Mỹ, các lực lượng Mỹ ở nước ngoài cũng như các Đồng minh và đối tác của Mỹ.

Các khả năng tên lửa đường đạn, tên lửa hành trình và tên lửa siêu vượt âm hiện tại và mới nổi, cũng như các mối đe dọa mới như Hệ thống máy bay không người lái cỡ nhỏ (sUAS), đang làm phức tạp các vai trò truyền thống của phòng không và phòng thủ tên lửa. Các đối thủ tiềm tàng đang có được các loại tên lửa tầm xa hơn và phức tạp hơn, đồng thời đang tìm kiếm giành lợi thế quân sự có ý nghĩa bằng các loại tên lửa thông thường tiên tiến, được hỗ trợ bởi các hệ thống thông tin và các xen xơ tinh vi. Các nhân tố gây ra đe dọa đang phát triển và triển khai các hệ thống tên lửa di động nhằm làm giảm năng lực của Mỹ, Đồng minh và các đối tác trong phát hiện, xác định và ứng phó với các hoạt động chuẩn bị phóng. Vũ khí siêu vượt âm, được thiết kế để tránh các xen xơ và hệ thống phòng thủ của Mỹ, đặt ra mối đe dọa ngày càng tăng và phức tạp do đặc điểm có khả năng kép (hạt nhân / thông thường), phương thức bay đầy thách thức và khả năng cơ động của loại vũ khí này.

Trung Quốc. Như đã nêu trong NDS, các nỗ lực và hoạt động của Trung Quốc nhằm chống lại trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trở thành thách thức ngày càng tăng đối với Bộ Quốc phòng. Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ các công nghệ và năng lực của tên lửa đường đạn và tên lửa siêu vượt âm thông thường và hạt nhân, thông qua đầu tư, phát triển, thử nghiệm và triển khai mạnh mẽ và tập trung. Trung Quốc hiện đang sử dụng các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa do Nga phát triển đồng thời theo đuổi các khả năng bản địa đang ngày càng tinh vi. Trong nhiều lĩnh vực như công nghệ tên lửa đường đạn và siêu vượt âm thông thường, Trung Quốc tiếp tục thu hẹp khoảng cách với Mỹ, và có khả năng sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng các khả năng tên lửa của mình. Mạng lưới Tình báo, Giám sát và Trinh sát (ISR) bố trí trên vũ trụ ngày càng tinh vi và phổ biến cùng với các hệ thống Chỉ huy và Kiểm soát (C2) được cải thiện, đã nâng cao đáng kể độ chính xác của các hệ thống tên lửa mà Trung Quốc sẽ sử dụng để ngăn chặn và chống lại sự hiện diện phía trước và hoạt động của Mỹ, đặc biệt là ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

1668391731092.png

1668391740264.png

1668391842782.png

Hệ thống phòng không HQ-8/WS-600 của Trung Quốc

Nga. Hành động Nga tấn công Ukraine là dấu hiệu cho thấy sự tái xuất hiện của một nước Nga quân phiệt hơn đang tìm cách lật đổ hệ thống an ninh châu Âu thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh và thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ rộng lớn hơn. Thông qua các hành động thù địch của mình, Nga tìm cách mở rộng quyền kiểm soát đối với các phần đất của đế chế Liên Xô cũ nhằm giành lại vị trí chính đáng của mình trên trường thế giới. Tại Ukraine, Nga đã sử dụng hàng nghìn tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn phóng từ trên không, trên bộ và trên biển, bao gồm cả tên lửa siêu vượt âm. Những tổn thất trên chiến trường hiện tại đe dọa làm giảm kho vũ khí hiện đại hóa của Nga, đồng thời các biện pháp trừng phạt kinh tế và kiểm soát xuất khẩu được phối hợp trên phạm vi rộng có thể cản trở khả năng sản xuất hiệu quả các loại vũ khí dẫn đường chính xác hiện đại trong tương lai của nước này.

1668392201412.png

1668392159752.png

1668392255355.png

Hệ thống phòng không S-500 của Nga

Như đã đề cập trong NDS, Nga cũng tìm cách thúc đẩy các lợi ích của mình bằng cách thách thức trực tiếp các lợi ích quốc gia của Mỹ. Trong 10 năm qua, Nga đã ưu tiên hiện đại hóa các hệ thống tên lửa có tầm bắn liên lục địa và đang phát triển, thử nghiệm và triển khai các khả năng mới, đa dạng, đặt ra những thách thức mới đối với hoạt động cảnh báo và phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nga đang phát triển và trang bị một bộ tên lửa tấn công chính xác tiên tiến có thể phóng từ các phương tiện phóng ở trên không, trên biển và trên bộ, đồng thời có nhiều khả năng được thiết kế để đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa. Nga đã vẫn giữ lại và nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa của mình được thiết kế để bảo vệ Moscow trước cuộc tấn công của Mỹ, đồng thời đã phát triển một số hệ thống phòng không tầm thấp hơn để sử dụng và xuất khẩu như một công cụ của chính sách đối ngoại.

1668392361779.png

1668392380557.png

1668392594915.png


...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên tiếp tục cải thiện, mở rộng và đa dạng hóa các khả năng tên lửa hạt nhân và thông thường của mình, gây ra rủi ro ngày càng tăng cho nội địa của nước Mỹ và các lực lượng Mỹ trên chiến trường, cũng như các Đồng minh và đối tác trong khu vực. Năm 2017, Bắc Triều Tiên đã phóng thử hai loại Tên lửa đường đạn xuyên lục địa di động (ICBM) sản xuất trong nước, cả hai loại đều có thể bay tới Lục địa Mỹ. Năm 2020, Bắc Triều Tiên trình diễn một ICBM mới, lớn hơn trong một cuộc duyệt binh. Ngoài ra, Bắc Triều Tiên có một loạt hệ thống tên lửa sản xuất trong nước, bao gồm Tên lửa đường đạn tầm ngắn, tầm trung và tầm trung xa (IRBM) có thể đe dọa các lực lượng Mỹ, Đồng minh và các đối tác đã triển khai. Hầu hết các loại tên lửa đường đạn của Triều Tiên đều được đánh giá có khả năng mang tải trọng hạt nhân. Bắc Triều Tiên đã công khai tuyên bố ý định tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao mức độ phức tạp của chương trình tên lửa đường đạn bất kể tương lai các khả năng hoặc vị thế phòng thủ tên lửa khu vực hoặc nội địa của Mỹ. Ngoài ra, kể từ tháng 9 năm 2021, Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều vụ bay thử nghiệm những gì mà họ tuyên bố là tên lửa siêu vượt âm. Vào tháng 1 năm 2022, Bắc Triều Tiên đã tiến hành một loạt vụ thử khác với nhiều loại hệ thống tên lửa, bao gồm cả IRBM - vụ thử đầu tiên kể từ năm 2017.

1668651383505.png

1668651372279.png

1668651404386.png

Tên lửa đường đạn tầm ngắn, tầm trung và tầm trung xa (IRBM) của Bắc Triều Tiên

1668651027201.png

1668650979074.png

1668651060705.png

ICBM của Bắc Triều Tiên

Iran. Cộng hòa Hồi giáo Iran (Iran) duy trì khả năng tên lửa và UAS trong khu vực ngày càng lớn mạnh và quy mô rộng lớn, mà nước này sử dụng (thường thông qua ủy nhiệm) để tiến hành các cuộc tấn công trong khu vực, đảm bảo sự tồn tại của chế độ, ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ của mình và đáp trả nếu bị tấn công. Iran tiếp tục duy trì lực lượng tên lửa lớn nhất ở Trung Đông, cùng với các khả năng ngày càng tăng của UAS. Tên lửa của họ gây rủi ro cho các lực lượng Mỹ, Đồng minh và các đối tác ở Trung Đông và hơn thế nữa, nhưng hiện không thể bay tới nội địa nước Mỹ. Iran cũng tiếp tục theo đuổi chương trình vũ trụ, có thể rút ngắn con đường đến phát triển khả năng tên lửa tầm xa trong tương lai.

1668651581490.png

1668651596397.png

1668651638734.png

Tên lửa của Iran

1668651715264.png

1668651673588.png

1668651690903.png

UAS của Iran

Các Nhân tố phi nhà nước. Các nhân tố phi nhà nước gây ra mối đe dọa ngày càng tăng cho các lợi ích khu vực của Mỹ, bao gồm cả Đồng minh và các đối tác, đặc biệt là ở Trung Đông và Châu Phi. Trên chiến trường ngày nay, các nhân tố phi nhà nước đang sử dụng các khả năng tấn công sUAS, rốc két và tên lửa ngày càng phức tạp, đồng thời tiếp tục hưởng lợi từ việc chuyển giao công nghệ của các đối thủ Mỹ.

1668651824513.png

1668651942120.png

1668652019407.png

UAS của lực lượng Hamas

1668652079360.png

1668652192622.png

1668652333761.png

UAS của lực lượng Houthi

UAS. UAS là một cách ngăn chặn hợp lý rẻ tiền, dễ tiếp cận, linh hoạt để thực hiện các cuộc tấn công vũ trang và thể hiện sức mạnh vượt trội trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các xu hướng công nghệ thúc đẩy tiếp tục làm thay đổi các ứng dụng của UAS, làm cho chúng trở thành những phương tiện ngày càng có năng lực trong tay của cả các nhân tố nhà nước và phi nhà nước. UAS có thể có khả năng sát thương tương tự như tên lửa hành trình và có thể phóng từ nhiều vị trí mà hầu như không bị phát hiện. Nhìn chung, UAS không bị đối thủ coi là có tác động địa chiến lược gây mất ổn định giống như các lực lượng tên lửa lớn hơn, khiến chúng trở thành phương pháp ngày càng được ưa thích để thực hiện các cuộc tấn công cấp chiến thuật. Các đối thủ cũng đang sử dụng nhiều loại đạn tên lửa - chẳng hạn như UAS tấn công cảm tử kết hợp với rốc két - trong nỗ lực đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa. Việc sử dụng UAS có thể sẽ mở rộng và tiếp tục gây ra mối đe dọa đối với nhân viên Mỹ ở nước ngoài, Đồng minh và các đối tác, và có khả năng đối với nội địa Mỹ.

1668652286194.png

1668652403260.png

1668652433175.png

Nhà máy lọc dầu của UAE bị UAS của lực lượng Houthi tấn công

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Phòng thủ tên lửa, là một thành phần của khuôn khổ tích hợp, nhiều lớp này, có vai trò rất quan trọng đối với ưu tiên hàng đầu là bảo vệ nội địa nước Mỹ và ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào Mỹ. Cho dù bảo vệ nội địa nước Mỹ, nhưng lực lượng đã triển khai của Mỹ hay Đồng minh và đối tác của chúng ta, các hệ thống phòng thủ tên lửa đều ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công của kẻ thù và hạn chế thiệt hại nếu khả năng răn đe thất bại.

Sự phát triển và tiến bộ liên tục của tên lửa như là một phương tiện chủ yếu mà các đối thủ tìm cách triển khai sức mạnh quân sự thông thường hoặc hạt nhân khiến phòng thủ tên lửa trở thành một thành phần ngăn chặn-răn đe cốt lõi của chiến lược răn đe tích hợp. Khả năng phòng thủ tên lửa bổ sung khả năng phục hồi và làm giảm niềm tin của đối phương trong việc sử dụng tên lửa bằng cách đưa sự nghi ngờ và không chắc chắn vào việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc tấn công, làm giảm động cơ tiến hành các cuộc tấn công cưỡng ép quy mô nhỏ, làm giảm xác suất thành công của cuộc tấn công và nâng cao ngưỡng xung đột. Hệ thống phòng thủ tên lửa cũng củng cố vị thế ngoại giao và an ninh của Mỹ để trấn an các Đồng minh và đối tác rằng Mỹ sẽ không bị cản trở trong việc thực hiện các cam kết an ninh toàn cầu của mình. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc xung đột, hệ thống phòng thủ tên lửa đưa ra các lựa chọn quân sự giúp chống lại sự hiện diện ngày càng mở rộng của các mối đe dọa tên lửa và có thể ít leo thang hơn so với việc sử dụng các hệ thống tấn công. Hạn chế thiệt hại do hệ thống phòng thủ tên lửa mang lại sẽ mở rộng không gian ra quyết định cho các nhà lãnh đạo cấp cao ở mọi cấp độ xung đột, đồng thời duy trì khả năng và quyền tự do cơ động cho các lực lượng Mỹ.

1668769612829.png

1668769796589.png

1668769676136.png

Hệ thống THAAD của Mỹ

Trong khuôn khổ răn đe tích hợp, các khả năng phòng thủ tên lửa và hạt nhân sẽ bổ sung cho nhau. Vũ khí hạt nhân của Mỹ là mối đe dọa đáng tin cậy về hành động phản ứng mạnh mẽ và áp đặt chi phí cao, trong khi hệ thống phòng thủ tên lửa góp phần răn đe bằng khả năng ngăn chặn. Nếu khả năng ngăn chặn thất bại, khả năng phòng thủ tên lửa có thể làm giảm thiểu một số tác động từ một cuộc tấn công. Phòng thủ tên lửa góp phần trực tiếp vào các chiến lược răn đe phù hợp của Mỹ nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công vào Mỹ từ các quốc gia như Bắc Triều Tiên và góp phần mở rộng khả năng răn đe cho các Đồng minh và đối tác của Mỹ cũng như các lực lượng tương ứng của Mỹ ở nước ngoài.

Để giải quyết các mối đe dọa hạt nhân, có tầm bắn liên lục địa từ Nga và Trung Quốc, Mỹ sẽ tiếp tục dựa vào các khả năng răn đe chiến lược - được bảo đảm bởi các lực lượng hạt nhân an toàn, an ninh và hiệu quả - để ngăn chặn những mối đe dọa như được nêu trong Đánh giá Vị thế Hạt nhân năm 2022 (NPR). Việc đảm bảo độ tin cậy liên tục của biện pháp răn đe này sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư vào cảnh báo tên lửa, theo dõi tên lửa và NC3 tin cậy để bắt kịp với sự phát triển của Trung Quốc và các mối đe dọa của Nga, đồng thời tránh khả năng né tránh các mạng xen xơ của Mỹ trong một cuộc tấn công bất ngờ. Đối với các quốc gia như Bắc Triều Tiên, khả năng phòng thủ tên lửa và kho vũ khí hạt nhân của Mỹ là sự bổ sung và tăng cường lẫn nhau, vì cả hai khả năng này đều góp phần ngăn chặn một cuộc tấn công vào Mỹ cũng như Đồng minh và các đối tác của chúng ta.

Phòng thủ Tên lửa nội địa Mỹ. Ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng là bảo vệ nội địa Mỹ và ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào Mỹ. Theo mục đích của bài đánh giá này, phòng thủ tên lửa nội địa đề cập đến việc bảo vệ 50 bang, tất cả các vùng lãnh thổ của Mỹ và Đặc khu Columbia trước các cuộc tấn công bằng tên lửa. Các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể nâng cao ngưỡng gây ra xung đột hạt nhân bằng cách ngăn chặn khả năng thực hiện các cuộc tấn công hoặc trình diễn cưỡng ép hạt nhân quy mô nhỏ của kẻ xâm lược. Hơn nữa, sự hiện diện của hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ gây khó khăn cho việc ra quyết định của đối phương bằng cách tạo ra sự nghi ngờ và không chắc chắn về khả năng một cuộc tấn công bằng tên lửa tấn công thành công.

1668769852474.png

1668769906113.png

1668769936437.png

Hệ thống tên lửa Patriot

Các hệ thống phòng thủ tên lửa như GMD cung cấp biện pháp bảo vệ rõ ràng cho người dân Mỹ đồng thời trấn an các Đồng minh và đối tác rằng Mỹ sẽ không bị ép buộc bởi các mối đe dọa nhằm vào nội địa nước Mỹ từ các quốc gia như Bắc Triều Tiên và có thể là Iran. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, khả năng nhận biết môi trường tích hợp toàn cầu sẽ nâng cao khả năng cảnh báo và cho phép đưa ra quyết định linh hoạt để ứng phó, khi cần thiết và thích hợp, với các lựa chọn leo thang như tấn công động năng. Nếu ngăn chặn thất bại, thì phòng thủ bằng tên lửa có thể giúp giảm thiểu thiệt hại cho đất nước Mỹ và giúp bảo vệ người dân Mỹ.

Kiến trúc phòng thủ tên lửa đường đạn nội địa của Mỹ tập trung vào hệ thống GMD, bao gồm các tên lửa đánh chặn đặt ở Alaska và California, mạng lưới các xen xơ bố trí trên vũ trụ và trên mặt đất, và hệ thống C2 tích hợp. Cùng với nhau, các khả năng phòng thủ nội địa của Mỹ cung cấp các phương tiện để giải quyết các mối đe dọa tên lửa đường đạn từ các quốc gia như Bắc Triều Tiên và Iran.

1668770029479.png

1668770066503.png

1668770125917.png

1668770088996.png

Tên lửa đánh chặn của Mỹ tại Alaska

Mặc dù Mỹ duy trì quyền tự vệ trước các cuộc tấn công từ bất kỳ nguồn gốc nào, nhưng GMD không nhằm mục đích hoặc cũng không có khả năng đánh bại ICBM quy mô lớn và tinh vi, các mối đe dọa tên lửa đường đạn phóng từ trên không hoặc trên biển từ Nga và Trung Quốc. Mỹ dựa vào khả năng răn đe chiến lược để giải quyết những mối đe dọa đó.

Là một phần của phương pháp tiếp cận tích hợp để răn đe, Mỹ nhận thấy rõ mối quan hệ qua lại giữa vũ khí tấn công chiến lược và các hệ thống phòng thủ chiến lược. Tăng cường tính minh bạch và khả năng dự đoán lẫn nhau đối với các hệ thống này có thể giúp làm giảm nguy cơ xảy ra xung đột.

Khi các mối đe dọa tên lửa đường đạn của Bắc Triều Tiên đối với nội địa Mỹ tiếp tục phát triển, Mỹ cam kết cải thiện các khả năng và độ tin cậy của hệ thống GMD. Điều này bao gồm phát triển Hệ thống đánh chặn thế hệ kế tiếp (NGI) để tăng cường và có khả năng thay thế các Tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất (GBI) hiện có. Ngoài hệ thống GMD, Mỹ sẽ tận dụng và cải thiện toàn bộ khả năng đánh bại tên lửa của mình, được bổ sung bằng mối đe dọa đáng tin cậy của Mỹ là áp đặt chi phí trực tiếp thông qua các phương tiện hạt nhân và phi hạt nhân, để tiếp tục đối phó các mối đe dọa tên lửa của Bắc Triều Tiên nhằm vào nội địa nước Mỹ. Để ngăn chặn các nỗ lực của đối thủ nhằm duy trì dưới ngưỡng hạt nhân và đạt được các kết quả chiến lược bằng các khả năng thông thường, Mỹ sẽ xem xét các biện pháp phòng thủ chủ động và thụ động nhằm giảm thiểu rủi ro từ bất kỳ cuộc tấn công tên lửa hành trình nào nhằm vào các tài sản trọng yếu, bất kể từ nguồn gốc nào.

1668770319876.png

1668770264517.png

1668770283379.png

Hệ thống Aegis của hải quân Mỹ

Trong bối cảnh phòng thủ nội địa, một cuộc tấn công vào đảo Guam hoặc bất kỳ lãnh thổ nào khác của Mỹ bởi bất kỳ kẻ thù nào sẽ được coi là một cuộc tấn công trực tiếp vào Mỹ và sẽ được đáp trả bằng một phản ứng thích hợp. Ngoài ra, Guam là nơi có các phương tiện tung phóng sức mạnh chủ chốt trong khu vực và các đầu mối bảo đảm hậu cần, đồng thời là cơ sở hoạt động cần thiết cho các nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Do đó, cấu trúc phòng thủ lãnh thổ đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa sẽ tương xứng với vị thế độc đáo của Guam, vừa là một phần rõ ràng của Mỹ vừa là một vị trí trọng yếu trong khu vực. Hệ thống phòng thủ của Guam, bao gồm các khả năng phòng thủ tên lửa chủ động và thụ động khác nhau, sẽ đóng góp vào tính toàn vẹn tổng thể của hoạt động răn đe tích hợp và củng cố chiến lược tác chiến của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

1668770815704.png

1668770847868.png

1668770689298.png

Mỹ thử nghiệm hệ thống Vòm sắt tại Guam
.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Phòng thủ tên lửa khu vực. Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường phòng thủ cho các lực lượng Mỹ, đồng minh và các đối tác chống lại tất cả các mối đe dọa tên lửa trong khu vực từ bất kỳ nguồn gốc nào. Là một phần của cách tiếp cận tích hợp, tương tác và nhiều lớp để răn đe, các khả năng của IAMD cần bắt kịp với việc mở rộng của các mối đe dọa tên lửa trong khu vực, đồng thời bảo vệ và cho phép các lực lượng cơ động của Mỹ, Đồng minh và đối tác tiến hành tác chiến.

1668825708343.png


Các mối đe dọa tên lửa trong khu vực tiếp tục mở rộng về khả năng, năng lực và mức độ phức tạp, thách thức các khả năng IAMD khu vực hiện có của Mỹ, Đồng minh và đối tác và gây rủi ro cho tất cả các khả năng này. Có thể được thiết kế cho việc triển khai dưới ngưỡng hạt nhân của Mỹ, các đối thủ đang theo đuổi và trình diễn các hệ thống tên lửa và vũ trụ tầm xa, tiên tiến có khả năng vượt qua toàn bộ các Khu vực trách nhiệm chỉ huy chiến đấu (AORs). Các cuộc tấn công từ các hệ thống này có thể ngày càng làm mờ ranh giới giữa phòng thủ khu vực và nội địa, đồng thời thách thức các cấu trúc IAMD hiện có. Ngoài các mối đe dọa tên lửa, các lực lượng Mỹ, Đồng minh và các đối tác cũng phải đối mặt với sự gia tăng của các mối đe dọa mức độ thấp hơn (ví dụ: rốc két, UAS vũ trang, v.v...) khi các đối thủ tìm cách tận dụng các hệ thống tương đối rẻ tiền, linh hoạt và có thể sử dụng này trong khi khai thác những khó khăn cố hữu đối với việc quy kết và tác động của nó đối với khả năng răn đe.

1668825900112.png

1668825819045.png

1668825838888.png

1668825936309.png


Hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng có ý nghĩa rất quan trọng. Mỹ sẽ tiếp tục tìm cách hội nhập và tương tác với các Đồng minh và các đối tác cũng như khuyến khích hội nhập nhiều hơn giữa các Đồng minh và các đối tác để lấp khoảng trống nhằm đối phó với phạm vi các mối đe dọa khu vực ngày càng tăng. Ngoài ra, vì khả năng chia sẻ thông tin và dữ liệu qua xen xe có vai trò rất quan trọng đối với phòng thủ khu vực, Mỹ sẽ tiếp tục hợp lý hóa các quy trình chia sẻ thông tin và dữ liệu, đồng thời khuyến khích các đồng minh và đối tác tăng cường thế trận bảo vệ thông tin và an ninh điều khiển học.

1668826087005.png

1668826001312.png

1668826175091.png

Hệ thống phòng thủ tên lửa THADD của Mỹ tại Hàn Quốc

Mỹ cũng sẽ tiếp tục phát triển các biện pháp phòng thủ chủ động và thụ động đối phó các mối đe dọa tên lửa siêu vượt âm trong khu vực, đồng thời theo đuổi xây dựng mạng xen xơ vững chắc và linh hoạt để xác định đặc điểm và theo dõi tất cả các mối đe dọa siêu vượt âm, cải thiện khả năng quy kết và cho phép can dự. Các chiến lược mua sắm xen xơ mới, tên lửa đánh chặn và hệ thống C2 phải hoàn toàn phù hợp - ưu tiên cho các xen xơ. Khi thích hợp, Mỹ sẽ theo đuổi nghiên cứu và phát triển chung về các chương trình phòng thủ siêu vượt âm với các Đồng minh và đối tác chủ chốt.

IAMD. Nằm trong cách tiếp cận đánh bại tên lửa rộng hơn của Mỹ, IAMD là sự tích hợp các khả năng và hoạt động chồng chéo để bảo vệ nội địa, Đồng minh và các đối tác, bảo vệ Lực lượng liên quân và lực lượng tổng hợp, đồng thời cho phép tự do hành động bằng cách phủ nhận khả năng của đối thủ trong việc tạo ra các tác động bất lợi bằng các khả năng của không quân và tên lửa.

1668826270374.png


IAMD là nỗ lực vượt ra khỏi hệ thống phòng thủ tên lửa bố trí trên phương tiện cụ thể hướng tới một cách tiếp cận rộng hơn kết hợp tất cả các khả năng đánh bại tên lửa - phòng thủ, thụ động, tấn công, động năng, phi động năng - thành một cấu trúc kết hợp và liên quân toàn diện.

Phát triển và trang bị các hệ thống IAMD là một bài toán phức tạp. Để giải quyết mối đe dọa đang phát triển nhanh chóng, cộng đồng mua sắm phải tiếp tục khai thác các phương pháp tiếp cận mua sắm thích ứng để đảm bảo phát triển, mua sắm, duy trì và cải tiến kịp thời và hiệu quả về chi phí của các hệ thống IAMD, đồng thời đưa ra chiến lược đầu tư rõ ràng trong ngắn hạn, trung hạn- và dài hạn.

1668826331894.png


Bộ Quốc phòng phải phát triển, thiết kế, mua sắm và duy trì các hệ thống IAMD liên quân được tích hợp, tương thích và đủ sức cơ động, linh hoạt và giá cả phải chăng để bảo vệ nước Mỹ và các lực lượng cơ động kết hợp và liên quân phân tán trước toàn bộ các mối đe dọa tên lửa và trên không. Khả năng tương tác tạo ra hiệu quả và tính kinh tế của các nguồn lực. Để nâng cao hiệu quả này trong IAMD, Bộ Quốc phòng phải phát triển và triển khai các kết hợp sáng tạo giữa các năng lực của Quân chủng, quốc gia, Đồng minh và đối tác để đáp ứng nhu cầu thực thi sứ mệnh.

1668826358764.png

1668826414907.png


Một lĩnh vực có tầm quan trọng liên quan đến IAMD là thách thức ngày càng tăng của việc chống lại UAS (C-UAS). UAS là một cách thức không tốn kém, linh hoạt và có thể phủ nhận một cách chính đáng để các đối thủ cố gắng thực hiện các cuộc tấn công cấp chiến thuật dưới ngưỡng phản ứng mạnh mẽ, khiến chúng trở thành một khả năng ngày càng được ưa thích đối với các nhân tố nhà nước và phi nhà nước. Các khả năng của UAS cũng ngày càng phát triển về tính đa dạng, chất lượng và số lượng. Các lực lượng được triển khai phía trước trong nội địa và trong khu vực đòi hỏi phải có các giải pháp C-UAS tích hợp và kỹ thuật với việc đồng bộ hóa liên ngành và trong Bộ Quốc phòng để đảm bảo họ có thể giải quyết hàng loạt các mối đe dọa và phòng thủ thích hợp trước những phát triển trong tương lai. Trong phạm vi nội địa, bảo vệ người dân khỏi các mối đe dọa của UAS là một nhiệm vụ liên ngành kết hợp.

1668826491979.png

1668826545196.png

1668826623020.png

1668826652850.png

1668826714223.png

Các hệ thống chống phương tiện bay không người lái UAS của Mỹ

...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

IV. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỚI CÁC ĐỒNG MINH VÀ ĐỐI TÁC

Các liên minh và quan hệ đối tác chặt chẽ của Mỹ trên khắp thế giới là một trong những tài sản lớn nhất của chúng ta. Hợp tác chặt chẽ với các quốc gia được lựa chọn ở Bắc Mỹ, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Châu Âu và Trung Đông để tăng cường các nỗ lực IAMD tập thể của chúng ta tiếp tục là ưu tiên quan trọng của Mỹ. Từ quan điểm chiến lược, hợp tác trong lĩnh vực này tăng cường khả năng bảo vệ chung, nâng cao khả năng răn đe mở rộng và cung cấp các đảm bảo thiết yếu cho sự gắn kết của các liên minh và quan hệ đối tác của chúng ta trước các mối đe dọa, cưỡng ép và tấn công tên lửa ngày càng tăng trong khu vực. Về tác chiến, sự phối hợp liên quan đến IAMD, bao gồm trong các lĩnh vực trọng yếu là phát hiện và theo dõi các mối đe dọa, đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng tương tác đồng thời làm giảm hiệu quả của các khả năng A2 / AD của đối thủ. Để theo đuổi các mục tiêu và mục đích này, Bộ Quốc phòng tham gia cùng các Đồng minh và đối tác trong các hoạt động hợp tác an ninh song phương và đa phương tập trung vào IAMD, bao gồm: phối hợp xây dựng chính sách và lập kế hoạch tác chiến; tiến hành thử nghiệm phòng thủ tên lửa; chia sẻ thông tin về các mối đe dọa tên lửa trong khu vực và toàn cầu; trao đổi tầm nhìn về IAMD; tăng cường và gắn kết các nỗ lực bảo vệ thông tin; hỗ trợ hiện đại hóa và phát triển năng lực trong tương lai; và thúc đẩy các cơ hội mới để nghiên cứu, huấn luyện và hợp tác phát triển và sản xuất chung.

Bắc Mỹ. Mỹ và Canada đã cùng phối hợp bảo vệ Bắc Mỹ trong nhiều thập kỷ. Trong những năm qua, mối quan ngại chung về phòng thủ nội địa của Mỹ ngày càng trở nên gay gắt hơn khi các đối thủ đã phát triển các khả năng tên lửa thông thường ngày càng tinh vi có khả năng nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Bắc Mỹ. Thông qua Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) của hai quốc gia, Mỹ và Canada sẽ tiếp tục cùng phối hợp để cải thiện khả năng giám sát cảnh báo sớm đối với các cuộc xâm nhập hoặc tấn công tiềm tàng bắt nguồn từ bất kỳ hướng nào vào Bắc Mỹ.

1668855671536.png

1668855497582.png

1668855565234.png

1668855587663.png

1668855620350.png

Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD)

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thách thức đáng lo ngại từ Trung Quốc, cũng như mối đe dọa tên lửa ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên, đã làm tăng tầm quan trọng của các nỗ lực hợp tác phòng thủ tên lửa và phòng không khu vực ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Để chống lại những mối đe dọa này, Mỹ tiến hành hợp tác phòng thủ tên lửa với các Đồng minh và các đối tác trong khắp khu vực, trong đó hợp tác mạnh mẽ nhất là với Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc.

1668855808381.png

1668855911622.png

1668855965670.png

Tổ hợp phòng không Patriot của Mỹ tại Nhật Bản

1668856130624.png

1668856197791.png

1668856163221.png

1668856238578.png

Hệ thống Aegis của Nhật Bản

Hợp tác của Mỹ với các quốc gia này đang tăng cường các nỗ lực răn đe và phòng thủ chung trong khu vực đồng thời đưa ra những đảm bảo quan trọng đối với sự đoàn kết của các liên minh của Mỹ. Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc thực hành và báo hiệu các khả năng quân sự phòng thủ tương ứng của họ thông qua đầu tư bền vững vào các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không, cũng như tham gia các cuộc tập trận và huấn luyện thường xuyên với Mỹ. Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các Đồng minh và đối tác này, khuyến khích họ theo đuổi các hệ thống xen xơ bố trí trên mặt đất và trên vũ trụ để cảnh báo và theo dõi, đồng thời khám phá các cơ hội chung để đầu tư vào hợp tác phát triển các công nghệ và các khả năng bổ sung của IAMD như phòng thủ siêu vượt âm để giải quyết các mối đe dọa tên lửa và trên không tiên tiến và ngày càng đa dạng.

1668856296092.png

1668856339171.png

1668856364475.png

1668856389491.png

1668856405796.png

Hệ thống THADD của Mỹ tại Hàn Quốc

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Châu Âu. Mỹ phối hợp đa phương trong NATO và cũng hợp tác song phương với các quốc gia NATO và không thuộc NATO cụ thể ở châu Âu để chống lại các mối đe dọa trên không và tên lửa từ các đối thủ tiềm tàng.

IAMD của NATO giải quyết các mối đe dọa tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn trong phòng thủ 360 độ, bao gồm hỗn hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tầm thấp hơn (ví dụ: PATRIOT, Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS), Hệ thống Phòng không SAMP / T. IAMD của NATO là một sứ mệnh thiết yếu và thường xuyên trong thời bình, khủng hoảng và thời điểm xung đột, góp phần răn đe và phòng thủ, bảo đảm an ninh vững chắc và quyền tự do hành động của Liên minh này, bao gồm khả năng của NATO trong việc củng cố và đưa ra phản ứng chiến lược. NATO đã tăng cường sứ mệnh IAMD của mình và thực hiện các bước cải thiện khả năng sẵn sàng và khả năng phản ứng của các lực lượng IAMD của NATO trong thời bình, khủng hoảng và thời điểm xung đột - tăng cường năng lực đảm bảo của chúng ta rằng tất cả các biện pháp cần thiết được thực hiện vì an ninh của Liên minh.

1668910486302.png

1668910326202.png

1668910350109.png

Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS)

Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đường đạn của NATO (NATO BMD) bảo vệ lãnh thổ NATO ở Châu Âu khỏi các tên lửa đường đạn xuất phát từ bên ngoài khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương. Những nỗ lực này bao gồm sự đóng góp tự nguyện của quốc gia Mỹ đối với hệ thống BMD của NATO, Cách tiếp cận thích ứng theo giai đoạn của Châu Âu (EPAA). EPAA bao gồm radar AN / TPY-2 bố trí tại Thổ Nhĩ Kỳ, một địa điểm bố trí Aegis Ashore ở Romania, một địa điểm bố trí Aegis Ashore đang được xây dựng ở Ba Lan, cùng với các tàu có khả năng Aegis BMD được đưa về cảng nhà ở Tây Ban Nha.

1668910615513.png

1668931225024.png

1668931428080.png

BMD của NATO

Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các Đồng minh NATO và các đối tác châu Âu khác để củng cố cả IAMD của NATO và BMD của NATO thông qua cải thiện khả năng chuẩn bị và sẵn sàng, tích hợp và gắn kết hơn, các cuộc tập trận đa phương và song phương, Buôn bán hàng quân sự cho nước ngoài và các sáng kiến hợp tác vũ khí trang bị quốc tế ở những nơi có thể áp dụng.

1668931674516.png

1668931702801.png

1668931606109.png

1668931560316.png


Trung Đông. Mỹ có lịch sử hợp tác lâu dài với Israel và các đối tác khác ở Trung Đông để đối phó các mối đe dọa trên không và tên lửa. Với Israel, Mỹ có mối quan hệ hợp tác lâu dài về phòng thủ tên lửa. Mỹ cũng có quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa và phòng không song phương mạnh mẽ với nhiều quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ả Rập Xê-út, cũng như với chính GCC, bao gồm các cuộc tham vấn thường xuyên với lực lượng phòng thủ tên lửa và phòng không trong hỗ trợ các hoạt động tác chiến. Mục tiêu dài hạn và liên tục với GCC và các quốc gia khu vực khác là thiết lập một mạng lưới các khả năng phòng thủ tên lửa và phòng không trên khắp Trung Đông để tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác nhiều hơn đồng thời củng cố phòng thủ thông qua cách tiếp cận theo lớp. Các nỗ lực bình thường hóa đang diễn ra giữa Israel và các quốc gia Ả Rập chủ chốt mang lại thêm cơ hội tăng cường khả năng phòng không trong khu vực trước các mối đe dọa tên lửa và UAS chung.

1668932003054.png

1668932282918.png

1668932301610.png

1668932328034.png

Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron dome của Israel

1668932516563.png

1668932488378.png

1668932540306.png

1668932597630.png

1668932636841.png

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Israel
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các chương trình tái trang bị cho lực lượng không quân - Tầm nhìn 2030 và những năm tiếp theo

Tiến triển liên tục trong tác chiến hiện đại đòi hỏi những đầu tư không có điểm kết thúc. Điều này hoàn toàn đúng với lực lượng không quân, khi mà một số quốc gia quyết định tăng cường khả năng tác chiến hiện có bằng những giải pháp khả thi, thì những quốc gia khác có tham vọng lớn hơn, với nguồn ngân sách lớn hơn, đã phát triển những công nghệ mũi nhọn và công nghệ mới.

Mỗi quốc gia đều có nhu cầu, kỳ vọng và tiềm năng riêng khi tiến hành các chương trình phát triển máy bay chiến đấu. Vì vậy, không thể nhận định một cách chính xác về một xu hướng chung trong phát triển máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, có thể rút ra hai kết luận, đó là:

Thứ nhất, tác chiến đường không vẫn được ưu tiên và sẽ không thay đổi cho tới năm 2030 và những năm tiếp theo. Điểm mới là tác chiến đường không sẽ sử dụng rất nhiều phương tiện hàng không để tạo ra tính linh hoạt trong tác chiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vai trò của tác chiến đường không ngày càng tăng lên. Tên lửa tầm xa với sự đa dạng về kiểu loại và xenxơ giám sát tiên tiến đóng vai trò then chốt trong tác chiến hiện đại. Vì vậy, ngày càng có nhiều quốc gia nỗ lực đạt được những khả năng tác chiến như vậy.

1668998923457.png

1668998997670.png

1668998985491.png

1668999127609.png

Tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ

1668999185864.png

1668999248125.png

1668999212238.png

1668999285082.png

Tên lửa hành trình Kalibr của Nga

Thứ hai, xu hướng rất rõ ràng rằng ngành công nghiệp quốc phòng và các nhà quyết sách đang nỗ lực tăng cường vai trò của phương tiện không người lái, bởi vì chúng thường rẻ hơn so với máy bay có người lái và tác chiến hiệu quả, thậm chí trong môi trường tác chiến đối kháng cao. Các cuộc xung đột quân sự gần đây tại Nagorno-Karabakh, Syria và Libya đã chứng minh rằng một loạt các hệ thống bay không người lái (UAS) không chỉ hữu dụng trong vai trò là lực lượng hỗ trợ mà còn có thể đóng vai trò đi đầu trong các phi đội máy bay có người lái truyền thống. Vào năm 2030, máy bay chiến đấu thông thường có thể không còn được yêu cầu sử dụng để đột phá phòng không của đối phương và tăng khả năng sống còn. Thay vào đó, có thể sử dụng là phương tiện mang các hệ thống tự hoạt tầm xa, trang bị các máy bay không người lái khác (UAV) và đóng vai trò là phương tiện nhân bội sức mạnh. Chúng có thể tiến hành một phạm vi rộng các nhiệm vụ, bao gồm chiến đấu, trinh sát hoặc tình báo mà không mạo hiểm mạng sống của phi công.

1668999404574.png

1668999418668.png

1668999455044.png

UAV Predator của Mỹ

1668999577156.png

1668999523194.png

1668999503703.png

UAV Bayrakta TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ

Theo như những giải pháp đề xuất trong sử dụng máy bay không người lái tương lai, thì một bước ngoặt trong phát triển thu hút sự chú ý đã được công bố vào tháng 12/2020, khi Không quân Mỹ thử nghiệm máy bay tiêm kích thế hệ 5 là F-22 và F-35 bay theo đội hình cùng với phương tiện bay tự hoạt, có thể tái sử dụng XQ-58A VALKYRIE. Một niềm tin chắc chắn rằng trong tương lai không xa, những hệ thống tự hoạt như vậy sẽ có thể chi viện hiệu quả cho máy bay có người lái và bởi vậy đáp ứng được tham vọng sử dụng chúng như là phương tiện nhân bội sức mạnh.

1668999717346.png

1668999742032.png

1668999927940.png

Không quân Mỹ thử nghiệm máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-22 và F-35 bay theo đội hình cùng với UAV XQ-58A VALKYRIE
..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cùng thời điểm này, Cục nghiên cứu về các dự án tiến bộ quốc phòng (DARPA) đã theo triển khai dự án LONGSHOT, với mục tiêu phát triển phương tiện bay không người lái phóng từ trên không, có thể mang vũ khí, với tải mang ít nhất là 02 quả tên lửa. Tháng 2/2021, đã có hãng công nghiệp quốc phòng là General Atomics, Lockheed Martin và Northrop Grumman nhận được yêu cầu khởi động công việc thiết kế phương tiện bay không người lái LONGSHOT. Một khái niệm tương tự trong phát triển máy bay không người lái cũng được Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, mặc dù ở cấp độ chiến thuật hơn. Thổ Nhĩ Kỳ muốn trang bị cho máy bay không người lái chiến đấu BAYRAKTAR TB2 và AKINCI đạn bay lơ lửng sản xuất trong nước ALPAGU. Nói một cách khác là một hệ thống không người lái sẽ được mang bởi một hệ thống không người lái khác.

1669029772420.png

1669029753786.png

Dự án LONGSHOT

1669029813909.png

1669029855981.png

1669029835166.png

Đạn bay lơ lửng ALPAGU của Thổ Nhĩ Kỳ

Tái đầu tư các phi đội máy bay chiến đấu

Rất nhiều quốc gia muốn nâng cấp lực lượng không quân bằng cách mua sắm các máy bay hiện có, đã được chứng minh khả năng tác chiến. Điển hình là Phần Lan, triển khai chương trình lựa chọn máy bay chiến đấu HX để thay thế 62 máy bay F/A-18C/D HORNET, dự kiến đưa khỏi trang bị vào năm 2030. Đã có 5 loại máy bay đang được xem xét để thay thế máy bay cũ F/A-18C/D HORNET gồm Eurofighter TYPHOON, Dassault RAFALE, Saab GRIPEN E/F, Lockheed Martin F-35A và Boeing F/A-18E/F SUPER HORNET, đề xuất cùng với máy bay tác chiến điện tử EF-18G GROWLER. Phần Lan sẽ mua sắm tới 64 máy bay mới HX.

Năm 2020, Ba Lan đã ký hợp đồng mua 32 máy bay F-35, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất mua 50 máy bay F-35 và Hy Lạp mua 18-24 máy bay F-35. Hy Lạp muốn mua tới 40 máy bay mới, bao gồm 18 máy bay RAFALE đã đặt hàng trước đó, việc bàn giao sẽ bắt đầu tháng 7/2021 và bắt đầu nâng cấp máy bay F-16 để đạt cấu hình tiêu chuẩn F-16V. Máy bay nâng cấp đầu tiên đã bay thử vào tháng 1/2021 và khoảng 8-12 máy bay sẽ được nâng cấp mỗi năm. Cùng thời điểm này, Tây Ban Nha mua bổ sung 20 máy bay TYPHOON, đánh dấu sự khởi động của dự án HALCON. Mục tiêu của dự án này là đưa ra khỏi trang bị máy bay EF-18A/BS của Tây Ban Nha vào năm 2025 - 2030.

1669030025097.png

1669030072957.png

1669030053578.png

1669030099949.png

F-35 của Ba Lan

1669030158079.png

1669030180594.png

1669030906337.png

F-35 của Hy Lạp

1669030288929.png

1669030257100.png

1669030301617.png

TYPHOON của Tây Ban Nha

Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị loại ra khỏi chương trình máy bay F-35 đã công bố vào tháng 2/2021 rằng sẽ tiếp tục kéo dài tuổi thọ hoạt động của máy bay F-16 Block 30 từ 8.000 giờ bay lên 12.000 giờ bay. Công việc được tiến hành tại Tập đoàn hàng không TAI, hiện đang chế tạo 30 máy bay mới F-16 Block 50+ và nâng cấp trên 160 máy bay F-16 Block 30/40/50. Quyết định này là một bằng chứng rõ ràng rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục nỗ lực với chương trường phát triển máy bay tiêm kích sản xuất trong nước, được biết đến với tên gọi TF-X/MMU. Theo như dự kiến của Thổ Nhĩ Kỳ, 120 máy bay F-35A sẽ được mua sắm để tác chiến cùng với 250 máy bay F-16C/D Block 30/40/50. Các máy bay F-16C/D Block 30,/40/50 dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong trang bị cho tới khi hoàn thành phát triển máy bay tiêm kích nội địa TF-X vào năm 2029.

1669030428778.png

1669030389007.png

1669030406284.png

F-16 Block 50+ của Thổ Nhĩ Kỳ

1669030498265.png

1669030576167.png

1669030635661.png

Máy bay đề án TF-X/MMU của Thổ Nhĩ Kỳ

................
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tầm nhìn của các quốc gia phương Tây

Cùng thời điểm này, các siêu cường đang nỗ lực tạo ra bước nhảy vọt. Mỹ quyết tâm duy trì ưu thế toàn cầu, hiện đã bị thách thức ngày càng nhiều hơn từ Trung Quốc với lực lượng không quân đang phát triển nhanh chóng. Không quân Mỹ không gặp phải những vấn đề trong duy trì các phi đội máy bay cũ, mà chỉ mong muốn tăng số lượng các trung đoàn bay tác chiến từ con số 312 hiện nay lên 386 trung đoàn vào năm 2030. Tuy nhiên, do những khó khăn về ngân sách, tham vọng như vậy dường như khó mà thực hiện được. Chứng minh cho nhận định này chính là chiến lược trang bị 2.100 máy bay tàng hình (F-22 và F-35) của Không quân Mỹ, nhưng tình hình tài chính sẽ buộc lực lượng Không quân Mỹ phải đánh giá lại tham vọng của mình.

1669105998718.png

1669105971815.png

1669105908174.png

F-22 của Mỹ

Không có gì ngạc nhiên khi Không quân Mỹ hiện đang xem xét mua máy bay tiêm kích F-16 mới, mà theo kế hoạch trước đây máy bay F-16 sẽ đưa ra khỏi trang bị năm 2025 và được thay thế bằng máy bay tiêm kích tàng hình F-35. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực hiện đại hoá trong khuôn khổ sáng kiến thuộc Chương trình kéo dài tuổi thọ hoạt động (SLEP), máy bay F-16 của Không quân Mỹ sẽ tiếp tục có trong trang bị tới năm 2048. Những máy bay F-16 mới sẽ thay thế cho khoảng 232 chiếc F-16C/D Block 25 và Block 30 vào năm 2024-2027.

1669106068023.png

1669106136079.png

1669106159178.png

F-16C/D Block 52 của Mỹ

Năm 2018, Mỹ khởi động chương trình SKYBORG, với ý định đưa vào trang bị hệ thống điều khiển tự hoạt áp dụng cho một loạt mới hệ thống bay không người lái (UAS) đa nhiệm. Đồng thời, Không quân Mỹ cũng tiến hành một chương trình khác, mang tên “Ưu thế đường không thế hệ mới”, phát triển một mẫu máy bay hiện đại thay thế cho máy bay F-15 và F-22. Nguyên mẫu trình diễn hoàn chỉnh đã bay thử vào tháng 9/2020 và Không quân Mỹ dự kiến sẽ tìm kiếm khoản ngân sách 7,4 tỷ Euro để chi cho phát triển NGAD vào năm 2025. Sẽ là một giải pháp hoàn hảo để lấp khoảng trống về số lượng máy bay tiêm kích, thậm chí trong điều kiện Không quân Mỹ không đủ khả năng mua 1.763 chiếc F-35A như kế hoạch đặt ra ban đầu. Trên thực tế, tổng cộng đơn đặt hàng dường như sẽ không vượt quá 1.035 chiếc F-35A. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, không có thông tin chi tiết nào về chương trình NGAD được công bố.

1669106505331.png

1669106550310.png

1669106595106.png

Chương trình SKYBORG của Mỹ

Thông tin được biết đến nhiều hơn là chương trình phát triển “Hệ thống chiến đấu đường không tương lai” (FCAS) của Châu Âu, đang được tiến hành bởi hãng Airbus (Đức), Dassault (Pháp) và Indra Sistemas (Tây Ban Nha). Máy bay FCAS dự kiến sẽ thay thế cho máy bay Rafale của Pháp, F-18 của Tây Ban Nha và Typhoon của Đức. Máy bay FCAS theo đuổi khái niệm tích hợp máy bay có người lái với các hệ thống bay không người lái.

1669106211027.png

1669106281460.png

1669106258515.png

Đề án FCAS của châu ÂU

Cùng thời điểm này, Italia, Thụy Điển và Anh đang phối hợp dự án phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 6 mang tên TEMPEST, cũng tích hợp các hệ thống bay có người lái và không có người lái. Thỏa thuận giữa ba quốc gia được ký kết vào tháng 1/2021 và việc phát triển máy bay sẽ khởi động năm 2025. Máy bay TEMPEST dự kiến sẽ thay thế cho máy bay Typhoon từ năm 2035. Máy bay TEMPEST sẽ mang những đặc điểm thiết kế hiện đại, bao gồm công nghệ rađa mới, được phát triển bởi Công ty Leonardo. Rađa trang bị cho máy bay TEMPEST theo công bố sẽ có “khả năng cung cấp dữ liệu gấp 1.000 lần so với các hệ thống hiện có”. Buồng lái truyền thống của phi công sẽ lắp màn hình thực tế ảo tăng cường, phát trực tiếp lên mũ phi công, có thể cấu hình tức thì để phù hợp với mọi nhiệm vụ.

1669106403204.png

1669106348478.png

1669106360744.png

Chương trình phát triển máy bay TEMPEST

Nếu chương trình phát triển máy bay TEMPEST thành công, Anh với tư cách là quốc gia dẫn đầu chương trình sẽ giảm nhu cầu trang bị máy bay F-35, dự kiến sẽ mua sắm trong vòng ít nhất 20 năm. Cho tới nay, Anh đã đặt hàng 48 chiếc F-35 và sẽ hoàn tất chuyển giao vào năm 2025. Theo hãng tin Jane’s xuất bản năm 2016, Anh dự kiến sẽ trang bị 138 chiếc F-35B, nhưng thời điểm đó chương trình phát triển máy bay TEMPEST chưa được thảo luận công khai. Vì vậy, một số đánh giá lại sẽ là cần thiết. Bài báo này xuất bản chỉ vài ngày trước khi Đánh giá tổng quan về kế hoạch mua sắm, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng của Chính phủ Anh được công bố.

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nga và Trung Quốc

Hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với Phương Tây là Nga và Trung Quốc cũng không bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt là cấp độ tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây là đáng báo động và rất ấn tượng.

1669177986493.png

1669178074715.png

1669178181124.png

1669178215829.png

Không quân Trung Quốc

Tuy nhiên, đối với máy bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc thì rào cản lớn nhất chính là thiết khả năng tự thiết kế và sản xuất động cơ phản lực hiện đại. Điều này sẽ sớm thay đổi, khi mà vào tháng 2/2021, Công ty Động cơ hàng không (Aviation Power) thuộc Tập đoàn động cơ hàng không AVIC của Trung Quốc công bố đã hoàn thành dây chuyển sản xuất động cơ hiện đại, nhiều khả năng là động cơ phản lực WS-13, có chất lượng rất kém trong quá khứ. Động cơ WS-13 dự kiến sử dụng trên máy bay tiêm kích JF-17S của Pakixtan và máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-31 của Trung Quốc. Trong đó, máy bay J-31 bắt đầu sản xuất loạt từ tháng 12/2020, dự kiến sẽ thay thế cho máy bay tiêm kích thế hệ 4 J-10C sử dụng 1 động cơ.

1669176641125.png

1669176745678.png

1669176768821.png

Động cơ WS-13 của AVIC

1669177692122.png

1669177724746.png

1669177794819.png

J-31

Trung Quốc cũng đã giới thiệu máy bay tiêm kích thế hệ 5 hạng nặng 2 động cơ J-20, nhưng gặp khó khăn về vấn đề động cơ trong nước nên hiện sử dụng động cơ AL-31FM2 của Nga. Tuy nhiên, tháng 1/2021, Trung Quốc đã giới thiệu một đoạn video ngắn về máy bay J-20 trang bị động cơ WS-10C sản xuất trong nước. Trung Quốc kỳ vọng rằng, máy bay J-20 sẽ sử dụng động cơ công suất lớn hơn QS-15, cho phép bay hành trình ở vận tốc siêu âm. Trung Quốc hiện đã đưa vào trang bị 50 máy by J-20. Công nghiệp trong nước của Trung Quốc đủ khả năng sản xuất 48 máy bay J-20 hàng năm.

1669176939505.png

1669176976131.png

1669177041607.png

1669177098728.png

Động cơ WS-10S trên máy bay J-20

Bên cạnh chương trình nâng cấp các máy bay hiện có trong trang bị, từ năm 2002, Nga đã phát triển máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ 5 Su-57 tàng hình, một ghế lái và lắp 2 động cơ. 5 máy bay Su-57 được bàn giao trong năm 2021. Máy bay Su-57 đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Nga vào tháng 12/2020. Từ năm 2022-2024, Nga sẽ sản xuất 16 máy bay và tới năm 2028 sẽ bàn giao tổng cộng 76 máy bay cho Không quân Nga. Đồng thời, một công ty khác của Nga là Tupolev đang tiến hành dự án phát triển máy bay ném bom chiến lược PAK-DA. Thử nghiệm động cơ hiện đại dự kiến sẽ tiến hành đầu năm 2021 tại nhày máy ODK-Kuznetsov. Hiện tại, Nga đã hoàn tất nguyên mẫu đầu tiên và sẽ có tổng cộng 3 máy bay được chế tạo. Chuyến bay đầu tiên PAK-DA dự kiến vào năm 2023, sản xuất loạt dự kiến bắt đầu vào năm 2027.

1669177191823.png

1669177209124.png

1669177161241.png

Su-57

Đồng thời, Nga muốn triển khai một nhóm các phương tiện bay không người lái đa nhiệm thuộc các lớp UAV khác nhau. Trong tương lai, các hệ thống bay không người lái của Nga sẽ được tích hợp với máy bay có người lái, phương tiện không người lái trên biển và trên bộ. Xét về các hệ thống chiến đấu, Nga đang phát triển một số máy bay không người lái, bao gồm ALTIUS, INOCHODEC, FORPOST (phiên bản sản xuất trong nước của máy bay không người lái SEARCHER II của Ixraen. Tất cả các máy bay không người lái này đều trang bị vũ khí có điều khiển.

1669177300313.png

1669177371593.png

1669177457286.png

UAV ALTIUS

Cuối năm 2020, Quân đội Nga tiếp nhận máy bay không người lái IZDILIYE-90 (ORION-90) tương tự như MQ-1 PREDATOR của Mỹ. IZDILIYE-90 trang bị bom có điều khiển loại nhẹ KAB-20 và tên lửa hành trình tàng hình tầm xa Kh-50. ALTIUS là máy bay không người lái thời gian bay dài 48 giờ, có thể mang tải 1 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa chống tàu Kh-55U URAN, đang được Nga phát triển. Nga cũng đang phát triển máy bay không người lái chiến đấu tàng hình cỡ lớn S-70 OKHOTNIK (UCAV). Nga muốn tích hợp với máy bay có người lái như Su-57 với S-70 UCAV hoặc máy bay không người lái chiến đấu cánh quay với máy bay trực thăng Mi-28NM.

1669177399477.png

1669177441406.png

Máy bay không người lái IZDILIYE-90 (ORION-90)

1669177556058.png

1669177534817.png

1669177588169.png

S-70 OKHOTNIK

.....
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Kế hoạch phát triển và mua sắm máy bay của Châu Á

Một vài cường quốc khu vực Châu Á đã có kế hoạch giới thiệu máy bay áp dụng công nghệ mới, điển hình là Ấn Độ. Năm 2020, Công ty Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) của Ấn Độ tái khẳng định tham vọng thiết kế và chế tạo máy bay chiến đấu hạng trung hiện đại (AMCA). AMCA là máy bay tiêm kích đa nhiệm 2 động cơ thế hệ mới phát triển trong nước của Ấn Độ, dự kiến thay thế cho máy bay tiêm kích JAGUAR và MIRAGE 2000. Theo kế hoạch hiện tại, sản xuất máy bay AMCA sẽ khởi động vào cuối những năm 2020, trong khi những thử nghiệm bay sẽ được tiến hành vào năm 2024-2025. Trước đó, Ấn Độ đã tham gia dự án phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 5 với Nga, dựa trên cơ sở máy bay Su-57, nhưng vì một số nguyên nhân nên dự án đã bị huỷ bỏ.

1669279361720.png

1669279379285.png

1669279412876.png

Dự án máy bay chiến đấu hạng trung hiện đại (AMCA)

Nhật Bản có chương trình phát triển máy bay tiêm kích đa nhiệm 2 động cơ thế hệ mới F-X. Chương trình F-X tiến hành bởi Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries từ tháng 12/2020, kết hợp với Hãng Lockheed Martin của Mỹ là đối tác. Dự kiến máy bay F-X sẽ đưa vào trang bị khoảng năm 2030 và sẽ trở thành trụ cột trong các đơn vị không quân chiến đấu của Nhật Bản, thay thế cho máy bay F-2. Dự kiến máy bay F-2 sẽ đưa ra khỏi trang bị năm 2035. Nhật Bản đã chi khoản ngân sách 459 triệu Euro cho dự án này năm tài chính 2021.

1669279577486.png

1669279495670.png

1669279520952.png

Chương trình máy bay F-X

Hàn Quốc có mối quan hệ lạnh nhạt với Nhật Bản và không muốn bị lu mờ về góc độ phát triển máy bay chiến đấu. Một mặt, Hàn Quốc sẽ tăng cường sức mạnh không quân thông qua gói mua sắm của chính phủ với 20 chiếc F-35B cho lực lượng không quân hải quân, trang bị trên tàu tấn công đổ bộ đa nhiệm LPX-II, dự kiến đưa vào trang bị năm 2030. Mặt khác, Hàn Quốc hiện trang bị 40 chiếc F-35A và muốn phát triển máy bay vận tải trong nước. Những đối tác bao gồm Embraer, Antonov và Airbus Defence & Space. Trong đó, Tập đoàn TAI sẽ đóng vai trò là nhà thầu chính của dự án.

1669279663730.png

1669279775106.png

1669279718538.png

F-35A của Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng đang theo đuổi chương trình máy bay tiêm kích thế hệ mới KF-X trong nước, hợp tác phát triển với Inđônêxia để phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 4.5 thay thế cho máy bay F-4D/ES và F-5E/FS. Nguyên mẫu đầu tiên lắp động cơ GE F414 dự kiến trình diễn năm 2021 và bay thử năm 2022. Dự kiến 40 máy bay sẽ được chuyển giao năm 2028 và tiếp theo là 80 chiếc vào năm 2032. Tuy nhiên, đạt được tiến độ theo kế hoạch là khó khăn, bởi vì Inđônêxia cam kết đóng góp 20% chi phí nghiên cứu và phát triển cho máy bay KF-X, đã ngừng cung cấp tài chính cho dự án, theo thông tin báo chí. Inđônêxia dường như muốn rút khỏi dự án này. Trước đó, Inđônêxia dự kiến sẽ mua 51 máy bay KF-X vào năm 2026, nhưng hiện tại đã thay thế bằng việc mua 48 máy bay RAFALE của Pháp.

1669279685400.png

1669279844652.png

Máy bay KF-21 của Hàn Quốc
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG IRAN SỰ THÀNH CÔNG CỦA MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG TỰ LỰC

Gần đây, công nghiệp quốc phòng của Cộng hòa Hồi giáo Iran trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Những thành tựu về công nghiệp quốc phòng mà nước này đạt được trong bối cảnh phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến Thỏa thuận hạt nhân Iran - "Kế hoạch hành động chung toàn diện" (JCPOA) ký giữa Iran với 5 nước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức, có thể được coi là điển hình về phát triển công nghiệp quốc phòng tự lực.
Các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) Mỹ cho rằng, tên lửa đường đạn và các UAV là biểu tượng thành công của Ngành Công nghiệp quốc phòng Iran.

1669290269903.png

1669290280055.png

1669290316159.png

1669290336894.png

UAV của Iran

Hiện nay, Iran được đánh giá là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp quốc phòng. Theo đó, Ngành Công nghiệp quốc phòng của nước này có khả năng tự sản xuất được khoảng 90% nhu cầu vũ khí, trang bị cho quân đội mà không phụ thuộc vào nước ngoài về công nghệ, nguồn nguyên liệu và linh kiện, kể cả các linh kiện phức tạp nhất. Ngành Công nghiệp quốc phòng Iran có thể sản xuất hầu hết các loại vũ khí, trang bị như: tàu chiến, máy bay, tên lửa, rađa, xe bọc thép, máy bay không người lái (UAV)... Kể từ sau ngày 18/10/2020, khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran chính thức hết hiệu lực, nước này bắt đầu triển khai chương trình xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài.

1669290388489.png

1669290402347.png

1669290442276.png

Tên lửa của Iran

Nhờ nỗ lực đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu phát triển trong nước và tập trung vào các công nghệ trọng điểm, đến nay, Iran đã làm chủ được các công nghệ cao, nhất là trong chế tạo các hệ thống tên lửa đường đạn và phòng không, các UAV, máy bay chiến đấu. Theo Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) Mỹ, hiện nay, Iran có lực lượng tên lửa mạnh nhất, đa dạng nhất ở khu vực Trung Đông. Một số tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình do nước này sản xuât, có khả năng tiến công các mục tiêu của Israel và có thể vươn tới một phần Đông Nam châu Âu. Iran đã hoàn toàn tự chủ trong việc sản xuất tên lửa ở trong nước và đã phát triển được nhiều loại tên lửa đẩy khác nhau sử dụng nhiên liệu rắn cũng như nhiên liệu lỏng. Tuy nhiên, tầm bắn của tên lửa do Iran chế tạo được giới hạn ở mức khoảng 2.000km theo quy định của Luật quốc phòng nước này.
Tháng 8/2021, Quân đội Iran đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng không Mersad-16, có khả năng phát hiện và tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc, bao gồm cả tên lửa hành trình tầm thấp. Mersad-16 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp và tầm trung cơ động, được tích hợp công nghệ ra đa hiện đại (Hafez và Najm-804) do Iran phát triển, sử dụng tên lửa Shalamcheh 2, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với độ chính xác cao.

1669289206174.png

1669289222549.png

1669289238024.png

Hệ thống tên lửa phòng không Mersad-16

Hiện nay, Quân đội Iran đang tiến hành chương trình thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373 mới, do nước này tự nghiên cứu phát triển, được đánh giá là có một số tính năng kỹ-chiến thuật "sánh ngang" với hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga. Theo đó, tên lửa Bavar-373 sử dụng nhiên liệu lỏng mới với độ ổn định tương tự nhiên liệu rắn, nhưng có hiệu suất cao hơn so với nhiên liệu rắn. Nhờ đó, tên lửa có thể đạt thời gian khai hỏa và tốc độ bắn nhanh hơn, đồng thời có trọng lượng nhẹ hơn. Bavar-373 có thể phát hiện 300 mục tiêu, theo dõi 60 mục tiêu và tiến công 6 mục tiêu cùng một lúc, với khả năng kháng nhiễu và gây nhiễu cao, tránh được sự phát hiện của các hệ thống trinh sát hiện đại của đối phương.

1669289290826.png

1669289426484.png

1669289304526.png

1669289407060.png

Hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373

Iran cũng đang tiến hành chương trình thử nghiệm tên lửa phóng vệ tinh 3 tầng có tên gọi Zuljanah, trong đó, 2 tầng đầu tiên sử dụng nhiên liệu rắn và tầng trên cùng sử dụng nhiên liệu lỏng; có thể mang vệ tinh nặng tới 220kg lên độ cao quỹ đạo 500km. Đặc biệt, Zuljanah có thể được phóng từ một bệ phóng di động - một công nghệ phóng vệ tinh hiện nay mới chỉ có vài nước trên thế giới có thể đạt được.

1669289490869.png

1669289520521.png

1669289582687.png

1669289554942.png

Tên lửa Zuljanah

Trong lĩnh vực hàng không, Ngành Công nghiệp hàng không Iran đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay chiến đấu Kowsar, máy bay huấn luyện Yasin, được đánh giá là một trong những loại máy bay tiên tiến nhất thế giới và đang tiến hành thử nghiệm các mẫu máy bay khác. Gần đây, Iran đã đạt được nhiều phát triển đột phá về công nghệ chế tạo các UAV chiến đấu, trong đó, UAV Raad 85 có thể mang đầu đạn hạt nhân. Nước này cũng đang xúc tiến chương trình nghiên cứu chế tạo các UAV có tầm hoạt động khoảng 7.000km, có khả năng bay tới châu Âu, châu Á và châu Phi.

1669289664960.png

1669289710500.png

1669289729995.png

Máy bay chiến đấu Kowsar

1669289760613.png

1669289812450.png

Máy bay huấn luyện Yasin

Đặc biệt, Iran đang đầu tư rất lớn cho chương trình nghiên cứu phát triển phương tiện bay siêu thanh (HGV), vốn đang là mũi nhọn của công nghệ chế tạo đầu đạn tên lửa… Loại đạn này khác đầu đạn có điều khiển ở hình dáng và đường bay, tốc độ từ Mach 5 tới Mach 20 (khoảng 6.173-24.695 km/giờ). Thay vì phóng lên cao như tên lửa đường đạn, các phương tiện bay HGV bay ở độ cao thấp hơn nhiều và có khả năng chuyển hướng nhiều lần, do đó những hệ thống ra đa cảnh báo sớm của đối phương khó phát hiện ra chúng và tổ hợp tên lửa phòng không của đối phương sẽ bị bất ngờ.
Ngành Công nghiệp đóng tàu của Iran cũng đạt được thành công đáng kể trong nghiên cứu chế tạo tàu chiến, trong đó có tàu khu trục Alvand, tàu ngầm Martoob al-Sabehat 15 Type. Hiện nay, nước này đang tiếp tục thực hiện chương trình đóng mới 2 tàu khu trục Zagros và Damavand-2; dự kiến sẽ được đưa vào trang bị của hải quân trong thời gian sắp tới.

1669289951337.png

1669289991102.png

1669290089778.png

Tàu khu trục Alvand

1669290177413.png

1669290190567.png

1669290164531.png

1669290210066.png

1669290222569.png

Tàu ngầm Martoob al-Sabehat 15 Type
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,083
Động cơ
588,762 Mã lực
CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG IRAN SỰ THÀNH CÔNG CỦA MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG TỰ LỰC

Gần đây, công nghiệp quốc phòng của Cộng hòa Hồi giáo Iran trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Những thành tựu về công nghiệp quốc phòng mà nước này đạt được trong bối cảnh phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến Thỏa thuận hạt nhân Iran - "Kế hoạch hành động chung toàn diện" (JCPOA) ký giữa Iran với 5 nước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức, có thể được coi là điển hình về phát triển công nghiệp quốc phòng tự lực.
Các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) Mỹ cho rằng, tên lửa đường đạn và các UAV là biểu tượng thành công của Ngành Công nghiệp quốc phòng Iran.

View attachment 7522394
View attachment 7522395
View attachment 7522397
View attachment 7522398
UAV của Iran

Hiện nay, Iran được đánh giá là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp quốc phòng. Theo đó, Ngành Công nghiệp quốc phòng của nước này có khả năng tự sản xuất được khoảng 90% nhu cầu vũ khí, trang bị cho quân đội mà không phụ thuộc vào nước ngoài về công nghệ, nguồn nguyên liệu và linh kiện, kể cả các linh kiện phức tạp nhất. Ngành Công nghiệp quốc phòng Iran có thể sản xuất hầu hết các loại vũ khí, trang bị như: tàu chiến, máy bay, tên lửa, rađa, xe bọc thép, máy bay không người lái (UAV)... Kể từ sau ngày 18/10/2020, khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran chính thức hết hiệu lực, nước này bắt đầu triển khai chương trình xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài.

View attachment 7522399
View attachment 7522400
View attachment 7522401
Tên lửa của Iran

Nhờ nỗ lực đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu phát triển trong nước và tập trung vào các công nghệ trọng điểm, đến nay, Iran đã làm chủ được các công nghệ cao, nhất là trong chế tạo các hệ thống tên lửa đường đạn và phòng không, các UAV, máy bay chiến đấu. Theo Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) Mỹ, hiện nay, Iran có lực lượng tên lửa mạnh nhất, đa dạng nhất ở khu vực Trung Đông. Một số tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình do nước này sản xuât, có khả năng tiến công các mục tiêu của Israel và có thể vươn tới một phần Đông Nam châu Âu. Iran đã hoàn toàn tự chủ trong việc sản xuất tên lửa ở trong nước và đã phát triển được nhiều loại tên lửa đẩy khác nhau sử dụng nhiên liệu rắn cũng như nhiên liệu lỏng. Tuy nhiên, tầm bắn của tên lửa do Iran chế tạo được giới hạn ở mức khoảng 2.000km theo quy định của Luật quốc phòng nước này.
Tháng 8/2021, Quân đội Iran đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng không Mersad-16, có khả năng phát hiện và tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc, bao gồm cả tên lửa hành trình tầm thấp. Mersad-16 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp và tầm trung cơ động, được tích hợp công nghệ ra đa hiện đại (Hafez và Najm-804) do Iran phát triển, sử dụng tên lửa Shalamcheh 2, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với độ chính xác cao.

View attachment 7522347
View attachment 7522348
View attachment 7522349
Hệ thống tên lửa phòng không Mersad-16

Hiện nay, Quân đội Iran đang tiến hành chương trình thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373 mới, do nước này tự nghiên cứu phát triển, được đánh giá là có một số tính năng kỹ-chiến thuật "sánh ngang" với hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga. Theo đó, tên lửa Bavar-373 sử dụng nhiên liệu lỏng mới với độ ổn định tương tự nhiên liệu rắn, nhưng có hiệu suất cao hơn so với nhiên liệu rắn. Nhờ đó, tên lửa có thể đạt thời gian khai hỏa và tốc độ bắn nhanh hơn, đồng thời có trọng lượng nhẹ hơn. Bavar-373 có thể phát hiện 300 mục tiêu, theo dõi 60 mục tiêu và tiến công 6 mục tiêu cùng một lúc, với khả năng kháng nhiễu và gây nhiễu cao, tránh được sự phát hiện của các hệ thống trinh sát hiện đại của đối phương.

View attachment 7522350
View attachment 7522355
View attachment 7522351
View attachment 7522354
Hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373

Iran cũng đang tiến hành chương trình thử nghiệm tên lửa phóng vệ tinh 3 tầng có tên gọi Zuljanah, trong đó, 2 tầng đầu tiên sử dụng nhiên liệu rắn và tầng trên cùng sử dụng nhiên liệu lỏng; có thể mang vệ tinh nặng tới 220kg lên độ cao quỹ đạo 500km. Đặc biệt, Zuljanah có thể được phóng từ một bệ phóng di động - một công nghệ phóng vệ tinh hiện nay mới chỉ có vài nước trên thế giới có thể đạt được.

View attachment 7522360
View attachment 7522361
View attachment 7522363
View attachment 7522362
Tên lửa Zuljanah

Trong lĩnh vực hàng không, Ngành Công nghiệp hàng không Iran đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay chiến đấu Kowsar, máy bay huấn luyện Yasin, được đánh giá là một trong những loại máy bay tiên tiến nhất thế giới và đang tiến hành thử nghiệm các mẫu máy bay khác. Gần đây, Iran đã đạt được nhiều phát triển đột phá về công nghệ chế tạo các UAV chiến đấu, trong đó, UAV Raad 85 có thể mang đầu đạn hạt nhân. Nước này cũng đang xúc tiến chương trình nghiên cứu chế tạo các UAV có tầm hoạt động khoảng 7.000km, có khả năng bay tới châu Âu, châu Á và châu Phi.

View attachment 7522365
View attachment 7522366
View attachment 7522367
Máy bay chiến đấu Kowsar

View attachment 7522368
View attachment 7522369
Máy bay huấn luyện Yasin

Đặc biệt, Iran đang đầu tư rất lớn cho chương trình nghiên cứu phát triển phương tiện bay siêu thanh (HGV), vốn đang là mũi nhọn của công nghệ chế tạo đầu đạn tên lửa… Loại đạn này khác đầu đạn có điều khiển ở hình dáng và đường bay, tốc độ từ Mach 5 tới Mach 20 (khoảng 6.173-24.695 km/giờ). Thay vì phóng lên cao như tên lửa đường đạn, các phương tiện bay HGV bay ở độ cao thấp hơn nhiều và có khả năng chuyển hướng nhiều lần, do đó những hệ thống ra đa cảnh báo sớm của đối phương khó phát hiện ra chúng và tổ hợp tên lửa phòng không của đối phương sẽ bị bất ngờ.
Ngành Công nghiệp đóng tàu của Iran cũng đạt được thành công đáng kể trong nghiên cứu chế tạo tàu chiến, trong đó có tàu khu trục Alvand, tàu ngầm Martoob al-Sabehat 15 Type. Hiện nay, nước này đang tiếp tục thực hiện chương trình đóng mới 2 tàu khu trục Zagros và Damavand-2; dự kiến sẽ được đưa vào trang bị của hải quân trong thời gian sắp tới.

View attachment 7522371
View attachment 7522373
View attachment 7522375
Tàu khu trục Alvand

View attachment 7522378
View attachment 7522379
View attachment 7522377
View attachment 7522380
View attachment 7522381
Tàu ngầm Martoob al-Sabehat 15 Type
Thực tế chiến trường cho thấy vũ khí của Iran thực sự hiệu quả! Nga vốn là nước hàng đầu về vũ khí, vẫn phải dùng vũ khí của Iran trên chiến trường.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top