[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NGA BIÊN CHẾ TÀU NGẦM MANG SIÊU NGƯ LÔI "THẦN BIỂN"

Ngày 8/7, tàu ngầm Belgorod mang ngư lôi hạt nhân Poseidon “Thần biển” đã được bàn giao cho Hải quân Nga, trở thành vũ khí uy lực hàng đầu của lực lượng này. Với kích thước lớn cùng nhiều tính năng vượt trội, Belgorod trở nên bí ẩn với giới quân sự phương Tây.
Ngư lôi Poseidon dài 20m, đường kính 2m, tầm hoạt động đến 10.000km, tốc độ 108 hải lý/giờ, lặn sâu đến 1.000m, có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, được đánh giá là ngư lôi lớn nhất và "uy lực” nhất hiện nay.

1664766732173.png

1664766766573.png

1664766800217.png

Tàu ngầm Belgorod

Tại lễ tiếp nhận, Tư lệnh Hải quân Nga Nikolai Yevmenov cho biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới Belgorod đã được ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đóng tàu mới nhất của nước này. Đồng thời, ngoài việc góp phần quan trọng nâng cao sức mạnh hải quân, “tàu ngầm Belgorod mở ra cơ hội mới để Nga thực hiện nhiều lĩnh vực, như: nghiên cứu thám hiểm khoa học, tổ chức hoạt động cứu hộ... ở những khu vực biển hẻo lánh, phức tạp nhất”, ông nói.
Belgorod từng được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận là tàu ngầm có thiết kế đặc biệt, chuyên mang ngư lôi hạt nhân “Thần biển”. Tàu ngầm cũng có thể mang theo tàu lặn không người lái, tàu ngầm hạt nhân cỡ nhỏ và lò phản ứng hạt nhân để cung cấp năng lượng cho các hệ thống cảm biến hoạt động dưới đáy biển. Con tàu ban đầu được chế tạo theo thiết kế tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn thuộc Dự án 949A, khởi đóng ngày 24/7/1992; sau đó dự án bị đình trệ do thiếu vốn, khiến con tàu không được hoàn thiện. Ngày 20/12/2012, Nhà máy Sevmash tái khởi động dự án đóng tàu Belgorod với nhiều chi tiết sửa đổi.

1664766872702.png

1664766929694.png

1664767023505.png


Belgorod dài 184m, rộng 15m, lượng giãn nước 30.000 tấn (khi lặn), được đánh giá là tàu ngầm dài nhất thế giới. Tàu ngầm đạt tốc độ tối đa 59km/h khi nổi, 50km/h khi lặn, tầm hoạt động không giới hạn và có thể hoạt động liên tục 120 ngày mới phải tiếp tế lương thực, thực phẩm…
Tàu ngầm Belgorod mang được 6 ngư lôi hạt nhân Poseidon (một trong 6 siêu vũ khí uy lực nhất được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tháng 3/2018). Ngư lôi này sử dụng động cơ nguyên tử, được trang bị đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, có tầm hoạt động không giới hạn.

1664767031682.png

1664767130926.png

1664767256101.png

1664767224113.png

Ngư lôi hạt nhân Poseidon

Poseidon có khả năng “tàng hình” trước các hệ thống phòng thủ của kẻ địch, có thể bí mật tiếp cận lãnh thổ đối phương ở độ sâu lớn, bất ngờ tung đòn tiến công phá hủy cơ sở quân sự, nhóm tàu sân bay và các mục tiêu quan trọng của đối thủ. Đặc biệt, “Thần biển” khi bị hư hỏng có thể tự tìm đến "tàu mẹ" hoặc các cơ sở sửa chữa, khắc phục gần nhất của Hải quân Nga.
Việc Nga đưa vào biên chế tàu ngầm mang ngư lôi “Thần biển” với nhiều tính năng ưu việt đã gây chú ý cho giới chuyên gia quân sự và có những suy đoán về con tàu đặc biệt này. Còn nhà báo Mỹ Wesley Culp nhận xét, Belgorod không chỉ gây ấn tượng mạnh bởi kích thước lớn, mang phóng ngư lôi hạt nhân Poseidon, mà còn có thể đóng vai trò như một "căn cứ" cho các loại tàu ngầm mini khác nhau hoạt động. Hơn nữa, với nhiều cải tiến mới, giúp nó có thể “nằm yên rình mồi” dưới đáy biển, chờ thời cơ tiến công mục tiêu; đặc biệt, với những tính năng độc đáo, nhiều khả năng tàu ngầm này sẽ không chỉ giới hạn trong các nhiệm vụ ở Thái Bình Dương mà có thể vươn ra các đại dương trên thế giới.

1664767310405.png

1664767489332.png

1664767517416.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hải quân Ấn Độ tiếp nhận tàu sân bay nội địa đầu tiên

Ngày 28/7, Hải quân Ấn Độ đã tiếp nhận tàu sân bay Vikrant - tàu sân bay đầu tiên được nghiên cứu, sản xuất trong nước. Vikrant được kỳ vọng sẽ gia tăng đáng kể năng lực tác chiến trên biển của hải quân nước này.
Vikrant là tàu sân bay thứ tư được Hải quân Ấn Độ vận hành, trong đó gồm: tàu sân bay đầu tiên Vikrant (nguồn gốc từ Anh) hoạt động từ 1961-1997, INS Viraat (nguồn gốc từ Anh) hoạt động từ năm 1987- 2016 và INS Vikramaditya (nguồn gốc từ Nga) hoạt động từ năm 2013 đến nay.

1665128382141.png

1665128416495.png

1665128738979.png

1665128489819.png

Tàu sân bay đầu tiên của hải quân Ấn Độ INS Viraat

1665128686121.png

1665128596055.png

1665128771275.png

1665128818098.png

Tàu sân bay INS Vikramaditya

Được thiết kế bởi Tổng cục Thiết kế hải quân và được đóng bởi Công ty Cochin - nhà máy đóng tàu quốc doanh trực thuộc Bộ Cảng, Vận tải biển và Đường thủy, Vikrant đã trải qua các cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022. Tàu sân bay nội địa này được đặt tên theo tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ - nhân tố quan trọng trong cuộc chiến tranh năm 1971 giữa Ấn Độ và Pakistan.
Tàu sân bay Vikrant dài 262m, rộng 62m, lượng choán nước khoảng 40.000 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/ giờ, tầm hoạt động lên tới 7.500 hải lý, được cung cấp năng lượng bởi 4 tuabin khí với tổng công suất 88MW. Vikrant có tới 14 boong, với 2.300 khoang (có nhiều khoang đặc biệt được thiết kế dành cho các nữ sĩ quan), có thể chở theo 1.700 sĩ quan và thủy thủ khi làm nhiệm vụ trên biển.

1665128893689.png

1665128937823.png

1665128979156.png


Sức mạnh của Vikrant nằm ở hệ thống vũ khí hiện đại, đa dạng được lắp đặt trên con tàu này. Ước tính INS Vikrant có thể mang theo 30 máy bay chiến đấu và trực thăng, trong đó có máy bay chiến đấu MiG-29K, trực thăng cảnh báo sớm Kamov-31 và sắp tới là các trực thăng đa nhiệm MH-60R Seahawk. Ngoài ra, tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ sản xuất còn được trang bị một số loại radar hiện đại, có thể phát hiện nhiều mục tiêu của đối phương, như tàu chiến trên biển, máy bay trên không từ khoảng cách xa...

1665129063857.png

1665129078417.png

1665129091814.png

Máy bay chiến đấu MiG-29K

1665129118188.png

1665129128188.png

1665129147805.png

Trực thăng cảnh báo sớm Kamov-31

Sàn tàu sân bay Vikrant sử dụng thiết kế STOBAR, kiểu nhảy cầu để máy bay cất/hạ cánh bằng hệ thống dây hãm. Theo các chuyên gia quân sự, INS Vikrant sẽ tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương, đồng thời chính thức đưa Ấn Độ vào nhóm các quốc gia có khả năng thiết kế, chế tạo tàu sân bay như Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc.

1665129238150.png

1665129263989.png

1665129340163.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
QUÂN ĐỘI MỸ NHẬN PHÁO PHẢN LỰC M270A2 HIỆN ĐẠI HÓA

Ngày 12/7, Tập đoàn Lockheed Martin thông báo đã chuyển giao hệ thống pháo phản lực M270A2 đầu tiên cho Quân đội Mỹ trong buổi lễ diễn ra tại Trung tâm Hỏa lực chính xác ở Camden, Arkansas. Biến thể mới M270A2 đã được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, tăng tầm bắn, trang bị động cơ mới để tăng khả năng cơ động và tác chiến linh hoạt trên chiến trường.
Biến thể M270A2 bắt đầu được nâng cấp từ năm 2019, Lục quân Mỹ dự kiến nâng cấp toàn bộ 225 tổ hợp M270A1 và 160 tổ hợp M270A0 lên chuẩn này.

1665195305023.png

1665195371749.png

Biến thể mới M270A2

M270A2 là biến thể hiện đại hóa mới nhất của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 đang được biên chế trong Quân đội Mỹ và quân đội các nước NATO. Hệ thống MLRS cơ động hạng nặng này có khả năng tác chiến trên nhiều loại địa hình, chiến trường, có thể được vận chuyển bằng máy bay C-17 và C-5.
Với động cơ mới, các tổ hợp M270A2 có thể nhanh chóng di chuyển sau khi khai hỏa nhằm giảm nguy cơ bị đối phương phát hiện và phản pháo.
Biến thể nâng cấp mới có khả năng tương thích với các loại đạn hiện đại, như đạn dẫn đường GMLRS tăng tầm và tên lửa tiến công chính xác (PrSM). Các loại đạn mới cho phép M270A2 tiến công chính xác vào nhiều loại mục tiêu, như: trận địa pháo binh, phòng không, xe tải, thiết giáp hạng nhẹ của đối phương ở khoảng cách xa hơn.

1665195337549.png


M270A2 có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 32 đến 80km khi sử dụng đạn rocket và tới 500km khi sử dụng tên lửa. Biến thể nâng cấp M270A2 được trang bị động cơ mới có công suất 600 mã lực, cũng như hệ thống phóng được cải tiến nhiều chi tiết theo hướng hiện đại hơn phiên bản cũ. Đồng thời, biến thể nâng cấp này cũng được trang bị cabin bọc thép mới, có diện tích sử dụng bên trong lớn hơn và bổ sung thêm ghế “hấp thụ năng lượng” mới để tăng cường khả năng bảo vệ kíp trắc thủ khỏi các vụ nổ mìn và thiết bị nổ tự chế.

1665195640907.png

1665195662847.png

1665195676983.png

1665195756961.png


Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hợp đồng nâng cấp M270A2 giữa Lục quân Mỹ và Hãng Lockheed Martin trị giá 224 triệu USD; với kết quả đạt được sau nâng cấp, biến thể mới này dự kiến sẽ “phục vụ” trong Quân đội Mỹ và quân đội các quốc gia khác đến năm 2050.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HIMARS M142 "CHÌA KHÓA" TẠO LỢI THẾ Ở NHIỀU THỜI ĐIỂM CHO UKRAINE

Tầm bắn là lợi thế lớn nhất của HIMARS M142 so với các hệ thống vũ khí khác. Điều này giúp cho Quân đội Ukraine có thể sử dụng HIMARS M142 từ cự ly xa và “né tránh” hiệu quả các cuộc tiến công đáp trả từ Nga.
Với tầm bắn xa, uy lực mạnh, độ chính xác cao, thuận tiện trong thao tác, sử dụng và cơ động, HIMARS M142 có thể là vũ khí làm “thay đổi cục diện chiến trường” vào thời điểm mà các lực lượng Ukraine đang gặp khó khăn bởi các hỏa lực mạnh mẽ của pháo binh và tên lửa Nga.

1665217898785.png

1665217819519.png

1665217842565.png


Kể từ khi bắt đầu xung đột Nga - Ukraine, Ukraine liên tục yêu cầu Mỹ và các nước phương Tây cung cấp hệ thống pháo phản lực HIMARS. Sau nhiều tuần cân nhắc, tính đến ngày 22/7, Mỹ đã chuyển giao cho Ukraine 16 hệ thống HIMARS M142. Những hệ thống này được cho là có tác động đáng kể đến cục diện chiến trường khi Ukraine sử dụng đạn tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh để tiến công nhiều mục tiêu, điển hình như 12 kho vũ khí của Nga hồi cuối tháng 6 và đầu tháng 7.

1665218015129.png

1665218069665.png

1665218120014.png

Hệ thống HIMARS M142 của Ukraine

Uy lực của HIMARS M142

1665218192628.png

1665218257357.png

1665218282953.png


Hệ thống HIMARS M142 được nghiên cứu, chế tạo bởi Tập đoàn Lockheed Martin. Đây là phiên bản hiện đại hóa, được đặt trên xe bánh lốp, nhẹ hơn và cơ động hơn so với phiên bản cũ M270 MLRS gắn trên xe bánh xích. Đây là hệ thống pháo phản lực tầm trung có khả năng phóng loạt đạn tên lửa dẫn đường chính xác. Hệ thống có chiều dài 7m, rộng 2,4m và cao 3m. HIMARS M142 gồm 1 xe tải 5 tấn bọc thép được trang bị để phóng tên lửa cỡ nòng 227mm. Mỗi hệ thống này có thể mang theo 6 tên lửa dẫn đường phóng loạt với tầm bắn 70 đến 80km hoặc một tên lửa cấp chiến thuật lục quân với tầm bắn 300km.
Với kíp vận hành gồm 3 người và tính đồng bộ cao, mỗi hệ thống HIMARS có thể nhanh chóng thay thế một bệ tên lửa đã qua sử dụng bằng bệ tên lửa mới trong vòng vài phút mà không cần sự yểm trợ của các phương tiện khác.

“Chìa khóa" tạo lợi thế ở nhiều thời điểm

Trong trang bị của Quân đội Ukraine hiện có nhiều hệ thống pháo phản lực, nhưng hầu hết đều không có hệ thống dẫn đường và độ chính xác hạn chế hơn.

1665218457182.png

1665218584232.png

Hệ thống pháo phản lực Smerch

1665218812421.png

1665218702220.png

Hệ thống pháo phản lực BM-21 của Ukraine

HIMARS đã giúp cho lực lượng Ukraine khả năng tiến công tầm xa vào phía sau tuyến phòng thủ của Nga, đồng thời “né tránh” tốt hơn các đợt tiến công từ vũ khí tầm xa của Nga. Tên lửa dẫn đường bằng GPS của HIMARS có tầm bắn gấp đôi so với tên lửa M777 mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trong thời gian gần đây, đã "đặt các mục tiêu" quân sự của Quân đội Nga vào tình thế nguy hiểm. Theo Lục quân Mỹ, HIMARS M142 có thể tiến hành các đợt bắn phá, chế áp và phản công lớn. Bởi vậy, có thể tạo ra ưu thế trước nhiều loại pháo của Nga và tiến công chúng từ khoảng cách "an toàn hơn". Các khẩu đội M142 có thể nhanh chóng chiếm lĩnh và rời khỏi trận địa khi nhận được lệnh của chỉ huy. Thời gian triển khai "chớp nhoáng" cũng giúp HIMARS nhanh ra đòn quyết định trước khi đối phương kịp phản ứng.

1665218908684.png

1665219662284.png

1665218921769.png

1665219092989.png

1665219335474.png

1665219979370.png

1665219756580.png

1665219795822.png

Ukraine sử dụng Himars M142 tấn công các mục tiêu của Nga
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mỹ nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm trung và tầm gần

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn trong các lực lượng vũ trang.

Chương trình LRHW (Vũ khí siêu vượt âm tầm xa) của lục quân đề xuất việc trang bị tên lửa có đầu đạn lướt siêu vượt âm cho hệ thống tên lửa đất đối đất di động “Dark Eagle” do công ty Lockheed Martin của Mỹ phát triển. Theo các chuyên gia nước ngoài, tổ hợp tên lửa này sẽ là phương tiện hữu hiệu để đối phó với các hệ thống tác chiến của LLVT Nga và Trung Quốc, được triển khai trong các khu vực chống tiếp cận. Tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB có chiều dài 10 m, đường kính thân tối đa khoảng 0,9 m, tầm bắn 3.000–4.000 km.

1665284864582.png

1665284899897.png

1665284977494.png

1665285022549.png

Hệ thống tên lửa đất đối đất di động “Dark Eagle”

Khẩu đội “Dark Eagle” bao gồm một xe chỉ huy cùng 4 bệ phóng kéo (mỗi thùng chứa 2 tên lửa). Xe Oshkosh M983A4 (bánh xe 8x8) được sử dụng làm máy kéo. Tổ hợp huấn luyện đầu tiên của hệ thống tên lửa cơ động (không có tên lửa) đã được bàn giao cho lực lượng lục quân năm 2021 để huấn luyện trắc thủ.

Người ta thông báo rằng tại Baltimore (Maryland) một dây chuyền sản xuất đã được đưa vào hoạt động để lắp ráp các bộ phận của tổ hợp tên lửa này. “Lockheed Martin” đang thực hiện một loạt các chương trình chuẩn bị và thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm “Dark Eagle”. Các cuộc thử nghiệm thiết kế bay của hệ thống tên lửa này sẽ được phóng thử sáu tháng một lần. Tổng thầu đang tích hợp tên lửa siêu vượt âm với tên lửa hai tầng và có kế hoạch hoàn thành phát triển tổ hợp vào năm 2023. Theo kế hoạch của Bộ chỉ huy Lục quân, hoạt động thử nghiệm của tổ hợp tên lửa đầu tiên “Dark Eagle” sẽ bắt đầu trong cùng năm.

Hệ thống tên lửa di động mới sẽ trở thành công cụ tấn công hiệu quả cho Quân đội Mỹ để tiêu diệt các trạm chỉ huy di động dã chiến, hệ thống tên lửa tầm trung, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa và hệ thống tên lửa bờ biển với tên lửa chống hạm, chủ yếu ở các khu vực lục địa châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương.

1665285154571.png

1665285108195.png

1665285175002.png


Hệ thống tên lửa cơ động mặt đất tầm trung tương lai “Dark Typhon” sẽ được trang bị tên lửa hành trình cận âm “Tomahawk” và tên lửa siêu thanh đa năng “Standard-6” để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước. Cả hai loại tên lửa này đều sẽ được đưa vào bệ phóng thẳng đứng đa năng Mk41 của tàu trong 4 thùng chứa trên bệ phóng mặt đất có máy kéo. Tên lửa hành trình “Tomahawk” phóng từ mặt đất có tầm bắn dự tính từ 2000 – 2500 km. Trong quân đội Mỹ, tổ hợp này được coi là tổ hợp trung gian về tầm xa giữa hệ thống tên lửa tác chiến-chiến thuật tương lai (Precision Strike Missile) có tầm bắn lên tới 500 km và hệ thống tên lửa siêu thanh tầm trung " Dark Eagle”.

1665285356174.png

Hệ thống tên lửa cơ động mặt đất tầm trung “Dark Typhon”

Khẩu đội thông thường của tổ hợp "Dark Typhon" bao gồm:

- Xe chỉ huy trên rơ-mooc xe đầu kéo ba trục Oshkosh M983A4 (bánh 8 x 8); thiết bị của nó được tích hợp với các hệ thống điều khiển hỏa lực khác nhau như Hệ thống Dữ liệu chiến thuât pháo binh dã chiến tiên tiến (AFATDS), Hệ thống phối hợp tác chiến sâu, tự động liên quân (JDOCS).

- 4 bệ phóng với máy kéo "Oshkosh" M983A4, mỗi bệ có một bệ phóng thẳng đứng với bốn ô cho tên lửa;

- Xe tải chở 4 tên lửa trong container trên một sơ mi rơ moóc ba trục được xe ô tô kéo;

Giới chỉ huy quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai khẩu đội di động thử nghiệm đầu tiên của tổ hợp “Dark Typhon” vào tháng 9/2023. Các vụ phóng thử đầu tiên của tên lửa “Standard-6” và “Tomahawk” từ một tổ hợp tên lửa thử nghiệm sẽ được thực hiện vào năm 2023.

Như vậy, Mỹ có tiềm lực quân sự-kỹ thuật đủ để chế tạo và triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu và khu vực châu Á-Thái Bình Dương có khả năng tấn công các mục tiêu quan trọng của Liên bang Nga, các nước đồng minh và Trung Quốc.

Giới lãnh đạo quân sự - chính trị của Nga đã nhiều lần tuyên bố áp dụng các biện pháp trả đũa và "làm gương". Tổng thống Liên bang Nga V.Putin đã phát biểu như sau: “Nga sẽ buộc phải chế tạo và triển khai các loại vũ khí độc nhất để đối phó không chỉ với các vùng lãnh thổ có các hệ thống tên lửa tầm trung và tầm ngắn đe dọa trực tiếp chúng ta, mà còn chú ý đến những vùng lãnh thổ nơi đặt các trung tâm chỉ huy các hệ thống tên lửa đó. Cứ để các vệ tinh biết về điều đó”.

1665285881441.png

1665285905133.png

1665286121410.png

1665286028111.png

Hệ thống tên lửa Tomahawk trên bộ của Mỹ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Công nghệ ngư lôi hạng nhẹ và hạng nặng

Có lẽ mối đe dọa lớn nhất đối với chiến hạm nổi và tàu ngầm trong chiến tranh là ngư lôi cao tốc với đầu đạn nổ gần hoặc khi chạm mục tiêu. Vì hầu hết ngư lôi đều có tốc độ cao từ vị trí phóng cách mục tiêu tới vài hải lý nên chiến hạm bị tiến công chỉ có thời gian đối phó rất ngắn.

1665306856399.png

Tàu phóng lôi năm 1890

Ngư lôi là vũ khí [đối hạm] có thể phóng từ ống phóng trên chiến hạm nổi, tàu ngầm, từ máy bay lên thẳng vũ trang, hoặc từ các kiểu tàu tuần tra biển. Về cơ chế điều khiển, ngư lôi có thể chạy thẳng, “phóng và quên”, điều khiển bằng dây (Wire Guided), hay ngư lôi tự hoạt (Cuitonomous Homer).

1665306322422.png

Ngư lôi MK-14 được sử dụng trong hải quân Mỹ trong thế chiến II

1665306779240.png

Ngư lôi MK-13 của hải quân Mỹ trong thế chiến II

1665306417998.png

1665306692673.png

1665306702492.png

Ngư lôi của hải quân Hoàng gia Anh trong thế chiến II

Trong bài viết này, công nghệ ngư lôi hiện nay được chia thành ba loại – hạng nhẹ, hạng nặng và các biện pháp chống ngư lôi – với những ví dụ minh họa cho mỗi loại.

Trong “kho” vũ khí của hải quân Hoàng Gia Ôxtrâylia (Royal Australian Navy-RAN) có ba kiểu ngư lôi hạng nhẹ:

+ Mark 46 tự dẫn chủ động hay nửa chủ động theo nguồn phát ra sóng âm.

+ Mark 54 Mako

+ Mu 90 “phóng và quên” chạm nổ

Ngoài ra, các tàu ngầm lớp Collins [của hải quân Hoàng gia - RAN] còn được trang bị ngư lôi hạng nặng tiên tiến (Advanced Capability-ADCAP) “Mark 48 mod 7 điều khiển bằng dây và tự dẫn thụ động/chủ động.

1665307110011.png

1665307082592.png

1665307154349.png

Ngư lôi MK-48 mod 7

Trả lời câu hỏi về phòng chống ngư lôi một sĩ quan cấp cao của RAN nói:

“Công nghệ quân sự tiên tiến dễ tìm mua với giá ngày càng rẻ trên toàn cầu là cơ sở giúp Ôxtrâylia duy trì ưu thế về khả năng đối phó với nhiều mối đe dọa trên biển.

“Yêu cầu duy trì khả năng tự vệ có hiệu quả chống ngư lôi luôn được RAN quan tâm thông qua việc đánh giá khả năng hợp tác và khai thác kỹ năng.

“Các mối quan hệ gắn bó giữa chúng tôi với hải quân các nước đối tác, cộng đồng khoa học và công nghệ quốc phòng và giới công nghiệp quân sự tạo thuận lợi cho sự phát triển khả năng dự báo, đánh giá các mối đe dọa lớn và các biện pháp đối phó bằng chiến thuật, nâng cấp các hệ vũ khí [tự vệ] hiện có và thực hiện các chương trình mua sắm trang bị dài hạn”.

Tất cả các tàu frigat của RAN đều được trang bị hệ thống phát hiện ngư lôi LESCUT (của hãng Rafael/Ixraen) và dự án SEA 1408 giai đoạn 2 đã được triển khai thực hiện để khắc phục những khiếm khuyết và phát triển khả năng đối phó với các loại ngư lôi thế hệ tới – những loại có thể được ứng dụng công nghệ mới.

1665307257417.png

1665307381685.png

1665307394205.png

1665307417092.png

1665307437962.png

Hệ thống phát hiện và chống ngư lôi LESCUT

Các kiểu ngư lôi phóng từ máy bay cũng là mối đe dọa nghiêm trọng dù rằng khi đã ở dưới nước, chúng không có gì khác lắm so với các kiểu ngư lôi phóng từ chiến hạm nổi hay tàu ngầm.

Hệ thống tự vệ chống ngư lôi đòi hỏi phải có nhiều tiểu hệ thống khác nhau để có thể phát hiện, phân loại đánh giá mức độ nguy hiểm, và thực thi biện pháp đối phó – có thể bao gồm biện pháp phóng (thả) mồi bẫy hay phá thủy lôi đang lao tới.

Ngoài sử dụng máy bay lên thẳng cất cánh từ chiến hạm để thả xôna nhúng tích cực, chiến hạm còn có thể kéo theo giàn ống nghe (Hydrophone) thụ động phát hiện âm thanh có thể điều chỉnh cự li và độ sâu. Những thiết bị này còn có thể trở thành phương tiện phát nhiễu hay làm mồi bẫy trong trường hợp chiến hạm đang bị tiến công bằng ngư lôi.

Hệ thống xôna thụ động của chiến hạm sẽ phát hiện âm thanh phát ra từ tàu ngầm, nhưng đó cũng có thể là tiếng động phát ra từ những sinh vật biển như cá voi, tàu biển đang chạy từ xa, âm thanh nhiễu loạn do sóng gió tạo ra trên biển. Hai loại sau thường chủ yếu là âm thành ở các vùng biển không có chiến sự, âm thanh của hoạt động hàng hải (từ các tàu buôn đang chạy trên biển) phát ra từ động cơ và tiếng rẽ nước khi tàu đang chạy có đặc điểm là sóng âm dải rộng và dải hẹp.

Xôna chủ động của chiến hạm có tác dụng phân loại tín hiệu thu được bằng xôna thụ động, xác định tín hiệu nào “không phải/có thể/chắc chắn” (Non Sub/Possible Sub/Certain Sub) là của tàu ngầm.

Trước hết và quan trọng nhất là tàu ngầm tiến công sẽ cố gắng tránh bị phát hiện bằng cách “lặn” sâu xuống 30-100m dưới mặt nước nơi nhiệt độ nước biển giảm hẳn, có thể làm giảm cường độ âm thanh, hoặc làm cho sóng âm bị khúc xạ, do đó xôna từ chiến hạm nổi khó có thể phát hiện/xác định vị trí chính xác của tàu ngầm. Chỉ khi cần thiết, tàu ngầm mới nổi lên đến tầm đủ để có thể dùng kính tiềm vọng xác định xem ngư lôi đã phóng đi có nhằm đúng mục tiêu hay không.

Sau đó tàu ngầm có thể lại lặn xuống độ sâu nơi nhiệt độ nước biển giảm hẳn để hạn chế xác suất bị phát hiện đến mức thấp nhất rồi phóng ngư lôi dẫn bằng sợi quang. Lúc này tàu ngầm sẽ di chuyển chậm theo hướng mục tiêu với tốc độ cao nhất là 10 hải lý (18km trở xuống). Vì ngư lôi cũng có gắn thiết bị “bám” (theo dõi) mục tiêu nên nó có thể truyền dữ liệu trở lại cho tàu ngầm để xử lý bằng phương tiện tinh vi hơn trên tàu.

1665307731649.png

1665307753942.png

1665307778032.png


Vì các kiểu ngư lôi hiện đại đều được thiết kế để phát hiện mồi bẫy giả thông thường nên tàu ngầm có thể lại phải nổi lên đến tầm có thể sử dụng kính tiềm vọng để phát tín hiệu điều chỉnh hướng và tầm cho ngư lôi tránh bất kỳ mồi bẫy nào đã được kích hoạt.

Câu hỏi đặt ra là nếu phát hiện tàu ngầm thù địch, chiến hạm mục tiêu có thể có những phương án đối phó nào?

Chiến hạm mục tiêu sẽ phải kết hợp biện pháp cơ động với sử dụng các phương tiện đối phó. Cách tự vệ tốt nhất thường là lợi dụng tốc độ nhanh của chiến hạm mục tiêu kết hợp với động tác né tránh.

Gần như ngay sau khi hởi động thiết bị gây nhiễu ngư lôi ở giàn ăng ten kéo, chiến hạm mục tiêu sẽ phóng ngư lôi về hướng tàu ngầm thù địch đã phát hiện. Vì nếu bị ngư lôi phóng trúng thì đó sẽ là đòn “chí mạng” đối với tàu ngầm thù địch nên chỉ huy của tàu ngầm [thù địch] sẽ buộc phải cơ động tránh né bằng cách đổi hướng, lặn sâu hơn và chạy nhanh hơn, do đó có thể làm đứt dây điều khiển ngư lôi, và đến khi quay trở lại trạng thái có thể tập trung vào mục tiêu định tiến công, thì mồi bẫy của chiến hạm mục tiêu sẽ phát huy tác dụng đủ để chiến hạm chạy khỏi khu vực nguy hiểm với tốc độ cao trong khi xôna chủ động của chiến hạm và máy bay yểm trợ cùng với phao âm nhúng sẽ tiếp tục theo dõi tàu ngầm.

1665308178370.png

1665308093585.png

1665308211185.png

1665307828923.png

Hệ thống chống ngư lôi như Seaspider

Các thiết bị chống ngư lôi như Seaspider của tập đoàn đa quốc gia ATLAS ELEKTRONIK (gồm Đức, Anh, Mỹ, Đan Mạch, UAE, Phần Lan, Ấn Độ, Nam Phi, Hy Lạp) và SHADE của hãng Rafael (Ixraen) đang được rao bán trên thị trường quốc tế.

...............................
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các kiểu ngư lôi hạng nhẹ

Ngư lôi A244/s Mod 3

Họ ngư lôi A244/s của hãng Leonardo (I-ta-li-a) là kiểu (phóng và quên) gồm trên 1300 quả các “mod” khác nhau từ “Mod.0” đến Mod.3. Hải quân của trên 17 quốc gia trên khắp thế giới đã mua kiểu ngư lôi này và đều được hãng Leonardo bảo đảm các mặt hậu cần, các hệ thống phóng từ chiến hạm và máy bay.

1665500288771.png

1665500244502.png

1665500268180.png

Ngư lôi A244/s Mod.3

Ngư lôi Mod.3 nặng 254 kg, gắn đầu tìm âm thanh tinh vi, có khả năng chống nhiễu tiên tiến và đầu đạn nổ phá; có thể diệt mục tiêu ở độ sâu tối đa trên 600m.

Ngư lôi hạng nhẹ đáp ứng mọi yêu cầu của hải quân các nước khách hàng về giá cả và tính năng. Về cơ bản, họ ngư lôi A244/s rẻ hơn ngư lôi Mu90 (ngư lôi chống [tàu] ngầm chạm nổ, hạn nhẹ tiên tiến thế hệ 3 do Pháp và I-ta-li-a hợp tác chế tạo cho hải quân các nước Pháp, Đức, Italia, Đan Mạch, Ôxtrâylia và Ba Lan) và có thể diệt các kiểu tàu ngầm [chạy bằng động cơ dùng năng lượng] thông thường, đặc biệt là ở vùng nước rất nông.

Ngư lôi Mark 46 Mod 5A và Mod 5A (S)

Ngư lôi Mark 46 Mod 5A và Mod 5A (s) gắn đầu tìm âm thanh chủ động hoặc bán chủ động là kiểu ngư lôi chống [tàu] ngầm hạng nhẹ chủ yếu của hải quân Mỹ và cũng là ngư lôi hạng nhẹ tiêu chuẩn của NATO. Hải quân của 23 quốc gia trên toàn cầu đã mua kiểu ngư lôi này. Được thiết kế để phóng từ các kiểu chiến hạm nổi và máy bay tuần tra biển, ngư lôi Mod 5A và Mod 5A (s) có thể diệt các kiểu tàu ngầm thông thường có tính năng hoạt động cao; có xác suất diệt mục tiêu ở vùng nước nông cao hơn so với các mẫu trước.

1665500384821.png

1665500398415.png

1665500412078.png

1665500433572.png

Ngư lôi Mark 46 Mod 5A/5AS

Trước đây hải quân Ôxtrâylia đã trang bị ngư lôi kiểu này cho tác tàu frigat lớp ANZAC và Adelaide nhưng nay đã thay thế chủ yếu bằng ngư lôi chạm nổ Mu90.

1665500517474.png

1665500562243.png

1665500612105.png

Ngư lôi chạm nổ Mu90

Ngư lôi Mark 54 MAKO

Ngư lôi MK54 do hãng Raytheon (Mỹ) chế tạo là kiểu [ngư lôi] hạng nhẹ thông dụng nhất trên thế giới, ứng dụng công nghệ đã được thử thách của ngư lôi ADCAP (Advanced Capability: Khả năng Tiên tiến) Mark 50 và Mark 48.

1665500737950.png

1665500773274.png

1665500694588.png

Ngư lôi MK54

Kiểu ngư lôi này có thể phóng đi từ bệ phóng lắp trên chiến hạm nổi, máy bay lên thẳng, máy bay cánh cố định để tiêu diệt bất kỳ tàu ngầm ngào đang lặn ở bất kỳ độ sâu nào. ADF (Lực lượng Quốc phòng Ôxtrâylia) trang bị ngư lôi Mark 54 MAKO cho máy bay lên thẳng chiến đấu trên biển MH-60R “Romeo” và máy bay tuần tra biển P-8A.

1665500841856.png

1665500909532.png

1665500994950.png

1665501026748.png


Kiểu ngư lôi này nặng 276 kg và có thể lắp đầu đạn thuộc nổ phá cỡ 44 kg, sử dụng kết hợp với xôna AN/AQS-22. Tần số thấp trang bị cho máy bay lên thẳng MH-60R. Với động cơ đẩy sử dụng thuốc phóng lỏng, ngư lôi Mark 54 MAKO có tốc độ tối đa 40 hải lý (≈ 72 km/giờ).

......................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngư lôi chạm nổ Mu 90

Mu 90 là ngư lôi hạng nhẹ được nhiều nước trên thế giới biết đến như một [loại] vũ khí “răn đe” dưới mặt nước để bảo vệ hoạt động triển khai các lực lượng hải quân cũng như các đường tiếp cận trên biển với tính năng phi thường đã được thử thách. Được hải quân Ôxtrâylia chọn để thay thế cho ngư lôi Mark 46, ngư lôi Mu 90 – kiểu ngư lôi duy nhất ở Ôxtrâylia không phải do Mỹ chế tạo được coi là ngư lôi hạng nhẹ có những tính năng ưu việt nhất thế giới.

Hải quân Ôxtrâylia mua ngư lôi Mu 90 của hãng Leonardo (Italia) và được hãng này tiếp tục công việc bảo trì cho hệ vũ khí chống [tàu] ngầm này suốt vòng đời của nó.

1665539991998.png

1665540068176.png

1665540018453.png

1665540031335.png

1665540046685.png


Tính năng nổi bật của Mu 90 là cự ly diệt mục tiêu của nó vượt lên trên bất kỳ kiểu ngư lôi hạng nhẹ nào khác. Hệ thống động cơ đẩy của Mu 90 tạo cho nó tốc độ 50 hải lý (> 90 km/giờ), tầm xa trên 23 km (ở tốc độ thấp nhất), đặc biệt có hiệu quả ở vùng nước nông và hẹp. Với khả năng diệt mục tiêu vô song, Mu 90 được lắp đầu đạn thuốc nổ lõm, có thể diệt bất kỳ kiểu/loại tàu ngầm nào, từ tàu ngầm [chạy bằng động cơ dùng năng lượng] hạt nhân (SSBN) đến tàu ngầm “mini”.

Ít nhất đã có hải quân của 9 quốc gia trên thế giới mua ngư lôi Mu 90, bao gồm các nước NATO – Pháp, I-ta-li-a, Đức, Đan Mạch, Ba Lan và Ôxtrâylia; gần đây thêm hải quân ba nước Bắc Phi.

1665540495252.png

1665540562983.png

1665540591437.png


Các kiểu ngư lôi hạng nặng ngư lôi “Black Shark”

Ít nhất đã có hải quân của sáu quốc gia mua trên 100 quả ngư lôi hạng nặng Black Shark điều khiển bằng dây của hãng Laonardo kèm theo cam kết bảo đảm hậu cần cùng giao diện ngư lôi với tàu ngầm ngư lôi Black Shark có tầm xa 50 km và tốc độ 50 hải lý (> 90 km/giờ).

1665540643722.png

1665540716967.png

1665540738097.png


Trả lời câu hổi của tạp chí APDR, hãng Leonardo cho biết:

“Ngư lôi Black Shark thuộc thế hệ mới nhất, có thể diệt các mục tiêu cả chiến hạm nổi và tàu ngầm. Ngoài tốc độ cao tầm xa kiểu ngư lôi hạng nặng này còn có tính năng tàng hình và khả năng tự dẫn theo vệt sóng phía sau chiến hạm nổi hay tàu ngầm”.

“Hãng Leonardo có thể cung cấp hệ thống gây nhiễu cho cả chiến hạm nổi và tàu ngầm. Hệ thống này gồm có các bệ phóng có thể đồng thời phóng nhiều hệ thống gồm máy phát nhiễu cố định và mồi bẫy (giả làm mục tiêu) di động”.

Đại diện của hãng Leonardo còn nói thêm trong lĩnh vực tác chiến chống [tàu] ngầm; hãng này có xôna có thể phát hiện mục tiêu ở các độ sâu khác nhau – xôna kéo “Black Snake” có thể phát hiện ngư lôi, và các hệ thống phát hiện và tránh vật cản.

1665540893610.png

Sona kéo “Black Snake”

......................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngư lôi F-21

F-21 là ngư lôi hạng nặng mới của hải quân Pháp do tập đoàn công nghiệp quốc phòng đa quốc gia “Naval Group” đứng đầu là Pháp cung cấp. Đây là kiểu ngư lôi hạng nặng đầu tiên có khả năng tự hoạt giúp cho tàu ngầm tiến công có nhiều phương án lựa chọn trong các tình huống chiến thuật phức tạp đồng thời giảm khối lượng công việc cho người điều khiển.

1665800831799.png

1665800852009.png

1665800917643.png

1665800875779.png


Ngư lôi F-21 đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của hải quân Pháp, có thể diệt mục tiêu ở các vùng biển hẹp, nước nông cũng như trên biển khơi. Nó có khả năng chống nhiễu thế hệ mới nhất, và đáp ứng những yêu cầu bảo đảm an toàn cao nhất cho các tàu ngầm [chạy bằng động cơ dùng năng lượng] hạt nhân của hải quân Pháp.

Ngư lôi F-21 sẽ được trang bị cho tàu ngầm tiến công [chạy bằng động cơ dùng năng lượng] hạt nhân (SSN) lớp Barracuda do tập đoàn Naval Group mới đóng cho hải quân Pháp và tàu ngầm SSBN hiện có cũng như tàu ngầm lớp Scorpene của Bra-xin. Đợt ngư lôi đầu tiên [đã] được chuyển giao cho hải quân Pháp hồi giữa năm 2019. Gần như chắc chắn tập đoàn Naval Group sẽ bán ngư lôi F-21 cho Ôxtrâylia để trang bị cho tàu ngầm tiến công tương lai của hải quân nước này.

Ngư lôi DM 2A4/SeaHAKE MOD4

Theo lời một đại diện của hãng ATLAS ELEKTRONIK của Đức (hãng chế tạo kiểu ngư lôi hạng nặng này), hải quân nhiều nước NATO và ngoài NATO đã mua kiểu ngư lôi hạng nặng này. Hải quân của nhiều nước khác ở Nam Mỹ và Nam Á cũng đã từng mua ngư lôi các thế hệ chế tạo hồi những năm 1960 và 1980 của hãng ATLAS ELEKTRONIK. SeaHAKE Mod 4 là ngư lôi đầu tiên trên thế giới dẫn bằng sợi quang, động cơ điện tính năng cao, thông tin qua vệ tinh/xôna ứng dụng kỹ thuật số và có tầm rất xa (trên 50 km).

1665801143146.png

1665801026231.png

1665801162005.png


Dựa trên công nghệ chế tạo ngư lôi DMZA4 thế hệ trước, ngư lôi DM2A4/SeaHake vượt trội về khả năng phát hiện mục tiêu và chống nhiễu, do đó nó là kiểu ngư lôi hạng nặng thuộc loại hiện đại nhất hiện thời. Khách hàng mua kiểu ngư lôi này còn được bảo đảm hậu cần dài hạn.

Ngư lôi MARK 48 ADCAP MOD 7 CBASS

Ngư lôi Mark 48 Advanced Capability (ADCAP) mod 7 Common BroadbanAdvanced Sonar System (CBASS) – ngư lôi tính năng tiên tiến, hệ thống xôna dải [tần] rộng phổ biến – do hãng Lockheed Martin (Mỹ) chế tạo sử dụng hệ thống dẫn chủ động và/hoặc thụ động bằng xôna dải rộng và thiết bị chống nhiễu tiên tiến để phát hiện, theo dõi và diệt mục tiêu ở cả vùng nước nông và sâu. Đây là kiểu ngư lôi hạng nặng tiên tiến nhất trang bị cho tàu ngầm của hải quân Mỹ và các nước đồng minh.

1665801231148.png

1665801278587.png

1665801329142.png


Hãng Lockheed Martin cung cấp ngư lôi MK 48 cho Ôxtrâylia thông qua hải quân Mỹ trên cơ sở Dự án Hợp tác vũ khí/trang bị (Armaments Cooperative Project-ACP) xôna CBASS tạo cho ngư lôi khả năng phát hiện và tiến công mục tiêu nhanh hơn. Bộ thiết bị bao gồm một đầu thu xôna tương tự dải [tần] rộng (Broad band analog Sonar Receiver, một hợp dẫn và điều khiển <Guidance and Control> box), và bộ tiền khuếch đại (Pre-amplifier).

Hải quân Mỹ là khách hàng chính mua ngư lôi MK 48 của hãng Lockheed Martin, trong khi hải quân Mỹ đóng vai trò trung gian cung cấp ngư lôi KM 48 cho Ôxtrâylia, Ca-na-đa, Bra-xin và Hà Lan trên cơ sở quan hệ đối tác.

Từ năm 2011, hãng Lockheed Martin đã đầu tư trên 10 triệu USD cho chương trình nâng cao hiệu suất, xây dựng cơ sở và phòng thí nghiệm phục vụ cho việc chế tạo CBASS và ngư lôi. Cơ sở của hãng Lockheed Martin ở Marion, Bang Massachusetls, chuyên thiết kế, thử nghiệm, tích hợp và chế tạo các bộ phận thành phần của các hệ thống phương tiện không người lái hoạt động dưới mặt biển cho khách hàng cả quân sự và dân sự trên toàn cầu. Các kỹ sư và công nhân của hãng đã làm công việc chế tạo ngư lôi trên 8 năm và về công nghệ chế tạo các phương tiện hoạt động dưới mặt biển trong hơn 50 năm; họ có đủ kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề cực kỳ khó khăn.

Theo họ, điều cơ bản giúp họ thành công là sự hợp tác chặt chẽ với hải quân Mỹ. Họ thường cử các nhóm làm việc sát cánh với khách hàng để tìm ra các phương pháp bảo đảm độ tin cậy và giảm chi phí vòng đời cho ngư lôi của hải quân Mỹ.

1665801539722.png

1665801527442.png

1665801506870.png


..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngư lôi SHKVAL-E

Có thể nói “Shkval-E” (biến thể dành cho xuất khẩu) là tên lửa không điều khiển tốc độ cao diệt mục tiêu dưới mặt nước vốn là sản phẩm của “nhà máy chế tạo tên lửa” từ thời còn Liên Xô. Hệ vũ khí này có thể được trang bị cho cả chiến hạm nổi và tàu ngầm, và có thể phóng trong điều kiện biển có sóng cấp 4 [khi tàu ngầm đang lặn] ở độ sâu 30m. Ngư lôi dạng tên lửa này có trọng lượng 2.700 kg, gắn đầu đạn nổ phá (tương đương 210 kg TNT) có ngòi nổ “cận đích”.

1665830841210.png

1665830867964.png

1665831103525.png


Hệ thống động cơ gồm động cơ thủy phản lực và tăng tốc nhiên liệu rắn tạo tốc độ cao trên 200 hải lý (> 360 km/giờ), cự li phóng hiệu dụng 7 km, tầm xa hành trình 10 km.

Ngày 21/02/2019 Tổng thống Nga Putin công bố đã chế tạo được ngư lôi có động cơ dùng năng lượng hạt nhân “Poseidon” (dài 20m, đường kính 2m, còn gọi là ngư lôi “Kanyon”) có thể vượt qua các hệ thống chống ngư lôi hiện thời. Gần giống như một chiếc tàu ngầm tự hoạt, nó có thể chạy nhanh, êm qua các đại dương với tầm xuyên lục địa. Gần đến mục tiêu đã xác định, đầu đạn hạt nhân của nó có thể được kích nổ.

Theo các nguồn tin phân tích đáng tin cậy cùng với hình ảnh video kèm theo, công bố đó không phải là tin giả. Tuy nhiên, nó (ngư lôi đó) khó có thể “chạy êm” (tính năng tàng hình) như lời Putin, do đó vẫn có thể bị phát hiện bằng các phương tiện chống ngư lôi dựa vào tín hiệu âm thanh.

Ngư lôi hạng nặng “SPEARFISH”

Ngư lôi hạng nặng tiên tiến “Spearfish” do hãng BAE Systems (tập đoàn công nghiệp quốc phòng đa quốc gia, đứng đầu là Vương quốc Anh) chế tạo có thể diệt tàu ngầm hay chiến hạm nổi ở vùng ven biển cũng như trên biển khơi. Ngư lôi “Spearfish” nặng 1.850 kg, dài 7m, đường kính 533 mm hiện được trang bị cho tàu ngầm của hải quân Hoàng gia Anh.

1665831187007.png

1665831225929.png

1665831199952.png


Với đầu đạn PBX (Polymer-bonded Expkosive) thuốc nổ bằng hạt Pôlime tổng hợp) mạ nhôm 300 kg, hệ thống dây dẫn tính năng cao và xôna thụ động/chủ động. Hệ thống động cơ giúp ngư lôi Spearfish tiến công mục tiêu ở cự li 48 km với tốc độ thấp.

Ngư lôi 2000

Hãng Saab (Thụy Điển) đang chuyển giao công nghệ ASW (tác chiến chống [tàu] ngầm) cho một số lực lượng quốc phòng trên thế giới.

Vũ khí chống [tàu] ngầm do hãng Saab chế tạo bao gồm ngư lôi hạng nhẹ, ngư lôi hạng nặng (ngư lôi 2000) và hệ thống phục vụ huấn luyện tác chiến chống [tàu] ngầm tiên tiến dựa trên phương tiện tự hoạt hạng trung (Autonomous Underwater Vehicle-AUV).

1665831495615.png

1665831358705.png

1665831623035.png

1665831706973.png


Saab là hãng đã thiết kế và chế tạo ngư lôi hạng nặng cho hải quân Thụy Điển trong hơn 100 năm và ngư lôi hạng nhẹ từ đầu những năm 1960. Ngư lôi hạng nhẹ của Saab (Saab’s lighweight torpedo-SLWT) – kiểu mới nhất đang được phát triển để cung cấp cho hải quân của Thụy Điển và Phần Lan. Đây là kiểu ngư lôi cực kỳ hiệu quả ở các vùng biển hẹp và nông.

Phương tiện dùng làm mục tiêu huấn luyện tác chiến chống [tàu] ngầm – AUV 62-AT – là một AUV hình quả ngư lôi đường kính 21 “in sơ” (533 mm), có thể hoạt động liên tục trên 20 giờ, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấn luyện toàn diện của nhiều phương tiện khác nhau như chiến hạm nổi, máy bay lên thẳng, máy bay tuần tra biển và thậm chí cả tàu ngầm. Hệ thống huấn luyện ASW này được trang bị cả xôna thụ động và chủ động, do đó có thể phát tín hiệu giống như của tàu ngầm thật và cũng có thể được lập trình để thực hiện những động tác nhằm tránh bị phát hiện.

1665831756088.png

1665831816148.png

1665831838040.png

Mục tiêu huấn luyện tác chiến chống tàu ngầm – AUV 62-AT
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
SVLK-14S SUMRAK Súng bắn tỉa “siêu xa”

SVLK-14S Sumrak là mẫu súng trường bắn tỉa có tầm bắn “siêu xa” và đang được Quân đội Nga sử dụng trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine.
Với tầm bắn xa (gấp đôi mẫu súng trường bắn tỉa L115A3 đang được Quân đội Anh sử dụng) và mức chính xác cao, tờ Daily Mirror của Anh đánh giá SVLK-14S Sumrak là mẫu súng bắn tỉa nguy hiểm nhất thế giới.

1665892720515.png

1665892741759.png

1665893177824.png


SVLK-14S Sumrak là mẫu súng trường bắn tỉa có thể tiến công các mục tiêu từ khoảng cách hơn 2.700m. Yuri Sinichkin, Kỹ sư trưởng của Công ty chế tạo vũ khí Lobaev Arms - nơi nghiên cứu, sản xuất súng trường SVLK-14S Sumrak cho biết: Sumrak được chế tạo với yêu cầu đơn giản và chính xác. SVLK-14S Sumrak cũng không có hộp tiếp đạn như các loại súng trường thông thường mà được nạp đạn trước mỗi phát bắn giống như các loại súng tầm xa cỡ nòng lớn trong Chiến tranh thế giới thứ Hai.
SVLK-14S Sumrak sử dụng đạn 408 CheyTac 10,3mm có khả năng bay tới mục tiêu với tốc độ 900m/giây; đồng thời, súng bắn tỉa này có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dao động từ -40o C đến 65o C.

1665892886989.png

1665892945805.png

Đạn 408 CheyTac 10,3mm

Sumrak được trang bị 2 bộ phận giảm giật, giúp xạ thủ nhắm bắn rất thuận lợi, cho phép xạ thủ bắn từ 150 đến 200 phát mỗi ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, loại vũ khí này có báng súng được thiết kế theo hình thức cổ điển và tối giản. Điều đó giúp nó gia tăng tầm bắn cũng như độ chính xác tối đa.
Nhược điểm duy nhất của nó là có trọng lượng lớn (khoảng 10kg). Loại súng trường này có nòng súng rất nặng và dài 1,5m, được chế tạo từ hợp kim nhôm. Vì thế, SVLK-14S Sumrak không phù hợp để mang theo trong những chặng hành quân đường dài.

1665893117043.png

1665893073885.png

1665893352024.png

1665893473378.png


Theo Hãng thông tấn TASS, SVLK-14S Sumrak được lính bắn tỉa Nga sử dụng hiệu quả trong “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại các điểm nóng như Kiev và Kharkov (miền Đông Ukraine). Tuy nhiên, không phải lúc nào các binh sĩ Nga cũng có thể sử dụng Sumrak bởi mẫu súng này chỉ phát huy hiệu quả cao ở những địa hình trống trải.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phát triển Rôbốt quân sự của Quân đội Nga

Nga đang theo đuổi việc phát triển và hoàn thiện các hệ thống rô bốt và tự hành trên không, trên mặt đất và trên biển nhằm mục đích tăng cường hệ số sức mạnh, đồng thời xác định công dụng của chúng trong nhịp độ thay đổi nhanh chóng của chiến đấu ngày nay và trong tương lai.


Trong hai thập kỷ qua, quân đội Nga đã trải qua một quá trình hiện đại hóa đáng kể về năng lực và học thuyết chiến tranh của mình. Một nỗ lực lớn do Bộ Quốc phòng thực hiện dành cho việc áp dụng và tiếp tục phát triển các hệ thống quân sự tự hành và robot. Ngày nay, công nghệ như vậy đang trở thành một phần quan trọng trong khái niệm về chiến dịch và chiến thuật, kỹ thuật và các quy trình của Nga. Công nghệ này được xem như một bội số nhân sức mạnh trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời ngăn ngừa và bảo vệ quân nhân khỏi bị thương vong. Bắt đầu từ năm 2021, Bộ Quốc phòng và cộng đồng quân sự-công nghiệp của nước này đã tiến hành việc phát triển dựa trên những kinh nghiệm trong sử dụng các hệ thống kể trên trong lực lượng vũ trang, đồng thời xây dựng lý thuyết về cách thức công nghệ đó sẽ tác động thế nào đến phương thức chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nga.

Định khung nhu cầu về các hệ thống tự hành và robot quân sự

Mặc dù quân đội Nga thường sử dụng các từ “robot”, “không người lái” và “tự hành” để biểu thị các nền tảng khác nhau được thảo luận trong bài báo này, nhưng thực tế kỹ thuật bao trùm ngày nay là trong thực tiễn tất cả các hệ thống đều được điều khiển từ xa bởi một tập thể người điều hành. Đồng thời, các nhà hoạch định quân sự Nga và cơ sở quốc phòng đang tích cực thảo luận về hoạt động hoàn toàn tự động như khái niệm cuối cùng cho các hệ thống vũ khí trên không, trên bộ và trên biển. Những cuộc tranh luận này chỉ ra rằng việc phân tích mối đe dọa trong tương lai của quân đội Nga cho thấy họ có khả năng phải đối mặt với một đối thủ về công nghệ tiên tiến có khả năng trang bị một loạt các hệ thống phòng thủ và tấn công, bao gồm cả vũ khí dẫn đường chính xác và robot. Quân đội Nga đã xác định sự cần thiết phải đầu tư vào các hệ thống công nghệ cao bao gồm các loại phương tiện tự hành khác nhau để đối phó với mối đe dọa tiềm tàng này. Đồng thời, Bộ Quốc phòng đang thảo luận về việc sử dụng rộng rãi công nghệ này trong tất cả các cuộc xung đột liên quan đến các đối thủ công nghệ thấp và đặc biệt là các hoạt động tác chiến đô thị.

1665907991297.png

1665908009948.png

1665908036685.png


Cuộc tranh luận về cuộc chiến trong tương lai này đang được hậu thuẫn bởi các tổ chức quân sự quan trọng của Nga như Tổ chức Nghiên cứu Tiên tiến (ARF), cơ quan này tương đương với Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) của Mỹ. Cả ARF và DARPA đều được quân đội của quốc gia tương ứng giao nhiệm vụ phát triển các khái niệm và công nghệ đột phá. Vào năm 2016, Tổng giám đốc ARF, Andrey Grigoryev nhấn mạnh rằng cuộc chiến trong tương lai sẽ là cuộc chiến của các phương tiện robot, trong khi các binh sĩ sẽ dần trở thành người điều khiển chúng và không trực tiếp tham chiến. Vào năm 2020, Phó Tổng giám đốc ARF Vitaly Davydov đã nhắc lại lời của ông Grigoryev với lời nhận định rằng việc sử dụng hàng loạt robot quân sự là không thể tránh khỏi nếu quân đội không muốn binh sĩ hy sinh trong chiến đấu, vì các máy bay chiến đấu của con người sẽ dần bị thay thế bởi các hệ thống robot và tự hành có thể hoạt động nhanh hơn, chính xác hơn và có chọn lọc hơn con người. Trong khi thừa nhận rằng khả năng tiến hành các hoạt động quân sự của các hệ thống này ngày càng tinh vi, Bộ Quốc phòng Nga vẫn liên tục nhấn mạnh sự cần thiết của việc kiểm soát của con người đối với các loại vũ khí này ngay từ bây giờ. Đồng thời, Bộ Quốc phòng cũng thừa nhận rằng các hệ thống tự hành hoàn toàn có thể là điều không thể tránh khỏi, cả về khái niệm đang được phát triển hiện tại và về vũ khí thực trong tương lai.

1665908079501.png

1665908121674.png


Bộ Quốc phòng bắt đầu đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với công nghệ này sau khi thử nghiệm rộng rãi các hệ thống điều khiển từ xa trên không, trên mặt đất và trên biển, đặc biệt là trong cuộc chiến ở Syria và sau khi đánh giá sâu rộng việc sử dụng công nghệ này của các quốc gia khác. Danh mục định hướng cho việc phát triển, kiểm tra và đánh giá bao gồm khả năng tự hành cao hơn để ra quyết định nhanh hơn, đặc biệt là trong môi trường chiến đấu đô thị đang thay đổi nhanh chóng. Các yêu cầu bổ sung bao gồm kết cấu mô-đun, đa chức năng, khả năng chỉ huy và kiểm soát được đảm bảo, khả năng chống lại các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử tốt, khả năng hợp tác với các nền tảng có người lái và không người lái khác nhau trong nhiều lĩnh vực và khả năng tích hợp vào các đội hình quân sự hiện tại và tương lai. Đối với loại hình tác chiến đô thị, các kế hoạch tương lai của Nga dự kiến sẽ bao gồm các đội phương tiện chiến đấu hạng nhẹ và hạng nặng không người lái (UGV) kết hợp với máy bay không người lái để xác định và tấn công mục tiêu, đồng thời phối hợp với các đơn vị và đội hình có người lái trong các chu kỳ thời gian mở rộng.

1665908208211.png

1665908235618.png


Các hoạt động này được dự kiến diễn ra bên ngoài môi trường tác chiến đô thị, có khả năng chống lại lực lượng của kẻ thù ngang tầm và làm tiêu hao các lực lượng của chúng, đặc biệt là khả năng có thể phá vỡ các hệ thống trinh sát, thông tin liên lạc và tác chiến điện tử của đối phương. Trong các tình huống này, quân đội Nga dự kiến các đơn vị được trang bị người máy sẽ chế áp liên tục trong thời gian dài để buộc đối phương phải tiêu hao và tổn thất nguồn nhân lực, quân sự và vật chất. Đối với lĩnh vực hàng hải, cơ sở công nghiệp-quốc phòng Nga dự kiến một mạng lưới toàn cầu gồm các phương tiện tự hành dưới nước, trên không và trên mặt nước được tích hợp với tàu ngầm, tàu nổi và tàu hậu cần để tạo ra một không gian tác chiến chung và thống nhất.

Đối với nhiều quan chức quân sự và các nhà khoa học, khả năng tự hành và sự tham gia hợp tác mà họ muốn thấy trong robot quân sự là không thể thực hiện được nếu không tích hợp các yếu tố trí tuệ nhân tạo (AI) như thị giác máy tính, nhận dạng hình ảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vào chỉ huy và điều khiển của hệ thống. Do đó, việc sử dụng và ứng dụng AI cũng có thể được bắt nguồn từ cuộc tranh luận của Nga về Khái niệm Tác chiến và Chiến thuật, Kỹ thuật và Quy trình của người máy. Gần đây, Tổng thống Vladimir Putin đã xác định việc phát triển vũ khí có các yếu tố AI là một trong năm ưu tiên lớn của Bộ Quốc phòng trong tương lai gần, nhằm đối phó với các mối đe dọa của Mỹ và NATO. Cụ thể, Thượng tướng Vladimir Zarudnitsky, Giám đốc Học viện Quân sự của Bộ Tổng Tham mưu Các Lực lượng Vũ trang, nhấn mạnh, việc phát triển và sử dụng các hệ thống quân sự tự động và không người lái, “robot hóa” tất cả các lĩnh vực xung đột vũ trang và sự phát triển của AI cho người máy sẽ có ảnh hưởng trung hạn lớn nhất đến năng lực chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nga trong việc đáp ứng những thách thức trong tương lai. Điều vẫn chưa được giải quyết trong các tuyên bố công khai và sự lưỡng lự của Bộ Quốc phòng chính là sự khác biệt giữa việc đảm bảo hiện tại về sự kiểm soát của con người đối với các hệ thống như vậy với mong muốn trong tương lai chúng sẽ hoàn toàn tự động tác chiến có thể ngay sau khi người điều hành ra quyết định đối với các mục tiêu chỉ định.

1665908341772.png

1665908369040.png

1665908394675.png

.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự phát triển của phương tiện bay robot hiện tại và trong tương lai

Hiện nay, trên thực tế, tất cả các máy bay không người lái (UAV) mà Nga đang sử dụng đều được điều khiển từ xa, với một số phương tiện họ mong muốn chúng có được khả năng tự hành cao hơn. Các quan chức quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng các UAV cỡ nhỏ là chìa khóa thành công trong hoạt động hiện tại và tương lai. Họ chỉ ra sự phát triển ngày càng cao của UAV từ vai trò trinh sát sang tác chiến điện tử, chuyển tiếp thông tin liên lạc, chuyên chở vật chất và chỉ định mục tiêu để cuối cùng tiến hành các cuộc tấn công tự động. Trong tương lai, các ưu tiên cho phát triển UAV quân sự bao gồm đưa các yếu tố của AI vào hệ thống điều khiển máy bay không người lái và tích hợp các UAV vào một vùng trời chung với các máy bay có người lái, cùng với đó là sự phát triển của các bầy UAV.

Các máy bay không người lái như Eleron-3, Orlan-10 và Forpost hiện được tích hợp vào nhiệm vụ trinh sát-tấn công và trinh sát-hỏa lực của Bộ Quốc phòng, chúng đáp ứng việc cung cấp dữ liệu về môi trường mặt đất, trên biển và trên không theo thời gian thực, đáng chú ý nhất là trong các hoạt động của Nga ở Syria. Đặc biệt, tác chiến điện tử đã trở thành một trong những lĩnh vực chủ chốt cho việc sử dụng UAV. Nổi bật nhất trong lĩnh vực này là tổ hợp Leer-3, kết hợp với UAV Orlan-10 có tầm bắn lên tới 120 km để tấn công tháp thông tin và gây nhiễu thông tin liên lạc di động. Hệ thống sử dụng máy bay không người lái này đã được nhìn thấy ở Ukraine, được sử dụng ở Syria và ngày nay được biên chế rộng rãi trong huấn luyện tác chiến điện tử trong các lực lượng vũ trang Nga.

Các hệ thống UAV chính được triển khai bởi các lực lượng vũ trang Nga

Tên gọiChức năngTầm hoạt độngNhà sản xuất
Eleron-3UAV- ISR30 kmEniks
Orlan-10UAV -ISR120 kmTrung tâm Công nghệ đặc biệt (STC)
ForpostUAV - ISR250 kmUzga
MolniyaTheo bầy đàn UAVSẽ xác định sauKronstadt
OrionUAV - ISR và chiến đấu250 kmKronstadt
S-70 OkhotnikUCAV6.000 kmSukhoi (Rostec)
AltiusUCAV10.000 kmUzga
GromUCAV - “trợ chiến toàn thời gian”Sẽ xác định sauKronstadt
KubĐạn thông minhbay 30 phút ở tốc độ 100 km / hRostec
LancetĐạn thông minhBay 40 phút ở tốc độ 100 km / hRostec

1665909291346.png

1665909323211.png

UAV Eleron-3

1665909119007.png

1665909247339.png

UAV Forpost

1665909011855.png

1665909036092.png

1665909065545.png

UAV S-70 Okhotnik

1665909210347.png

1665909147294.png

UAV Altius

1665908932004.png

1665908892090.png

UAV Kub

1665908787036.png

1665908854421.png

UAV Lancet

............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tại Syria, lần đầu tiên Nga sử dụng UAV suốt ngày đêm vào năm 2015, điều đó thuyết phục Bộ Quốc phòng rằng máy bay không người lái là một yếu tố thiết yếu của tác chiến hiện đại. Ngày nay, các UAV quân sự hiện diện trong toàn bộ cơ cấu lực lượng quân đội Nga, với các đại đội máy bay không người lái được biên chế vào các lữ đoàn tăng, bộ binh cơ giới, sư đoàn và các lữ đoàn trinh sát độc lập. Các đơn vị phương tiện không người lái cũng được biên chế trong các lữ đoàn pháo binh, công binh, tên lửa, trinh sát và đường sắt, với các phi đội UAV cũng đã được thành lập trong Lực lượng Hàng không vũ trụ. Mỗi đại đoàn binh chủng hợp thành, lữ đoàn và sư đoàn có hai trung đội máy bay không người lái thuộc một đại đội UAV, được trang bị một số máy bay không người lái có tầm bắn từ 10 km đến 120 km. Tổ chức biên chế này được nhân rộng trong Lực lượng Dù và Bộ binh Hải quân, với các đại đội UAV hiện diện trong Hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương. Bộ Quốc phòng có kế hoạch tổ chức các đơn vị máy bay không người lái hạng nặng tầm xa thành các phi đội hàng không trinh sát riêng lẻ.

1666141617569.png

1666141660126.png

1666141842512.png

UAV Nga tại Syria

Trong khi Syria trở thành bãi thử khổng lồ cho phi đội máy bay không người lái tầm ngắn của Nga, thì người Nga đã cảm nhận một cách sâu sắc việc thiếu các phương tiện bay không người lái có khả năng tấn công mục tiêu ở tầm xa, vì vậy quân đội phải giành phi hành đoàn cho các nhiệm vụ tấn công, điều nay có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng phi công.

Để đáp ứng nhu cầu quân sự ngày càng tăng, các nhà phát triển UAV của Nga đang tích cực theo đuổi nhiều dự án liên quan đến trực thăng 4 trục cánh quạt (quadcopter), máy bay nhiều cánh quạt, trực thăng lai, phương tiện bay có cánh cố định và các thiết kế khác. Nhất quán với quan điểm xuyên suốt là khí tài tự hành được xem là nhân tố cứu sống con người, các máy bay không người lái thực hiện nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) đang được phát triển để thay thế các máy bay ISR có người lái đang được sử dụng ngày nay. Ví dụ như trong khái niệm Molniya, việc hình thành bầy đàn, AI, nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá đang được tích cực theo đuổi liên quan đến việc phóng nhiều máy bay không người lái tàng hình chạy bằng động cơ phản lực từ các nền tảng có người lái và không có người lái để thực hiện các cuộc tấn công trên không và mặt đất cũng như mang lại khả năng trinh sát và tác chiến điện tử.

1666141932901.png

1666141991924.png

1666142165506.png

Không quân Nga tại Syria

Trong khi Syria trở thành bãi thử khổng lồ cho phi đội máy bay không người lái tầm ngắn của Nga, thì người Nga đã cảm nhận một cách sâu sắc việc thiếu các phương tiện bay không người lái có khả năng tấn công mục tiêu ở tầm xa, vì vậy quân đội phải giành phi hành đoàn cho các nhiệm vụ tấn công, điều nay có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng phi công. Sự cảm nhận này hiện đang khiến Bộ Quốc phòng Nga thúc đẩy công nghệ AI, nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá về các máy bay không người lái chiến đấu tầm xa hơn. Một trong những bước phát triển đáng kể đó là chiếc UAV Orion tầm trung, độ bền lâu, với tầm bay 250 km, cuối cùng đã được quân đội Nga mua vào cuối năm 2020, trở thành UAV chiến đấu chính thức đầu tiên được đưa vào sử dụng. Một dự án UAV chiến đấu khác là Altius, có tầm bay lên tới 10.000 km và cất cánh vào năm 2019, với hợp đồng sản xuất và cung cấp cuối cùng được nhà nước ký vào năm 2021.

1666142257616.png

1666142290782.png

1666142307068.png

S-70 Okhotnik

Không có máy bay không người lái nào khác nhận được nhiều sự chú ý trên toàn cầu như chiếc S-70 Okhotnik hạng nặng. Lần đầu tiên bay vào năm 2019, nó được thiết kế như một máy bay đánh chặn và một nền tảng tấn công mặt đất để vượt qua các hệ thống phòng không, trạm radar và có thể cả chiến đấu cơ của đối phương. Tính năng chính của nó là tích hợp với các máy bay chiến đấu có người lái thế hệ thứ 5 Su-57 trong đội hình “trợ chiến toàn thời gian”. Bộ Quốc phòng Nga dự kiến phi công Su-57 sẽ điều khiển nhiều máy bay không người lái S-70, trong đó Okhtonik có khả năng được trang bị tên lửa siêu vượt âm để có tầm hoạt động mạnh hơn. Theo những toan tính hiện tại của Bộ Quốc phòng và cộng đồng chuyên gia, việc hợp tác như vậy có khả năng thay thế toàn bộ phi đội máy bay điều khiển cho các nhiệm vụ trinh sát và chiến đấu trong tương lai gần. Bộ này cũng có kế hoạch để chiếc Altius và Okhtonik được tích hợp AI để mang lại khả năng tự hành. Ngoài ra, Cục Kronstadt - nhà sản xuất máy bay không người lái Orion - đã công bố một số dự án máy bay chiến đấu không người lái (UCAV), bao gồm cả khái niệm “trợ chiến toàn thời gian” “wingman” của Grom [Thunder], có khả năng phóng hàng loạt máy bay không người lái của riêng mình và Sirius, một UCAV tầm xa đã được lên kế hoạch mua lại bắt đầu từ năm 2023. Tư duy và ước vọng của Bộ Quốc phòng trong tương lai về các năng lực chiến đấu có người lái và không người lái có thể được chốt lại bằng ý niệm về chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ Su-75 'Checkmate' được công bố gần đây. Nhà phát triển của nó, tập đoàn nhà nước Rostec, mô phỏng chiếc máy bay này ở cả phiên bản có người lái và không người lái được tích hợp AI để nhận thức tình huống và chỉ huy và điều khiển, đồng thời có khả năng bay cùng các UAV trong một nhóm phối hợp.

1666142372557.png

1666142395980.png

1666142414366.png

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Su-75 'Checkmate'

Tựu chung lại, cuộc chiến Nagorny Karabakh năm 2020 là một minh chứng nổi bật về tiềm năng của một quân đội thông thường hoạt động phối hợp với các UCAV và đạn thông minh (hay còn gọi là 'kamikaze'). Giống như cuộc xung đột ở Syria, nó cho thấy sự thiếu vắng các loại UAV trong biên chế. Sau khi kết thúc cuộc chiến, Bộ Quốc phòng Nga đã yêu cầu ngành công nghiệp quốc phòng đẩy nhanh quá trình phát triển và thử nghiệm các máy bay không người lái này. Rostec đã đáp lại bằng việc chính thức thông báo vào tháng 2 năm 2021 rằng hai máy bay không người lái 'kamikaze' của họ - Kub và Lancet - đã được thử nghiệm ở Syria, và quân đội Nga được ưu tiên mua. Rostec cũng đang có kế hoạch kết hợp các máy bay không người lái này vào khái niệm “mìn trên không” mới cho cả mục tiêu trên mặt đất và trên không. Để làm được điều này, các loại đạn thông minh như Lancet bay thành một “mạng lưới” trên không, tạo thành một “bãi mìn”. Khi phát hiện kẻ xâm nhập, những loại đạn thông minh này sẽ bay tới mục tiêu, như vậy sẽ tăng chỉ số cơ hội thành công lên tuyệt đối.

...................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Không phải tất cả công nghệ đều có thể thay thế được, và đa phần trong số này là các nền tảng quân sự.

Một số báo cáo cho rằng việc sản xuất tại Uralvagonzavod - nhà sản xuất xe tăng lớn nhất của Nga - đã bị đình trệ vì nhu cầu về phụ tùng thay thế. Trước đây, Nga đã chứng tỏ thành công một phần trong việc thay thế một số năng lực không thể thay thế - mặc dù với chi phí lớn và hiệu quả thấp hơn. Ví dụ, sau khi sáp nhập một số vùng của Ukraine năm 2014, Nga đã mất quyền tiếp cận với các động cơ tuabin khí của Ukraine, nhưng vẫn có thể sản xuất một biến thể sản xuất trong nước, M-90FR. Mặc dù Nga cho đến nay đã không thể tái tạo thành công một phần trong các lĩnh vực khác, nhưng có thể là một sai lầm khi nhầm lẫn hiệu quả của các nỗ lực thời bình với hiệu quả của các nỗ lực thời chiến. Trong một cuộc xung đột, các ưu tiên quân sự không nhận được sự quan tâm thích đáng và những lo ngại vốn có thể thúc đẩy việc tiếp tục mua các bộ phận của phương Tây trong thời bình (chẳng hạn như chất lượng hoặc giá thành), có thể ít phù hợp hơn nếu Nga muốn thay thế các sản phẩm không có sẵn bằng mọi cách.

1666177350462.png

1666177407711.png

1666177423706.png

1666177438081.png

1666177522153.png

Uralvagonzavod - nhà máy sản xuất xe tăng lớn nhất của Nga

Như vậy, câu hỏi đặt ra là nền kinh tế Nga sẽ thay thế nhập khẩu tốt như thế nào nếu nó được đặt trong tình thế chiến tranh. Một sự ủy nhiệm cho khả năng thay thế nhập khẩu của Nga là năng lực công nghiệp, có thể được đo lường theo nhiều cách. Sản xuất thép có xu hướng là thước đo được sử dụng bởi các thước đo như Chỉ số Tổng hợp về Năng lực Quốc gia. Điều này không phải vì thép được coi là biểu tượng của sức mạnh công nghiệp, mà là vì việc sử dụng nó thường đồng nghĩa với sở hữu ngành công nghiệp nặng của một quốc gia. Theo thước đo này, năng lực công nghiệp tiềm ẩn của Nga có thể so sánh với của Mỹ - mặc dù điều này có thể đánh giá quá cao về cơ bản năng lực của Nga, do việc sử dụng thép trong các lĩnh vực như xây dựng. Một biện pháp tốt hơn có thể là sử dụng năng lực sản xuất để nắm bắt mức độ hiện đại của ngành công nghiệp của một quốc gia. Nga hoạt động với khoảng 60% tiềm năng công nghiệp trên lý thuyết, với sự thiếu hụt lớn nhất được thấy trong các lĩnh vực như máy móc hạng nặng - nơi công suất cũ chiếm 30% và độ tuổi trung bình của một cơ sở là 15 tuổi. Tỷ lệ công suất được coi là không cạnh tranh trong lĩnh vực này là khoảng 22%.

1666177641480.png

1666177675027.png

1666177685601.png

1666177712885.png

1666177725590.png

Nhà máy sản xuất máy bay dòng Su của Nga

Mức độ phức tạp tương đối của ngành công nghiệp quốc gia của một quốc gia là một thước đo gián tiếp tốt cho nền công nghiệp quốc phòng của quốc gia đó, ngay cả trong các nền kinh tế quân sự hóa nơi quốc phòng được ưu tiên đặc biệt. Hơn nữa, trong lĩnh vực quan trọng của sản xuất máy công cụ, Nga đã chứng kiến sự sụt giảm nhanh chóng về năng lực kể từ khi Liên Xô tan rã và hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, vốn chiếm tới 90% máy công cụ của nước này trong các lĩnh vực như tạo hình kim loại. Sự phát triển của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp máy công cụ lớn nhất của Nga có thể mang lại mức độ an toàn cho người Nga, nhưng các nhà cung cấp phương Tây vẫn chiếm một tỷ lệ lớn nhập khẩu máy công cụ. Tuy nhiên, điểm quan trọng hơn là việc không có khả năng sản xuất máy công cụ trong nước cho chúng ta biết về tình trạng của ngành công nghiệp Nga và tiềm năng thay thế nhập khẩu của nó. Như vậy, Nga có thể sẽ phải vật lộn với nhiều lĩnh vực thay thế nhập khẩu ngay cả khi nước này chấp nhận các sản phẩm chất lượng thấp hơn và chi phí cao hơn. Có những thứ đơn giản là không thể làm được.

1666177857897.png

Nhà máy đóng tàu ngầm của Nga
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
THỤY ĐIỂN KHỞI CÔNG ĐÓNG TÀU NGẦM HMS BLEKINGE

Ngày 30/6 vừa qua, lễ khởi công đóng tàu ngầm HMS Blekinge - chiếc đầu tiên trong hai tàu ngầm cùng lớp Blekinge đã diễn ra tại Xưởng đóng tàu của SAAB ở Karlskrona (Thụy Điển). Sự kiện này đưa Thụy Điển trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng đóng các tàu ngầm hiện đại.

1666231331655.png

1666231294045.png


Với kích thước lớn hơn tàu ngầm lớp Gotland đang có trong biên chế, tàu ngầm HMS Blekinge dài khoảng 66m, lượng giãn nước gần 2.000 tấn, có thể di chuyển vào gần bờ để "thả" lực lượng biệt kích cũng như triển khai các phương tiện không người lái (robot) dưới nước (có nhiệm vụ trinh sát, thu thập dữ liệu mục tiêu để cung cấp cho tàu ngầm HMS Blekinge).
Việc HMS Blekinge mang và sử dụng các phương tiện robot sẽ giúp cho tàu ngầm tăng khả năng sống sót trước các phương tiện chống ngầm của đối phương. Theo đó, các phương tiện không người lái có thể sử dụng sonar hoạt động trong phạm vi rộng trong khi HMS Blekinge vẫn ở vị trí "ẩn nấp"; trong trường hợp kẻ thù phát hiện ra phương tiện không người lái thì việc phá hủy nó sẽ không gây nguy hiểm cho tàu ngầm HMS Blekinge.

1666231407523.png

1666231789934.png


Ngoài ra, HMS Blekinge có khả năng tàng hình cao (độ ồn rất thấp khi hoạt động) và có thể hoạt động liên tục dưới nước hơn 18 ngày. Theo thông báo của Hải quân Thụy Điển, tàu ngầm HMS Blekinge tiêu chuẩn sẽ mang theo 26 thủy thủ nhưng có thể tăng lên tới 35 thủy thủ, trong đó có cả lực lượng biệt kích cùng các trang, thiết bị quan trọng khác.
Đặc biệt, đây là lớp tàu ngầm đầu tiên của Thụy Điển ứng dụng công nghệ AIP (sử dụng động cơ đẩy không phụ thuộc vào không khí), giúp tàu ngầm tăng đáng kể thời gian lặn sâu dưới đại dương. Một ưu điểm khác của công nghệ AIP là chi phí của các tàu ngầm này thấp hơn nhiều so với tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng vẫn bảo đảm độ ồn thấp và hiệu quả cao khi hoạt động.

1666231837184.png

1666232199303.png

1666232217442.png


Tàu ngầm HMS Blekinge đầu tiên dự kiến chuyển giao cho Hải quân Thụy Điển vào năm 2027, chiếc thứ 2 HMS Skane vào năm 2028.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MỘT SỐ ĐIỂM NHẤN TRONG DIỄN TẬP RIMPAC 2022

Từ ngày 29/6 đến ngày 4/8/2022, tại quần đảo Hawaii và khu vực phía Nam California đã diễn ra cuộc diễn tập mang tên "Vành đai Thái Bình Dương" (RIMPAC) lần thứ 28, với sự tham gia của Quân đội 26 nước. Theo các chuyên gia quân sự, diễn tập RIMPAC 2022 có một số điểm mới so với các cuộc diễn tập những năm trước.
Quy mô diễn tập lớn hơn; một số thay đổi vị trí chỉ huy lực lượng tham gia diễn tập; lực lượng tham gia đông của Hàn Quốc; việc lần đầu tiên Mỹ mời Đài Loan và việc thử nghiệm thành công công nghệ vũ khí mới, là những điểm nhấn của diễn tập RIMPAC 2022.

1666264762428.png

1666264795004.png


Diễn tập RIMPAC 2022 được tổ chức trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19; quan hệ giữa Mỹ, phương Tây với Trung Quốc và Nga đang gia tăng, với những diễn biến phức tạp ở eo biển Đài Loan và cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Nội dung diễn tập năm nay rất đa dạng, bao gồm: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR); kiểm soát hàng hải; an ninh hàng hải; bắn pháo và tên lửa; tác chiến chống ngầm; phòng không; tác chiến đổ bộ, chống cướp biển, rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, lặn và cứu hộ dưới nước.
Quy mô diễn tập RIMPAC 2022 lớn hơn nhiều so với diễn tập RIMPAC 2020. Tham gia diễn tập năm nay có lực lượng quân đội của 26 nước. Ngoài Mỹ là nước chủ nhà, nước cử lực lượng, phương tiện tham gia diễn tập đông nhất là Hàn Quốc với 3 tàu chiến đấu mặt nước và 1 tàu ngầm...; Australia: 3 tàu, trong đó có 1 tàu tiếp vận; Canada, Nhật Bản, Mexico: mỗi nước 2 tàu; Chile, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Peru, Philippines và Singapore: mỗi nước 1 tàu. Ngoài việc cử các tàu hải quân, một số nước còn cử lực lượng không quân và lục quân tham gia diễn tập. Tổng cộng có 38 tàu mặt nước, 4 tàu ngầm, 30 hệ thống không người lái, khoảng 170 máy bay và hơn 25.000 binh sĩ.

1666264907342.png

1666264929787.png


Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, quy mô, nội dung và thời gian diễn tập cũng được rút ngắn. Diễn tập RIMPAC 2020 có 10 nước tham gia bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Philippines, Singapore, Mỹ, với 22 tàu chiến đấu mặt nước, 1 tàu ngầm, một số máy bay và trực thăng; khoảng 5.300 binh sĩ. Địa điểm diễn tập diễn ra ở một số khu vực ngoài khơi Hawaii; không tổ chức diễn tập trên bờ để phòng chống dịch. Thời gian diễn tập kéo dài 2 tuần, từ ngày 17 đến 31/8/2020.

Một số vị trí chỉ huy lực lượng diễn tập không do Mỹ đảm nhiệm. Trong các cuộc diễn tập RIMPAC những năm trước, toàn bộ các vị trí chỉ huy từ tổng chỉ huy diễn tập đến chỉ huy các lực lượng, chỉ huy các nhóm tác chiến đều do các sĩ quan Mỹ đảm trách. Tuy nhiên, năm nay, một số vị trí chỉ huy quan trọng đã được giao cho quân đội các nước khác. Ví dụ, Phó Đô đốc Sangmin An (Hàn Quốc) đảm nhiệm vị trí Chỉ huy trưởng Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp (CTF) 176 - Lực lượng đặc nhiệm đổ bộ RIMPAC; Đại tá Kwan Hon Chuong (Hải quân Singapore) đảm nhiệm vị trí Chỉ huy trưởng Lực lượng tác chiến trên biển (CTF 176); Đại tá Michael Osborn CSM (Hải quân Australia) đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng bảo đảm hậu cần trên biển (CTF 173). Điều đó cho thấy, trình độ năng lực của quân đội các nước tham gia diễn tập đã được nâng lên đáng kể so với trước đây.

1666265033233.png

1666265107416.png


Hàn Quốc cử lực lượng tham gia diễn tập đông nhất kể từ năm 1990. Tham gia diễn tập năm nay, Hàn Quốc cử tàu đổ bộ trực thăng ROKS Marado (LPH-6112), tàu khu trục ROKS Sejong the Great (DDG-991) và ROKS Munmu the Great (DDH-976), tàu ngầm tiến công ROKS Shin Dol-seok (SS-082), 9 xuồng đổ bộ đột kích, 1 máy bay tuần tiễu biển P-3. Riêng tàu đổ bộ trực thăng ROKS Marado (LPH-6112), lớp Dokdo có kíp thủy thủ 300 người và 15 trực thăng. Tổng quân số tham gia diễn tập khoảng 1.000 người. Đây được coi là động thái mới của Hàn Quốc thể hiện sự ủng hộ đối với Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, cũng như gửi thông điệp đến Trung Quốc và Triều Tiên về sự gắn kết của liên minh quân sự Mỹ - Hàn.

1666265387881.png

1666265621422.png

1666265561005.png

Tàu đổ bộ trực thăng ROKS Marado (LPH-6112) tại Rimpac 2022

1666265747869.png

1666265776592.png

1666265826956.png

Tàu khu trục ROKS Sejong the Great (DDG-991) tại Rimpac 2022

1666265920017.png

1666265979104.png

1666266022210.png

Tàu ROKS Munmu the Great (DDH-976) tại Rimpac 2022

1666266090685.png

1666266116218.png

1666266152465.png

Tàu ngầm tiến công ROKS Shin Dol-seok (SS-082) tại Rimpac 2022

.........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đạn pháo thông minh đang tăng thị phần

Trong khi các phương tiện hàng không đang triển khai đạn điều khiển chính xác (PGM) và đạn thông minh ở qui mô ngày càng tăng lên, thì lực lượng lục quân lại cẩn trọng hơn trong sử dụng PGM vì hệ thống các mục tiêu hoàn toàn khác.

Vai trò then chốt của pháo binh vẫn là cung cấp hỏa lực chế áp chống lại lực lượng đối phương, sử dụng đạn nổ mạnh (HE) cùng với đạn khói và đạn chiếu sáng. Để giao chiến với các mục tiêu cứng như xe chiến đấu bọc thép (AFV), đạn chùm được phát triển và triển khai. Chúng mang một số lượng lớn đạn con nhỏ với đầu đạn chống tăng nổ mạnh (HEAT) để xuyên phần nóc xe bọc thép có vỏ mỏng hơn, dễ tổn thương hơn của xe chiến đấu bọc thép. Đạn chùm có tỷ lệ không nổ cao và do đó hạn chế khả năng cơ động của lực lượng và tiềm ẩn gây sát thương cho thường dân sau này.

1666437831848.png

1666437981451.png

Máy bay ném bom B1 rải bom chùm chống xe tăng

Vì những lý do như vậy, đạn chùm bị cấm bởi Công ước cấm bom đạn chùm (CCM) và một chiến dịch đa quốc gia chống bom đạn chùm (CMC) đã tổ chức. Do đó, đạn chùm bị loại khỏi trang bị của hầu hết các quốc gia, mặc dù chúng vẫn được trriển khai ở các quốc gia như Nga và Trung Quốc.

Đối với tất cả đạn pháo, yêu cầu then chốt là bắt mục tiêu, đặc biệt là ở tầm xa. Đạn PGM giá thành đắt nên thường được sử dụng để chống lại các mục tiêu giá trị cao.

Để đối phó với xe chiến đấu bọc thép, đạn 155 mm tấn công từ nóc xe hiện đại đã được phát triển và triển khai sử dụng. Dẫn đầu thị trường là ở châu Âu bao gồm đạn GIWS SMArt 155 và đạn Bofors/Nexter BONUS.

1666438098493.png

1666438263276.png

1666438185701.png

Đạn GIWS SMArt 155

SMArt là sản phẩm phát triển phối hợp giữa các công ty Diehl Defence và Rheinmetall Weapons & Munitions của Đức, đang xuất khẩu cho Ôxtrâylia, Hy Lạp và Thụy Sĩ. Đã có 12.000 quả đạn SMArt được sản xuất. Đạn pháo SMArt mang 2 đạn con tấn công từ nóc xe, mỗi đạn con có một đầu đạn tạo thanh xuyên khi nổ bằng kim loại nặng (EFP).

Sản xuất đạn pháo SMArt đã ngừng một thời gian, nhưng dây chuyền có thể tái khởi động cho phép Lục quân Đức đổi đạn trong kho cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cho khách hàng. Đạn pháo SMArt về cơ bản giống với đạn pháo SMArt nguyên mẫu, nhưng các bộ phận lạc hậu sẽ được thay thế. Tầm bắn tối đa của đạn pháo SMArt khi bắn từ pháo lựu tự hành 155 mm PzH 2000, 52 lần cỡ, trong trang bị của Lục quân Đức là 17,5 km.

Đạn pháo Bonus của hãngBAE Systems Bofors/Nexter ban đầu được phát triển để đáp ứng nhu cầu của Pháp và Thụy Điển, với dây chuyền sản xuất được lắp đặt ở cả 2 quốc gia này và xuất khẩu cho Phần Lan, Na Uy và Ảrập Xêút. Phiên bản đạn pháo mới nhất là Bonus MkII và mang 2 đạn con, hạ cánh bằng dù với tốc độ 45 m/s và có khu vực sục sạo 32.000 m2 mỗi quả. Tầm bắn tối đa khi bắn từ pháo 155 mm 52 lần cỡ là 35 km và khi bắn từ pháo 155 mm 39 lần cỡ là 27 km.

1666438361952.png

1666438492862.png

1666438383677.png

Đạn pháo Bonus MkII
................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cuối năm 2018, Lục quân Mỹ đã ký hợp đồng mua đạn pháo Bonus MkII, thông qua Cục mua sắm và bảo đảm của NATO. Đạn pháo Bonus MkII xuất khẩu cho Lục quân Mỹ được sản xuất trên dây chuyền tại Thụy Điển. Hiện Lục quân Mỹ đang tiếp nhận đạn pháo Bonus MkII. Hợp đồng thứ 2 mua đạn pháo Bonus MkII được ký đầu năm 2020.

Lục quân Mỹ cũng đã triển khai đạn pháo có điều khiển 155 mm M712 Copperhead (CLGP) và đạn pháo dẫn bằng lade, lắp đầu đạn HE, sử dụng trong thực chiến tại Trung Đông, nhưng hiện các đạn pháo này đã hết hạn sử dụng.

1666494509382.png

1666494524169.png

1666494564732.png

Đạn pháo có điều khiển 155 mm M712 Copperhead (CLGP)

Lục quân Mỹ hiện đang sử dụng tác chiến đạn pháo điều khiển chính xác Raytheon Excalibur 155mm M982 bắn từ pháo lựu xe kéo hạng nhẹ 155mm39 lần cỡ M777A2 và pháo lựu tự hành 155mm39 lần cỡ M109A6/A7. Chi tiết về phương tiện, mục tiêu và dữ liệu GPS được đưa vào máy tính lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho đạn pháo, thông qua bộ cài đặt ngòi nổ tăng cường (EIFZ).

1666494608319.png

1666494677256.png

1666494631698.png

Đạn pháo điều khiển chính xác Raytheon Excalibur 155mm M982

Đạn pháo Excalibur sử dụng hệ thống đạo hàng GPS chống nhiễu để cập nhật dữ liệu cho hệ thống đạo hàng quán tính (INS), cung cấp khả năng dẫn đường chính xác trong khi bay cho đạn pháo. Theo Lục quân Mỹ hệ thống dẫn đường GPS/INS đã tăng độ chính xác tấn công mục tiêu nhỏ hơn 2 m ở bất kể tầm bắn nào. Có 3 lựa chọn ngòi nổ phụ thuộc vào loại mục tiêu giao chiến, gồm điểm nổ (PD), điểm nổ hẹn giờ và nổ trên không.

Phiên bản đạn pháo M982 Excalibur đang sản xuất có một số cải tiến phần cứng và phần mềm để tăng cường khả năng chống nhiễu GPS cũng như cho phép người sử dụng xác định quĩ đạo giao chiến với mục tiêu. Một phát triển khác là đạn pháo Excalibur định hình quĩ đạo (EST) đã trình diễn thành công năm 2018 và đủ khả năng tiêu diệt mục tiêu rất khó tiếp cận được vị trí, thông qua lựa chọn góc tấn công giai đoạn cuối của đạn pháo.

1666494737780.png

1666494785386.png

1666494879070.png


Tầm bắn tối đa của đạn pháo M982 Excalibur phụ thuộc vào loại pháo và liều phóng, nhưng đối với hệ thống pháo 155mm39 lần cỡ là 39,3km với hệ thống liều phóng môđun (MACS), trong khi tầm bắn tối thiểu là 8,7km.

Tới đầu năm 2020, sản xuất đạn pháo Excalibur đã vượt trên 14.000 quả, trong đó 1.400 quả đã được sử dụng trong chiến đấu. Đạn pháo Excalibur được sử dụng trong Lục quân và Hải quân đánh bộ Mỹ, xuất khẩu cho Ôxtrâylia, Canađa, Ấn Độ, Giócđani, Hà Lan và Thụy Điển.

Các loại pháo khác bắn được đạn pháo 155mm Excalibur gồm pháo BAE Systems Archer (Thụy Điển) và AS90 (Anh), NexterCAESAR (Pháp), Denel G6 (Nam Phi), HanwhaK9 Thunder (Hàn Quốc), Rock Island M198 (Mỹ) and KMW PzH 2000 (Đức).

Giữa năm 2018, hãng Nexter công bố đang phát triển họ đạn pháo điều khiển chính xác 155 mm Katana, sử dụng quĩ nghiên cứu và phát triển của hãng. Đạn pháo Katana sử dụng một bộ điều khiển 4 cánh phía sau, được mở ra sau khi phóng. Hệ thống dẫn đường gồm khối đo quán tính và hệ thống định vị toàn cầu (IMS/GPS) có tầm bắn tối đa 60 km với vòng tròn sai số trúng đích (CEP) là 10 m.

1666495162864.png

1666495283784.png

1666495300637.png

1666495315712.png

1666495181093.png

Đạn pháo điều khiển chính xác 155 mm Katana

Trong những thử nghiệm tiến hành tại Thụy Điển vào cuối năm 2020, hệ thống pháo lựu tự hành 155 mm 52 lần cỡ CAESAR bắn đạn pháo 155 mm Katana, trong đó hệ thống điều khiển cánh vịt (CAS) đã được thử nghiệm thành công. Giai đoạn tiếp theo sẽ hoàn thành bắn có điều khiển theo tọa độ vào năm 2021.

Công ty Leonardo của Italia đang phát triển đạn pháo 155 mm Vulcano tăng tầm (BER) và đạn pháo không có điều khiển sử dụng trong Lục quân Italia. Leonardo đang phối hợp với công ty Diehl Defence của Đức phát triển phiên bản đạn pháo Vulcano dẫn bằng lade bán chủ động, tầm bắn tới 80km, khi bắn từ pháo 155mm 52 lần cỡ. Đạn pháo Vulcano sử dụng đầu đạn nhạy nổ HE với mảnh văng bằng vonfram.

1666495400898.png

1666495422447.png

1666495580216.png

Đạn pháo 155 mm Vulcano tăng tầm (BER)

.........
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top